Chi tiết bài viết
Sự hình thành và phát triển của Viện Khoa học Đào tạo và Phát triển Kinh tế Văn hoá
1.Mục đích, yêu cầu:
Nhằm thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hội Khoa học Phát triển Nguồn Nhân lực Nhân tài Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển nền Kinh tế của đất nước đồng thời phát huy giá trị văn hoá của dân tộc. Việc cần có một Viện nghiên cứu đào tạo thực hiện các tôn chỉ mục đích của Hội là cần thiết, với đầy đủ các điều kiện để thực hiện các chức năng nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bồi dưỡng và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Viện là một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khoa học và công nghệ.
2. Quyết định thành lập:
Ngày 14 tháng 11 năm 2006 Viện Khoa học Đào tạo và Phát triển Kinh tế Văn hoá được thành lập theo quyết định số 16/QĐ - TWH của Chủ tịch Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam.
3. Tên gọi, quyết định thành lập, biểu tượng, trụ sở chính của Viện
3.1. Tên gọi:
Tên tiếng Việt: Viện Khoa học Đào tạo và Phát triển Kinh tế Văn hoá
Tên tiếng Anh: The Institute Of Science For Training and Economic – Cultural Development.
Ông: Đoàn Duy Thành: Nguyên Phó thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam tặng hoa chào mừng Ông: GS TS KH Nguyễn Hữu Tề. Viện Trưởng Viện KH ĐT & PT KT- VH và Hội đồng sáng lập Viện nhân ngày thành lập Viện.
4. Giấy đăng ký hoạt động:
Ngày 02 tháng 5 năm 2007 Viện Khoa học Đào tạo và Phát triển Kinh tế Văn hoá được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp Đăng ký hoạt động Khoa học Công nghệ số 161/ĐK - KH & CN.
Địa chỉ: Số 157B Phố Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Thành Phố HàNội.
ĐT:04.7736791 Tel/Fax: 04.7736792
Website: vienkhoahocdaotao.com
Email: vienkhoahoc@yahoo.com.vn
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và hoạt động của
Viện Khoa học Đào tạo và Phát triển Kinh tế Văn hoá
1.Nhân sự của Viện:
Hiện nay nhân sự của Viện 25 người trong đó: Có 01 GS.TS KH; 2 tiến sỹ; 2 thạc sỹ; còn lại là đa phần có trình độ đại học và cao đẳng.
Ngoài ra Viện còn có đông đảo các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ quản lý đang công tác kiêm nhiệm tại Viện.
2. Mô hình hoạt động của Viện:
Mô hình của Viện được sắp xếp gọn nhẹ, tinh việc và kiêm nghiệm nhiều việc, bố trí khoa học hợp lý bao gồm các phòng ban nghiệp vụ, các Trung tâm, các chi nhánh, văn phòng đại diện và các cơ sở liên kết với Viện tại các tỉnh thành trong cả nước.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động của Viện
3.1. Hội đồng sáng lập Viện:
Đây là cơ quan cao nhất quyết định đến sự hình thành quá trình , hoạt động , định hướng phát triển của Viện. Bao gồm những nhà đầu tư có tâm huyết, đầu tư tài chính và các nguồn lực cần thiết ban đầu để thành lập Viện. Hội đồng sáng lập gồm chủ tịch và các uỷ viên
3.2. Lãnh đạo Viện:
Gồm Viện trưởng và Phó viện trưởng ; Viện trưởng phụ trách chung và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Khoa học công nghệ; Phó viện trưởng thường trực giải quyết các công việc hàng ngày của Viện và trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, các dịch vụ SXKD.
3.3. Chi bộ Đảng CSVN của Viện.
- Ngày 30.4.2008 Chi bộ Đảng Viện Khoa học Đào tạo và Phat triển Kinh tế- Văn hoá được thành lập trực thuộc Đảng bộ phường Láng Thượng, Đảng uỷ quận Đống Đa quản lý. Ban đầu có 3 Đảng viên, bí thư chi bộ là Đ/c Nguyễn Văn Quỳnh Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Viện phó thương trực, đến nay Chi bộ có 7 đảng viên, 4 đ,c là CBNV của Viện, 3 là sinh viên. Việc Viện thành lập Chi bộ đã tạo điều kiện cho CBNV, Sinh viên học sin h phấn đấu và tạo điều kiện cho một số HSSV là đảng viên đang học tập tại Viện chuyển Đảng về sinh hoạt. Đến nay Chi bộ đã qua 3 kỳ đại hội, 3năm liền đều là Chi bộ trong sạch vững mạnh, suất sắc
đều được Đảng uỷ phường tặng giấy khen.
3.4. Các phòng ban chức năng:
- Phòng tổng hợp: Bao gồm( bộ phận hành chính - văn thư, tài vụ - kế toán, bộ phận đối ngoại).
- Phòng Quản lý - Đào tạo và Nghiên cứu khoa học: Bao gồm bộ phận nghiệp vụ tuyển sinh, đào tạo và nghiện cứu khoa học.
- Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên: Thực hiện các nghiệp vụ về công tác quản lý Học sinh - Sinh viên.
3.5. Các đơn vị trực thuộc Viện:
- Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nhân lực – Nhân tài ( QĐ Số: 01 / QĐ-VKH ngày 01/7/2012).
- Trung tâm Khoa học Phát triển Kinh tế - Xã hội ( QĐ Số 02/ QĐ- VKH ngày 01/10/2011).
- Trung tâm Thực hành Kế toán và Văn hoá Doanh nghiệp ( QĐ Số: 03 ngày 30/12/2011)
.
Lĩnh vực hoạt động của
Viện Khoa học Đào tạo và Phát triển Kinh tế Văn hoá
(Theo giấy phép Đăng ký hoạt động Khoa học Công nghệ số: 161/ĐK - KH & CN của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp ngày 02 tháng 5 năm 2007 )
1. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phục vụ nhu cầu phát triển các ngành kinh tế; công nghiệp; nông - lâm - ngư nghiệp;
2. Nghiên cứu sự hình thành và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam;
3. Thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực trên; tham gia đào tạo và liên kết đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
1.Lĩnh vực Khoa học và công nghệ:
- Được thực hiện tại Trung tâm Khoa học Phát triển Kinh tế- Xã hội, hiện đang thực hiện các dự án:
+ Nuôi cỏ
+ Nuôi bò
+ Nghiên cứu công nghệ Sinh học.
2. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Được thực hiện tại Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nhân lực nhân tài, Trung tâm Thực hành Kế toán và Văn hoá Doanh nghiệp, các văn phòng giao dịch đại diện của Viện tại các tỉnh.
Bao gồm các hoạt động:
2.1. Đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn ( giấy phép đào tạo của Sở GD$ĐT Hà nội số 1622/CN-GD&ĐT ngày 25/11/2007 cấp)
- Đào tạo tin học: Tin học cơ bản, tin học văn phòng, kỹ thuật viên, quản trị mạng.
- Đào tạo ngoại ngữ: ( cơ bản, giao tiếp và chuyên ngành) các loại ngoại ngữ : Anh, Nga, Trung, Pháp, Nhật, Hàn.
- Đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn: các chuyên ngành kế toán, quản lý, nghiệp vụ du lịch
- Chương trình đào tạo và bồi dưỡng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo ; học viên được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khi kết thúc khoá học.
- Hiện nay Trung tâm đã liên doanh , liên kết với nhiều các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức để phối hợp mở các lớp tin học, ngoại ngữ, các lớp đào tạo và bồi đưỡng ngắn hạn.
2.2. Tham gia liên kết đào tạo các hệ dài hạn ( được tổ chức đào tạo tại Trung tâm đào tạo và Bồi dưỡng Nhân lực- Nhân tài)
Hiện Trung tâm đã liên kết với 08 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên cả nước để mở các lớp đào tạo tại Hà Nội và tại các trường bao gồm:
Chương trình cụ thể:
+ Liên kết với trường Đại học sư phạm Hà Nội 2: Đào tạo cử nhân khoa học hệ vừa làm vừa học các chuyên ngành: Toán học, Tin học, Văn học, Anh văn;
+ Liên kết với trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên: Đào tạo hệ cử nhân Cao đẳng chính quy, Các chuyên ngành: Kế toán, công nghệ thông tin;
+ Liên kết với trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp - Bộ công thương: Đào tạo hệ cử nhân Cao đẳng chính quy các chuyên ngành: Kế toán, Kỹ thuật điện;
+ Liên kết với trường Cao đẳng thuỷ sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Đào tạo hệ cử nhân Cao đẳng chính quy các chuyên ngành kế toán, quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, nuôi trồng thuỷ sản;
+ Liên kết với trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên: Đào tạo nghề y tá điều dưỡng ; Dược sỹ hệ trung học chuyên nghiệp chính quy;
+ Liên kết với trường Cao đẳng sư phạm Trung ương: Đào tạo giáo viên Mầm non hệ Trung học chính quy;
+ Liên kết với trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội: Đào tạo giáo viên Tiểu học và Âm nhạc hệ trung học chính quy;
+ Liên kết với trường Cao đẳng sư phạm Nam Định: Đào tạo giáo viên tiểu học hệ trung học chính quy.
