Chi tiết bài viết
Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( PHẦN I tiếp)
THÂN SINH VÀ GIA ĐÌNH
__________________________
NHÀ VĂN VŨ NGỌC PHAN
(1902 – 1987)
08:02, 6 - September - 2013 Từ điển phê bình văn học.
Nhà nghiên cứu, phê bình văn học, dịch giả. Tên thật và cũng là bút danh chính :Vũ Ngọc Phan. Bút danh khác : Chỉ Qua Thị.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan
(Ảnh năm 1943)
Ông sinh ngày 08/9/1902 tại Hà Nội. Nguyên quán của Ông là làng Đông Cao,huyện Gia Lương,tỉnh Bắc Ninh. Sau một chi họ Vũ về lập nghiệp tại Bắc Ninh từ thời Nhà Lê , sau về ở Phường Đồng Lạc ( Phố Hàng Đào - Hà Nội) đến Nhà văn Vũ Ngọc Phan là 5 đời ở Hà Nội. Chi họ Vũ Đông Cao - Bắc Ninh sinh ra Ông đời đời đỗ Khoa Bảng và làm quan Đại thần đến tước Hầu từ triều Lê, đến Nhà Tây Sơn, Nhà Nguyễn.
Quê gốc khởi phát Chi họ Vũ của Ông là từ vùng đất cổ làng Đông Mật( Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) và thôn Phượng Lâu, xã Phượng Lâu, Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Hai địa danh này ở hai bên tả ngạn, hữu ngạn sông Lô. Chi họ Vũ của Nhà văn Vũ Ngọc Phan được ghi có từ các Cụ Vũ Công Bách, Vũ Công Điền là hai vị Đại Tướng quân thời Hùng Duệ Vương (Hùng Vương thứ 18) cùng Cao Lỗ Vương chỉ huy quân Việt đánh tan 50 vạn quân Tần, diệt Hiệu úy Đồ Thư năm 208 trước Công Nguyên. Sau khi hai Vị hóa đã được thờ tại Đình làng Đông Mật, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2010 được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử. Họ Vũ Công đã hình thành từ một vùng đất được đặt tên tương tự khi người Việt cổ phát minh chữ viết Khoa Đẩu. Hiện còn một bia ký khắc dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (năm 1784) bia ký này được ghi số 15440 theo danh sách văn bia Vĩnh Phúc. Bia có kích thước 60cm x 35cm. chữ khắc 15 dòng mỗi dòng có từ 02 chữ đến 49 chữ, và lưu giữ 09 đạo sắc phong. Trên bài vị thờ trong Đình Đông Mật có ghi:
1/ Hộ quốc Tướng quân, Anh Du Cao Minh Đại Vương Thượng đẳng Phúc Thánh húy là Vũ Công Bách.
2/ Ứng Võ Đô úy, Cao Sơn Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thánh húy là Vũ Công Điền.
Hai vị Thánh Cao Minh Đại Vương và Cao Sơn Đại Vương – Qua khảo chứng thì Đức Cao sơn Đại Vương Vũ Công Điền chính linh là Đức Tản Viên Sơn Thánh. Ở khắp nước Việt Nam, đều có Đền thờ Cao Minh, Cao Sơn Đại Vương rất linh thiêng. Tại làng Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vinh Phú hiện nay còn có Nhà thờ Họ Vũ. Trong bàn thờ chính còn có bia đá:” Vũ Tộc Thủy tổ”. Nhà thờ này được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh năm 2001. Họ Vũ ở đây tương truyền có từ thời nước Việt Thường cách đây trên 5,000 năm, sự xác nhận được chính các tài liệu Lịch sử - Khảo cổ học xác nhận khi khai quật kinh đô Lương Chử thuộc lãnh thổ Việt cổ đại nay ở Trung Quốc. Cũng tại vùng đất này bên hữu ngạn đối diện làng Đông Mật ở tả ngạn sông Lô, năm 17 sau CN, là nơi sinh ra Vị Nữ Anh hùng đầu tiên của Dân tộc Việt Nam - Uy viễn Đông nhung Đại tướng quân Vũ thị Thục Nương có bố đẻ là Nhà giáo Thầy thuốc Vũ Công Chất – là hậu duệ của Quý Minh Đại Vương Vũ Công Bách và Cao sơn Đại Vương Vũ Công Điền. Bà Vũ thị Thục Nương có mẹ đẻ là bà Hoàng Thị Mầu. Bà Vũ thị Thục Nương cầm quân khởi nghĩa đánh Thái thú Tô Định và Quân Nhà Đông Hán xâm lược Lạc Việt 3 năm trước khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Khi Bà tuẫn tiết ngày 17/3 năm 43 sau Công Nguyên khi mới 26 tuổi, Bà rất được nhân dân thương tiếc thờ phụng là bậc Thượng Đẳng Phúc Thánh tối linh, tối cao kiêm quản ba ngôi Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Thánh Mẫu Thoải Phủ trong trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam. Năm 43 sau CN, khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, bị Nhà Đông Hán truy tìm gắt gao, Chi họ Vũ phiêu tán từ Phượng Lâu, Việt trì, Phú Thọ về định cư ở làng Đông Cao, dưới chân núi Thiên Thai, huyện Lương Tài (nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Tại đây khởi tổ định cư Chi họ Vũ Đông Cao là Cụ Vũ Phúc Trường,
Từ trái sang phải ông Lê văn Hiến, Nhà văn Vũ Ngọc Phan, Hồ Chủ Tịch Tại Hội nghị Văn hóa Toàn quốc tháng 11/1945 Nhà Khai trí Tiến Đức số 12 Lê Thái Tổ, Hà Nội. |
Vũ Ngọc Phan xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho giáo lâu đời, thủa nhỏ ông học chữ Hán rồi chuyển sang học chữ Pháp. Năm 1929 ông đỗ Tú Tài toàn phần và được Toàn quyền Pháp bổ làm quan nhưng ông không nhận mà chọn nghề viết văn, làm báo, dịch sách, dậy học để nuôi một đại gia đình gần 20 người gồm mẹ già,vợ con,cháu, 3 người em và ông sống trong cảnh bần hàn. Ông cộng tác với các báo Nhật Tân, Trung Bắc tân văn, Pháp Việt, Văn học,Trung Bắc chủ nhật, Sông Hương, Công luận,…Chủ trương tờ tuần báo Hà Nội Tân văn (1939-1940) và Nhà xuất bản Hà Nội. Ngoài viết hàng trăm bài báo, ông đã dịch, phóng tác nhiều truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết từ tiếng Anh và tiếng Pháp, đồng thời biên soạn sách nghiên cứu phê bình, viết bút ký.
Học rộng biết nhiều, là một Trí thức yêu nước, ông sớm tham gia hoạt động xã hội. Trong các tác phẩm Văn học của ông, năm 1935 ông viết 2 tập sách Những trận đánh Pháp . Ông bị Mật thám Pháp bắt và quản thúc một thời gian tại Hà Nội. Ông và vợ - Nhà thơ Hằng Phương ,nguyên quán xã Gò Nổi,huyện Điện Bàn,tỉnh Quảng Nam,Bà là cháu ngoại Cụ Hoàng Diệu.Nhà văn Vũ ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương đều tham gia Cách mạng từ thời kỳ tiền Khởi nghĩa trong Mặt trận Dân chủ Đông dương và Hội truyền bá Quốc Ngữ 1936 - 1939 cùng với các ông Phan Thanh,Võ Nguyên Giáp, .... Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Ông là Chủ Tịch Uỷ Ban vận động Văn hoá toàn quốc, viết Báo Tiền Phong ( tiền thân Báo Nhân Dân ), rồi Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Bắc bộ và giữ nhiều cương vị trong Ngành Văn hoá, Văn nghệ Cách mạng. Ông làm việc và lao động mọi việc trong gia đình, đồng thời hướng dẫn thế hệ văn hóa, văn học kế cận. Trong những người được ông giảng dậy đã có nhiều người sau này thành đạt là những Nhà Văn hoá lớn đương thời. Ông minh mẫn làm việc đến những ngày cuối cùng của cuộc đời và đột ngột qua đời sau một cơn cảm nhẹ ngày 17/6/ 1987 thọ 85 tuổi. Ông qua đời để lại niềm thương tiếc của bạn bè trong Nước và Quốc tế.
Các tác phẩm chính được xuất bản trước Cách mạng tháng 8/1945 : Trên đường nghệ thuật ( tiểu luận, 1940), Thi sĩ Trung Nam ( thi thoại, 1942) Nhìn sang láng giềng (bút ký,1941), Chuyện Hà Nội (bút ký, 1944). Đặc biệt với tâm huyết và trách nhiệm của người cầm bút nặng lòng dân tộc, yêu nước ông bền bỉ, kiên trì hoàn thành bộ sách Nhà văn hiện đại ( Phê bình văn học) gồm 4 quyển. Sách dày hơn 1000 trang, in rải ra trong 4 năm mới xong, do nhà xuất bản Tân Dân ấn hành. Bằng phương pháp mới mẻ tiếp thu từ khoa nghiên cứu văn học phương Tây, ông tập trung khảo sát kỹ lưỡng trên văn bản tác phẩm, đưa ra những ý kiến nhận xét về giá trị nội dung,nghệ thuật, vị trí của 79 nhà văn Việt Nam hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ thuộc các thể loại : thơ, tiểu thuyết, ký, khảo cứu phê bình, kể từ những nhà văn viết hồi mới có chữ quốc ngữ đến những tác giả mới xuất hiện từ đầu thập kỷ 30, 40. Đây vừa là tác phẩm Văn học, vừa có giá trị của một bộ Văn học Sử không thể thay thế về một thời kỳ chuyển biến vô cùng lớn lao của Văn học Việt Nam thời kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Ông có nhiều phân tích, nhận xét tinh tường, xác đáng và đặc sắc tư duy, bút pháp đối với Văn học thời kỳ này.
Sự nghiệp Văn học gần 60 năm của Ông để lại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm trước tác và dịch thuật, nhiều bài viết báo và tạp chí với nhiều thể loại văn học. Năm 2000, Nhà xuất bản Hội Nhà Văn xuất Bản tuyển tập " VŨ NGỌC PHAN TÁC PHÂM " gồm 5 tập hơn 2000 trang. Lần này, Nhà xuất bản Văn Học xuất bản nguyên tác " VŨ NGỌC PHAN TUYỂN TẬP" trọn bộ gồm 04 quyển gần 4,000 trang, với số lượng là 4,000. cuốn. Theo chương trình Nhà nước, đến năm 2015 sẽ xuất bản toàn bộ các trước tác thành bộ VŨ NGỌC PHAN TOÀN TẬP gồm hơn 10 quyển có số trang lên tới hơn 10,000. trang.
Tác phẩm lớn của Ông có 5 tập NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI dầy hơn 1600 trang, xuất bản năm 1942 viết về các Nhà văn, Nhà thơ tiêu biểu của Văn học đương thời nửa đầu thế kỷ XX, Bộ TUC NGU CA DAO DAN CA VIET NAM dầy gần 1000 trang xuất bản năm 1956, đến nay đã tái bản 11 lần. Ông là người có công mở đầu cho Phê bình Văn học hiện đại Nước Nhà và là người đầu tiên nghiên cứu phân loại Văn hoá Dân gian một cách có hệ thống, có khoa học. Ông được Nhà Nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1.Ngày nay tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng đều có đường phố mang tên ông - Phố Vũ Ngọc Phan. Gia đình Nhà Văn Vũ Ngọc Phan là một Gia đình Trí thức Cách Mạng tiêu biểu cho Thanh Liêm,Chính trực và Tài Đức của dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam. Phần chủ yếu trong di sản Văn hiến của Vũ Ngọc Phan đã được tổng hợp xuất bản trong các bộ sách Vũ Ngọc Phan – Tác phẩm ( 5 tập, 4538 trang. Nxb Hội Nhà văn, 2000) và Vũ Ngọc Phan – Tác phẩm chọn lọc ( 4 tập, 3052 trang. Nxb Văn học, 2008), Vũ Ngọc Phan Tuyển tập ( gần 4000 trang Nxb Văn học, 2008).
NHÀ THƠ HẰNG PHƯƠNG
( LÊ HẰNG PHƯƠNG NĂM 1908 – 1983)
Nhà thơ Lê Hằng Phương
Ảnh chụp năm 1939
Nhà thơ Hằng Phương họ Lê. Bà có cha đẻ là Danh nhân Lê Dư có biệt hiệu là Sở Cuồng Tiên sinh, mẹ Bà là Phan thị Diệm – con gái Danh Nho Phó Bảng Phan Trần, là một trong các sĩ phu yêu nước của phong trào Cần Vương và Duy Tân. Bà Lê Hằng Phương sinh ngày 09 tháng 09 năm 1908 tại làng Bảo An – Gò Nổi, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Gò Nổi xưa là vùng đất nằm ở ngã ba cửa sông Thu Bồn đổ ra biển. Ven biển là đô thị cổ Hội An. Năm 1910, Cụ Lê Dư cùng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh thành lập Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục và Đông Du. Cụ Lê Dư đi Nhật Bản rồi bất đồng về cách thức giành lại độc lập cho Việt Nam, Cụ bỏ về Hà Nội sống ở phố Hàng Ngang. Báo chí đương thời viết nhiều về Cụ mỗi lần đi bộ ven Hồ Hoàn Kiếm có nhiều thanh niên đi theo hô:“Lê Dư muôn năm,...”. Thời kỳ này, phong trào cứu nước phát triển mạnh ở Quảng Nam, Phan Chu Trình bị bắt đưa đi an trí, Huỳnh Thúc Kháng bị giam trong tù, Cụ Phan Thành Tài cầm quân khởi nghĩa, thua trận, bị Pháp bắt được xử chém tại quê nhà bên bờ sông Thu Bồn. Phong trào Đông Du thất bại, Phan Bội Châu bị bắt và an trí ở quê nhà.
Phó Bảng Phan Trần là Ông Ngoại Nhà thơ Hằng Phương. Năm 17 tuổi, Phó Bảng Phan Trần là con rể Cụ Hoàng Diệu, khi Cụ ra trấn thủ Hà Nội đưa con rể đi theo. Tại Hà Nội, Phó Bảng Phan Trần là bạn học với Cử Nhân Vũ Hán Bích, anh ruột Cử nhân Vũ Kỳ Sâm – Thân sinh Nhà văn Vũ Ngọc Phan. Phó Bảng Phan Trần thường đến tập văn ở Nhà Họ Vũ Phường Đồng Lạc (Nay là phố Hàng Đào), sau này Cụ Phan Trần có viết cho ông bà Lê Dư – Phan thị Diêm, thân sinh Nhà thơ Lê Hằng Phương như sau: “ Ông đồng ý gả cháu ông cho con nhà Họ Vũ, nhà ấy nho học lâu đời, tu thân tích đức đã nhiều, con cháu sẽ còn được hưởng phúc lâu dài. Vả lại, cháu ông chỉ có một dạ dầy, chứ đâu có hai, để mà đi lấy chồng giầu để ăn cho nhiều” – trích Hồi ký Những Năm tháng ấy của Nhà văn Vũ Ngọc Phan.
Bà Lê Hằng Phương và các em được Mẹ nuôi dưỡng từ nhỏ sống trong cảnh túng quẫn, bần bách. Năm Bà 14 tuổi, Cụ Lê Dư về đưa các con ra Hà Nội. Bà được Danh Nho đương thời là Cụ Ngô Đức Kế dậy chữ Hán. Thời trẻ, Bà Lê Hằng Phương nổi tiếng là một phụ nữ đẹp, làm thơ và đảm đang tề gia nội trợ. Sau này trong một lần gặp lại Ông Bà Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương, Nhà Cách mạng, Tổng Bí thư Lê Duẩn còn nhắc lại:“Chị Hằng Phương ngày xưa đẹp và nấu ăn ngon có tiếng”.
Nhà bà có bốn chị em gái đều rất đẹp và một người em tra út. Bà có người chị là Lê Hằng Phấn, hai người em gái là Lê Hằng Huân, Lê Hằng Trang, người em út Lê Hoan. Bà Lê Hằng Phấn lấy chồng là Hoàng văn Trí một trí thức nổi tiếng thời Pháp thuộc, theo Kháng chiến 9 năm rồi định cư ở Pháp, sau sang Mỹ. Bà Lê Hằng Huân lấy chồng là Lưỡng Quốc Tướng quân Nguyễn Sơn (Tên khai sinh là Vũ Nguyên Bác. Khi sang hoạt động Cách mạng ở Trung Quốc, học Trường quân sự Hoàng Phố cùng Lưu Thiếu Kỳ, ông được Hồ Chí Minh đặt tên là Lý Anh Tự. Ông còn có tên là Hồng Thủy khi tham gia Vạn lý Trường Chinh cùng các ông Diệp Kiếm Anh, Bành Chân, Bành Đức Hoài, Chu Đức, Tập Trọng Huân,...) Ngày nay tại Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh – Trung Quốc, ông được thờ và được coi là một trong những Vị Khai Quốc Công Thần xây dựng Nước Trung Hoa mới. Người em gái Lê Hằng Trang mất trong một tai nạn đuối nước. Lê Hoan sau là Dược sỹ cao cấp làm ở Hà Nội.
Bà tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình, dòng họ. Năm 1929, 1930, hai người em là Phan Thanh và Phan Bội (Hoàng Hữu Nam) ra Hà Nội có ở nhà ông bà Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương ở Thái Hà. Tại đây, Nhà văn Vũ Ngọc Phan là người Việt Nam đầu tiên dịch từ Pháp văn ra Quốc ngữ bộ Tư Bản luận của Karl Mar. Thời kỳ 1929 – 1943, Bà viết nhiều thơ đăng trên các báo lúc bấy giờ như Đàn Bà, Tri Tân, Ngày Nay, Hà Nội Tân Văn, Trung Bắc Tân Văn, Phụ Nữ Tân văn, Trung Lập,... Năm 1943, Bà cùng các Nữ thi sỹ Vân Đài, Mộng Tuyết, Anh Thơ làm tập thơ Hương Xuân do Nhà xuất bản Nguyễn Du ấn hành. Bà là một trong những Nhà thơ Quốc ngữ đầu tiên trong lịch sử Văn học Việt Nam.
Nhà thơ Hằng Phương (Lê Hằng Phương) thuyết trình tại Hội truyền bá Quốc Ngữ - Đấu xảo Hà Nội (nay là Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội). Hàng ghế ngang bên dưới từ trái sang phải là các ông Nguyễn văn Tố, ... Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp. Ảnh chụp ngày 25/5/1938. |
Nhà đông con, lại thêm các em, các cháu, Bà vừa lo việc nhà vừa làm thêm việc thêu giầy và bán hàng từ Thanh Hóa ra Hà Nội. Bà tham gia Mặt trận Dân chủ Đông dương thời kỳ 1936 – 1939, Hội Truyền bá Quốc Ngữ cùng các ông Nguyễn văn Tố, Phan Thanh, Võ Nguyên Giáp,...Tháng 8 năm 1937, Đảng Cộng sản Đông dương có Nghị quyết về công tác phụ nữ. Bà Lê Hằng Phương cùng người em họ Lê thị Xuyến và một số người khác thành lập Hội Phụ Nữ Dân chủ, Bà Lê thị Xuyến được bầu làm Chủ tịch - Tiền thân của Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam ngày nay. Sau cách mạng 1945, miền Bắc chìm trong nạn đói khủng khiếp, Bà Lê Hằng Phương đã kêu gọi nhiều Nhân sỹ lập Hội Từ thiện cứu đói được nhiều người. Việc làm của Bà được báo chí thời kỳ nay ghi nhận.
Toàn quốc kháng chiến năm 1946, Bà cùng gia đình đi tản cư vào Làng Quần Tín, xã Thọ Ngọc, Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài công tác văn hóa cách mạng, Bà cùng các con và hai cháu Phan Vịnh, Phan Diễn làm ruộng cầy cấy, làm giấy Dó, làm tương,.. để sinh nhai. Sự cần mẫn lao động, kiên trì viết và nghiên cứu Văn học, Văn hóa của Bà là động lực, là nguồn sống chính duy trì cho sự nghiệp lớn Văn học sử của Nhà văn Vũ Ngọc Phan. Nếp sống văn hóa thanh bạch của Ông Bà Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương đã kế thừa, duy trì truyền thống Gia đình tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam làm cơ sở để con, cháu khi trưởng thành là những người có phẩm chất Văn hóa cống hiến cho Xã hội.
Từ năm 1946 đến khi từ trần, Bà tham gia nhiều công tác khác nhau, từ công tác Văn học Sử khi tham gia làm tại Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa ở Việt Bắc do Trường Chinh làm Trưởng Ban, xây dựng Viện Văn học, dậy Hán – Nôm cùng các Danh nho Cao Xuân Huy, Phạm Thiều, Hoa Bằng, năm 1967 tại Thôn Mã Cháy, xã Trung Hòa, Huyện Hiệp Hòa, tỉnh Hà Bắc (Nay là tỉnh Bắc Giang), về thơ tại Hội Nhà văn Việt Nam. Bà còn tham gia giảm tô, cải cách ruộng đất, cải tạo Tư sản ở Hải Phòng. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Bà đi vào tuyến lửa khu 4 đến cầu Hiền Lương,... Thời kỳ này vừa viết bút ký, thơ, văn học dân gian, văn học sử,... trong các bút ký của Bà có bài viết đầu tiên về các cô gái Ngã Ba Đồng Lộc đăng trang 3 báo Nhân Dân được Hồ Chủ Tịch đọc, ghi bút tích lên bài viết hiện vẫn còn lưu trữ tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Các tập thơ đã xuất bản của Bà là Mùa Gặt năm 1961, Hương Đất Nước năm 1974, Lòng Quê năm 1996,...Nhiều bài thơ, bút ký vẫn còn tản mát trong các báo và các bài phát thanh địch vận của Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam chưa tổng hợp được.
Là người làm việc miệt mài, kiên trì, chân thành và giản dị, lại thêm cá tính ít nói, ghét khoa trương nên sự nghiệp và cuộc đời của Nhà thơ Lê Hằng Phương còn nhiều sự kiện chưa được biết đến. Ngay tại các công việc xã hội, Bà rất ít khi cho phép ghi tên nên sự phát hiện chỉ biết được qua những người viết và đọc về Bà. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Bà luôn chăm lo, coi sóc, giành hết tình thương cho gia đình được êm ấm. Các con, cháu của ông bà Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương đều thành đạt, thanh liêm chính trực, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giành Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của Dân tộc. Sự hy sinh năm 1979 của Liệt sỹ Vũ Hoài Tuân, trợ lý Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã làm cho Bà suy sụp sức khỏe ốm nặng rồi từ trần ngày 2/2/1983.
Nhận định về Bà, Nhà thơ Xuân Diệu đã viết trong bài “ Vĩnh biệt Chị Hằng Phương” đăng trên báo Văn Nghệ số 8 ngày 19/2/ 1983: “ Thơ Hằng Phương có rất nhiều bài hướng về thắng lợi, tươi vui, nhìn chung là trong sáng. Khi nói xa cách, biệt ly, mất mát vẫn là trong sáng, không chút bi lụy. Nhưng thơ ấy cảm động lòng người vì nó chân thực, nghĩa là vẫn bao hàm đau đớn xót xa,... Chị Hằng Phương! Chị lưu lại cho chúng tôi những vần thơ nhân hậu, mang một tấm lòng tốt bụng, một tấm lòng luôn luôn yếu mến con người, một trái tim yếu mến không bao giờ tắt”.
(Còn Tiếp)