Chi tiết bài viết

Phát triển nhân lực vùng ven biển Việt Nam trong Biến đổi khí hậu

Toàn cảnh “Hội thảo lần thứ nhất Phát triển nhân lực
vùng ven biển Việt Nam trong biến đổi khí hậu”.
Hội thảo đã nghe tham luận của 38 đại biểu, các nhà khoa học. Các tham luận đã xác định tiềm năng biển của Việt Nam là nước có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, với 28 tỉnh ven biển, có vùng đặc quyền kinh tế biển rộng và tiềm năng làm giàu từ biển, đóng góp tới hơn 50% GDP cả nước, do đó việc bảo vệ môi trường biển, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là việc hết sức quan trọng.
 
Các tham luận của đại diện các tỉnh ven biển như Quảng Trị, Nam Định, Phú Yên xác định việc phát triển nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ quan trọng và sẽ được thực hiện trên cơ sở khai thác những tiềm năng tự nhiên - xã hội của các tỉnh, đồng thời kêu gọi sự phối hợp giữa các tỉnh, phối hợp liên ngành thực hiện nhiệm vụ này. Các tham luận đã đề xuất một số biện pháp như ổn định và phát triển nghề khai thác thủy hải sản, ổn định sinh hoạt cư dân ven biển… Hội thảo còn có các tham luận, ý kiến của các đại biểu đóng góp cho việc đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam và hợp tác đào tạo với quốc tế góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây vừa là nhiệm vụ quan trọng cũng là cơ hội của Việt Nam. Đại diện các trường Đại học Quốc gia, Đại học Cần Thơ và các tổ chức quốc tế cũng đã đóng góp nhiều ý kiến trong việc phối hợp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ven biển, nhằm khai thác tài nguyên biển và ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả.
 
Hội thảo có sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện Hội làng nghề Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam, đại diện các tỉnh ven biển của Việt Nam và các Đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế.
 
theo baoanhvietnam