Chi tiết bài viết

Tăng cường sự tin tưởng và tin dùng nhân tài từ các tổ chức

 đề: Tăng cường sự tin tưởng và tin dùng nhân tài của Tổ quốc.

Bản tham luận xin đề cập tới cụm từ "nhân tài", vậy chúng ta hiểu thế nào là “nhân tài” Theo ý kiến của tôi, nhân tài là những người có khả năng nhất định trong một số lĩnh vực, có tâm huyết với đất nước, khi được bồi dưỡng, sử dụng hợp lý hoặc trong những hoàn cảnh nhất định sẽ có những đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy nhân tài chính là "nguyên khí của Quốc gia". Trong lịch sử Việt Nam có rất nhiều nhân tài có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Ðạo, Hồ Chí Minh.

Khi đất nước khó khăn, đặc biệt những nguy cơ bị tụt hậu về mọi mặt sau nhiều nước trong khu vực như của Việt Nam hiện nay, thì việc cần người có tài đem tài năng và tâm huyết của mình ra phục vụ đất nước lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Ðể thực hiện được nhiệm vụ mang tính đột phá này, theo tôi, việc tin tưởng và tin dùng nhân tài cần phải được tăng cường hơn nữa.

Trước hết, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thế giới với xu hướng toàn cầu hoá, xu hướng của nền kinh tế tri thức tương lai, với việc Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, thì những yêu cầu đòi hỏi đối với những cán bộ lãnh đạo Nhà nước càng phải cao hơn. Người lãnh đạo càng cần phải có một tầm hiểu biết rộng, am hiểu luật pháp và luật chơi trên trường quốc tế, nắm bắt được những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại để đề ra những quyết sách và chiến lược phát triển đúng đắn mang tính lâu dài cho đất nước, hay hạn hẹp hơn là cho một ngành, một lĩnh vực nhất định. Hội nhập không chỉ là cơ hội mà trước hết đó là những thách thức to lớn đối với chúng ta; và chỉ khi chúng ta có quyết sách, đường lối đúng đắn thì mới có thể vượt qua những khó khăn để tận dụng được những cơ hội quốc tế. Nếu không, Việt Nam sẽ không những bị tụt hậu so với các nước trong khu vực mà càng hội nhập thì lại càng bị phụ thuộc vào các nước giàu khác. Những vụ kiện về cá tra, cá basa, tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ là những ví dụ rất nhỏ cho thấy những khó khăn bước đầu trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Thế hệ trẻ Việt Nam với sự thông minh, ham học hỏi, cùng với điều kiện thuận lợi được tiếp cận với tri thức và khoa học tiên tiến trên thế giới chắc chắn sẽ có nhiều người đáp ứng được những yêu cầu đó. Trong đó, những sinh viên xuất sắc, những người được đào tạo ở nước ngoài và những Việt kiều trẻ tâm huyết với đất nước là nguồn rất lớn cung cấp các nhân tài cho Tổ quốc mà rất tiếc là đến nay vẫn chưa được tin dùng một cách triệt để. Mặt khác, nhân tài trẻ thuộc lớp người trẻ năng động, dám nghĩ dám làm (một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đổi mới), nếu được cất nhắc vào vị trí quan trọng khi còn trẻ tuổi thì ngoài tài năng của mình, họ còn có đủ thời gian để hoàn thành những hoài bão của mình một cách trọn vẹn.

