Chi tiết bài viết

LƯỢC SỬ GIÁO DỤC VÀ CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM

Giáo dục là một trong những điều kiện cốt tử đối với tồn tại, phát triển của một Quốc gia – Dân tộc. Ngay sau Khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thành công, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngay ngày hôm sau 3/9/1945 trong buổi họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ Tịch đã nói:‘‘Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu,…Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ’’... Hồ Chủ Tịch coi sự Dốt là Giặc. Diệt Dốt là một trong những nhiêm vụ hàng đầu xây dựng Nhà nước Dân chủ Nhân dân. Ngày 4-10-1945, Hồ Chủ tịch hiệu triệu: ''Chống nạn thất học'' đã chỉ rõ: ''Quốc dân Việt Nam!  Muốn giữ vững nền độc lập. Muốn làm cho dân mạnh nước giàu. Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ,…Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử''.

Nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Lãnh tụ chống phân biệt chủng tộc, Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong chuyến thăm trường đại học Nam Phi  đã có Tuyên bố rất nổi tiếng: "Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.”"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới".

Giáo dục là tổng hợp hệ quả của cả hệ thống nền Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật của một Quốc gia và truyền thống một Dân tộc.

Giáo dục là quy mô quốc gia để huấn luyện, đào tạo Nhân cách và Kiến thức cho một Con thành Người từ khi mới sinh ra đến tuổi trưởng thành có trình độ phù hợp cho xây dựng phát triển hoặc gây ra suy thoái của một Quốc gia tác động đến Cộng đồng rồi Gia đình và Bản thân người đó. Đây là lĩnh vực tri thức vừa trừu tượng, vừa cụ thể. Có thể nói Giáo Dục là Hình thái Triết học cực kỳ phức tạp. Hệ thống Giáo dục phải thường xuyên Đổi Mới không những để tiến kịp mà còn phải dự đoán cơ bản tương lai để tiến trước thời đại thì giáo dục mới thực sự là Quốc sách hàng đầu. Để Công cuộc Cải cách Giáo dục hiệu quả phải có Chủ Thuyết, Nội dung, Phương pháp và Mô hình Khoa học của Đổi Mới Giáo dục. Trong Giáo dục nước ta, giá trị cốt lõi của Văn hiến Việt Nam phải được bảo tồn, phát huy.

Nhìn lại Lịch sử Giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ, sơ lược như sau:

Thời Tiền sử:

Từ khi Lập Nước Việt Thường – Âu Lạc đến năm 218 Tr. CN bị Tần Thủy Hoàng sai Hiệu úy Đồ Thư cầm 500,000. quân cùng mấy chục vạn tội nhân dân binh vượt sông Dương Tử xâm lược Bách Việt. Sau khoảng 3 năm chiếm được một vùng rộng lớn gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam,… tiến vào đất Lạc Việt. Người Lạc Việt thời Hùng Duệ Vương thứ 18 đã liên kết Thục Phán gồm Tây Âu – Lạc Việt đã tiến hành Chiến tranh Nhân dân đầu tiên trong lịch sử loài người kéo dài gần 10 năm diệt mấy trăm vạn quân Tần và Hiệu úy Đồ Thư. Thất bại nặng trước Lạc Việt nên năm 207 Tr.CN Nhà Tần phải rút quân về phương Bắc.

Để có sự thống nhất ý chí của Tây Âu – Lạc Việt cần phải có Giáo dục Tư tưởng và Nhân cách. Rất tiếc cho đến nay với các phát hiện thư tịch cổ, di vật khảo cổ học về sự kiện trên không còn dấu tích cách thức Giáo dục của thời kỳ này. Tuy nhiên các bằng chứng khoa học khảo cổ, lịch sử đã xác nhận lúc đó Người Lạc Việt đã có chữ viết gọi là Khoa Đẩu (Cũng được gọi là Nòng nọc) và Tôn giáo bản địa Việt. Vì thế sau khi xâm lược bách việt, Tần Thủy Hoàng đã ban chế: “ Cấm không được thờ,…” – Sử ký Tư Mã Thiên, sách đã dẫn.

    - Thời kỳ Nho giáo:

Khi Lưu Hằng (劉恆, 202 Tr.CN6 tháng 7 năm 157 Tr.CN ) lên ngôi Hán Văn Đế / 漢文帝 - năm 180 Tr.CN đến năm 157 Tr.CN, tổng cộng 23 năm ở Trung Nguyên (Trung Quốc ngày nay) đã thực hiện sâu hơn chính sách Hán Hóa và giáo dục Nho Giáo – Khổng Tử giả vào Việt Thường –  Giao chỉ dưới thời kỳ Bắc thuộc và duy trì ảnh hưởng Nho giáo cả khi Đại Việt đã giành quyền độc lập, tự chủ. Hệ thống giáo dục, khoa cử Nho giáo trở nên toàn diện sâu sắc hơn dưới Triều đại Lê Thánh Tông ( 1460 sau CN – 1497 sau CN) khi Đại Việt chính thức lấy giáo dục Nho giáo làm Quốc học. Nho giáo ảnh hưởng lâu dài tại Việt Nam đến tận cuối thế kỷ XIX khi Việt Nam đã thuộc Pháp từ  Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884. Nhưng đến tận năm 1932 thế kỷ XX mới chấm dứt được hoàn toàn giáo dục Nho giáo.

Khổng Phu Tử (孔夫子, Khổng Khâu /孔丘, tự Trọng Ni /仲尼, sinh ngày 28 tháng 9 năm 551 Tr.CN – mất ngày 11 tháng 4, 479 Tr.CN. ) được hậu thế tôn vinh tôn vinh là Vạn thế Sư biểu - Bậc Thầy của muôn đời sau -  萬世師表. Có thơ  “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ / 天不生仲尼,萬古如長夜" nghĩa là: “Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài”. Triết lý và Giáo lý của Khổng Tử còn được gọi là Nho giáo. Chữ “Nho” theo chữ Hán (Thể phồn thực) là do chữ Nhân (人) và chữ Nhu(需)ghép lại mà thành Nho giáo. Chữ Nôm 儒教 cho thấy chữ Nho, Nho học, Nho giáo,… xuất xứ có lẽ từ âm Hán – Việt của Người Việt. 

Nguyên thủy về Khổng Tử được đương thời nhận định: “ Khổng Phu Tử là người nhân hậu, khiêm nhường, giản dị, chân thành, giàu tình cảm, ôn hòa mà nghiêm túc, uy nghi nhưng không thô bạo, cung kính mà an nhàn. Sống thanh đạm, trọng nghĩa khinh tài”. Khổng Tử không bao giờ mắc bốn sai lầm: “Không dựa vào ý riêng. Không phán đoán khẳng định, áp đặt. Không cố chấp. Không tự cho mình là đúng cả” . Cổ Thư  viết về Khổng Từ:  “ Có một lần có người chỉ ra sai lầm của Khổng Tử, ông nói: "Ta thật may mắn, giả dụ có sai lầm thì người ta cũng biết được”. Khổng Tử chú trọng vào sự tu dưỡng đạo đức cá nhân trước tiên, sau đó nuôi dưỡng gia đình, rồi mới đến cai trị thiên hạ bằng lòng nhân từ: "Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình Thiên hạ". Khổng Tử thường giảng phải kiên trì Giáo dục theo Ngũ thường: "Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín". Không Tử lý giải: Nhân là lòng từ thiện, Nghĩa là làm tròn bổn phận, Lễ là sự tôn ti trật tự hay quy tắc trong việc đối nhân xử thế với người trên kẻ dưới, Trí là trí tuệ minh mẫn làm việc gì cũng phải suy nghĩ, Tín là lòng thành thực hiện điều đã nói”.

Khổng Tử sinh ra và sống trong thời kỳ xã hội Trung Quốc hỗn loạn, suy đồi, chém giết lẫn nhau, đại thần tiếm đoạt ngôi chư hầu. Các triết lý của Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi nó dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông trong xã hội Trung Quốc. Cũng như Lễ xuất phát từ Nghĩa, thì Nghĩa cũng xuất phát từ NhânNhân là cách cư xử tốt với mọi người. Nhân là trung tâm của các đức tính: “Tình cảm chân thật, ngay thẳng, hết lòng vì nghĩa, nghiêm trang, tề chỉnh, rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn”. Người có đức Nhân chỉ hành động vì Nhân nghĩa, đối lập với kẻ Bất nhân chỉ hành động vì Lợi bản thân.

Về phương pháp giáo dục, Khổng Tử (Thật) thường nói ba điều phải dậy học:

Một là: Đối thoại gợi mở, giảng dạy bằng cách trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy của người học

Hai là: Học đi đôi với hành, lời nói kết hợp với việc làm, là thực hành điều đã học và đem tri thức của mình vào trong cuộc sống.

Ba là: Thường phải Ôn cũ Biết mới. Khổng Tử thường:  Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ  - Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ”. Người học phải khách quan trong học tập, không được vị kỷ tư dục, võ đoán, cố chấp, tự phụ chủ quan - "Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã".

Đối với quản trị nhà nước, Khổng Tử nói: “Chính giả chính dã 政者正也 - Người làm chính trị phải chính trực công bằng”. Khổng Tử coi trọng việc đào tạo người lãnh đạo xã hội, tức đào tạo Kẻ sĩ Quân tử 士君子. Một số tư duy Triết học Giáo lý cơ bản có tính Quy Luật Xã hội về Đạo đức và Giáo dục của Khổng Tử vẫn  còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Khổng Tử là một Nhà triết học vĩ đại của thời cổ đại Trung Quốc, nhưng Khổng Tử cũng là Con Người Trần tục cũng bị những hạn chế nhất định của lịch sử.

Nhận xét về Khổng Tử, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết từ năm 1921: "Khổng Tử vĩ đại, khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản”.Nhưng Hồ Chí Minh cũng được cho là không coi thuyết Khổng - Mạnh phù hợp hoàn toàn với thời hiện đại, Người viết "Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và nếu ông khăng khăng giữ quan điểm ấy thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng".  Hồ Chí Minh nhận xét về triết học: “Những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin”.

Tuy nhiên, như mọi quá trình lịch sử đối với những Danh nhân có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử, từ giữa thế kỷ 19 đến gần cuối thế kỷ 20 ở Trung Quốc đã xuất hiện phong trào phê phán Khổng Tử. Tiên phong có thể kể đến các Học giả Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Từ phong trào Ngũ Tứ năm 1921 học thuyết Khổng Tử bị phê phán vùi dập. Nhà văn Lỗ Tấn phê phán Nho học chỉ phục vụ sự thống trị của vua quan. Lỗ Tấn khuyên thanh niên: “Đọc sách nước ngoài thì bạn trở nên tự cường, đấu tranh, đọc sách Trung Quốc thì bạn chỉ nhẫn nại chịu đựng. Mao Trạch Đông hồi trẻ nói: “Chúng tôi chống Khổng Tử có nhiều lý do, riêng việc Khổng học độc quyền chiếm Trung Quốc, làm cho tư tưởng của chúng tôi không được tự do, buồn khổ làm nô lệ cho thần tượng này suốt 2.000 năm, thì cũng đã không thể không phản đối”. Cách mạng Văn hóa Trung Quốc nổi lên phong trào “Phê Lâm phê Khổng” do Mao Trạch Đông phát động vào năm 1974 thì hầu như Khổng Tử bị xóa bỏ. Chỉ từ sau Cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã lặng lẽ cho phép phục hồi dần Khổng Tử dưới cái tên nghiên cứu Quốc học, tức nghiên cứu phục hồi văn hóa truyền thống Trung Quốc mà Nho giáo là cốt lõi. Từ đó Cơn sốt Khổng Tử bắt đầu nóng dần. Năm 1988, Quỹ Khổng Tử Trung Quốc và UNESCO tổ chức Hội thảo kỷ niệm 2540 năm sinh Khổng Tử. Sau nữa các Viện Khổng Tử ra đời ở Trung Quốc và được viện trợ xây dựng ở nước ngoài. Tuy nhiên ngay tại Trung Quốc hiện vẫn có nhiều ý kiến trái chiều ủng hộ và phê phán Khổng Tử.

Mới đây, sau 30 năm nghiên cứu, giới học giả Trung Quốc phát hiện Nho giáo ban đầu (thời Tiên Tần – Trước Tần Thủy Hoàng) có “sắc thái tính đạo đức” rõ rệt, còn Nho giáo sau đời Hán thì có “sắc thái quyền uy” rõ rệt. Nho giáo ban đầu – hay còn gọi là Nho giáo Nguyên Thủy với “Khổng Tử thật” có các giá trị quan trọng cốt lõi của Khổng Tử thật. Từ sau Nhà Hán, Nho giáo bị xuyên tạc, biến dạng thành “giả Khổng Tử” phục vụ cho chế độ quân chủ phong kiến nhấn mạnh quân quyền, phụ quyền, phu quyền.

Trên đây là sơ lược về Khổng Tử - Nho giáo vì hệ thống giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu sắc kéo dài 2,227 năm đến tận ngày nay. Cách Giáo dục Nho Giáo (giả Khổng Tử) được biên soạn, xuyên tạc từ các Triều đại Hán văn Đế Nhà Tây Hán năm 182 Tr.CN truyền vào Việt Nam để lại di chứng rất nghiêm trọng tại Việt Nam là chuộng hư danh học vị, bằng cấp, giáo điều học thuộc lòng, dậy học theo một chiều đã triệt tiêu gần hết khả năng tự học, phát minh, sáng tạo.

   -  Thời thuộc Pháp:

Từ khi Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam năm 1858 rồi liên tiếp đánh chiếm toàn lãnh thổ Việt

Nam. Pháp buộc Triều đình Nhà Nguyễn ký Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền thuộc địa (colonie) của Pháp trên lãnh thổ Nam Kỳ. Hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ (protectorat) của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam, nhu cầu cấp bách của Pháp phải triệt tiêu giáo dục Nho học thay bằng giáo dục Pháp để cai trị, khai thác thuộc địa. Kỳ thi Hương cuối cùng tại Nam Kỳ năm 1864. Năm1878 Pháp lệnh buộc phải dùng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ thay chữ Hán. Bắc kỳ  thi Hương cuối cùng năm 1915 và tại Trung Kỳ là năm 1918. Chấm dứt thi Hội Nho giáo vào năm 1919 ở Huế. Vì phải có thời gian chuyển đổi nên mãi đến năm 1932 Triều đình Nhà Nguyễn mới bỏ được việc dùng chữ Hán để thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ.

Pháp đã thực hiện hệ thống Giáo Dục Pháp cho Người Bản Xứ (Enseignement Franco-Indigène) gọi là Giáo Dục Pháp - Việt gồm 03 bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Chương trình học của Pháp có sửa đổi nhỏ áp dụng tại Việt Nam. Thực hiện giảng dậy bằng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính. Tiếng Việt và chữ Quốc ngữ là ngôn ngữ phụ.

Giáo dục Phổ thông Pháp – Việt chia làm 03 cấp học với chương trình 13 năm gồm:

- Tiểu học 06 năm: Ba lớp đầu còn được gọi là bậc sơ học. Học xong học sinh phải thi lấy bằng Sơ Học Yếu Lược (Primaire Élémentaire). Những học sinh được tuyển thẳng lên lớp Nhì năm thứ Nhất không phải thi Sơ Học Yếu Lược. Học hết lớp nhất học sinh được thi bằng Tiểu Học Yếu Lược hay Sơ Đẳng Tiểu Học (Certificat d’Études Primaire Franco-Indigène, viết tắt CEPFI), phải có bằng này mới được dự tuyển học lên lớp trên.

- Bậc Cao Đẳng Tiểu Học (Primaire) 4 năm: học xong thi có bằng Thành Chung. Có bằng Thành Chung mới được dự thi lên bậc Trung Học ( còn gọi là bằng Tú Tài). Trường bậc Cao Đẳng Tiểu Học có tên là Collège.

- Bậc Trung Học (Enseignement Secondaire) 3 năm: Gọi là bậc Tú Tài Pháp-Việt. Học xong 2 năm đầu thi lấy bằng Tú Tài phần thứ nhất (Baccalauréat, 1ère partie). Có bằng này mới được học tiếp năm thứ ba không qua thi tuyển. Năm thứ 3 được chia làm 2 Ban: Ban Triết và Ban Toán. Hai ban có cùng môn học là Sử. Địa, Ngoại Ngữ. Những môn giống nhau nhưng số giờ học khác nhau là Đại Số, Thiên Văn. Có một số môn chỉ học ở ban này mà ban kia không có như Ban Triết có Tâm Lý Học, Siêu Hình Học, Ban Toán có Hình Học, Cơ Học, Số Học. Thời ấy có bằng Tú tài Tây phần thứ nhất đã được bổ làm quan Huyện.

Từ năm học 1937-1938 chương trình Pháp-Việt trên cả nước Việt Nam thực hiện học đủ 3 Ban: Toán, Khoa Học, Triết. Học sinh thi tốt nghiệp các ban khác phải tự học thêm những môn mà ở Ban đang học không có. Học sinh được thi bằng Tú Tài Pháp. Học xong thi lấy bằng Tú Tài Toàn Phần - Certificat de Fin d’Études Secondaire Franco-Indigènes. Đối với học sinh tốt nghiệp 2 hoặc 3 ban có thêm bằng Tú Tài Pháp được ưu tiên khi thi vào các trường Đại Học có thi tuyển như các trường Grandes Écoles ở Pháp hoặc các trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp ở Hà Nội. Từ 1926-1927 Pháp lập thêm chế độ Tú Tài Bản Xứ - Baccalauréat Local, học các môn Văn chương Việt Nam, Lịch sử, Triết học Đông Phương và Cận Đông  các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái. Do chương trình rất nặng nên đã bị hủy bỏ từ năm 1937.

    - Thời kỳ Đế Quốc Việt Nam:

 Sau khi Nhật Bản đánh chiếm toàn bộ Đông Dương thuộc Pháp trong Đại chiến Thế giới II. Tháng 3/1945, Vua Bảo Đại đang đi săn thì bị quân Nhật đưa về Huế để ký vào bản đã viết sẵn tuyên cáo độc lập và thành lập chính quyền bù nhìn do phát xít Nhật lên tại Việt Nam. Chính phủ do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng , còn Bảo Đại được Đế quốc Nhật Bản công nhận là vua của Đế quốc Việt Nam ( 越南帝國; tiếng Nhật: ベトナム帝国). Nhật bản sai Bảo Đại xóa bỏ Hiệp ước Patenôtre chấm dứt hoàn toàn thế lực của Pháp ở Đông Dương.  Chính phủ bù nhìn này tồn tại 05 tháng từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945. Khi Nhật Bản xâm lược chiếm đóng vùng Đông – Nam châu Á trong Đại chiến thứ II, Nhật Bản đã lập các chính phủ bù nhìn như Mãn Châu QuốcChính phủ Uông Tinh VệMông CươngĐệ nhị Cộng hòa Philippines,... Cùng với sự bại trận của Nhật Bản các chính phủ này tự sụp đổ hoặc bị Đồng Minh giải thể năm 1945.Vua Bảo Đại sau này cũng xác nhận Chính phủ Đế quốc Việt Nam là của Thực dân Pháp hiến cho Phát xít Nhật, Việt Nam không có độc lập thực sự. Thời Chính phủ Trần Trọng Kim có Chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn ban hành 20/4/1945 đến 20/6/1945 áp dụng tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Sau khi Pháp trở lại xâm lược Việt Nam thì chương trình giáo dục Pháp - Việt lại tiếp tục thực hiện đến 1954.

- Bối cảnh và giáo dục tại Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975:

Sau Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên bố Độc lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một năm sau, Nhà nước Dân chủ Cộng hòa non trẻ đã phải đã tiến hành cuộc kháng chiến 09 năm từ năm 1946 – 1954 chống Thực dân Pháp với chiến thắng Điên Biên Phủ, Nhà nước Dân chủ Nhân dân Việt Nam đã mở đầu kỷ nguyên chấm dứt 400 năm Chủ nghĩa Thực dân cũ trên toàn thế giới. Hội nghị Genève khai mạc ngày 26/4/1954 ban đầu nhằm mục đích bàn vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương, nhưng vấn đề Triều Tiên bế tắc nên từ ngày 8/5/1954 được tập trung thương lượng vấn đề Đông Dương. Sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp mở rộng và 23 phiên họp riêng cùng các hoạt động thương lượng căng thẳng về ngoại giao. Trong hoàn cảnh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị các Cường quốc gây sức ép tối đa vì lợi ích của họ, cuối cùng Hiệp định Geneve được ký ngày 20/7/1954. Với sự sáng suốt, mưu lược, linh hoạt và khéo léo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cuối cùng đã giành được thắng lợi cốt lõi buộc các Cường quốc phải công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một Quốc gia độc lập, có chủ quyền, sự phân chia Bắc – Nam Việt Nam có giới tuyến quân sự chỉ là tạm thời, không phải là biên giới quốc gia, hai năm sau khi ký Hiệp định phải Tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

Thắng lợi cốt lõi của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hiệp định Geneve 1954 là Nền tảng Pháp lý Quốc tế để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Với Chiến lược chiến tranh Nhân dân liên tục tấn công tiêu hao sinh lực Mỹ, Việt Nam Cộng hòa và 06 nước Đồng minh có tổng quân số 1, 403,546 (một triệu bốn trăm linh ba nghìn năm trăm bốn sáu) người với trang bị hiện đại nhất thế giới vẫn bị bất ngờ trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 buộc Mỹ phải tiến hành đàm phán tại Paris với Hà Nội.  Đàm phán Paris về Việt Nam trở thành trung tâm dư luận của thế giới vì cuộc chiến toàn diện Việt – Mỹ là Đại diện cơ bản mâu thuẫn thời đại bấy giờ. Hội nghị Paris báo hiệu kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt lâu dài nhất trên thế giới sau Đại chiến thế giới lần thứ II. Lần nay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không cho bất cứ một Cường quốc nào can thiệp như tại Hội nghị Geneve. Sau chiến thắng trận “Điện Biên Phủ trên không” đánh diệt B52, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27 /01 /1973 rút toàn bộ quân Mỹ và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam thực hiện Di chúc của Hồ Chủ Tịch“ Đánh cho Mỹ cút, Đánh cho Ngụy nhào” tiến tới giải phóng toàn bộ miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Thời kỳ  1955 – 1975  giáo dục tại Việt Nam được thực hiện theo hai hệ thống khác biệt: Tại miền Bắc và các vùng giải phóng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện giáo dục phổ thông 10 năm như miền Bắc.Tại các vùng tạm chiếm của Việt nam Cộng hòa thực hiện giáo dục phổ thông 12 năm.

    -  Giáo dục của Việt Nam Cộng hòa: Từ 1955 – 1975, Chế độ Việt Nam Cộng hòa thực hiện giáo dục gồm tiểu học, trung học và đại học có các cơ sở giáo dục công lập, dân lập và tư thục ở cả ba bậc học. Về quản lý có Bộ Giáo dục ở Sài gòn đến các cơ sở địa phương. Ông Nguyễn Thanh Liêm vốn là Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa nhận xét: “ Giáo dục Việt Nam Cộng hòa tồn tại trong 20 năm, ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, thường xuyên bất ổn chính trị, nên đến năm học 1973–1974 tại Việt Nam Cộng hòa có 20% dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học. Năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người, không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng, chiếm 0,75% dân số. Trong 20 năm tồn tại, tỷ lệ người dân biết đọc và viết tại các vùng tạm chiếm của Việt Nam Cộng hòa chỉ đạt khoảng 70% dân số. Trong khi đó ở miền Bắc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thanh toán xong nạn mù chữ từ năm 1958.

Sau ngày 30/4/1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Trước tình trạng nhiều người Dân miền Nam vẫn bị mù chữ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – sau đó đổi thành Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện chính sách Bình dân học vụ và đến cuối tháng 2 năm 1978, cơ bản thanh toán xong nạn mù chữ  ở 21 tỉnh, thành phố miền Nam Việt Nam.

  • Chính sách Giáo dục của Nhà nước Cách mạng Việt Nam: Ngay từ khi thành lập 2/9/1945, trải qua hơn 50 năm từ 1945 đến 1995 trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt tàn phá, bị bao vây cấm vận, thù trong, giặc ngoài nhưng Nhà Nước Cách mạng Dân chủ Nhân Dân đã xác nhận “ Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”  huy động tối đa sức người, sức của cho xây dựng, cải cách nhằm hoàn thiện Hệ thống Giáo dục Việt Nam vừa hiện đại, vừa giữ vững, bảo tồn, phát huy có chọn lọc những truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam. Nhà nước Cách mạng Việt Nam thực sự là một Hệ thống chính trị vì Dân nhận thấy những yếu kém của Hệ thống Giáo dục nên đã nỗ lực cải cách nhưng đến nay do nhiều nguyên nhân vẫn chưa đạt được mục đích.

 

Những bức ảnh đen trắng quý hiếm về học sinh thời chiến - Giáo dục Việt Nam

Lớp học sơ tán chống mỹ 1966

 

Tâm huyết của Bác Hồ với giáo dục nước nhà

Bác Hồ với học sinh phổ thông 1965

Những cuộc cải cách đã tiến hành:

- Cải cách Giáo dục lần thứ nhất: Sau thành công Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại phải tiến hành chống Thực dân Pháp. Vừa kháng chiến vừa Kiến Quốc chuẩn bị Nhân Lực có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật để sau chiến thắng xây dựng đất nước. Năm 1950, Nhà nước Cách mạng thực hiện Cải cách Giáo dục lần thứ Nhất trên cơ sở phân tích, lựa chọn từ Hệ thống Giáo dục Pháp – Việt 12 năm sang hệ Giáo dục 9 năm phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến.

- Cải cách Giáo dục lần thứ hai: Chiến thắng Điện Biên Phủ lập lại hòa bình ở Việt Nam với Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành hai miền Bắc và miền Nam tại vĩ tuyến 17. Đảng Lao động (Cộng sản) Việt Nam vừa tiến hành khôi phục xây dựng lại kinh tế bị tàn phá ở Miền Bắc vừa thực hiện nghĩa vụ Hậu phương lớn chi viện Tiền tuyến lớn Miền Nam, chống chiến tranh của Mỹ phá hoại, hủy diệt Miền Bắc nhưng Đảng đã cho tiến hành cuộc Cải cách Giáo dục lần thứ 2 từ năm 1956 – 1976 chuyển Phổ thông 9 năm thành Phổ thông 10 năm. Nội dung Giáo dục thời kỳ này có sao chép lại chương trình Giáo dục của khối Xã hội chủ nghĩa.

   - Cải cách Giáo dục lần thứ ba: Sau chiến thắng 30/4/1975 giải phóng toàn bộ miền Nam và thống nhất đất nước năm 1976. Đảng – Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã cho tiến hành dung hòa cùng tồn tại hai hệ thống Giáo dục 12 năm của chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa và Giáo dục 10 năm của miền Bắc từ năm 1976 – 1981. Trong thời gian này chuẩn bị, hợp nhất hệ thống Giáo dục cả nước. Bắt đầu từ năm 1981 bỏ lớp vỡ lòng, thêm lớp 5 để áp dụng hệ  Giáo dục 11 năm cho miền Bắc. Năm học 1992-1993, hệ thống 11 năm phổ thông của miền Bắc được thêm lớp 9, chuyển hệ Phổ thông từ 11 năm sang 12 năm. Đến năm 1993 đến nay đã thực hiện hệ thống Giáo dục Phổ thông 12 năm trên cả nước.

- Một số vấn đề hệ lụy phát sinh trong quá trình này:

Thời kỳ này tư duy Cải cách Giáo dục Việt Nam phải tiến kịp trình độ Liên Xô và các nước Đông Âu nên phải thay đổi chương trình, nội dung sách giáo khoa và cải tiến chữ viết. Chương trình quá nặng nên xuất hiện giảng dậy kiểu nhồi nhét theo kiểu một chiều cho hoàn thành. Chữ viết bỏ lối viết truyền thống bị dư luận xã hội phản ứng mạnh nên phải trở lại cách viết như cũ.

- Cải cách Giáo dục lần thứ tư: Thực hiện cải cách vào năm 2000. Việc đầu tiên là thay đổi toàn bộ nội dung sách giáo khoa Hệ Phổ thông. Bước đầu thay đổi nội dung sách giáo khoa từ lớp 1 và lớp 6, hoàn tất vào năm học 2008- 2009. Có nhận xét đây là kỳ thay đổi nội dung sách giáo khoa phổ thông có trình tự nhất từ năm 1950 đến 2009. Dự kiến thiếu suy xét nên có một số người cho rằng từ năm 1996 trong cải cách nội dung Giáo dục Phổ thông sẽ tích hợp môn Lịch sử và Địa lý đã gây ra bất đồng sâu sắc trong giới chuyên môn rồi đến phản ứng phản đối của toàn xã hội đến mức năm 2015 Quốc Hội Việt Nam quyết định không cho phép bỏ môn Lịch sử trong Giáo dục Phổ thông.

-  Về Cơ cấu Hệ thống Giáo dục: Từ sau chiến thắng 30/04/1975 đến trước Công cuộc Đổi Mới 1986 tại Việt Nam không có bất cứ trường Dân lập, Tư Thục nào được thành lập trong Hệ thống Giáo dục Việt Nam. Sau Công cuộc Đổi Mới, chính sách Xã hội hóa Giáo dục từ miễn phí Giáo dục sang thu phí Giáo dục đã cho phép thành lập các trường Tư thục có lợi nhuận hoạt động trong hệ thống Giáo dục Việt Nam. Thời kỳ 2006 – 2010 đã có đề xuất Phân Ban trong hệ thống Giáo dục phổ thông. Bộ Giáo dục Đào tạo cho áp dụng thí điểm từ năm học 2003-2004 tại gần 50 trường của 11 tỉnh /thành với 2 Ban: Ban A - Khoa học tự nhiên, học nâng cao các môn toán, lý, hoá, sinh. Ban C Khoa học Xã hội - Nhân văn học nâng cao văn, sử, địa, ngoại ngữ. Quá trình thí điểm và chuẩn bị xuất hiện Ban B có nội dung không phân Ban. Học sinh lớp 12 buộc phải học hai chương trình với hai bộ sách giáo khoa khác nhau phân Ban và không phân Ban, đến năm 2006 – 2007 thực hiện đại trà. Do thực tiễn áp dụng đã cho thấy nhiều bất hợp lý, lãng phí chương trình Phân Ban thất bại và kết thúc vào năm 2014.

-  Dự kiến chuẩn bị cho cải cách Giáo dục lần thứ năm: Kế hoạch dự kiến, bắt đầu từ năm học 2018-2019 trở đi, chương trình Giáo dục phổ thông sẽ có sự cải cách, giảm môn bắt buộc, tăng môn tự chọn. Bắt đầu từ năm 2005 kỳ thi Tốt nghiệp Tiểu học được bãi bỏ, do đó chỉ còn các kỳ thi Tốt nghiệp Trung học Cơ Sở (hết lớp 9) và Trung học Phổ Thông (lớp 12). Từ năm 2006, kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ sở cũng bị bãi bỏ.

  -  Tuyển sinh đại học:

Thời kỳ 1954 đến 1969, trong kháng chiến chống Mỹ đã không tổ chức thi tuyển vào Đại học, chỉ căn cứ kết quả học tập, lý lịch học sinh. Trường Trung học Phổ thông cấp 3 và Ban Tuyển sinh cấp Huyện xét và sắp xếp học sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng hoặc cử đi nước ngoài đào tạo.

Từ năm 1970 – 2014 bắt đầu thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào Đại học và Cao đẳng. Quá trình này thay đổi nội dung và phương thức tổ chức nhiều lần. Ban đầu thời kỳ 1970 – 1979, các Thí sinh phải qua hai kỳ thi là tốt nghiệp Trung học Phổ thông và thi vào Đại học, Cao đẳng. Sang thời kỳ 1980 – 1990, các thí sinh vẫn phải qua 02 kỳ thi Phổ thông cấp 3 và vào Đại học nhưng được làm hồ sơ đăng ký dự thi Đại học, Cao đẳng theo nguyện vọng khối A -Toán, Vật lí Hóa học, khối B - Toán, Hóa học, Sinh học, khối C - Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí. Thí sinh đạt kết quả cao được Nhà nước cử đi học nước ngoài.

Thời kỳ 1991 – 2001 sau khi thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, thí sinh làm hồ sơ  đăng ký nhiều trường, gồm có khối A (Toán, Vật lí, Hóa học), khối B (Toán, Hóa học, Sinh học), khối C (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí), khối D (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ). Các trường Đại học, Cao đẳng tự tổ chức kỳ thi tuyển sinh. Do các trường Đại học và Cao đẳng có nhiều cơ sở ở các thành phố lớn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… nên thí sinh phải tập trung về gây lãng phí, tốn kém, phát sinh những vấn đề giao thông.

Từ 2002 đến 2014 tổ chức kỳ thi "Ba chung": Chung đề, Chung đợt thi và Sử dụng chung kết quả thi. Kỳ Thi chia làm 3 đợt: đợt 1 thi Đại học khối A (sau thêm A1), đợt 2 thi Đại học khối B, C, D và đợt 3 thi CD. Đến năm 2013 bỏ thi kỳ 3, tổ chức chung một kỳ thi vào Cao đẳng và Đại học. Để giảm chi phí và ách tắc giao thông đã mở rộng điểm tổ chức thi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vinh,  Quy Nhơn, Cần Thơ. Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn đối với từng khối thi. Đại học và Cao đẳng chỉ được phép tuyển sinh có kết quả thi từ mức điểm sàn trở lên.

Tổng kết nội dung tổ chức các kỳ thi vào Đại học và Cao đẳng có một số ưu điểm, hạn chế cơ bản là đa dạng hóa các ngành nghề đồng thời cũng hạn chế quyền tự chủ truyển sinh ở bậc học này. Từ 2014 thực hiện quyền tự chủ các trường Đại học và Cao đẳng tùy cách chọn Xét tuyển sinh hay Thi tuyển sinh.Từ năm 2005, nội dung đào tạo của các trường Đại học có quy định và nội dung đào tạo Cử Nhân, Thạc sỹ, Tiến sỹ theo Niên chế. Rất ít trường Đại học thực hiện Tín chỉ.

Năm 2012, Đảng - Nhà nước Việt Nam chỉ đạo và thể chế hóa bằng Luật Giáo dục Đại học số: 08/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 Cải cách hệ Giáo dục Đại học phát triển đa dạng , cho phép các trường Đại học tự chủ trong các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, trên nguyên tắc bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Về quản lý Nhà nước cũng xác nhận: “Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn giáo trình sử dụng chung các môn lý luận chính trị, quốc phòng - an ninh để làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các cơ sở giáo dục đại học”. Tuy nhiên thực tế cho thấy từ những tồn tại nhiều năm trình độ, năng lực yếu kém nên đến năm 2014 mới chọn ra được bốn trường Đại học Công lập thí điểm tự chủ tài chính.

Thành công lớn nhất của thời kỳ nay là: “Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000, phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010, đang tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố và nâng cao kết quả xóa mù chữ cho người lớn” – Trích Nghị quyết Trung ương Đảng số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013. Một nghịch lý của Giáo dục những năm gần đây là bắt trẻ con “ Thi” vào Lớp 1, như thế là trái với chính sách của Đảng – Nhà nước Việt Nam nhưng chưa thấy cán bộ làm điều kiện này bị kỷ luật (?).

Do nhiều nguyên nhân hạn chế từ quá độ phát triển Kinh tế - Xã hội, lại thêm sự thoái hóa, biến chất của một hệ thống Cán bộ Đảng viên thời kỳ 2006 đến hết năm 2015 cùng với yếu kém nặng lý thuyết, xa thực tiễn đã dẫn đến hệ quả năm 2015 số Cử nhân thất nghiệp tăng đến 199,400 người.  Trong khi đó 75% đến 90% số học viên tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng nghề có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Hậu quả Cử nhân thất nghiệp ngày một nhều là từ việc không thực hiện nhiệm vụ phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh ngay từ bậc phổ thông. Năm 2014, theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, cả nước có 24.300 Tiến sĩ và 101.000 Thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới". Sở dĩ số lượng Thạc sỹ, Tiến sỹ tăng vọt vì thời kỳ này còn có quy định cấp Cục, Vụ, Sở,… phải có bằng cấp từ Thạc sỹ trở lên cùng rất nhiều loại Chứng chỉ từ Anh văn đến máy tính,…(!) Vì vậy “Phong trào chạy bằng cấp” bằng cấp rộ lên cả nước.

 -  Nhận định:

Từ năm 207 Tr.CN dù Lạc Việt – Việt Thường sau là Đại Việt bị các Vương triều Phương Bắc áp đặt chính sách Hán hóa, sau đó hơn 2125 năm, với gần 100% dân số mù chữ, số người Việt biết chữ chỉ khoảng 0,2% dân số nhưng các sĩ phu Việt vẫn giữ nguyên phát âm Việt, cải tiến chữ Hán thành chữ Nôm. Trong thời thuộc Pháp thực hiện hệ thống Giáo dục Pháp – Việt với chữ Quốc Ngữ, người Việt đã biết chắt lọc những tinh hoa tốt đẹp của phong tục, truyền thống thông qua lao động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt xã thôn Việt nên tinh thần Việt vẫn được bảo tồn, phát huy giáo dục Nhân Cách Việt không bị đồng hóa trước bất cứ thế lực Ngoại xâm nào dù hùng mạnh nhất.

Quá trình lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay đã diễn ra rất nhiều biến động dữ dội về Chính trị , Kinh tế, Xã hội, … Nhất là từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Nhà nước Cách mạng Việt Nam xây dựng trên tro tàn của chiến tranh,  thù trong, giặc ngoài, phân hóa xã hội sâu sắc. Cho đến nay không ít lần Đảng – Nhà nước Cách mạng Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo. Với vị trí Địa – Chính trị ở trung tâm khu vực Đông Á những biến động của Việt Nam còn tác động rung chuyển đến cả Thế giới.

Thời vận Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay đã xuất hiện liên tục mấy thế hệ những người Việt yêu nước, kiệt xuất trong tất cả các lĩnh vực Chính trị, Xã hội không chỉ ở tầm cỡ Quốc gia mà ở tầm cỡ Nhân loại. Phải thấy rằng với tài năng bẩm sinh cùng sự khổ công tự rèn luyện – Các vị Danh Nhân, các Vị Lãnh tự Cách mạng Việt Nam có phần đã tiếp thu được kiến thức giáo dục từ hệ thống Giáo dục Pháp – Việt và Giáo dục phổ thông 9 năm rồi 10 năm của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tham gia và lãnh đạo Dân tộc Việt Nam đấu tranh thống nhất nước nhà, giữ vững được Độc lập, Tự do.

Khách quan nhìn lại lịch sử Việt Nam từ khi dựng nước Lạc Việt – Việt Thường – Việt Nam đến nay chưa từng có thế hệ anh hùng, kiệt xuất, hiển hách đến như vậy đã giữ Nước, khai sinh ra Nước Việt Nam mới, đó là thế hệ được gọi là Thế hệ Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.

Khoảng thập kỷ 90 Thế kỷ XX trở lại đây, trong hòa bình xây dựng với vị thế Việt Nam ngày một lên cao trên Trường Quốc tế, nhưng chúng ta chưa thấy xuất hiện một thế hệ Người kiệt xuất như Thời đại Hồ Chí Minh. Đảng – Nhà nước Việt Nam đã tập trung rất lớn Sức người, Sức của cho Giáo dục nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Có nguyên nhân việc giáo dục của chúng ta chỉ tập trung vào kiến thức chưa thực hiện có kết quả cho giáo dục Nhân cách lớp thanh, thiếu niên kế tục sự nghiệp của Cha Anh.

Ngày 04/11/2013 Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa trong điều kiện Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế”. Nội dung nghị quyết rất súc tích, phân tích toàn bộ ưu, khuyết và hạn chế của quá trình Giáo dục của Việt Nam. Nếu thực hiện đúng, thực hiện đủ thì Hệ thống Giáo dục Việt Nam đến nay đã ở trình độ cao của Thế giới. Tuy nhiên tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 29 – NQ/TW, ngày 04/11/2013 quá độ ở Việt Nam vẫn tồn tại Hệ thống tham nhũng, đặc lợi, đặc quyền.

Giáo sư Hoàng Tụy nhận xét:

Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu một tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, "đổi mới" liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm nầy qua năm khác. Không đâu cần bốn chữ cần, kiệm, liêm, chính” hơn lĩnh vực giáo dục. Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây. Một nền học thuật đã thiếu vắng các đạo đức và đức tính cơ bản ấy tất nhiên sớm muộn cũng biến chất và lâm vào bế tắc. Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ. Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.”

Cần xem xét, kết luận Lozic mục đích Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ mới Hội nhập thế giới và xây dựng nền Kinh tế định hướng Xã hội Xã hội Chủ nghĩa là:

- Giáo dục Phổ thông thực hiện phổ quát kiến thức thông thường chuẩn bị cho đào tạo Nguồn Nhân Lực kỹ thuật và kỹ thuật cao tại các trường Cao đẳng, Dậy nghề.

- Giáo dục Đại Học là giáo dục chuyên sâu về trình độ ban đầu của đào tạo Nhân Tài cho Quốc gia – Dân tộc Việt Nam.

Thất bại, hạn chế, chậm tiến bộ khi Cải cách Giáo dục chính vì chỉ quanh quẩn thay đổi nội dung và phương pháp giảng dậy, đào tạo. Cải cách Giáo dục lần này phải cách nhìn mới, có Chủ Thuyết và Mô hình. Giáo dục là hệ quả tất yếu của một quá trình lâu dài phát triển của cả một Hệ thống Chính trị, Kinh tế, Xã hội, Khoa học kỹ thuật, Văn học Nghệ thuật đã cấu thành Hình thái, đặc tính của Việt Nam. Chủ thuyết Cải cách Giáo dục chính là đào tạo Con Người Việt Nam có đủ Nhân cách và Kiến thức tham gia xây dựng mục tiêu “ Dân giầu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh” trên cơ sở tiếp thụ có chọn lọc tinh hoa giáo dục của các nước trong Tốp 10 giáo dục hàng đầu thế giới với việc bảo tồn, phát huy những truyền thống, phong tục tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam.

- Nhân cách là cốt lõi của Giáo dục Công Dân Việt Nam: Một trong những nguyên nhân sâu xa là Giáo dục một thời ở Việt Nam chỉ chú ý đến kiến thức học thuộc lòng, kém sáng tạo, bệnh bằng cấp học vị - một tàn dư lâu đời của “Nho giáo, Khổng Tử giả” đã trở thành mãn tính cùng với mặt trái của Kinh tế Thị trường đã làm suy thoái Truyền thống, Văn hóa Xã hội Việt dẫn đến Danh dự Con người được đánh giá bằng tiền của, bằng chức quyền,…Sự cốt tử hình thành Con Người văn hóa chân chính trước hết phải là Nhân cách.

Nhân cách là Tư tưởng và Phong cách sống ứng xử sống theo Lý trí của Một Người khác với Phong cách sống Bản năng – Thường là Ích kỷ có khi tới mức Tàn nhẫn.

Nhân cách không phụ thuộc vào trình độ học thức mà phụ thuộc nhiều vào yếu tố Di truyền, Gia phong và xu hướng tập quán tinh thần của Xã hội. Truyền thống Dân tộc Việt từ xưa đến nay đã để lại nhiều Thành ngữ Dân gian về Nhân cách Việt như: “ Giấy Rách phải giữ lấy Lề / Đức năng thắng Số /Ăn Mặn nói ngay hơn Ăn chay nói dối / Biết ăn  biết ở hơn người giàu sang​,…”

Giáo dục Kiến thức dù cao đến đâu mà không có Nhân cách thì mọi Kiến thức đều chỉ nhất thời. Thực tiễn cho thấy Kiến thức ngày hôm nay thì ngày mai đã lạc hậu, duy nhất trường tồn là Nhân cách và Khả năng tự học, tự rèn luyện không ngừng bản thân về Đạo đức, Lối sống, Nhận thức và Tư duy phương pháp Học và Hỏi.

Nhân cách hình thành từ khi mới sinh ra đến trưởng thành, phát triển hoàn thiện trong mỗi Con Người trong suốt cuộc đời. Lao động và Sinh hoạt Cộng đồng là tối quan trọng tác  đối với trẻ em đến tuổi vị thành niên cực kỳ quan trong, đó là tập luyện từ ý nghĩ đến động tác việc làm, sự kiên trì, nhẫn nại, đoàn kết. Hơn một 100 năm qua khoa học nghiên cứu chơi đùa từ bầy đàn động vật đến con người đã xác nhận nếu không có lao động chân tay và vui chơi cộng đồng thì cá thể đó mất hoàn toàn kỹ năng sống và bị cô lập, xa lánh. Giáo dục Nhân cách trước hết là từ Gia đình khi con người mới sinh ra đến lớp Mầm Non,… phổ thông, đại học, dậy nghề và trong sinh hoạt cộng đồng. Nhân Cách là Cốt Lõi sinh tồn của một cá nhân, của một gia đình, của một Cộng đồng,… Chính Nhân Cách hình thành phong tục, tập quán, truyền thống của bất cứ một Dân Tộc nào trên Cõi Thế gian này. Chính Nhân cách đã bảo tồn truyền thống đặc sắc của mỗi Dân tộc, tăng sự đa dạng và hấp dẫn của Dân Tộc vì vậy Nhân Cách chính là gốc rễ của Văn hóa mỗi Dân tộc.

Hồ Chủ Tịch trong nói chuyện tại buổi lẽ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19.1.1955, Người viết: “Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên,… Trong vui chơi cũng có giáo dục”. Người còn viết: Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết : Yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hóa.”sách Bàn về công tác giáo dục, NXB Sự thật - Hà Nội 1972, Tr.43. Không rõ tại sao những năm về sau này Giáo dục Việt Nam không thấy có chương trình lao động cho học sinh ?

Giáo dục Nhân cách là một vấn đề tinh tế, kiên trì suốt đời con Người lao động kết hợp trí óc, rèn luyện thể dục và lao động chân tay ngay trong việc nhà. Ở các nước Châu Âu, ngay từ lớp Mầm Non đã dậy trẻ con Nam, Nữ nấu ăn, khâu vá, tự chăm vệ sinh cá nhân,… Sự sâu sắc của Lao động chân tay chính là giới hạn phân biệt được đâu là Con Người, đâu là Con Vật. Con Người khác biệt là do biết Lao động

Trong Đại hội sinh viên lần thứ II từ ngày 05/5/1958 đến 07/05/1958, Hồ Chủ Tịch đến nói chuyện và khẳng định: Lao động trí óc mà không có lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không biết thực hành chỉ là Trí thức Một Nửa.  Vì vậy, sinh viên các cháu phải luôn nhớ rằng trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động”.

Chứng minh luận điểm này là từ lịch sử hàng vạn năm khi mới lập Nước Lạc Việt đến  trước Cách mạng tháng Tám 1945 có đến 99% dân số Việt Nam mù chữ nhưng Toàn Dân Việt Nam vẫn hy sinh vì Độc lập, Tự do với truyền thống bất khuất “Không chịu mất Nước, Không chịu làm Nô lệ ngoại bang”. Một khi đã tự xét đến lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình, cộng đồng để hy sinh thân mình thì phải có nhận thức Lý Trí, không thể theo Bản năng tự nhiên là Tham Sống, Sợ Chết cố hữu của Động vật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài “Kết hợp học với hành”, đăng trên Báo Nhân dân, số 498, ngày 14 tháng 7 năm 1955 được trích: “Học trò chẳng những học ở trường, học trong sách, mà còn cần học trong công tác phục vụ nhân dân một cách thực tế nữa.” . Người còn nói: Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân.” - Huấn thị về công tác huấn luyện học tập, tháng 5/1950. Trong cuốn tuyển tập Hồ Chí Minh. NXB Sự thật, Hà Nội 1960. Tr. 329.

Giáo dục Nhân cách trước hết phải từ Gia đình điều mà cả thế giới gọi là “ Gia Phong” rồi mới đến Nhà trường và Xã hội phối hợp, hỗ trợ, thử thách rèn luyện. Nay ngược lại, Nhân cách lại do Nhà Trường “ Giáo dục”, rồi không rõ từ đâu giáo viên phổ thông gọi học sinh là “Con”, nhưng cha mẹ học sinh lại gọi Con là “Bạn” không còn tôn ti trật tự gì.

Nghịch lý, trái quy luật của Giáo dục có rất nhiều, chỉ xin đơn cử  chuyện: “Xưa nay danh từ phổ quát chung là Văn – Võ để phân biệt hai vấn đề khác biệt trong xã hội. Để sự cải cách có vẻ Mới, tại Việt Nam đã đổi danh từ Văn thành Ngữ Văn” – Sự thay đổi thiếu suy xét vì Ngôn ngữ, Chính tả,… chỉ là một phần biểu đạt trong Đại từ Văn của Người Việt. Không riêng truyền thống Việt Nam mà cả thế giới đều khuyến khích viết Văn ngắn gọn, xúc tích thì trong Giáo dục hiện nay tại Việt Nam sẽ chấm điểm thấp nếu học sinh viết bài văn ngắn, không rõ do giáo viên thiếu trình độ cảm thụ hay tại sao? Khi nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp 2-3 tại Hội nghị Sư phạm tháng 7-1956, (Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 8, tr. 225) Người nói: Giáo dục ở trường và ở gia đình có quan hệ với nhau. Các chú, các cô phải thi đua trao đổi kinh nghiệm. Bác nói thế là hết. Văn hay không cần nói dài.”

Sử Ký Tư Mã Thiên viết: “Vì không biết nghĩa lý, nên bị tai tiếng không sao tránh khỏi. Chỉ vì không hiểu cái thâm thúy của Lễ và Nghĩa mà đến nỗi Vua không ra Vua, Cha không ra Cha, Con không ra Con. Vua không ra Vua thì phạm tội với Lễ Nghĩa. Tôi không ra Tôi thì phải giết. Cha không ra Cha thì vô đạo. Con không ra Con thì bất hiếu.”

Trong tình hình Hội nhập Thế giới hiện nay có rất nhiều biến đổi phức tạp, bất thường, nhanh chóng, khó dự đoán đã có tác động qua lại nghiêm trọng giữa những hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội trên cục diện Quốc tế. Những tác động có rất nhiều, nổi lên có thể thấy hai tác động dẫn truyền với những thay đổi quá trình phát triển ổn định, bền vững của Kinh tế - Xã hội trên thế giới:

  • Cách mạng Công nghệ lần thứ 04 - IT: Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, tiếng AnhInformation technology hay là IT. Năm 1969 Cách mạng Công nghiệp thứ 03 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Tới nay Cách mạng Công nghiệp thứ 04 đã hình thành đang phát triển trên nền tảng của cuộc cách mạng thứ 03, đó là Cách mạng Số xuất hiện giữa thế kỷ XX. Cách mạng Công nghệ IT làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự thay đổi này không giống với bất kỳ điều gì mà con người từng trải qua. Cách mạng IT sẽ xóa bỏ sự phân chia giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học. Cách mạng Công nghiệp thứ 04 - IT phát triển với tốc độ ở cấp số nhân, làm biến đổi cả Bề rộng và Chiều Sâu an ninh, quốc phòng, các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị, gia tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trên toàn thế giới.

Mặt trái của Cách mạng Công nghệ IT sẽ tạo ra sự bất công lớn gia tăng mâu thuẫn bất bình đẳng xã hội, nguy cơ phá vỡ thị trường lao động, người lao động sẽ bị dư thừa, số người thất nghiệp tăng. Khoảng cách sẽ ngày một rộng giữa Lợi nhuận của đồng Vốn với Lợi nhuận so với Sức lao động. Các chính phủ sẽ ngày càng phải đối mặt với áp lực xã hội nếu không thay đổi cách thức tiếp cận hiện nay đối với sự tham gia của công chúng và quá trình đưa ra quyết định. Đã và đang hình thành phương thức tiến hành Chiến tranh mới như Chiến tranh Mạng số Không gian làm thay đổi nhiều quan điểm về Chiến Tranh và Hòa Bình. Cách mạng IT đã và đang tác động ngày một sâu sắc đến tính cách Con Người và Xã hội, khuyến khích Tự do Cá Nhân cũng như suy giảm Giáo dục truyền thống. Cách mạng Công nghệ IT gây khủng hoảng Xã hội trên diện rộng khi đã và đang phá vỡ cơ cấu Cộng đồng Xã hội truyền thống vốn là nền tảng tồn tại của Loài Người. Khi sẩy ra mất toàn bộ số liệu lưu trữ của một Nhà nước sẽ là phản ứng dây truyền khủng hoảng toàn bộ nền Kinh tế, Xã hội tại một quốc gia có thể dẫn đến sụp đổ Chính phủ của quốc gia đó.

Cách mạng Công nghệ IT cũng như Virus có những tác dụng lớn về phát triển nhưng cũng có những tác hại khủng khiếp với hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Công nghệ IT cũng thường xuyên có những biến đổi khó dự đoán. Vì vậy các Nhà nước cần có biện pháp đặc biệt tận dụng những thế mạnh của IT để phát triển và đồng thời cũng phải dự phòng các phương pháp đặc biệt để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại có tính hủy diệt của IT, tương lai đảm bảo an toàn IT sẽ là nhiệm vụ cấp bách của cả Cộng đồng Quốc tế.

- Đại dịch Covid:

Các kết quả nghiên cứu của khoa học thế giới cho thấy sự hình thành Vũ trụ từ vụ nổ Big Bang cách đây gần 15 tỷ năm sau đó Sự sống xuất hiện trên Trái Đất khoảng 4 tỷ năm. Những dạng sống xuất hiện đầu tiên chính là Virus và Vi khuẩn. Một Virus  có kích thước vào khoảng 1/1000 cỡ trung bình của một Vi khuẩn, không thể quan sát trực tiếp Virus dưới kính hiển vi quang học. Thường Virus có chiều dài 20nm đến 200nm ( Nanômét - viết tắt là nm bằng 1.10-9 m là đơn vị đo cơ bản từ Mét để chỉ ra đơn vị này được chia nhỏ ra 1,000,000,000 – Một tỷ lần), kính hiển vi điện tử quét và truyền qua sử dụng để trực quan hóa những virion. Virus là các tiểu phần không có cấu trúc tế bào, gồm các chuỗi đơn hoặc chuỗi kép acid nucleic và một vỏ protein bao quanh chỉ có một trong hai loại AND (axit deoxyribonucleic) hoặc ARN(axit ribonucleic). Vì thế khoa học chia ra hai dòng virus RNA và virus DNA. Virus lây lan theo nhiều cách qua các côn trùng trung gian gọi là Vec tơ. Virus biến đổi di truyền qua quá trình gọi là biến động di truyền hay trôi dạt di truyền (gentic drift) khi những base đơn lẻ trong RNA hoặc DNA đột biến thành những base khác. Lây truyền và tốc độ lây truyền bệnh Virus rất phức tạp hiện vẫn đang là sự bí ẩn, Y tế dự phòng thế giới cho rằng phụ thuộc vào các nhân tố như mật độ dân số, số cá thể nhạy cảm những người không miễn dịch, chất lượng y tế và thời tiết, tuy nhiên Đại dịch Covid cho thấy trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhiều ca F0 xuất hiện ở nơi không có tiếp xúc với dịch bệnh. Yếu tố Thời tiết có thể là yếu tố chính vì có một số dịch Virus đã biến mất nay xuất hiện trở lại với độc lực mạnh hơn trước.

Có hàng tỷ loài Virus  khác nhau sống trong tế bào người, động vật, thực vật. Không phải tất cả các Virus đều gây hại. Như hệ Virus  Bacteriophage là một nhóm virus phổ biến và đa dạng, là dạng thực thể sinh học nhiều nhất trong môi trường nước, vô hại đối với thực vật và động vật.  Virus  Bacteriophage có số lượng nhiều gấp 10 lần số vi khuẩn ở các đại dương, đạt mật độ khoảng 250.000.000 bacteriophage mỗi mililít nước biển. Virus  Bacteriophage rất cần cho sự điều hòa hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt làm nên cơ chế quan trọng nhất trong sự tái chế carbon ở môi trường đại dương. Những tác dụng của Virus đại dương rất sâu rộng bằng cách gia tăng lượng quang hợp ở biển. Virus  Bacteriophage là nguyên nhân gián tiếp làm giảm lượng khí cacbonic trong khí quyển vào khoảng xấp xỉ 3 tỷ tấn cacbonic mỗi năm. Virus là phương tiện tự nhiên quan trọng để chuyển giao các gen giữa những loài khác nhau góp phần gia tăng đa dạng di truyền và tạo ra sự tiến hóa. Cho đến ngày nay, Virus vẫn là một trong những nguồn dự trữ đa dạng di truyền lớn nhất mà chưa được khám phá trên Trái Đất. Nếu không còn Virus cũng không còn sự sống trên Trái Đất.

Virus còn rất quan trọng trong nghiên cứu sinh học phân tử và sinh học tế bào do chúng cung cấp những hệ thống đơn giản mà có thể sử dụng để thao tác và nghiên cứu các chức năng của tế bào, di truyền học như DNA, RNA, phiên mã, dịch mã, vận chuyển protein và miễn dịch. Liệu pháp virus (virotherapy) sử dụng virus như những vector để điều trị các bệnh khác nhau do Virus tác động được các tế bào và DNA. Khoa học ở Châu Âu đã dùng liệu pháp Phage để thay một số thuốc  thay thế thuốc bị kháng. Trong khoa học Công nghệ Nano, virus được xem như những hạt nano hữu cơ. Bề mặt Virus chứa những công cụ đặc biệt để vượt qua các rào chắn của tế bào vật chủ. Kích cỡ và hình dạng của virus, cũng như số lượng và bản chất của các nhóm chức năng trên bề mặt chúng, đã được xác định một cách chính xác nên virus có thể được sử dụng phổ biến trong khoa học vật liệu như giá đỡ cho những sửa đổi bề mặt được liên kết cộng hóa trị. Phòng, chống Virus hiệu quả nhất là hệ thống miễn dịch tự nhiên thứ nhất có trong cơ thể người, động vật, thực vật. Sự bảo vệ thứ hai chống lại Virus  là miễn dịch qua trung gian tế bào miễn dịch có tên là tế bào T. Thứ ba là tiêm chủng Vaccine Y tế đối với bệnh do Virus để cung cấp khả năng miễn dịch đối với sự xâm nhiễm của virus. Thứ tư là dùng thuốc Kháng Virus.

Tháng 11/2019 một chủng Coronavirus xuất hiện tại Vũ HánTrung Quốc đã trở thành Đại dịch Covid toàn thế giới, sau đó được đặt tên là SARS-CoV-2. Theo thông tin chưa đầy đủ của WHO đến ngày 22/09/2021 trên thế giới có: 229, 914, 500 ca nhiễm. Tử vong 4,715,549. Khỏi bệnh 206, 612,492. Như vậy đặt ra vấn đề phát triển sử dụng các loại thuốc Kháng Virus để giảm các ca tử vong là rất cấp bách trong khi Vaccine Covid vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.Tại những nước khoa học hàng đầu thế giới như Hoa kỳ, Anh và EU đều không dám sử dụng tiêm cho người dưới 18 tuổi vì độ rủi ro rất lớn. Virus Covid19 biến thể Delta vẫn là dòng chủ lực.Ngày 16 tháng 9 2021/ BBC.  Theo Chủ tịch Moderna Stephen Hoge, Hoa Kỳ chính thức công bố khả năng bảo vệ của vaccine Moderna kéo dài hơn so với vaccine Pfizer/BioNTech nhưng tất cả Vaccine Covid đều suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian. Số liệu kiểm tra cho thấy tỷ lệ lây nhiễm ở những người được tiêm cách đây khoảng 13 tháng cao hơn so với những người được tiêm cách đây khoảng 8 tháng. Tháng 7/2021 và 8/2021 kết quả khảo sát xác định 88 ca nhiễm Covid-19 trong số những người được tiêm hai mũi trong thời gian gần đây, so với 162 ca ở những người được tiêm phòng trước đó, có 19 trường hợp nghiêm trọng.Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là các nước có trình độ Y học và Sinh hóa cao nhất của thế giới đã tiêm phòng 2 mũi Vaccine cho gần hết dân số nhưng sau khi mở cửa trở lại tỷ lệ người nhiễm Covid19 vẫn cao như trước khi tiêm Vaccine Covid.

Nếu so với một số Đại dịch từ đầu thế kỷ XX đến nay như  Đại dịch Cúm 1918 - 1918 đã giết hại tới 100 triệu người tương đương khoảng 5% dân số thế giới năm 1918. AIDS virus HIV có xuất xứ cận Sahara Châu Phi  được ghi nhận lần đầu vào 5 / 6 /1981 đã giết hại hơn 25 triệu người, ước tính khoảng 38,6 triệu người hiện sống với căn bệnh này trên toàn thế giới. Chỉ trong năm 2007, có thêm khoảng 2,7 triệu ca nhiễm HIV mới và có thêm 2 triệu người chết có liên quan tới HIV. Một số bệnh virus cực kỳ nguy hiểm khác thuộc họ Filoviridae. Vi rút Filovirus gây ra bệnh sốt xuất huyết siêu vi, bao gồm virus Ebola và virus Marburg. Tháng 04/2005 Virus Marburg gây ra ở Angola. Bệnh Vius Ebola cũng gây các đợt bùng phát không liên tục có tỷ lệ tử vong cao vào năm 2014 ở Tây Phi. Thống kê worldometer.info, đến 6h ngày 22/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 230.231.346 ca nhiễm virus COVID-19, trong đó có 4.720.846 ca tử vong ( Tin mới nhất đầu tháng 10/2021 số ca tử vong vượt 5 triệu người). Như vậy, tỷ lệ số ca tử vong chiếm 2,17% so với tỷ lệ mắc bệnh. So sánh mức độ tử vong, dịch Covid lần này chưa gây ra tử vong đáng kể, nếu so mức nguy hiểm thì Covid19 chủng Delta không bằng Cúm gia cầm A / H5N1 mới quay trở lại có tỷ lệ tử vong 50/50 khi nhiễm bệnh, nhưng Tâm lý hoảng loạn sợ hãi mới xuất hiện trên toàn thế giới chính từ Thông tin một chiều thiên về giật gân vì là “ Mốt Mới” hơn Cúm A / H5N1 đã nhàm chán (!) của báo chí lan truyền trên nền Công nghệ Thông tin IT còn nhanh mạnh hơn Virus. Các Nhà sản xuất Vaccine kiếm được siêu lợi nhuận khổng lồ mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào.

Đại dịch Covid19 cho thấy sự khuyết tật của hệ thống Y tế thế giới, trình độ, bản lĩnh yếu kém về quản lý của một bộ phận Xã hội. Cách quản lý xã hội phòng chống Dịch Covid19 chưa hợp lý gây ra đình đốn, suy giảm kinh tế, tại một số nước còn gây ra bất ổn, bạo loạn.

Virus Covid19 có gốc nguyên thủy là Virus Cúm biến chủng thường xuyên khả năng sẽ không có Vaccine hiệu quả lâu dài, gây lãng phí không cần thiết cho nguồn kinh phí có giới hạn kinh tế của Loài Người. Thực tiễn quy luật Tạo hóa cho thấy nơi nào có sự sống thì có dịch bệnh. Vì vậy hướng phát triển kháng thể miễn dịch cộng đồng và phát triển các loại thuốc Kháng Virus chữa Covid19 không phát triển nặng có thể là chủ yếu.Việt Nam có vị trí khí hậu nhiệt đới, đặc biệt miền Bắc và miền Trung Việt Nam có gió mùa chia thời tiết nóng lạnh nên tại đây có nhiều loại cây dược liệu đặc hữu nhiều quốc gia khác không có nên trong các bài thuốc Nam Y Dược cổ truyền chắc chắn Tổ tiên Việt có thuốc chữa trị nhiều bệnh trong đó có Cúm.

Trên đây chúng tôi có đưa ra bình luận một số vấn đề tác động trực tiếp đến Giáo dục có tính chất tham khảo khi thực hiện Cải cách Giáo dục lần thứ 5

Đề xuất:

- Một là chấp hành thực hiện có hiệu quả toàn diện nội dung Nghị quyết số 29 – TW ngày 04/11/2013 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Hai là cần chống triệt để tham nhũng, tiêu cực, đặc lợi, đặc quyền trong lĩnh vực Giáo dục. Xác lập Hệ thống một nội dung ổn định lâu dài, sử dụng lại nhiều năm học sách giáo khoa phổ thông chung cho thực hiện phổ cập toàn dân Giáo dục Cấp 3 phổ thông. Đối với những phát minh, sáng tạo mới và lớn của thời đại không đưa vào sách giáo khoa phổ thông, Bộ Giáo dục Đào tạo xem xét có văn bản hướng dẫn chung cho học sinh phổ thông tự học, tự nghiên cứu và tranh luận trong tiết ngoại khóa. Xã hội hóa việc in sách giáo khoa.Thực hiện cả bề rộng và chiều sâu tổ chức cơ cấu Giáo dục phổ thông, đại học gồm hệ thống các trường Công Lập, Dân lập, Tư thục. Ngân sách Nhà nước về Giáo dục hỗ trợ cho học sinh nghèo, khó khăn được hoàn thành Giáo dục phổ thông hết cấp 3.

- Ba là tuyển chọn hệ thống Cán bộ, Giáo viên có tư duy, trình độ tiến hành Cải cách Giáo dục lần thứ 5 với mục tiêu đào tạo thế hệ Công dân Việt Nam có Nhân cách – Kiến thức kết hợp có chọn lọc Văn minh, Hiện đại thế giới với truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam thực hiện chủ thuyết " Dân giầu, Nước mạnh, Dân chủ, Công bằng, Văn minh". Giảm đến mức tối thiểu học thuộc lòng, thay vào đó cho học sinh, sinh viên tự chọn, tự nghiên cứu. Khuyến khích tối đa lao động phát minh, sáng tạo.

- Bốn là mời Chuyên gia từ các nước Châu Âu có nền Giáo dục trình độ cao trong Top 10 nước hàng đầu giáo dục thế giới đến Việt Nam tham gia Cải cách Giáo dục. Chuyên gia phải có quyền hạn nhất định trong nội dung, phương thức Cải cách Giáo dục của Việt Nam. Chương trình Cải cách Giáo dục lần này cần lấy ý kiến xã hội và các Nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực phân tích chọn lọc để tiếp thu nội dung, phương pháp giảng dậy chất lượng cao của các Nước có nền Giáo dục cao của Thế giới kết hợp những tinh hoa truyền thống của Dân tộc Việt Nam vào nội dung, phương thức cải cách Giáo dục.

- Năm Lập các Trường chuyên sâu về Toán học ứng dụng cho xây dựng, phát triển Công nghệ Thông tin IT an toàn cho Việt Nam.

 

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2021

Vũ Ngọc Phương

Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam