Chi tiết bài viết
THUYẾT BIẾN ĐỔI TẦNG NƯỚC NGẦM LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÁI ĐẤT
THUYẾT BIẾN ĐỔI TẦNG NƯỚC NGẦM
LÀ NGUYÊN NHÂN CHÍNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÁI ĐẤT
Nguyên nhân Biến đổi khí hậu trong nửa cuối thế kỷ XX đến nay được Khoa học Thế giới nhận định từ nguyên nhân cơ bản là sự thải khí CO2 của công nghiệp. Phân tích sâu sắc, đây chỉ là nguyên nhân bề nổi cuối cùng đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu toàn thế giới.
Lịch sử địa chất cho thấy khí hậu trái đất đã trải quá nhiều biến đổi khí hậu lớn trong hơn 4 tỷ năm tồn tại. Trong khoảng 03 triệu năm trở lại đây, quá trình sa mạc hóa những vùng đất rộng lớn trên lục địa như vùng Trung Tây Hoa Kỳ, vùng Gobi Tây Tạng Trung quốc, các vùng sa mạc Sahara Bắc Phi, Trung Đông, vùng Bắc Oxtraylia,… sẽ được giải thích từ nguyên nhân nào?
Nước bốc hơi tạo thành mây từ mặt biển, sông, hồ và cây. Do tầng nước mặt của biển, sông, hồ,… có đối lưu nên lượng nước bốc hơi thường kỳ không lớn bằng lượng nước ngầm bốc hơi qua cây xanh và các mạch nhỏ trên mặt đất trên các Lục địa Trái đất, Lượng nước ngầm bốc hơi qua mặt đất, qua lá cây có thể lớn gấp 3 lần nước bốc hơi trên biển, sông, hồ,… và những lớp nước mặt khác vì mặt đất giữ nhiệt cao hơn nước có cùng bức xạ mặt trời.
Từ quá trình quan sát,nghiên cứu và đối chiếu lâu dài về lịch sử khí hậu, thổ nhưỡng Việt Nam và các vùng khô hạn trên Thế giới đã kiến nghị một Luận Thuyết Mới về nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu, sự sa mạc hóa các vùng xưa vốn là Rừng nguyên thủy từ sự thay đổi mạng lưới nước ngầm trên các Đại lục thế giới cũng như ở trên lãnh thổ Việt Nam. Mực nước ngầm cao sát mặt đất là nguồn sống của thực vật mặt đất, hệ thống nước ngầm càng lớn, cây phát triển mạnh. Sau cháy rừng, khô hạn, mưa chỉ là một tác động ban đầu để mặt đất giảm nhiệt, thảm thực vật mặt đất tái sinh nguyên nhân cơ bản là mức nước ngầm cao sát mặt đất. Ở các vùng hoang mạc, sa mạc cũng có mưa nhưng thảm thực vật cằn cỗi, hoặc không có thực vật vì mức nước ngầm quá thấp, sâu hàng trăm mét dưới mặt đất.
Theo lịch sử Khảo cổ học, Cổ sinh học và Nhân chủng học, Vật lý Thiên văn, thì Loài Người xuất hiện cách đây 300 triệu năm. Trong suốt quá trình hình thành và tiến hóa, Loài Người chủ yếu sống dựa vào tự nhiên, năng lực tàn phá tự nhiên là rừng của con người trong suốt quá trình hơn 299,999,870 năm là không đáng kể.Năng lực phá tự nhiên và rừng của con người chỉ mới xuất hiện sau cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 2 năm 1870 khi có năng lượng điện tạo ra sản xuất quy mô lớn. Như vậy trong gần 300 triệu năm đó, nguyên nhân nào làm thay đổi các vùng rừng Đại Ngàn thành Sa mạc và Hoang mạc?
Các tài liệu khảo sát khoa học trên không gian và trên mặt đất cho thấy bên dưới các Đại lục và dưới đáy các Đại dương có các tầng nước ngầm trữ lượng lớn hơn tất cả lượng nước bề mặt các đại dương, sông hồ. Sự trôi dạt lục địa hàng chục triệu năm đã dồn, ép, phá vỡ các tầng nước ngầm. Quan sát bản đồ tự nhiên trái đất nhận thấy sự va đập, trôi dạt lục địa tạo ra trên bề mặt trái đất những nếp gấp các rặng núi lớn, bên dưới mặt đất là các tầng nước ngầm bị phá vỡ. Lượng nước ngầm khổng lồ một phần tràn vào Đại dương, một phần bị nén ép chẩy sâu hàng chục Km xuống bên dưới tầng đất lục địa tạo thành những túi nước khổng lồ. Bên dưới chân các rặng núi nếp gấp va đập lục địa, do tầng nước ngầm bị phá vỡ, độ cao của tầng nước ngầm sâu bên dưới mặt đất đã không cấp được nước cho việc sinh trưởng của thực vật dần biến các vùng đất rộng lớn dưới chân nếp gấp trôi dạt lục địa trở thành những vùng sa mạc, hoang mạc rộng lớn nhất trên trái đất.
Khi tầng nước ngầm bị hạ thấp hoặc cạn kiệt đã dẫn đến hàng loạt cây rừng trên bề mặt đất chết. Mưa lũ do không còn cây nên nước không thấm sâu xuống bổ sung cho nước các tầng ngầm, mực nước ngầm càng hạ thấp dẫn đến sụp đổ các tầng đại chất bên trên. Sự khô hạn, sa mạc hóa diễn ra kéo theo các trận bão sa mạc đưa cát, bụi, đất các vùng khác vùi lấp vào các vực này. Đây là một chu kỳ tuần hoàn kéo dài hàng triệu năm.
Về bản chất mạng lưới các tầng ngầm dưới bề mặt trái đất là cốt tử sự sống trên trái đất. Mức nước ngầm cao thì mặt đất không bị khô hạn. Sự bốc hơi nước qua tầng đất làm mưa gió thuận hòa, bốn mùa thuận, khí hậu không bị thay đổi. Sự hạ thấp mực nước ngầm làm mặt đất khô hạn, rối loạn chu kỳ bốn mùa. Cạn kiệt các tầng nước ngầm là nguyên nhân chính làm lún sụt, đứt, gẫy các tầng địa chất và mặt nước trên mặt đất. Những hố sâu sụt lún, đứt gẫy xuất hiện trên bề mặt các đại lục là do tầng nước ngầm bên dưới cạn kiệt tạo thành các túi khí rỗng hút vỏ đất mặt sập sâu xuống bên dưới. Phá vỡ, làm cạn kiệt các tầng chứa nước ngầm là một trong những nguyên nhân chính khiến bề mặt trái đất nóng lên do không đối lưu giữa các tầng nước ngầm sát mặt đất và các tầng nước ngầm sâu bên dưới mặt đất.
Nạn tàn phá quy mô cơ khí rừng tự nhiên của con người trong gần 100 năm qua đã tác động đáng kể đến sự suy giảm, phá vỡ các tầng nước ngầm. Diện tích rừng bị giảm là một trong các nguyên nhân chính làm gần hết lượng mưa không thấm sâu xuống tầng ngầm chứa nước, làm trôi một lượng nước mưa lớn ra biển, làm mực nước biển dâng cao.
Phần lớn các túi tầng ngầm nước ngọt liên thông với nhau bằng các đường mạch và liên thông với các sông, suối, ao, hồ nước ngọt trên mặt đất. nguyên nhân suy giảm rất phức tạp cần có khảo sát nghiên cứu lớn để phục hồi các tầng nước ngầm, vì các tầng nước ngầm quyết định sự sống trên bề mặt đất. Trong nhiều nguyên nhân làm suy giảm nước ngầm có thể thấy rõ từ tệ nạn phá rừng tràn lan hơn 60 năm qua, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, tình trạng bê tông hóa đô thị, bê tông hóa kênh mương,… dẫn đến nước bề mặt, nước mưa không phân bố đều thấm bổ sung cho tầng nước ngầm. Tình trạng xâm nhập mặn đồng bằng Nam Bộ Việt Nam là do sự cạn kiệt các tầng nước ngọt ngầm sâu bên dưới.
Ở các Đô thị lớn, sự lát kín vỉa hè và việc người dân trát kín bê tông các gốc cây lâu dài đã làm nước mưa thải hết ra sông hồ không thấm bổ sung cho tầng nước ngầm dẫn đến hiện tượng nhiều hàng, tuyến cây xanh cổ thụ chết khô. Việc phát triển đô thị có nhiều nhà cao tầng với móng cọc Bê tông cốt thép sâu nhiều chục mét, hạng trăm mét khi xây dựng Nhà cao tầng, các sân bay, công trình ngầm trên Thế giới là một phần phá vỡ các tầng chứa nước ngầm trên lục địa và dưới mặt biển. Bên ngoài các thành phố lớn trên thế giới cho thấy khả năng phát triển các thảm thực vật, đặc biệt cây thân gỗ là rất hạn chế nếu không có thủy lợi hỗ trợ. Chính tác động ép tải trọng đô thị xuống các tầng đất sâu bên dưới có hiệu suất như các dẫy núi lớn hình thành từ nếp gấp va đập lục địa. Ngay trên bề mặt các dẫy núi hình thành từ va đập trôi dạt lục địa cũng rất trơ trụi rừng cây thân gỗ vì sự cạn kiệt tầng nước ngầm trong chính dẫy núi. Tình trạng này rất khác với các dẫy núi hình thành do kiến tạo địa chất như động đất, núi lửa,… có trong lòng các tầng nước ngầm nên các rừng cây thân gỗ rất phát triển.
Tại Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng nhà cao tầng trên nền đất yếu của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu quan trắc địa chất cho thấy sự lún, sụt của toàn bộ vùng đất nền 2 thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang diễn ra ngày một nhanh chóng. Việc xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn của Nhà máy Thủy điện, Thủy Lợi cũng làm tăng sức nén địa chất ép nước ngọt tầng ngầm ra các vùng phụ cận là một tác nhân thay đổi cấu trúc hệ thống tầng ngầm chứa nước trên Thế giới cũng như Việt Nam đang làm biến đổi, suy giảm nhanh chóng mạng lưới nước ngầm, các trận động đất ngày một liên tục và phân bố rộng hơn.
Những năm gần đây, ven bờ các sông ở Việt Nam bị sạt lở lớn có nguyên nhân sự hạ thấp,cạn kiệt một số tầng nước ngầm tạo ra khoảng hổng lớn hút sâu nước sông xuống bên dưới. Hiện tượng dòng sông bên lở, bên bồi là một quy luật tự nhiên hàng triệu năm. Tuy nhiên chưa từng xuất hiện các xoáy nước sâu hàng 50m, 60m,… dài nhiều trăm mét như những năm gần đây. Cần nhận ra rằng các xoáy nước lớn, khổng lồ và sâu không thể do lưu lượng nước bình thường của một dòng sông chẩy tạo ra mà do bên dưới bị sập nổ một túi ngầm nước ngọt lớn đã hút nước sông xuống tạo thành.
Suy giảm và cạn kiệt tầng ngầm nước ngọt là một Đại họa âm thầm khi bùng phát dẫn đến thay đổi cơ cấu Kinh tế, rộng hơn là di dân dẫn đến khủng hoảng Chính trị - Không có khả năng khắc phục hậu quả như đối với khí thải CO2. Vì vậy bảo vệ nguồn nước ngọt bề mặt và các tầng ngầm chứa nước ngọt phải sớm có nhiều giải pháp thực hiện bảo vệ khi chưa quá muộn. Biện pháp cơ bản là bảo vệ rừng, tăng thêm độ che phủ tối đa cây xanh trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Thế giới cần có biện pháp khẩn cấp xử phạt nghiêm nạn phá rừng tự nhiên, tăng cường trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc để đảm bảo giữ nước cho các tầng ngầm. Tăng diện tích rừng trên trái đất còn là một biện pháp giảm đáng kể ô nhiễm CO2 và hiệu ứng nhà kính. Giảm đến mức thấp nhất việc bê tông hóa mặt đất đô thị. Thực hiện quy hoạch đô thị theo nút, chuỗi. Hạn chế xây dựng đô thị tập trung giảm tải ép xuống các tầng nước ngầm bên dưới.
Bảo vệ tầng nước ngầm có tính chất quyết định để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu là chương trình chiến lược lâu dài không riêng của một quốc gia.
Hà nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017.
Vũ Ngọc Phương Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam Văn phòng: 705 Tòa nhà 20 đường Láng Hạ, Quận Đông Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam. E – mail: vuphuong152@gmail.com / nhanlucnhantai@gmail.com |