Thời xưa, ngay khi còn thanh niên, Lý Công Uẩn đã được nhà vua tin tưởng đưa vào cung làm thầy dạy học cho con vua và được giao những trọng trách lớn trong triều. Sau này, khi đất nước loạn lạc ông đã được suy tôn lên ngôi vua khi mới 36 tuổi và thực sự là vị vua anh minh, có tài, và có công lao to lớn trong lịch sử Việt Nam. Trần Hưng Ðạo khi mới 30 tuổi đã được nhà vua tin tưởng giao cho trọng trách chỉ huy các tướng ra mặt trận đánh giặc và ông đã lập nên các kỳ tích to lớn như ba lần đại phá quân Nguyên Mông khiến đế quốc phương bắc phải kinh hồn bạt vía. Thời Việt Nam kháng chiến, có rất nhiều nhân tài trẻ đã được Ðảng và Bác Hồ tin dùng và họ đã có những đóng góp to lớn cho sự gnhiệp giải phóng đất nước như Võ Nguyên Giáp, Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ,. ở Trung Quốc, Ðặng Tiểu Bình tham gia Ðảng Cộng sản của thanh niên Trung Quốc từ năm 18 tuổi, đến năm 27 tuổi đã cùng Mao Trạch Ðông lập căn cứ Hồng Quân tại Giang Tây và sau này trở thành Phó thủ tướng và có nhiều công lao to lớn trong việc giải phóng đất nước, ổn định chính trị và thực hiện đổi mới tại Trung Quốc. Tony Blair lần đầu tiên tham gia tranh cử Quốc hội của Anh khi mới 30 tuổi và sau đó trở thành một trong những Thủ tướng TRẺ TUỔI NHẤT CỦA NƯỚC ANH KHI MỚI 44 TUỔI. Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Ðức, các bộ trưởng trẻ ngoài 30 tuổi có rất nhiều trong khi đó ở Việt Nam tỷ lệ người trẻ trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của Nhà nước lại rất ít. Rõ ràng, nhân tài trẻ thời nào cũng có, việc tin dùng những nhân tài trẻ đã và đang được các nước tiến bộ thế giới áp dụng thành công. Nhưng ở Việt Nam, việc tin dùng nhân tài trẻ chỉ được áp dụng trong thời xưa và thời kháng chiến, còn trong thời bình ngày nay thì chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở những thảo luận trên báo, đài, hội nghị, thực tế thì các nhân tài trẻ vẫn chưa được tin dùng một cách triệt để.

Chúng ta biết rằng thế hệ nào cũng có những hạn chế nhất định và thế hệ trẻ cũng không ngoại lệ. Thế hệ trẻ thường rất nhiệt tình trong việc tiếp thu cái mới. Mặt tích cực của đức tính này là sự nhiệt tình thể hiện cho sức mạnh của tuổi trẻ, một yếu tố rất cần trong sự nghiệp đổi mới của Tổ quốc. Tuy nhiên, mặt hạn chế của lớp trẻ này là còn thiếu kinh nghiệm, nên đôi khi vì quá nóng vội dễ dẫn đến có những quyết định nông nổi, chưa chín chắn. Ðể khắc phục hạn chế này, các nhân tài trẻ của chúng ta cần phải được thế hệ trước bồi dưỡng và dìu dắt. Theo tôi, việc mạnh dạn bổ nhiệm dần dần các nhân tài trẻ vào các vị trí quan trọng để cùng làm việc với các thế hệ đi trước là một cách hiệu quả để đào tạo các nhân tài trẻ trong công việc một cách thực tế nhất, giúp họ có thể đảm đương được những trọng trách cao hơn một cách tốt nhất trong thời gian ngắn nhất.

Ngoài ra, một trong những lý do mà các nhân tài trẻ của chúng ta chưa được tin tưởng và tin dùng ở những chức vụ then chốt của đất nước có lẽ liên quan đến bản lĩnh chính trị của lớp trẻ. Ngày nay, có một bộ phận thế hệ trẻ rất có tài năng, rất có tâm huyết với đất nước, có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Ðảng để có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc song rất tiếc họ vẫn chưa là Ðảng viên vì nhiều lý do: có thể do họ làm việc tại các công ty nước ngoài, hay họ đang du học hoặc sinh sống tại nước ngoài, hoặc những lý do khác nên chưa có điều kiện để được Ðảng xem xét kết nạp. Vì vậy, tôi mong rằng Ðảng ta sẽ chú trọng và tích cực hơn nữa nhằm phát hiện, đặc biệt là tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị để kết nạp những nhân tài trẻ và ưu tú này vào hàng ngũ của Ðảng. Thực tế lịch sử Việt Nam đã chỉ ra rằng, hầu hết những người được Ðảng và Bác Hồ trọng dụng từ thời còn rất trẻ vẫn luôn tuyệt đối trung thành với Ðảng trong suốt cuộc đời mình với những tấm gương sáng như Lê Hồng Phong, Trần Ðại Nghĩa, Tạ Quang Bửu.Việc bồi dưỡng và kết nạp những đảng viên trẻ này chính là làm tăng thêm sức mạnh của Ðảng nhằm sử dụng tốt hơn nguồn nhân tài trẻ phục vụ cho công cuộc ÐỔI MỚI ÐẤT NƯỚC. Ở TRUNG QUỐC, SỐ lượng sinh viên sau tốt nghiệp đại học là Ðảng viên chiếm một số lượng khá lớn trong khi ở các trường đại học Việt Nam số Ðảng viên trẻ này chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hiện nay, Trung Quốc đang tăng cường chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là kêu gọi Hoa kiều về nước và sẵn sàng bổ nhiệm vào các chức vụ cao trong những lĩnh vực chủ chốt, lập ?Hội liên kết người Hoa toàn cầu? để sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực và tài chính dồi dào này. Có lẽ việc kết nạp Ðảng viên trẻ của Trung Quốc, việc thu hút nhân tài Hoa kiều về nước ứng với câu nói nổi tiếng của Ðặng Tiểu Bình ?Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột? sẽ là những bài học chúng ta phải tự suy ngẫm nếu chúng ta muốn đổi mới và phát triển đất nước.

Thưa các quý vị đại biểu!

Ðể sử dụng tốt nguồn nhân tài trẻ của Tổ quốc theo tôi trước hết Ðảng và Nhà nước phải có chiến lược và đầu tư cụ thể cho việc phát triển, đào tạo, và sử dụng nhân tài. Về lâu dài, chúng ta nên có kế hoạch xây dựng một môi trường có quy mô lớn, chất lượng cao để đào tạo nhân tài. Trước mắt có thể đưa những người có khả năng đi đào tạo ở nước ngoài và thiết lập một mắt xích trao đổi chặt chẽ giữa những người đang học tập ở nước ngoài và những người trong nước (phương pháp này Nhật Bản đã làm, Trung Quốc đã làm, còn Việt Nam thì chưa làm). Tuy nhiên, trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay việc sử dụng nhân tài còn quan trọng và cấp thiết hơn cả việc đào tạo nhân tài. Do đó, cần có cơ chế cụ thể rõ ràng về việc chọn, tiến cử, sử dụng và đãi ngộ đối với nhân tài và tuân thủ theo nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh thụ kiệt xuất của dân tộc, đã để lại cho thế hệ ngày nay. Ðó là có tài có tâm huyết với sự nghiệp phát triển của đất nước thì được trọng dụng,không phân biệt tuổi tác, không phân biệt là Ðảng viên hay chưa, không phân biệt là người Việt Nam ở trong nước hay Việt kiều. Tránh quan điểm ngược lại cho rằng việc được bồi dưỡng, được sử dụng là một ơn huệ của Nhà nước theo cơ chế ?xin , cho? tồn tại từ thời bao cấp. Mặt khác, khi đã "tin" người có tài thì sẽ "dùng" và khi đã "dùng" thì luôn phải "tin" người đã được bổ nhiệm.

Tóm lại, trước tình hình thế giới đang biến động với nhiều diễn biến phức tạp, trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập, trước những thách thức to lớn của Việt Nam hiện nay, các nhân tài trẻ của Tổ quốc càng phải được tin tưởng và tin dùng hơn nữa. Lịch sử Việt Nam từ thời các vua Hùng cho tới thời đại ngày nay, mỗi khi thế hệ trẻ được tin tưởng và tin dùng thì Tổ quốc vượt qua được khó khăn và thăng hoa phát triển. Các nhân tài trẻ từ thời vua Hùng đã có Phù Ðổng Thiên Vương, thời Bắc thuộc có Hai Bà Trưng, Bà Triệu, thời kỳ độc lập tự chủ có Ngô Quyền, Lý Công Uẩn, Lý Thương Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, thời cách mạng kháng chiến có Võ Nguyên Giáp. Vì vậy, trong thời đại Hồ Chí Minh ngày nay, nếu các nhân tài trẻ của Tổ quốc được tin tưởng, được bồi dưỡng, và được tin dùng ở những vị trí cao hơn, tôi tin chắc rằng Việt Nam cũng sẽ vượt qua được những khó khăn hiện nay để thăng hoa phát triển. Chúng ta sẽ có những bộ trưởng trẻ tuổi dưới 40, những Thủ tướng, Tổng bí thư trẻ tuổi dưới 50, những người có đầy đủ khả năng, tâm huyết và bản lĩnh chính trị để đưa đất nước Việt Nam phát triển với những sức mạnh thần kỳ giống như sức trẻ của chính họ vậy! Có như thế, Tổ quốc yêu dấu của chúng ta mới có thể thoát khỏi sự tụt hậu để dần dần theo kịp và sánh vai với các nước trên thế giới!

Cuối cùng, tôi xin chúc các quý vị đại biểu sức khỏe dồi dào, chúc Ðại hội chúng ta thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn!