Chi tiết bài viết
“Nóng bỏng” phiên chất vấn Chánh án TANDTC
Với câu hỏi này, vị Chánh tòa tối cao trả lời thẳng, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng án oan sai lên đến hàng nghìn vụ như thế là do chủ quan. Ông cũng khẳng định, tất cả những thẩm phán có án phải hủy, phải sửa đều phải xử lý, sai do yếu kém thì “xử” theo yếu kém, sai do tiêu cực thì phải “xử” theo tiêu cực. Từ đầu năm đến nay đã có 10 thẩm phán không được bổ nhiệm lại.
Nhưng đại biểu Nguyễn Văn Nhượng không chịu. Ông yêu cầu được cung cấp thông tin cụ thể, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là do nguyên nhân chủ quan, bao nhiêu phần trăm là do khách quan. “Với hơn 9.000 vụ án oan sai một năm mà biện pháp xử lý chỉ là không bổ nhiệm lại có 10 thẩm phán thì đã tương xứng chưa” – ông Nhượng gay gắt.
Không khí nghị trường càng lúc càng nóng khi Chánh án Nguyễn Văn Hiện còn nhận được hàng loạt câu hỏi của các đại biểu khác xoay quanh vấn đề án oan sai. Đại biểu Nguyễn Hồng Sinh (Vũng Tàu) truy ráo riết: Con số án phải hủy, phải sửa thực tế chắc chắn còn lớn hơn 9.000 vụ. Và nếu không đủ 5 điều kiện phải có để công tác xét xử có chất lượng tốt thì có nghĩa là Tòa án còn có quyền làm oan sai?
“Tôi nói là chúng ta phấn đấu làm tốt những điều đó để nâng cao chất lượng xét xử chứ tôi không nói tình hình yếu kém chung thì có quyền làm sai, làm oan’ – ông Hiện thanh minh. Nhưng đại biểu Nguyễn Hồng Sinh vẫn tiếp tục truy: “Các giải pháp khắc phục tình hình mà Chánh án đưa ra đều cũ lắm rồi, thời gian qua đều đã làm nhưng án oan sai vẫn nhiều?”.
Đến đây, Chánh án Nguyễn Văn Hiện đặt ngược lại câu hỏi cho đại biểu Sinh: “Về các biện pháp thì chúng tôi cũng nghĩ chán rồi. Đại biểu Sinh có biện pháp nào khác tốt hơn?”. Bà Sinh “bùng nổ”: “Đồng chí hỏi lại tôi về giải pháp thì rất khó. Tôi có phải Chánh án TAND tối cao đâu”.
Ông Hiện cũng “phản công” khi bà Sinh đề cập đến vụ nhà số 83 Đội Cấn. Ông Hiện tỏ ý thắc mắc về việc bà Sinh ở tận Vũng Tàu mà sao có rất nhiều công văn chất vấn, giám sát gửi đi các cơ quan về vụ việc ở tận Hà Nội. Chủ tọa lập tức nhắc nhở ông Chánh án, yêu cầu thái độ cởi mở, cầu thị hơn của người trả lời chất vấn.
Vấn đề án oan sai xoay qua chuyện năng lực làm việc của thẩm phán. Các đại biểu liên tiếp đặt nghi hoặc về việc thẩm phán kém hay chính là hiện tượng chạy án. Nhiều án oan sai chứng tỏ kỷ luật trong ngành tòa án có vấn đề. Ông Hiện nhấn đi nhấn lại “hầu hết các án oan sai là do năng lực của các thẩm phán” thì bị “chặn” ngay bằng câu nói thẳng tưng: “Có phải cứ đổ tội cho năng lực là nhẹ tội nhất không?”.
Đại biểu Nguyễn Văn Cuông (Thanh Hóa) kết lại: “Đồng chí Chánh án càng giải trình càng thấy cái dở của vấn đề giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành Tòa án thì Chánh án lại chẳng đề cập, trả lời”.
Nguồn: Dân trí
Nhưng đại biểu Nguyễn Văn Nhượng không chịu. Ông yêu cầu được cung cấp thông tin cụ thể, tỷ lệ bao nhiêu phần trăm là do nguyên nhân chủ quan, bao nhiêu phần trăm là do khách quan. “Với hơn 9.000 vụ án oan sai một năm mà biện pháp xử lý chỉ là không bổ nhiệm lại có 10 thẩm phán thì đã tương xứng chưa” – ông Nhượng gay gắt.
Không khí nghị trường càng lúc càng nóng khi Chánh án Nguyễn Văn Hiện còn nhận được hàng loạt câu hỏi của các đại biểu khác xoay quanh vấn đề án oan sai. Đại biểu Nguyễn Hồng Sinh (Vũng Tàu) truy ráo riết: Con số án phải hủy, phải sửa thực tế chắc chắn còn lớn hơn 9.000 vụ. Và nếu không đủ 5 điều kiện phải có để công tác xét xử có chất lượng tốt thì có nghĩa là Tòa án còn có quyền làm oan sai?
“Tôi nói là chúng ta phấn đấu làm tốt những điều đó để nâng cao chất lượng xét xử chứ tôi không nói tình hình yếu kém chung thì có quyền làm sai, làm oan’ – ông Hiện thanh minh. Nhưng đại biểu Nguyễn Hồng Sinh vẫn tiếp tục truy: “Các giải pháp khắc phục tình hình mà Chánh án đưa ra đều cũ lắm rồi, thời gian qua đều đã làm nhưng án oan sai vẫn nhiều?”.
Đến đây, Chánh án Nguyễn Văn Hiện đặt ngược lại câu hỏi cho đại biểu Sinh: “Về các biện pháp thì chúng tôi cũng nghĩ chán rồi. Đại biểu Sinh có biện pháp nào khác tốt hơn?”. Bà Sinh “bùng nổ”: “Đồng chí hỏi lại tôi về giải pháp thì rất khó. Tôi có phải Chánh án TAND tối cao đâu”.
Ông Hiện cũng “phản công” khi bà Sinh đề cập đến vụ nhà số 83 Đội Cấn. Ông Hiện tỏ ý thắc mắc về việc bà Sinh ở tận Vũng Tàu mà sao có rất nhiều công văn chất vấn, giám sát gửi đi các cơ quan về vụ việc ở tận Hà Nội. Chủ tọa lập tức nhắc nhở ông Chánh án, yêu cầu thái độ cởi mở, cầu thị hơn của người trả lời chất vấn.
Vấn đề án oan sai xoay qua chuyện năng lực làm việc của thẩm phán. Các đại biểu liên tiếp đặt nghi hoặc về việc thẩm phán kém hay chính là hiện tượng chạy án. Nhiều án oan sai chứng tỏ kỷ luật trong ngành tòa án có vấn đề. Ông Hiện nhấn đi nhấn lại “hầu hết các án oan sai là do năng lực của các thẩm phán” thì bị “chặn” ngay bằng câu nói thẳng tưng: “Có phải cứ đổ tội cho năng lực là nhẹ tội nhất không?”.
Đại biểu Nguyễn Văn Cuông (Thanh Hóa) kết lại: “Đồng chí Chánh án càng giải trình càng thấy cái dở của vấn đề giải trình. Cái chính là vấn đề trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu ngành Tòa án thì Chánh án lại chẳng đề cập, trả lời”.
Nguồn: Dân trí