Chi tiết bài viết

LƯỠNG QUỐC TƯỚNG QUÂN VŨ NGUYÊN BÁC LÝ ANH TỰ - HỒNG THỦY - NGUYỄN SƠN

Hôm nay, chúng ta thuộc nhiều thế hệ người Việt cùng với Hội đồng dòng họ Vũ - Võ ở khắp mọi miền của đất nước tụ hội về đây để tham dự Hội thảo tôn vinh Nhân tài đất Việt do Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân Lực - Nhân tài Việt Nam tổ chức với chủ đề " Dòng họ Vũ Võ Việt với sự nghiệp dựng Nước và giwux Nước của Dân tộc".
 
Tôi xin giới thiệu một Danh nhân Quân sự - Văn Hóa Lưỡng quốc tướng quân Vũ Nguyên Bác - Nguyễn Sơn xuất chúng của Dân tộc Việt Nam. Khi sinh thời cũng như khi Ông đã qua đời, đã có rất nhiều giai thoại, truyền thuyết, truyện và phim, ảnh nói, viết về Ông.
 
Kể từ khi nước ta có Quốc hiệu đến nay, trải qua các đời Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê,... đã có hàng vạn người được phong Tướng quân.Tuy nhiên những Tướng quân được Lịch sử Việt Nam nhắc đến không nhiều, tướng Nguyễn Sơn là một trong những người hiếm hoi đó.
 
Năm 1925, khi ông mới 17 tuổi đã tham gia hoạt động Cách mạng, với bí danh Lý Anh Tự do Bác Hồ đặt tên, ông gia nhập Việt Nam thanh niên cách mệnh đồng chí Hội và bôn ba sang Trung Quốc vào học trường quân sự Hoàng phố cùng với nhiều vị yếu nhân sau này là Lãnh đạo của Nước trung Hoa mới. Sau ông đổi tên là Hồng Thủy và gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8/1927. Ông được bầu là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 1/1934 và tham gia Vạn Lý trường chinh và nhiều công tác Cách mạng tại Trung Quốc. Năm 1945, Ông về Việt Nam với bí danh mới là Nguyễn Sơn.
 
Năm 1946, khi Nhà nước Cách mạng mới thành lập chưa được một năm, Ông là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin cẩn giao trọng trách là Chủ Tịch ủy Ban kháng chiến miền Nam Việt Nam kiêm Chủ Tịch ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ, Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng. Trong nhiệm vụ được giao,Ông đã cùng đồng bào,chiến sỹ tổ chức phòng ngự và tiến công tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực địch kìm giữ chân quân đội Pháp ở mặt trận phía Nam để Chính quyền Cách mạng có thời gian vận chuyển bảo toàn lực lượng và xây dựng căn cứ địa Việt Bắc để chuẩn bị cho trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
 
Trong thời kỳ này,với năng khiếu văn học,hiểu nhiều,biết rộng ông tham gia cùng Đoàn Văn hóa Kháng chiến Liên khu 4 do Nhà văn Vũ Ngọc Phan làm Chủ Tịch, góp ý kiến và dự nhiều cuộc họp phê bình văn hóa,văn nghệ với các Văn nghệ sỹ.
Năm 1950, Ông trở lại Trung Quốc và làm việc tại Bộ Tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thoi gian nay ông vừa tham gia công tac quan su,vừa tham gia cong tac Văn hóa trong quân đội.Chính thời gian này tại Trung Quốc, ông đã vận động Chính Phủ Trung Quốc viện trợ quân sự cho cho quân đội ta chống Pháp.
 
Ông là người Văn ,Võ song toàn. Những cống hiến của Ông đã để lại dấu ấn trong sự nghiệp giải phóng Dân tộc, giải phóng đất nước Việt Nam và Trung Hoa. Còn nhiều sự kiện, nhiều công lao của Tướng Nguyễn Sơn trên nhiều nẻo đường chiến tranh,... đến nay chúng ta còn chưa được biết về Ông. Đây là những khoảng trống và góc khuất chưa được nghiên cứu, phát hiện để chúng ta – người Việt Nam hôm nay có một bức chân dung hoàn chỉnh về Nhân vật Lịch sử – Lưỡng quốc Tướng quân Nguyên Sơn. Còn rất nhiều câu hỏi về cuộc đời Ông chưa đầy đủ. Ông là một Nhà quân sự, một nhà Binh pháp, một Nhà Văn hóa hay còn gì nữa? Đến nay các câu hỏi và các cuộc nghiên cứu vẫn còn để ngỏ chưa có lời kết.
 
Chỉ biết rằng danh tiếng và huyền thoại về Tướng Nguyễn Sơn lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong Nhân dân những nơi ông đã từng sống và hoạt động. Đôi khi,những câu truyện về Ông đã trở nên ly kỳ và huyền ảo như truyện cổ tích. Điều đó đủ nói lên sự nghiệp của Ông rất lớn lao vượt ra ngoài cuộc đời 48 tuổi của Ông. Ngay tại Trung Quốc trên những nẻo đường ông đi Vạn lý trường chinh có đền thờ ông và tại Bát Bảo sơn ở Bắc Kinh có đền thờ ghi danh 8 Vị khai Quốc công thần thành lập ra Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, ông là một trong tám vị đó. Nhân dân Trung Hoa tôn thờ ông là Thánh oai phong lẫm liệt như Thánh Quân Vân Trường.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã thành bất tử. Ngày hôm nay, Tướng Nguyễn Sơn như vẫn hiện hữu cùng chúng ta đi vào công cuộc Đổi Mới của Dân tộc.
 
Vũ Ngọc Phương,
Chủ Tịch - TW Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân lực – Nhân tài Việt Nam.