Năm học 2008 – 2010: Trung tâm tiếp tục liên kết đào tạo với những trường đã liên kết đào tạo và sẽ tham gia liên kết thêm với 3 trường mới là:
+ Liên kết với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Đào tạo hệ vừa làm vừa học ngành: Xây dựng dân dụng;
+ Liên kết với Trường Trung cấp y tế Tuyên Quang: Đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp các chuyên ngành: y tá điều dưỡng, y sỹ đa khoa.
Năm học 2010 – 2011: Viện đã liên kết thêm một số Trường CDDDH mới để phối hợp đào tạo liên kết:
+ Liên kết với Trường ĐH Thương Mại để mở các lớp đào tạo tại chức và liên thông từ hệ Trung cấp lên đại học.
+ Liên kết với Trường ĐH Sư phạm- ĐH Thái Nguyên để mở các lớp GV SP
+ Liên kết với Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông- ĐH Thái nguyên để mở các lớp cở nhân CNTT và Tin học Kinh tế
Kết qủa hoạt động
1. Kết quả đạt được.
1.1.Hoạt động Đào tạo.
- Năm học 2007- 2008: đào tạo được gần 250 HSSV hệ dài hạn và gần 200 HS hệ ngắn hạn.
- Năm học 2008 – 2009 đào tạo được gần 760 HSSV hệ dài hạn và gần 800 HS hệ ngắn hạn.
- Năm học 2009 - 2010 đào tạo được gần 260 HSSV hệ dài hạn và gần 300 HS hệ ngắn hạn.
- Năm học 2010 – 2011 đào tạo được gần 150 HSSV hệ dài hạn và gần100 HS hệ ngắn hạn.
Tổng cộng đến năm: 2010 Viện đã đào tạo được gần 1.500 hệ dài hạn và gần 1.400 HS hệ ngắn hạn.
1.2.Đời sống:
- Tạo việc làm cho 15 CBNV cơ hữu của Viện với mức thu nhập bình quân 3Tr/ tháng, đồng thời tạo điều kiện khối lượng giảng dạy cho hàng chục GV Giảng viên cơ hữu có mức thu nhập thêm lương khá cao trung bình 40.000đ/ tiét dậy.
2. Khó khăn hạn chế.
- Từ năm 2010 đến nay do cơ chế chính sách của nhà nước về GD&ĐT thay đổi những mô hình tổ chức Viện, Trung tâm không được tham gia liên kết đào tạo ( Quy chế 42/ Bộ GD&ĐT), do vậy Viện phải nhừ thông qua một Trường Trung cấp để ký kết hợp đồng, phát sinh chi phí, hiệu quả kinh tế thấp.
- Các Trường Công lập mở rộng quy mô đào tạo, các Trường tư thục mở r tràn lan nên đã ảnh hưởng tới việc tuyển sinh khó khăn, chi phí tuyển sinh để mở được lớp cao trong khi chi phí tiền thuê cơ sở vật chất, điện nước, chi phí tiền lương cho CBNV cao bù với sự lạm phát klinh tế nên nguồn thu bị giảm, Viện gặp nhiều khó khăn.
- Vấn đề hiện nay là Viện phải tìm những biện pháp khắc phục những khó khăn, tìm những giải pháp khắc phục, mở thêm những mô hính mới.
- Mặt khác Trung ương Hội Khoa học Phát triển Nguồn Nhân lực Nhân tài phải có những giải pháp định hướng, tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị thành viên. Tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị thành viên.