Chi tiết bài viết

ĐỌC SÁCH HỒ CHÍ MINH SINH BÌNH KHẢO CỦA HỒ TUẤN HÙNG VÀ NHÂN VĂN GIAI PHẨM VÀ VẤN ĐỀ HỒ CHÍ MINH CỦA THỤY KHUÊ

Do công việc quá nhiều, gần đây tôi mới có thời gian đọc lại hai tác phẩm Hồ Chí Minh sinh bình khảo của Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan)Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Hồ Chí Minh của Thụy Khuê (Việt kiều tại Pháp). Hai tác phẩm này là thể loại nghiên cứu được sưu tầm công phu  dẫn chứng nhiều tư liệu sự kiện lịch sử liên quan nhiều nhân vật lịch sử trong thời kỳ biến động phức tạp nhất của lịch sử Việt Nam ở Thế kỷ XX.

       Xét về vị trí Địa – Chính trị, Việt Nam có vị trí Trung Tâm toàn khu vực Đông Á. Chiếm và cai trị Việt Nam có tác động lâu dài đến toàn bộ khu vực đông Đông Á. Vì thế trong nhiều trăm năm, đặc biệt thời kỳ nửa cuối thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành chiến trường lớn của Thế giới kéo dài 44 năm của ít nhất là 05 cuộc chiến xâm lược, phá hoại Nhà nước Cách mạng Việt Nam của gần hết các cường quốc thế giới từ Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc cùng các chư hầu Khmer Đỏ, Thái Lan,… đó là chưa kể đến các lực lượng phá hoại nội địa Việt Nam như Fulro, H’Mong,… giết hại nhiều triệu người Việt, tàn phá gần hết thành phố, làng xóm Việt. Lịch sử cận đại Thế giới hiếm có quốc gia nào chịu tai họa và sự biến phức tạp, gian nan như Việt Nam. Vì lẽ đó cần phân tích khách quan thực tại đương thời mới có thể nhận thức sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh cho đến một số Nhà văn hóa trong Nhân Văn Giai phẩm.

     Sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo của tác giả Hồ Tuấn Hùng:

     Trong lịch sử Thế giới và Việt Nam thế kỷ XX đã xuất hiện Nhân vật kiệt xuất là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lãnh tụ Cách mạng Việt Nam thống nhất được tổ quốc, giành Độc lập – Tự do cho Việt Nam, khởi đầu cho Đại phong trào giải phóng dân tộc, tiêu diệt Chủ nghĩa Thực dân trên toàn thế giới. Sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh được lịch sử xác định là một trong những Vĩ nhân của Thế kỷ XX, Danh nhân Văn hóa thế giới. Khi sự nghiệp của một Nhân Tài đã quyết định tới lịch sử Quốc gia – Dân tộc lại có giá trị thay đổi Thế giới thì nhân vật đó trở thành Quốc Tế, không phân biệt dân tộc nào, nam hay nữ.

        Đã có quá nhiều nghiên cứu lý luận khác nhau tại Việt Nam và Quốc tế về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, tuy nhiên sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo của Hồ Tuấn Hùng qua nghiên cứu lại kết luận:“Hiện tại, tác giả (Hồ Tuấn Hùng) chính thức viết bài công bố: Người mang tên Hồ Chí Minh, “Cha già dân tộc Việt Nam”, xuất hiện vào thời kỳ sau năm 1933, chính là Hồ Tập Chương đến từ Miêu Lật, Đài Loan, hoàn toàn không phải tự bản thân bịa đặt bởi ham hố hư danh. Thực ra, cẩn thận nhìn lại toàn bộ cuộc đời Hồ Chí Minh, đứng trên lập trường gia tộc mà xét, nghĩ lại thật vô cùng đau xót khi người con trai duy nhất của Hồ Tập Chương là Hồ Thự Quang nói chuyện với tôi: “Thấy cha đẻ Hồ Chí Minh của mình là Chủ tịch nước Việt Nam mà không biết làm thế nào, chỉ nhìn rồi thương cảm”. Vào lúc chú Thự Quang lâm chung, lòng vẫn không nguôi ngoai nhớ đến phụ thân.”- Trích nguyên văn sách đã dẫn.

      Đã là Lãnh tụ Cách mạng kiệt xuất thì cuộc đời, sự nghiệp thường vô cùng kỳ bí. Tác giả Hồ Tuấn Hùng khi viết sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo đã để nhiều công sức sưu tầm tư liệu nhằm sáng tỏ nhân thân lịch sử Nguyến Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh để xác quyết tại Thiên VI: Hạ màn và Đôi lời Cảm nghĩ (Hết) – sách Hồ Chí Minh sinh bình khảo là Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1932, Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương người gốc ở Miêu Lật, Đài Loan. Vì sự đặc sắc kết luận của Học giả Hồ Tuấn Hùng nên tôi thấy cần có thêm bài viết phản biện.

      Không đi sâu tranh luận hay phân tích các tư liệu được tác giả Hồ Tuấn Hùng trích dẫn từ tài liệu, từ sách, báo,…. Của nhiều tác giả Thế giới viết về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vì sự căn cứ lời nói, bài viết không có giá trị về phương pháp xác định Nhân thân một con người thật giả được.

      Khoa học xác minh Nhân thân một người từ xưa tới này là phải phân tích trên chính thể xác sinh vật của người đó. Khoa Nhân chủng học, quan trắc Nhân học cùng các biện pháp kỹ thuật phân tích đặc điểm hình dáng từ vân tay, răng, mắt, các số đo cơ thể cho đến AND mới có giá trị khách quan chính xác nhất để kết luận Người A chính xác là Người A.

      Hãy xét một số điểm quan yếu nhất về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chỉ bằng một số kỹ thuật sau để chứng minh sự sai lầm khoa học của Học giả Hồ Tuấn Hùng - Nếu Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương người Đài Loan như tác giả Hồ Tuấn Hùng đã dầy công sưu tầm minh chứng bằng các bài viết và lời nói thì bằng cách rèn luyện kỹ năng nào để Hồ Tập Chương – Một người xuất thân gốc ở Đài Loan có thể Nói và Phát âm Chuẩn mực tiếng địa phường tại Nghệ An – Việt Nam? Nhất là khi Hồ Tập Chương ( Tư liệu cho biết Hồ Tập Chương sinh 1901, kém Nguyễn Ái Quốc 11 tuổi) khi đã 32 tuổi mới “ Lạm đổi” thành Hồ Chí Minh vào năm 1933? Kỹ thuật Tình báo không thể huấn luyện giọng nói của một người trên 25 tuổi cải trang làm người khác. Thực tiễn những người gốc Hoa đã sống 4 hay 5 đời tại Việt Nam đã nói thành thạo tiếng Việt vẫn có những âm đặc hữu của Người Hoa không có trong âm Việt.

      Có cách nào lý giải khoa học khi Hồ Chí Minh gặp người lại người chị ruột, anh ruột lại không nhận ra Hồ Chí Minh không phải là Người Em ruột Nguyễn Tất Thành xưa kia: “Lần đầu tiên Bác gặp lại người thân là cô Thanh, vào đúng Chủ nhật ngày 27-10-1946 khi cô Thanh ra thăm Bác ở Hà Nội. Một tuần lễ sau, đúng vào Chủ nhật, ngày 3-11-1946, Bác đón anh mình ra Hà Nội thăm. Sau những chuyện thân tình anh em, cụ Cả Khiêm hỏi:

-Chú định đến khi nào về thăm quê nhà?

Bác thong thả trả lời:

-Về đến đây cũng là về đến nhà rồi. Tình hình và công việc thế này chưa cho phép nghĩ tới, chắc việc đó còn lâu…”

       Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã về thăm quê lần thứ nhất là ngày 16/6/1957, lần thứ hai là ngày 08/12/1961. Nếu tính từ năm 1906 Nguyễn Tất Thành khi đó 16 tuổi theo Cha Nguyễn Sinh Sắc rời Nghệ An vào Huế, đến năm 1911 Nguyễn Tất Thành từ Bến Nhà Rồng Sài gòn xuống tầu đã đến 51 năm  không trở lại quê hương. Ngày Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh về lại quê làng Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An được hàng trăm, hàng nghìn dân tại quê ra đón. Trong những người Nông dân quê ấy vẫn còn không ít người hơn tuổi, cùng tuổi với Nguyễn Tất Thành. Khi Hồ Chí Minh nói chuyện với bà con ở làng Kim Liên bên Nội, làng Hoàng Trù bên Ngoại tại Nam Đàn, Nghệ An chính Hồ Chí Minh đã kể lại ngày xưa khi còn ở làng thì lối đi cũ ở đâu, vườn trước nhà có cây gì:

      “Bác bùi ngùi: "Hồi xưa, nhà Bác nghèo. Bàn thờ chỉ làm bằng tre, không có chân mà chỉ dùng hai thanh gỗ đóng gá vào hai bên cột để đỡ bàn thờ lên, liếp bằng nứa, trên trải chiếu mộc... Rồi Bác đi ra nhìn quanh sân, vườn, Bác nói với mọi người: "Ngày trước, ở vườn có cây ổi đào, cây bưởi và hàng cau rất đẹp" .Thấy Bác nhìn vườn khoai trước nhà, một vị cán bộ có ý xin Bác cho trồng thay khoai bằng hoa cho đẹp. Bác liền cười bảo: "Hoa khoai vẫn đẹp...".

        Hồ Chí Minh còn hỏi thăm những người xưa cũ: “Sau khi vào nhà, Bác ra thăm giếng Cốc là nơi Bác thường ra gánh nước về cho gia đình dùng. Bác hỏi thăm cụ lò rèn cố Điền, nơi ngày nhỏ những lúc rảnh Bác thường ra chơi và giúp cụ cố Điền những việc nhỏ. Bác về nhà thờ họ Nguyễn Sinh thắp nhang viếng tổ tiên. Tại đây, Bác hỏi thăm nhà cố Phương, một người dân nghèo nhất xã Kim Liên trước đây, giờ có đủ ăn hay không? Nghe Bác nói mọi người ai cũng xúc động, bởi bao nhiêu năm xa quê, bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn nhớ từng người, từng việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt. Với Bác, quê hương luôn nặng nghĩa ân tình.”

        Nhân vật Hồ Tập Chương cải trang dưới vỏ bọc Hồ Chí Minh giữa hàng trăm, hàng nghìn người dân quê Nam Đàn, Nghệ An mà không bị Dân nhận diện không phải là Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc chỉ có trong phim viễn tưởng. Liệu kỹ thuật tình báo của Quốc tế Cộng sản hay Đảng Cộng sản Trung Quốc khi còn gian nan “ Chín phần chết, Một phần sống” thời kỳ nội chiến và chiến tranh thế giới lần thứ hai 1929 – 1949 có đủ năng lực có thể đào tạo tinh vi đến mức tuyệt đỉnh cho Hồ Tập Chương người Đài Loan đóng giả thay cho Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc làm Hồ Chí Minh như vậy không? Cần rõ rằng thời kỳ 1930 – 1935 Nguyễn Ái Quốc chỉ là một cán bộ Cộng sản cấp thấp. Lịch sử kỹ thuật Tình báo Nhân loại cho đến nay dù có sử dụng tất cả các kỹ thuật y học tân kỳ  cũng chưa bao giờ và cũng không bao giờ thay đổi âm điệu giọng nói, hình thức bên ngoài của khuôn mặt, cơ thể con người mà không bị người thân quen phát hiện là giả mạo. Đặc biệt khi Nhân vật lại trở thành Lãnh tụ thường được cơ quan y tế đặc biệt chăm sóc sức khỏe.

      Ở mỗi Con Người có thay đổi khi bị thương tật, bệnh thần kinh rất nặng – Nhưng Tác phong cử chỉ, giọng điệu, cách nói, hình thái, âm sắc giọng nói, ký ức về tuổi trẻ - Đặc biệt sự Linh Cảm hay còn gọi là Giác quan thứ 6 của người quen, thân. Một dẫn chứng nhỏ của  Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng 13 năm từ năm 2007 đến năm 2020 chương trình “ Như chưa hề có cuộc chia ly” VTV1 thực hiện đoàn tụ được 2500 gia đình có gần hai vạn người thân bị thất lạc, ly tán trong chiến tranh loạn lạc từ những năm 1940 – 1975 khi mới vài tuổi đã tìm lại được gia đình là căn cứ vào những đặc điểm trên.

       Kỹ thuật Tình báo chỉ có thể đóng giả, cải trang Người A làm Người B với quy luật cốt tử:

      -Một là người B đóng giả không được ở lại quá một số ngày trong môi trường hạn chế của Người A. Hoàn cảnh môi trường này là rất hạn chế với điều kiện những người ở đây chỉ nghe nói và xem trên ảnh và giấy tờ nhân thân Người A, chưa khi nào gặp Người A thật ngoài đời.

      - Hai là tuyệt đối Người B khi đóng giả Người A không được gặp mặt với người thân quen với Người A như vợ, chồng, con, bạn thân, người cùng làm việc nhiều năm với Người A.

      Một người hoạt động rộng, sâu khắp thế giới như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có nhiều trăm, nhiều nghìn người quen biết vậy Hồ Tập Chương làm cách nào qua mặt những người quen thân Nguyễn Ái Quốc được để Hồ Tập Chương giả làm Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh mà không bị phát hiện ? Phải thấy rằng Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh rời quê và người thân năm 1906 khi đã 16 tuổi – Đã định hình một Người trưởng thành. Nhiệm vụ “ Đóng giả” như vậy cực phi lý đến ngay đóng phim còn khó, huống chi còn hoạt động khắp thế giới từ năm 1933 đến tận năm 1969? Chuyện này chỉ có thể làm phim Hoạt hình cho trẻ con bé xem mà thôi !

         Chừng ấy vấn đề kỹ thuật xác minh Nhân Học đủ bác bỏ toàn bộ luận thuyết ấu trĩ khoa học của Học giả Hồ Tuấn Hùng mất nhiều công xây dựng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương gốc Đài Loan. Lấy thông tin từ các báo đương thời 1932 về Nguyễn Ái Quốc chết vì viêm phổi đối với Một Nhân vật hoạt động Cách Mạng đã bị Pháp kết án tử hình vắng mặt không có giá trị sự thật gì đối với Người hoạt động bí mật, đặc biệt như Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh dùng tới hơn 70 tên giả để hoạt động, việc dựng lên “ Vụ Mất tích hay Chết” để thoát khỏi truy nã là sự rất bình thường.

 

      Sách Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Hồ Chí Minh,

Nói Chuyện Với Hoàng Xuân Hãn và Tạ Trọng Hiệp của Thụy Khuê

      Đây là một tác phẩm về Văn học Sử được sưu tầm có nhiều tư liệu. Nhà Nghiên cứu Thụy Khuê chia sẻ nguyện vọng của bà (Thụy Khuê) cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” như sau:“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”- Trích nguyên văn từ bài phỏng vấn Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” ngày 27/05/2012 của Hoài Hương VOA.

       Nguyện vọng của Học giả Thụy Khuê cũng là hoài bão chung của tất cả những người viết sách trên toàn thế giới. Tuy nhiên sau khi đọc thấy rõ sách đã viết, đã dẫn chứng rất nhiều tư liệu sự kiện hoàn toàn không có thật – Sách có nhiều những “ Lỗ hổng” nghiêm trọng, nhất là Văn học Sử mà cách trích dẫn từ những ý kiến suy luận rất tùy tiện về nhiều vấn đề mà hiện nay tại Việt Nam có lưu trữ nhiều bản gốc tư liệu liên quan đến sự kiện này, cùng hàng trăm, hàng nghìn nhân chứng tinh thần sáng suốt đang còn sống.

       Học giả Thụy Khuê nói: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.” - trích nguyên văn từ Phỏng vấn  Trò chuyện với Thụy Khuê, 27/05/2012 - Hoài Hương-VOA.

       Tôi không rõ sau lần về Việt Nam năm 1984, Nhà nghiên cứu Thụy Khuê còn trở lại Việt Nam không? Thời kỳ những năm từ 1976 đến 1995 tại Việt Nam là một trong những thời kỳ gian nan nhất trong toàn bộ Lịch sử Dân tộc Việt. Việt Nam đã thống nhất, giành được độc lập nhưng chiến tranh Tây Nam giải phóng Campuchia khỏi họa diệt chủng tiêu diệt Khmer Đỏ, chiến tranh Biên giới phía Bắc chống Trung quốc xâm lược đang tập trung tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang từ 1979 – 1989. Không những thế, Việt Nam còn bị bao vây cấm vận, bị cô lập gần như với gần hết thế giới. Để xây dựng một nền Kinh tế - Xã hội bị nô dịch cả về văn hóa đến kinh tế hàng nghìn năm lại trải qua chiến tranh binh lửa triền miên không thể một sớm, một chiều. Ngày nay, cả về Thế và Lực Việt Nam đã vượt lên xa hình thái một nước nghèo khổ, lạc hậu sau hơn 40 năm chiến tranh để phát triển thành một Quốc gia Hùng Cường của Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các tư liệu cũ được giải mật được công khai có hàng trăm vạn trang, tra cứu tự do.

       Qua tác phẩm và các bài trả lời phỏng vấn nhận thức rằng Nhà nghiên cứu, phê bình Thụy Khuê là một Trí thức Yêu nước có phần cực đoan. Có nhất nhiều những quan điểm cần được phân tích tranh luận. Tuy nhiên trước khi tranh luận cần có cách nhìn thật sự khách quan những vấn đề liên quan mà sách trên đã ghi chép sự kiện Nhân Văn Giai phẩm Việt Nam trong thế kỷ XX.

        Đây là vấn đề cực kỳ phức tạp của Nhận thức, sao cho có tư duy khách quan Trung dung trước các sự kiện lịch sử. Từ Cách mạng Tháng 8/1945 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống Thực dân Pháp được sự viện trợ rất lớn của Mỹ thì bản chất cốt tử của Đảng Lao động Việt Nam là chiến thắng của Trí tuệ tập thể các Nhà lãnh đạo Cộng sản Việt đứng đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã có trình độ cao hơn, vượt trên trí tuệ của Chủ nghĩa Thực dân Pháp.

       Ngay từ đầu chúng ta cần có một nhận thức Thế nào là Lịch sử ? Quan điểm nhận thức này đã được Thụy Khuê nói: “Viết Lịch sử cũng là đi tìm sự thực. Nhưng sự thực lịch sử khác với sự thực văn chương. Sự thực văn chương là sự thực về con người, mà tự ngàn xưa, chưa ai khám phá ra được con người, sự thực, là như thế nào. Vì vậy, không bao giờ nhà văn có thể đạt đến đích, và muôn đời nhà văn sẽ còn tìm cách thể hiện văn chương để đến gần con người hơn. Còn sự thực lịch sử là sự thực về những điều đã xảy ra, và chỉ có một sự thực lịch sử. Nếu chúng ta cố gắng tìm kiếm, thì sẽ thấy, nếu không, cũng thấy được một phần và người sau tiếp nối để tiến tới lịch sử đích thực.” – trích nguyên văn phỏng vấn Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả ‘Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc’ 27/05/2012 - Hoài Hương-VOA. Cách lý luận như vậy có phần không chính xác, Lịch sử là Con người, tư tưởng Con Người tác động sâu sắc đến Lịch sử - Đây là lozic Triết học. Tác giả Thụy Khuê lại cho rằng “tự ngàn xưa, chưa ai khám phá ra được con người, sự thực, là như thế nào” là một sai lầm về nhận thức Lịch sử. Lịch sử Nhân loại cách đây hơn 5,000 năm đã để lại hàng triệu triệu phân tích về sự tìm hiểu về Con Người rất sâu sắc, nếu không nói có nhiều vấn đề nhận xét sâu sắc về Con Người đến nay khoa học vẫn chưa lý giải được nguồn gốc các Học thuyết về Con người như thế từ thời cổ xưa bằng cách nào đã tìm ra? Đây chính là Sự thật Lịch sử - Một “Lỗ hổng nhận thức” như chính Thụy Khuê đã nói:

“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”- trích nguyên văn từ phỏng vấn  Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc - 27/05/2012 - Hoài Hương-VOA. Ý kiến của Nhà Nghiên cứu Thụy Khuê rất cầu thị, nhưng cũng lại rất mâu thuẫn giữa tư duy và thực tiễn, giữa lịch sử và tư tưởng.

Vì giới hạn của một bài viết chỉ có thể trao đổi một số vấn đề liên quan đến Nhân vật lịch sử là Người thân của gia đình Nội – Ngoại nên tôi có ý kiến như sau:

     Về Phan Khôi:

Sách Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc của Thụy Khuê ghi: “ Sở Cuồng Lê Dư kết hôn với em ruột Phan Khôi, có ba người con gái : cô đầu, Hằng Phương, gả cho nhà phê bình Vũ Ngọc Phan; cô thứ nhì, Hằng Huân, là vợ Hoàng Văn Chí; và cô út, Hằng Phấn là vợ Tướng Nguyễn Sơn. Nữ sĩ Hằng Phương, sau này viết bài đả kích mạnh mẽ NVGP, rất có thể vì thế, mà bà Hằng Huân đã là một trong những động cơ thúc đẩy Hoàng Văn Chí thu thập tài liệu và viết về NVGP”.

Đây là một suy đoán chủ quan, sai sự thật. Cần đính chính Sử liệu rằng: Nhà văn Vũ Ngọc Phan kết hôn với Nữ thi sỹ Lê Hằng Phương là con gái cả của Sở Cuồng Lê Dư. Người con gái thứ hai là Lê Hằng Phấn lấy Hoàng văn Chí, sau Lê Hằng Phấn là người em trai Dược sỹ cao cấp Lê Hoan, người con gái thứ tư  là Lê Hằng Huân lấy Lưỡng Quốc tướng quân Nguyễn Sơn, người con gái út (người thứ 5) là Lê Hằng Trang chết đuối nước ngày 06/05/1952 tại sông Nông Giang, Thanh hóa. Ngày nay, mộ của Sở cuồng Lê Dư, vợ Phan thị Dệm, Nữ thi sỹ Lê Hằng Phương, Lê Hằng Huân, Lê Hoan và Lê Hằng Phấn đều cùng một khu mộ của Nhà văn Vũ Ngọc Phan tại nghĩa trang Thanh Tước, huyện Sóc sơn, Hà Nội. Các nội dung này có ghi rõ trong Lý lịch Cán bộ vẫn còn lưu trữ của Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương. Cán bộ Chế độ Cộng sản đều phải khai rõ Ba đời Nội, Ngoại và có phiếu thẩm tra xác minh kèm theo. Nội dung đã ghi trong Lý lịch có gì phải giấu trên văn đàn?

        Từ sai lệch trong nhân vật lịch sử dễ dẫn đến sai về tư tưởng nhận thức. Tôi được các Vị “ Trưởng Lão” bên gia đình Nội. Ngoại kể như sau: “Bà Lê Hằng Phấn sinh ra trong một gia đình “ Danh gia, Vọng tộc” nề nếp, nên “ Xuất giá Tòng Phu”. Bà suốt đời không từng tham gia chính trị nhưng rất có chính kiến, Bà là Người quyết định kinh tế trong gia đình vì thế Hoàng văn Chí không ngăn cấm được khi ở Pháp, sau đó sang Hoa Kỳ thường có thư gửi về cho Chị Lê Hằng Phương và Em Lê Hoan, Lê Hằng Huân ở Hà nội. Hoàng văn Chí là một trí thức rất có tài về kỹ thuật, hay bàn luận về Chính trị. Hoàng văn Chí có tính cách ngang tàng, thích khen mà ghét người khác phê bình. Hoàng văn Chí thường làm theo suy nghĩ tự thân vì thế ông không theo Chính quyền Hồ Chí Minh được lâu, cũng như dễ bất đồng với Chính quyền Ngô Đình Diệm cũng không làm được lâu”.

        Khi Hoàng văn Chí tham gia đoàn Văn hóa Kháng chiến Liên khu IV đã ở và chăn nuôi bò sữa tại chân Núi Nưa, Thanh Hóa . Ông có tự làm máy phát điện chạy bằng nước suối, đêm đêm điện sáng khắp nhà Hoàng văn Chí. Ủy Ban Văn hóa Kháng chiến liên khu IV và Bộ chỉ huy Quân sự Liên khu IV đã yêu cầu Hoàng văn Chí giảm điện và che ánh sáng để máy bay Pháp không bắn phá, nhưng ông phản đối dữ dội. Sự việc kéo dài hàng năm, sau máy phát điện bị Ủy Ban Kháng chiến Liên khu IV tịch thu. Từ năm 1953, Hoàng văn Chí tuyệt giao với cả gia đình Vũ Ngọc Phan và Nguyễn Sơn. Đến đầu năm 1954 Hoàng văn Chí đưa cả gia đình về Hà Nội, sau đó năm 1955 thì vào Sài gòn làm đến cấp Bộ cho Chế độ Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm.

      Sau khi Hoàng văn Chí bất mãn với chính quyền Ngô đình Diệm đưa gia đình từ Ấn Độ sang định cư tại Pháp tháng 6/1960.Vì thế sự suy diễn của Thụy Khuê “ …, rất có thể vì thế, mà bà Hằng Huân đã là một trong những động cơ thúc đẩy Hoàng Văn Chí thu thập tài liệu và viết về NVGP” là không có căn cứ sự thật. Vấn đề Hoàng văn Chí có nhiều tư liệu hiện lưu tại Việt Nam có thể tra cứu được. Năm 1975, theo tổng thống Mỹ Nixon nhận xét lịch sự rằng: “Các điều ông (Hoàng văn Chí) viết vẫn không được tin bằng các lời nói của giới lãnh đạo cộng sản”. Trong sách Richards Nixon, No More Vietnams, New York: Arbor House, 1985, Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đã nhắc lại bóng gió các điều Hoàng Văn Chí nêu ra là bài học lớn cho giới truyền thông ngoại quốc. Là Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiên được báo cáo, được phân tích các thông tin nhiều chiều về Việt Nam sẽ rất rõ “ Sự thật” đã được Hoàng văn Chí viết.

      Kiểm chứng các tư liệu lịch sử lưu trữ tại Việt Nam đối với các sự kiện được ghi trong sách Hoàng văn Chí thì Những người có Lương tri về Văn học - Sử  ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới không khỏi bất bình, phẫn nộ về một người mang danh Trí thức như Hoàng văn Chí có thể tùy tiện bịa đặt đến như vậy (?) – Thật bất ngờ không giải thích được Nhân cách Hoàng văn Chí là thế nào!

       Về bài viết phê phán Nhân Văn Giai phẩm của Nữ thi sỹ Lê Hằng Phương, đến nay, tìm trong di cảo của Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Hằng Phương được lưu giữ cẩn thận tại gia đình tôi cũng như sách báo đương thời không thấy có bài viết nào của Nữ Thi sỹ Lê Hằng Phương về Nhân Văn Giai phẩm (?), theo tôi được biết Cha tôi – Nhà văn Vũ Ngọc Phan, Mẹ tôi – Nhà thơ Lê Hằng Phương không tham gia đấu tranh phê phán Nhân Văn Giai phẩm có nguyên nhân sâu xa là Cha, Mẹ tôi không trực tiếp tham gia chính trị từ sau năm 1950. Một số công việc của Cha, Mẹ tôi được Đảng – Nhà nước giao chỉ chuyên sâu về Văn học Dân gian.

       Khi từ ATK Việt Bắc về Hà nội, tôi được Cha Vũ Ngọc Phan, Mẹ Lê Hằng Phương đưa đến thăm ông Phan Khôi vào các ngày chủ nhật. Ông Phan Khôi được ở toàn bộ tầng 3 tòa nhà chính tại số 51 phố Trần Hưng Đạo có cửa sổ nhìn ra đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Đấy là một Đặc quyền chỉ có ông Phan Khôi. Ngay Cha Mẹ tôi cùng ba con nhỏ là Vũ Phi Hồng, Vũ Triệu Mân (đang học trường phổ thông Lý thường Kiệt nay là trường Việt Đức), Vũ Ngọc Phương học trường cấp 1 Trí tri ngã 5 Lò Đúc, Phan Chu Trinh, Lê văn Hưu, Hàn Thuyên. Cả nhà ăn, ngủ trong phòng tắm đã tháo hết thiết bị vệ sinh rộng chừng 18m2 kê được 2 gường và một tủ nhỏ ở tầng 2 nhà số 1 phố Lê Phụng Hiểu. Ngoài là 2 phòng làm việc, mỗi phòng rộng khoảng 60m2 của cơ quan Ban Văn, Sử, Địa trực thuộc Ban bí thư Trung ương – nhà này nay vẫn còn nguyên. Đến nhà 51 Trần Hưng Đạo, ông Phan Khôi hay cho tôi kẹo lạc.

      Sự việc đuổi ông Phan Khôi được Thụy Khuê chép lại như sau:

“Sau “Nhân Văn”, Phan Khôi bị đuổi khỏi 51 Trần Hưng Đạo, Trần Duy viết :
…Cũng từ dạo ấy, tôi thấy sức khoẻ của ông Phan Khôi sa sút. Có lúc thấy ông đi không vững. Có lúc thấy ông khó thở. Ông nói với tôi, ông bị sốt thường xuyên, xin được đi khám bệnh nhưng không ai ký giấy giới thiệu. Một buổi chiều tôi đến 51 Trần Hưng Đạo thì gặp cảnh: Một quan chức có quyền lực quát đuổi vợ chồng ông ra khỏi số nhà 51 Trần Hưng Đạo.
Người này quát lớn:
 “Tống cổ thằng già khốn nạn này ra khỏi đây !
Vợ ông, bà Huệ ôm chăn màn, sách vở; ông Phan Khôi lảo đảo theo sau. Ra cổng gặp tôi, ông chào và nói:
 “Thôi, anh về đi… Buồn không cần thiết !
Bị đuổi khỏi 51 Trần Hưng Đạo, Phan Khôi dọn về số 10 Nguyễn Thượng Hiền, rồi 73 Phố Thuốc Bắc.

 

 

Ảnh chụp năm tháng 6/1954 tại ATK Việt Bắc.

Từ trái sang phải: Nhà văn Vũ Ngọc Phan, Vũ Ngọc Phương, Danh nhân Phan Khôi, Nhà thơ Lê Hằng Phương

       Nhà nghiên cứu Thụy Khuê ghi:

“Theo Hoàng Văn Chí, cán bộ địa phương định phá hủy nhà thờ Hoàng Diệu, Phan Khôi cực lực phản đối, họ toan bắt Phan Khôi, nhưng nể Phan Thao, con trai ông, là cán bộ cao cấp. Phan Khôi viết thư cho Huỳnh Thúc Kháng nhờ can thiệp. Hồ Chí Minh giải quyết khéo léo: viết thư mời Phan Khôi ra Hà Nội, giao cho Phan Bôi phụ trách việc quản thúc. Phan Khôi ra Hà Nội, nhưng không chịu ở nhà Phan Bôi, lên 80 Quan Thánh ở với Khái Hưng” Theo Hoàng Văn Chí, sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Phan Bôi được lệnh đưa Phan Khôi lên Việt Bắc. Phan dịch sách và làm biên khảo.

 

Vào năm 1959 tôi (Vũ Ngọc Phương) còn nhỏ, không được chứng kiến. Tuy nhiên, nhìn lại các sự kiện thời kỳ này cùng với các tư liệu nhận thấy vào thời điểm Phan Khôi cùng vợ (Không thấy có con ở cùng) chuyển từ nhà 51 Trần Hưng Đạo đến nhà 10 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội có nhiều nhà văn, nhà thơ như Tế Hanh, Trần văn Cẩn, … Sự chuyển nhà của nhiều Văn Nghệ sỹ là để lấy nhà 51 Trần Hưng Đạo, Hà nội làm trụ sở Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam (thành lập từ tháng 7/1948) về đây cho đến nay. Tôi vẫn nhớ rõ vào các ngày Chủ Nhật, lúc đó Ban Văn Sử Địa đã chuyển về 18 phố Hàn Thuyên, rồi sang 16 Phan Huy Chú, Hà Nội thì Cha Mẹ tôi vẫn đưa tôi đi bộ đến thăm ông Phan Khôi ở Nguyễn Thượng Hiền, chỉ có điều ông Phan Khôi không có kẹo lạc cho tôi như trước.

 

      Như vậy cần tra cứu các tư liệu hiện lưu trữ Quốc gia Việt Nam của Hội Nhà văn, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam,… để có được sự thật đúng về bối cảnh xã hội miền Bắc thời kỳ Nhân Văn Giai phẩm. Đúng là Phan Khôi bị phê phấn gay gắt, nhưng cách đối xử thô bạo ngoài đời như Trần Duy, Yến Lan viết không hợp lý. Trong cư xử ngoài đời của hệ thống chính trị với Phan Khôi vẫn có sự nể trọng. Trong một hội nghị chỉnh huấn tháng 9 /1958, Hồ Chủ Tịch có nhắc đến Phan Khôi và gọi là Cụ Phan Khôi, việc này có nhiều người ghi chép, tư liệu chỉnh huấn vẫn còn lưu trữ.

Phan Cừ, Phan An viết về Phan Khôi trước khi từ trần:

“Ông nằm quay mặt vào tường lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng, trong sự túc trực chăm sóc của bà vợ Nguyễn Thị Huệ (…) Cỗ xe song mã màu đen quàn thi hài ông, đi sau là vợ con, cháu cùng một vài bạn hữu tiễn ông lần cuối đến nghĩa trang Hợp Thiện ở phía đông thành phố Hà Nội. Trong chiến tranh, phần mộ của ông bị thất lạc.

         Phan Thị Thái viết :

“Mộ cha tôi được ghi dấu bằng tấm bia nhỏ mang tên: Chương Dân (…) Khoảng một năm trước khi mất, thầy tôi rất buồn. Mỗi dịp nghỉ hè về thăm thầy, tôi thường thấy người ngồi bàn viết lách hoặc đọc sách. Có khi nằm đọc rồi ngủ quên nhưng hai tay vẫn giữ chặt quyển sách dày cộm, hầu hết là sách chữ Hán. Hầu như thầy tôi không có thì giờ rảnh. Sáng sáng đi vài ba đường quyền, ăn uống điểm tâm rồi ngồi vào bàn làm việc cho đến tối. Chỉ có một tuần trước khi mất, vì quá đuối sức, người đành phải lìa chiếc bàn và quyển sách. Gia tài lớn mà thầy tôi để lại cho chúng tôi là sách và rất nhiều các bài viết, các bài nghiên cứu về tiếng Việt và chữ Hán”.

     Qua những dòng viết trên của người thân, ta có thể thấy Phan Khôi bị phê phán gay gắt trên báo chí, tại các khóa chỉnh huấn chống Nhân Văn Giai Phẩm của Đảng Lao động Việt Nam nhưng không bị đối xử tệ hại, truy bức trong cuộc sống hàng ngày như các nội dung đã viết nêu trên nên Phan Khôi vẫn có thể viết sách. Cần rõ rằng những người thân thiết của Phan Khôi như Phan Thao, Phan Cừ sau đều lên chức vị Cán bộ Cao cấp. Phan Cừ là một Sỹ quan cao cấp về Tình báo Chiến lược của Cục 2 (Sau này là Tổng Cục 2) Bộ Quốc phòng Quân đội Nhân Dân Việt Nam. Những người thân trong họ Phan Khôi như Phan Đống Ngạc là Trợ lý của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Phan Chiêm Phó Trưởng Ban bảo vệ Đảng của Ban Tổ chức Trung ương, Phan Diễn là Ủy viên Bộ Chính trị Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,…

     Về đám tang Phan Khôi, báo Thời Mới xuất bản tại Hà nội ngày 19/1/1959 (Năm 1957 thành lập báo Thủ Đô. Năm 1961 đổi tên là báo Thủ đô Hà Nội. Năm 1968 nhập Thời Mới và Thủ đô Hà Nội thành báo Hà Nội mới – Tên gọi đều do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt) có đăng một tin nhỏ ở trang 4 như sau: “ Đám tang Phan Khôi, cỗ quan tài đặt trong xe tang sơn đen có ngựa kéo đi dọc phố Hàng Bài xuống nghĩa trang Hợp Thiện. Người cháu là bà Lê Hằng Phương cùng mấy người đi bộ sau xe dưới trời mưa dầm”. Sau nhiều lần di dời, giải phóng mặt bằng khu nghĩa trang Hợp Thiện mở đường Minh Khai và khu nhà máy Mai Động. Mộ Danh nhân Phan Khôi hiện ở dưới nền một nhà dân. Có bàn việc này với người trong gia đình để xác nhận AND rồi đưa về quê nhưng chưa thực hiện được.

      Về nhà Văn hóa Sở Cuồng Lê Dư, em rể Phan Khôi :

“Ông Vũ Ngọc Phan, tác giả bất hủ của bộ “Nhà văn Hiện đại” mà tôi cũng như mọi người mang ơn rất nhiều trong thời còn trẻ (…) Những năm cuối đời, có đủ thì giờ, ông viết hồi ký rất tường tận. Đặc biệt ông dành riêng gần 100 trang để tả lại cái buổi ban đầu lưu luyến ấy, ông được gặp người yêu của ông và sau ông cưới làm vợ. Đó là cô Hằng Phương, người có quan hệ gia đình với Phan Khôi.
Tại sao tôi nhớ đến Vũ Ngọc Phan khi nói về Phan Khôi ? Tôi muốn đưa ra một minh họa, đố ai chối cãi, rằng người ta cố ý, hay là quá sợ, người ta không dám nói đến Phan Khôi: Ông Vũ Ngọc Phan, nhà anh hùng văn hóa này, ông anh hùng đến nỗi kể về cô gái đẹp như tiên, ông tả Hằng Phương tóc dài mượt. Cái gì cũng đẹp cả. Thế thì bố cô Hằng Phương là ai ? Đọc hết cả tập hồi ký của Vũ Ngọc Phan nhan đề “Những Năm Tháng Ấy” (…) cả thẩy 423 trang (…) vẫn không biết ông ấy tên là gì ! Ông bố của Hằng Phương là nhà văn Sở Cuồng, tên thật là Lê Dư !
Lê Dư, hồi trẻ, có một giai đoạn bồng bột, nghe theo tiếng gọi của nhiệt huyết yêu nước, xuất ngoại Đông Du.(…) Vì đói quá, ông chuồn về Việt Nam. Và lại gặp lúc mật thám Pháp đang tìm cách dụ những người trí thức chống đối, về làm việc với nó, vì nó đang muốn mở ra một lối thoát cho trí thức nho học duy tân: Các anh đi con đường chống chúng tôi thì chết; nhưng nếu các anh đừng chống chúng tôi, mà lại có một hoạt động văn hóa, có lợi cho cả các anh lẫn chúng tôi, thì các anh sống được. Tức là bằng sự mở tờ “Nam Phong”. Một người có tư tưởng ôn hòa như Phạm Quỳnh đứng chủ trương. Cụ Lê Dư về được bổ nhiệm làm Chủ bút, giữ phần Hán văn của “Nam Phong”Thì chỉ vì những năm đó mà về sau Lê Dư bị mang một nhãn hiệu –sau khi Cộng sản lên cầm quyền– gần như là một người phản cách mạng. Cho nên Lê Dư cũng bị một số phận –tuy không nặng bằng Phan Khôi, nhưng cũng gần như thế.(…)– là trong bộ sách quý báu mà tôi hay dùng, “Lược Truyện các Tác gia Việt Nam”, tập II, ở mục số 19, có một tiểu sử Lê Dư, mà người cán bộ viết sách đó, lúc đó đang sống ở Hà Nội, có con gái cụ Lê Dư là bà Hằng Phương, con rể cụ Lê Dư là ông Vũ Ngọc Phan, con gái út cụ Lê Dư là vợ Tướng Nguyễn Sơn, còn đang sống lúc bấy giờ ở giữa Hà Nội, mà họ dám viết tiểu sử Lê Dư bằng hai câu đầu như thế này: “Không biết năm sinh và năm mất ở đâu”. Lúc đó, cụ Lê Dư đang sống phây phây ở giữa Hà Nội (…) Vợ ông Lê Dư là em ruột Phan Khôi (…) tôi rất bất mãn khi ghi chép tiểu sử người ta, mà cứ giấu cái này, giấu cái kia. Nhất là cuốn “Hồi ký của Vũ Ngọc Phan”, là người tôi mến trọng ngày xưa bao nhiêu, thì sau khi đọc cuốn hồi ký, tôi mất đi nhiều thiện cảm với ông ấy, chỉ vì cái chuyện hèn nhát của ông ấy: Tên bố vợ không dám nói, chỉ nói ông cụ làm ở Bác Cổ (…) Suốt mấy chục trang nói về ông bố của người mà mình sắp đến xin cưới con gái, không dám nói đến tên ông cụ là Lê Dư !

        Về cụ Phan Trân, cha Phan Khôi :

“Điểm thứ ba, khi nói về tên ông ngoại của vợ mình là cụ Phan Trân. Trong suốt cả cuốn hồi ký, mỗi lần nhắc đến cụ thì cứ gọi cụ là cụ Phan Trần.(…) Ai có cuốn sách “Những Năm Tháng Ấy” của Vũ Ngọc Phan: Tên cụ là Phan TRÂN chứ không phải Phan TRẦN. Và qua sự chắp nối với một vài điều đọc ở chỗ khác, thì dần dần tôi thử phác họa Phan Khôi là con cái nhà ai, sinh năm nào ? Ở đâu ? Đấy, cái này đã bắt tôi bỏ ra nhiều thời gian tìm kiếm, nó là khía cạnh khiến tôi đi đến một quyết định là nếu viết bài, thì tôi đề tựa: Phan Khôi Người xa lạ ? Với một dấu hỏi rất lớn vì quả thật là gốc gác, lý lịch và dấu vết về đời cụ Phan Khôi ngày nay gần như bị xoá hết cả rồi”.

Tạ Trọng Hiệp qua đời ba tháng sau khi nói những lời “thịnh nộ” này. Đó là năm 1996.
Năm 2010, Lê Hoài Nguyên cho biết tình trạng chung như sau :

“Tại miền Bắc cuốn “Bọn ‘Nhân Văn Giai Phẩm’ trước tòa án dư luận” là tài liệu duy nhất tập hợp các bài tổng kết phê phán chính thống về NVGP. Một số người nghiên cứu do không có tư liệu, thường dựa viết theo cuốn này khi phải nói về giai đoạn 1954–1960 (…) Hầu như toàn bộ các thế hệ sau không biết mặt mũi các ấn phẩm NVGP là thế nào, người ta chỉ lặp lại các luận điệu chính thống mỗi khi nói về nó. (…) Ở một số cuốn hồi kí khi đến giai đoạn này người ta chỉ lướt qua một vài dòng, kể cả hồi kí của Đào Duy Anh, Vũ Đình Hoè, Gia đình Phan Khôi, Vũ Ngọc Phan, Tố Hữu… Nghĩa là việc nói lại một cách rành mạch về NVGP vẫn còn là một việc cấm kỵ hoặc ít ra là khó nói !”….

Trở lại quan hệ gia đình phía vợ ông Lê Dư. Vợ ông Lê Dư là em ruột Phan Khôi. Vì cả hai là con cụ tiến sĩ Phan Trân. Đấy là điều đố các bạn thanh niên đời nay tìm ra được trong các sách vở in công khai ở trong nước. Sở dĩ tôi đi đến được một vài thu hoạch be bé, rất bình thường, ấu trĩ này là tôi rất bất mãn khi ghi chép tiểu sử người ta, mà cứ dấu cái này, dấu cái kia. Nhất là cuốn hồi ký của Vũ Ngọc Phan, là người tôi mến trọng ngày xưa bao nhiêu, thì sau khi đọc cuốn hồi ký, tôi mất đi nhiều thiện cảm với ông ấy, chỉ vì cái chuyện hèn nhát của ông ấy: Tên bố vợ không dám nói, chỉ nói ông cụ làm ở Bác Cổ, mỗi ngày đánh xe đi từ nhà ở phía gần đường gầm xe lửa chạy từ Long Biên qua phố nhà Chung. Mỗi ngày đi xe nhà đến trường Bác Cổ! Suốt mấy chục trang nói về ông bố của người mà mình sắp đến xin cưới con gái, không dám nói đến tên ông cụ là Lê Dư. Điểm thứ ba, khi nói về tên ông ngoại của vợ mình là cụ Phan Trân. Trong suốt cả cuốn hồi ký đó, mỗi lần nhắc đến cụ thì cứ gọi cụ là cụ Phan Trần. Tôi rất tiếc là khi cuốn hồi ký của Vũ Ngọc Phan in, thì hình như ông ấy mới mất, cho nên không ai duyệt bản thảo cuối cùng. Tên cụ Phan Trân là một đại nhân vật ở tỉnh Quảng Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đây là một điều nên cải chính. Ai có cuốn sách Những Năm Tháng Ấy của Vũ Ngọc Phan: Tên cụ là Phan Trân chứ không phải Phan Trần,…”

        Về chữ Phan TRÂN hay Phan TRẦN, tôi không tranh luận, chỉ lưu ý cách đọc và viết của Tiếng Quảng Nam khác với Tiếng Bắc kỳ.

         Thụy Khuê dẫn ý kiến của Tạ Trọng Hiệp:

 “Tôi xin nhắc lại là Hoàng Văn Chí có bà vợ là em ruột bà Hằng Phương, vậy bố vợ của Hoàng Văn Chí cũng là cụ Lê Dư, và mẹ vợ của Hoàng Văn Chí là em ruột Phan Khôi. Cho nên tôi đoán rằng khi viết mấy trang tiểu sử về Phan Khôi, ông Hoàng Văn Chí, ngoài sự tự điều tra và hiểu biết của ông, chắc ông cũng có căn vặn bà vợ, cho nên ta mới có nhiều chi tiết như thế.

Theo tiểu sử Phan Khôi do ông Hoàng Văn Chí đưa ra, có nói là năm 45-46, Phan Khôi bị rắc rối với chính quyền cách mạng mới, ở địa phương, và chính quyền trung ương Hà Nội đã đưa cụ ra Hà Nội giao cho Phan Bôi quản lý, vừa bảo vệ, vừa canh chừng luôn. Phan Bôi được giới thiệu là em họ Phan Khôi.

    Trong bài phòng vấn của Thụy Khuê với Tạ Trọng Hiệp ( Ghi chú: Nhà văn hóa Tạ Trọng Hiệp sinh ngày 18/10/1933 tại làng Thụy Khuê (làng Giấy), cạnh Hồ Tây, Hà Nội; từ trần hồi 21 giờ ngày 25 tháng 10 năm 1996, vì bệnh ung thư, tại bệnh viện Kremlin Bicêtre, ngoại ô Paris. Hưởng thọ 63 tuổi.) có một số nội dung xin trích dẫn nguyên văn như sau:

     Thụy Khuê

Về Vũ Ngọc Phan, lúc nẫy anh có trách là trong cuốn hồi ký, không nhắc đến Phan Khôi. Có thể là Vũ Ngọc Phan có viết về Phan Khôi mà bị kiểm duyệt hay không?
    Tạ Trọng Hiệp:

Điều này thì phải điều tra với con cháu Vũ Ngọc Phan còn sống ở Hà Nội, có ông làm quan chức, sĩ quan gì đó trong quân đội, không phải là hạng nhỏ đâu. Tôi tiếc rằng mấy lần tôi về làm việc ở Hà Nội, không có dịp gặp những người ấy. Có một lần, có ai hẹn để gặp cậu con trai, nhưng về sau, giờ chót, thì ông ấy hay tôi bận, nên cái vụ hẹn đó không thành. Cái này muốn điều tra thì cũng dễ thôi, trong hồ sơ nhà xuất bản có dấu vết của vụ đó chăng? Tôi thì tôi chỉ tin vào cái khả năng là ông ấy có viết mà ông ấy bị kiểm duyệt, tôi tin một cách yếu ớt thôi. Vì tôi muốn nói đến một người, nhẹ tội hơn nhiều là ông Lê Dư, là bố vợ mà Vũ Ngọc Phan còn không dám viết nữa là, nói gì đến Phan Khôi. Tôi nghĩ rằng ông Vũ Ngọc Phan tự kiểm duyệt. Khi người ta đã khiếp sợ rồi, người ta tởn cho đến già, cho đến lúc xuống mồ người ta vẫn còn run. Đây có lẽ là một trong những điều đáng buồn nhất trong những điều đáng buồn xẩy ra ở Việt Nam từ những năm 49-50 gì đó. Một trong những cái xấu mà người trí thức đã phải học tập, đó là phải biết nhút nhát, đầu hàng, sợ hãi thì mới sống được. Tôi là người ăn nói có vẻ anh hùng đấy. Nhưng mà nếu sống ở trong hoàn cảnh với họ, chắc tôi cũng là người đầu hàng đầu tiên. Vì cái guồng máy này nó nghiến nát, nó không chừa ai cả. Bên Trung Quốc, người ta đã nói rồi, trong 10 năm đại văn hóa cách mạng từ 66 đến 76, may là Lỗ Tấn đã chết rồi. Nếu còn sống, ông ấy cũng đi đổ phân ở vùng Tân Cương đấy, không có ai thoát được đâu. Ông Vũ Ngọc Phan không đến nỗi bị đe dọa đi đổ phân, nhưng mà khi đã tởn rồi, thì thôi, nhất là sau vụ học tập chỉnh huấn năm 49-50, rồi đến vụ học tập phê phán nọc độc Nhân Văn Giai Phẩm năm 56-57. Tôi nhớ lờ mờ là hình như có một lần, nhà phê bình Nam Chi, trên báo Diễn Đàn, có nói khi ông Vũ Ngọc Phan chết, có khen ông ấy một câu đại khái là từ khi cái môi trường phê bình văn học Việt Nam bị ô nhiễm bởi những giáo điều của Đảng v.v... thì Vũ Ngọc Phan treo bút, không viết phê bình nữa, và đi vào nghiên cứu folklore. Câu của ông Nam Chi đã được nhiều người trong nước đọc. Và gần đây, không nhớ tôi có đọc ở đâu, người ta có cãi lại: Nói như thế là không đúng, không ai cấm đoán gì ai cả,…”

        Tạ Trọng Hiệp viết:

“…Tôi muốn nói đến một nhân vật - bây giờ cũng chết rồi - mà hình như ai có học, có yêu văn chương trong nước đều biết cả. Tôi có nghe nói là cả tác giả mới xuất hiện vài năm nay, và đang được nhiều người tôn sùng lắm, là cô Phạm Thị Hoài, cô Phạm Thị Hoài cũng đánh giá rất cao ông Vũ Ngọc Phan, tác giả bất hủ của bộ Nhà Văn Hiện Đại, mà tôi cũng như mọi người, mang ơn rất nhiều trong thời còn trẻ. Không may là ông Vũ Ngọc Phan được trời cho sống khá thọ. Những năm cuối đời, có đủ thì giờ, ông viết hồi ký rất tường tận. Đặc biệt ông dành riêng gần 100 trang để tả lại cái buổi ban đầu lưu luyến ấy, ông được gặp người yêu của ông và sau ông cưới làm vợ. Đó là cô Hằng Phương, người có quan hệ gia đình với Phan Khôi! Tại sao tôi nhớ đến Vũ Ngọc Phan khi nói về Phan Khôi? Tôi muốn đưa ra một minh họa, đố ai chối cãi, rằng người ta cố ý, hay là quá sợ, người ta không dám nói đến Phan Khôi,… Ông Vũ Ngọc Phan, nhà anh hùng văn hóa này, ông anh hùng đến nỗi kể về cô gái đẹp như tiên, ông tả Hằng Phương tóc dài mượt. Cái gì cũng đẹp cả. Thế thì bố cô Hằng Phương là ai? Đọc hết cả tập hồi ký của Vũ Ngọc Phan nhan đề là Những Năm Tháng Ấy, ra năm 87 ở trong nước, cả thẩy 423 trang của nhà xuất bản Văn Học, thì ông bố có công đẻ ra nàng tiên ấy, độc giả nào mở cuốn sách ra đọc từ đầu đến cuối, vẫn không biết ông ấy tên là gì!
 

Ông bố của Hằng Phương là nhà văn Sở Cuồng, tên thật là Lê Dư. Lê Dư, hồi trẻ, có một giai đoạn bồng bột, nghe theo tiếng gọi của nhiệt huyết yêu nước, xuất ngoại Đông du. Có sang Tầu, sang Nhật. Về sau ông ấy học khá giỏi tiếng Nhật. Nhưng sau một thời gian - mà tôi chưa nghiên cứu rõ, tôi chưa biết là bao lâu- ông ấy trôi giạt ở Thượng Hải. Vì đói quá, ông chuồn về Việt Nam. Có thể với người không để ý đến văn học sử, không để ý đến những chi tiết chính xác như tôi, cho là tôi bới lông tìm vết. Tôi thì tôi cho rằng, trong văn học sử, không có chi tiết gì là không quan trọng hết cả. Viết về tiểu sử của ai, trước hết là phải xác định được năm sinh, tháng đẻ của người ta, rồi thứ hai nữa là phải nói rõ tên tuổi bố mẹ; gốc gác từ đâu ra; lò nào đào tạo nên. Rồi sau đó mới nói đến sự nghiệp văn chương.”

      Nhiều tư liệu lịch sử cho thấy Lê Dư tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục và Phong trào Đông Du, sau bất hòa với Phan Bội Châu mà bỏ về. Là một Nhà Nho uyên thâm, Sở Cuồng Lê Dư không thể “Bồng bột” tham gia giải phóng dân tộc Việt Nam. Sở Cuồng Lê Dư được trọng vọng từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản không thể “ Vì đói quá, ông chuồn về Việt Nam” –  Tại Thư viện Quốc tại Hà Nội có nhiều báo đương thời viết về “Sở Cuồng Lê Dư tản bộ vào các buổi chiều ven Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội thường có hàng mấy chục thanh niên đi theo sau Tiên sinh hô to: “ Lê Dư muôn năm,...”.

     Từ sau năm 1955, Sở Cuồng Lê Dư cùng người con trai duy nhất là Dược sỹ cao cấp Lê Hoan ở tầng 1 (Trệt) biệt thự hơn 600m2 tại số 58 Ngõ Trúc Lạc, phố Phó Đức Chính, Hà nội. Mặt sau biệt thự tiếp giáp hồ Trúc Bạch. Đến nay gia đình vẫn còn lưu trữ được gần 500 ảnh, bút tích, bản thảo, sách của Sở Cuồng Lê Dư. Đọc những câu suy diễn vô căn cứ, bịa đặt của Tạ Trọng Hiệp còn dương dương tự đắc viết: “ ... Có thể với người không để ý đến văn học sử, không để ý đến những chi tiết chính xác như tôi,...” – Người có lương tri đối chiếu tư liệu không khỏi thấy xấu hổ cho Nhà Trí thức Tạ Trọng Hiệp!

    Về nội dung này, hiện gia đình vẫn còn lưu trữ nhiều thư từ, bút tích từ Hồ Chí Minh đến gần hết các các Nhà Lãnh đạo Đảng – Nhà nước Việt Nam thời kỳ từ cuối năm 1945 đến 1982. Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Lê Hằng Phương rất uyên thâm Hán văn, Pháp văn. Khác với nhiều Văn Nghệ sỹ đương thời, Nhà văn Vũ Ngọc Phan không nghiện thuốc lá, trà, rượu. Cả hai ông bà sống thanh bạch, giản dị, trung thực và dũng cảm, uy vũ không khuất phục được, tiền của không mua chuộc được. Nói đúng nơi, đúng chỗ nên được toàn bộ các vị Lãnh đạo đương thời trọng, nể. Theo các tài liệu còn lưu trữ được về Vũ Ngọc Phan thì “ Duy nhất đe dọa Nhà văn Vũ Ngọc Phan” là Chính quyền Thực dân Pháp, Tiểu sử Vũ Ngọc Phan có ghi: Học rộng biết nhiều, là một Trí thức yêu nước, ông sớm tham gia hoạt động xã hội. Trong các tác phẩm Văn học của ông, năm 1935 ông viết 2 tập sách Những trận đánh Pháp . Ông bị Mật thám Pháp bắt và quản thúc một thời gian tại Hà Nội.”

 

Mộ của Cụ Sở Cuồng Lê Dư, vợ Phan thị Dệm, con gái út Lê Hằng Trang tại Nghĩa trang Thanh Tước, Hà Nội. Phía bên phải có một phụ nữ đội mũ len cao là Phó Giáo sư Vũ Phi Hồng con gái Nhà văn Vũ Ngọc Phan đang ngồi trước mộ của Nhà văn Vũ Ngọc Phan – Lê Hằng Phương và các ngôi mộ của Lê Hằng Huân, Lê Hoan.

 

         Trong một Hội nghị sau Tết Nguyên Đán 1961 bàn về các tác gia Việt Nam tại tầng 2 trụ sở Viện Nghiên cứu Văn học Việt Nam số 20 phố Lý Thái Tổ, Hà nội với toàn thể các nhà quản lý lãnh đạo Viện, lại có các vị Trường Chinh, Phạm văn Đồng, Tố Hữu, Hoàng Tùng cùng dự họp, đã có nhiều ý kiến gạt bỏ Vũ Trọng Phụng khỏi Lịch sử các tác giả Việt Nam vì cho rằng:

 “ Phụng là Trotxkit, sống trụy lạc,…”. Nhà văn Vũ Ngọc Phan đã đứng lên nói: “ Phụng (Vũ Trọng Phụng) thật sự có đạo đức hơn tất cả chúng ta ngồi đây,…”.Chính vì thế Vũ Trọng Phụng đã được giữ lại trong Lịch sử các Tác gia Việt Nam. Sau này trong nhiều bài viết của Giáo sư Ngôn ngữ học Kim Thản, Cao Huy Đỉnh, Trần Thanh Mại,… có nhắc đến sự kiện này bằng nhiều cách khác nhau trong bài viết, hồi ký của mình.

 

     Nhà nghiên cứu Thụy Khuê viết:

     “Theo Hoàng Văn Chí, cán bộ địa phương định phá hủy nhà thờ Hoàng Diệu, Phan Khôi cực lực phản đối, họ toan bắt Phan Khôi, nhưng nể Phan Thao, con trai ông, là cán bộ cao cấp. Phan Khôi viết thư cho Huỳnh Thúc Kháng nhờ can thiệp. Hồ Chí Minh giải quyết khéo léo: viết thư mời Phan Khôi ra Hà Nội, giao cho Phan Bôi phụ trách việc quản thúc. Phan Khôi ra Hà Nội, nhưng không chịu ở nhà Phan Bôi, lên 80 Quan Thánh ở với Khái Hưng….Theo Hoàng Văn Chí, sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, Phan Bôi được lệnh đưa Phan Khôi lên Việt Bắc. Phan dịch sách và làm biên khảo. Tổng kết các thông tin của Phan Khôi, Hoàng Văn Chí, Nguyễn Công Hoan, xin tạm hình dung bối cảnh này như sau : Phan Khôi thấy có thể bị Việt Minh bắt ở Quảng Nam, nên ông viết thư cho Huỳnh Thúc Kháng, tìm cách chính thức ra Hà Nội. Cụ Huỳnh viết thư mời ông ra dự Hội nghị Văn hóa, nhưng ngại không tiếp ông sợ bị liên lụy, chắc bản thân cụ cũng không vững. Ở Hà Nội, Phan Khôi hội họp với Quốc dân Đảng, trụ sở 90 Quan Thánh, nhà Khái Hưng. Ông bị bắt tại đây, nhưng lại được thả ngay, vì lẽ gì ? Vì em họ Phan Bôi làm Bộ trưởng Nội vụ và con trai Phan Thao làm Chủ nhiệm báo “Nhân Dân” chăng ? .”

        Toàn bộ nội dung trên không rõ Thụy Khuê khảo cứu từ đâu? Các sự kiện ghi trên hoàn toàn bịa đặt, vẫn còn ảnh lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chụp Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng, Bảo Đại, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đình Thi,… cùng đứng với Hồ Chí Minh tại Nhà Khai trí Tiến Đức, phố Lê Thái Tổ, Hà Nội. Việc Hồ Chí Minh có thư mời Phan Khôi ra Hà Nội tham gia công tác Văn hóa, Văn nghệ lúc đó là thuộc chương trình “ Chiêu Hiền, Đãi Sỹ” của Nhà nước Việt Minh. Tại thời điểm 1945 – 1946, Nhà văn Vũ Ngọc Phan được Hồ Chủ Tịch giao làm Chủ Tịch Ủy Ban vận động Văn hóa Toàn quốc nên các nội dung  tập hợp các Nhà Văn hóa lớn của Việt Nam có được ghi trong di cảo Vũ Ngọc Phan hiện còn lưu trữ. Từ sau Cách mạng tháng 8/1945 đến ngày Phan Khôi mất tại Hà nội đầu năm 1959 hoàn toàn không có chuyện “ Quản thúc” gì cả. Những người đương thời đều biết Phan Khôi tính cách ngang tàng, bướng bỉnh nhưng thật sự là một Trí thức Yêu nước.

        Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam (1911 -1947) có tiểu sử công khai nhà hoạt động cách mạng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Dân chủ - Cộng hòa, Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I/1946. Thời kỳ này, Bộ Trưởng Nội vụ là Võ Nguyên Giáp.

      

 

Ảnh chụp một phần bản thảo hồi ký “ Những năm tháng ấy” bản gốc bút tích Nhà văn Vũ Ngọc Phan

Nếu bình luận, phân tích sẽ thấy Nhà nghiên cứu Thụy Khuê dẫn giải rất nhiều tư liệu sai sự thật nghiêm trọng. Tôi hiện lưu giữ gần như toàn bộ các bản thảo, bút tích, nhật ký, ghi chép của Cha tôi Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Lê Hằng Phương. Chỉ giới thiệu dưới đây một số ảnh chụp bản thảo gốc hồi ký “ Những năm tháng ấy” của Nhà văn Vũ Ngọc Phan. Thời kỳ 1976 – 1990 ở Việt Nam vô cùng gian khổ, ngay cán bộ cao cấp cũng chỉ hơn dân là cơm không độn ngô. Ngay giấy viết cũng rất xa xỉ chỉ dùng cho một số văn bản công khai của Nhà nước. Hơn 700 trang bản thảo hồi ký được Nhà văn Vũ Ngọc Phan sử dụng giấy đã viết còn một mặt trắng, nhiều trang bản thảo thiếu giấy phải cắt, xén từ những riềm còn trắng trang công văn dán lại để viết. Bản thảo được Cha giao cho tôi đưa đến anh Lê Mậu Bách là anh ruột Giáo sư Y khoa, Đại tá Lê Cao Đài là chồng Giáo sư Mỹ thuật Vũ Giáng Hương đánh máy giúp 02 quyển. Một quyển giao Nhà xuất bản Văn học, một quyển hiện tôi vẫn còn lưu giữ.

 

Toàn bộ các sách xuất bản tại Việt Nam thời kỳ này đều phải có kế hoạch do Nhà nước cấp Ngân sách để in. Nhà văn Vũ Ngọc Phan từ trần ngày 14/06/1987 tại Hà nội. Gần hết các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng – Nhà nước Việt Nam đã đến dự và ghi sổ tang tại Lễ tang Nhà văn Vũ Ngọc Phan. Hơn một năm sau, nhà xuất bản Văn học mới xuất bản được sách “ Những năm tháng ấy” đã tự ý bỏ, và sửa nhiều phần so với bản thảo gốc của Nhà văn Vũ Ngọc Phan.

 

Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam thời kỳ 1945 - 1947 giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ không có nhà riêng tại Hà Nội, hàng ngày sau khi làm việc xong thì về ở nhà của Nhà văn Vũ Ngọc Phan và Nhà thơ Lê Hằng Phương tại Thái Hà Ấp, quận Đống Đa, Hà Nội. Khi việc quá bận, Phan Bôi – Hoàng Hữu Nam ở luôn lại tầng hầm (tầng trệt) của Bắc Bộ phủ cùng với đội bảo vệ.

 

Ảnh chụp một phần bản thảo hồi ký “ Những năm tháng ấy”

bản gốc bút tích của Nhà văn Vũ Ngọc Phan

 

Về Tướng Nguyễn Sơn

      ( Tên thật là Vũ Nguyên Bác có bí danh là Lý Anh Tự, Hồng Thủy, Nguyễn Sơn):

       Sách Nhân Văn Giai phẩm và vấn đề Hồ Chí Minh của Thụy Khuê có viết như sau: “Đáng tin cậy nhất có lẽ là chân dung do Hoàng Văn Chí, anh rể Nguyễn Sơn viết, ở chương XI, cuốn “Từ thực dân đến Cộng sản”, xin lược trích sau đây :Nguyễn Sơn tên thật là Vũ Văn Bác, sinh tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; bên Tàu ông lấy tên là Hồng Thủy. Con một nhà nho tham gia Đông kinh Nghĩa thục. 1925, đang học trường Sư phạm Hà Nội, vì theo phong trào sinh viên bãi khóa, nên bị truy nã, phải trốn sang Tàu và được vào học trường Quân sự Hoàng Phố. Là người Việt Nam duy nhất tham gia Quảng Châu Công Xã, trở thành đảng viên đảng Cộng sản Trung Hoa. Nổi tiếng về tài lãnh đạo quân sự trong cuộc Vạn Lý Trường Chinh (1934–1936), được bổ làm Tùy tướng cho Bành Hoài Đức, chỉ huy trưởng Đệ bát Lộ quân. Nguyễn Sơn là một trong bảy tướng còn sống sót của Quảng Châu Công Xã và một trong 18 tướng sống sót sau cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Vì vậy, năm 1949, sau khi Mao Trạch Đông toàn thắng, Nguyễn Sơn được tuyên dương là “Anh hùng Dân tộc” của Trung Quốc. Cuối 1945, Nguyễn Sơn đang ở Diên An, gặp một ký giả Canada vừa từ Hà Nội qua, báo tin Việt Nam đã tuyên bố độc lập, nhưng Pháp vẫn tấn công, mưu chiếm lại. Nhà báo này nói đã gặp vị Chủ tịch chính phủ lâm thời, một ông già biết nói tiếng Anh tên là Hồ Chí Minh. Đoán chắc Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Sơn bèn xin lãnh đạo Trung Quốc cho phép hồi hương chống Pháp. Mao Trạch Đông giữ lại, nhưng Nguyễn Sơn cứ nằng nặc đòi về, nên Mao cũng thuận cho về, làm giấy tờ chứng nhận Nguyễn Sơn và Nguyễn Khánh Toàn là nhân viên phái đoàn Trung Cộng từ Diên An xuống Trùng Khánh để điều đình với chính phủ Trung Hoa dân quốc, rồi nhân dịp đó trốn xuống Hoa Nam, về Việt Nam.
 

        Vì quyết tâm về nước kháng chiến, nên ngay khi về, Nguyễn Sơn đã bị Trung Cộng phê bình là nặng tinh thần quốc gia, nhẹ tinh thần quốc tế. Có lẽ ông Hồ Chí Minh cũng phê bình Nguyễn Sơn như vậy, nên đầu năm 1946, khi Sơn về tới Hà Nội, ông Hồ không thèm tiếp và các lãnh tụ Cộng sản khác cũng lạnh nhạt. Nhưng vì Pháp tấn công mỗi ngày một mạnh ở miền Nam và Cộng sản Quảng Ngãi bất chấp lệnh, giết bừa bãi, nên ông Hồ phái Sơn vào Khu Năm (miền nam Trung Việt) với nhiệm vụ đình chỉ chém giết và điều khiển công việc chống Pháp. Sau đó Sơn được đổi ra Khu Bốn (miền bắc Trung Việt) làm “Khu phó” phụ trách huấn luyện quân đội. Chẳng bao lâu, Khu trưởng là Thiết Hùng bị mất chức vì liên can đến một vụ buôn thuốc phiện lậu, nên Sơn được cử lên thay thế. Nhờ hai mươi năm kinh nghiệm hành quân, nên Nguyễn Sơn được quân đội Khu Bốn rất mến phục. Lại có tâm hồn nghệ sĩ và tận tâm giúp đỡ văn nghệ sĩ, nên Nguyễn Sơn cũng được giới văn nghệ sĩ hết sức hâm mộ. Năm 1948, ông Hồ phong Võ Nguyên Giáp làm Đại tướng và Nguyễn Sơn làm Thiếu tướng, khiến Sơn khó chịu vì Sơn chê Giáp “i-tờ” về quân sự. Sự thực thì Giáp chỉ là sinh viên trường Luật, được huấn luyện qua loa về du kích chiến trong một khóa do quân đội Mỹ mở ở Tỉnh Tây, hồi Thế chiến thứ Hai.
 

        Tuy nhiênmối bất hoà lớn giữa Nguyễn Sơn và các lãnh đạo, không phải vì kèn cựa địa vị mà  Sơn phản đối việc xin viện trợ Trung Quốc, vì Sơn cho rằng hễ nhận viện trợ của Trung Quốc thì sẽ mất hết chủ quyền. Theo Sơn, hồi chiến tranh chống Nhật, Mao không thèm xin viện trợ Nga, cứ để Nga tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Nên tự lực kháng chiến, đánh Pháp bằng vũ khí thu được của Pháp, tuy gian lao nhưng không bị lệ thuộc bất cứ ngoại bang nàoSau một cuộc thảo luận to tiếng với ông Hồ, Sơn bực mình, nhắm hướng bắc, đi thẳng sang Trung Quốc. Vì đã được tôn là “Anh hùng Dân tộc”, nên từ Lạng Sơn đến Bắc Kinh, qua các tỉnh, Sơn đều được tiếp đón trọng thể. Nhưng ông Hồ đã điện sang Bắc Kinh, bá cáo với ông Mao là Sơn vô kỷ luật, và Võ Nguyên Giáp cũng bắt quân đội Việt Minh học tập một tài liệu đặc biệt, tả Sơn là một cán bộ “điển hình xấu”. Vì bị ông Hồ bá cáo trước, nên khi tới Bắc Kinh, Sơn phải đi chỉnh huấn ngay. Sau chỉnh huấn, Sơn tình nguyện đi học Đại học Quân sự ở Nam Kinh, do chuyên viên Nga dạy về chiến thuật quân sự hiện đại. Năm 1956, Sơn bị ung thư dạ dầy và khi biết mình sắp chết, xin phép mang vợ con về Việt Nam. Hai ngày sau khi về tới Hà Nội, Sơn chết và Võ Nguyên Giáp phải đi đưa đám. Những người quen biết Nguyễn Sơn đều công nhận ông có tinh thần quốc gia mặc dầu suốt đời tranh đấu trong hàng ngũ Cộng sản”.

Heinz Schütte, trong bài đã dẫn, cho rằng: Trung Quốc chỉ cho “mượn” Nguyễn Sơn và chính Nguyễn Sơn cũng miễn cưỡng về Việt Nam, việc ông trở lại Trung Quốc đã được thoả thuận ngay từ đầu. Nhưng thông tin của Hoàng Văn Chí có lẽ đúng hơn, vì Hoàng là anh rể Nguyễn Sơn, nên biết rõ những uẩn khúc chỉ trong gia đình mới biết: Nguyễn Sơn xin về Việt Nam vì tin Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, như hầu hết mọi người Việt[9]. Nguyễn Sơn chống lại việc nhận viện trợ của của Tàu, sự kiện này một số người biết nhưng không dám nói ra. Sau cùng, vì sự hiềm khích với Võ Nguyên Giáp, nên sau khi Nguyễn Sơn bỏ đi, Giáp cho quân đội học tập Sơn là điển hình xấu, để xoá huyền thoại về Nguyễn Sơn,việc này giải thích tại sao những người ở gần Trung ương, như Lê Đạt, có định kiến không tốt về Nguyễn Sơn.”- Trích nguyên văn sách đã dẫn của Nhà nghiên cứu Thụy Khuê.

Về Phan Khôi, Nhà nghiên cứu phê bình Thụy Khuê có bài viết lại Thu thanh ngày 10 tháng 7, năm 1996, tại Gentilly, Pháp, nhà anh Tạ Trọng Hiệp. Hợp Lưu số 33, tháng 2&3 năm 1997. Xin trích một số đoạn tôi thấy rằng do điều kiện thông tin và nhiều nguyên nhân khác – Tác giả Tạ Trọng Hiệp và Nhà nghiên cứu Thụy Khuê ghi chép, có thể cả suy diễn sai sự thật lịch sử. Xin trích dẫn các đoạn cần ý kiến bổ sung, sửa đổi: Còn về cụ Lê Dư, đã không có năm sinh, năm mất, đó là một điều sơ sót. Thứ đến là cụ sinh ra được ba cô con gái tuyệt vời kia, thì cụ đã phải lấy vợ, và ai là bà vợ có công đẻ ra ba cô con gái ấy, cô đầu lấy Vũ Ngọc Phan, cô thứ hai lấy Hoàng Văn Chí mà người Việt ở bên Mỹ nhiều người biết, hai vợ chồng chết già ở bên Mỹ cách đây 4 năm gì đó (tôi sẽ trở lại với Hoàng Văn Chí), và cô út, lấy ông Nguyễn Sơn, là đại tướng đã có công lớn với văn hóa Việt Nam ở Thanh Hóa những năm 47-49. Cuối 49 thì quân đội Mao Trạch Đông liên lạc được với Việt Minh, và cách mạng Việt Nam không kham nổi ông Nguyễn Sơn, trả lại cho Mao Trạch Đông, nói: Thôi ông đem nó về Tầu đi, chúng tôi không có chỗ đứng cho cái anh này. Tôi xin khép dấu ngoặc về Nguyễn Sơn, khi khác sẽ nói về Nguyễn Sơn.

       Về nhân vật Vũ Nguyên Bác được chính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chọn và giao cho Nguyễn Công Thu năm 1925 về Việt Nam đưa sang Quảng Châu học lớp “ Chính trị đặc biệt”. Lúc đó Nguyễn Ái Quốc có bí danh là Lý  Thụy (1924)  nên đặt bí danh cho Vũ Nguyên Bác là Lý Anh Tự như là một người em. Năm 1926, Lý Anh Tự vào học trường Quân sự Hoàng Phố của Tôn Trung Sơn có cố vấn Liên Xô giảng dậy,…Các tư liệu lịch sử gồm văn bản gốc, thư từ, bút tích của Nguyễn Sơn hiện lưu giữ nhiều và rõ. Các sự kiện năm 1945 Nguyễn Sơn về tham gia cách mạng Việt Nam và cuối năm 1950 Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc với nhiệm vụ tham gia Tổ Việt Nam của Cục 2 (Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa) với nhiệm vụ viện trợ quân sự Liên Xô giao Trung Quốc chuyển vũ khí thu được của Nhật  cho Quân đội Nhân Dân Việt Nam đánh Pháp đều đã được giải mật. Sinh thời, bà Lê Hằng Huân thường hay nói mỗi khi nhận được thư của chị Lê Hằng Phấn là: “ Bố cháu (Vũ Ngọc Phan) và Cậu Sơn với chồng Dì Phấn (Hoàng văn Chí) không ưa nhau”.

      Cuối năm 1946, toàn bộ các nhà văn hóa, văn nghệ Việt Nam theo Cách mạng lập thành Đoàn Văn hóa Kháng chiến Liên khu 4 do Nhà văn Vũ Ngọc Phan làm chủ tịch đều di cư vào Thanh Hóa, Liên khu 4. Nguyễn Hữu Đang và Hoàng văn Chí là thành viên của Đoàn. Khi vào Thanh Hóa, gia đình Hoàng văn Chí ở chân núi Nưa, Thanh Hóa nuôi bò sữa và tự quấn làm máy phát điện chạy dưới suối ai cũng biết. Vì thế Thụy Khuê viết: “Nguyễn Hữu Đang, bỏ về Thanh Hóa, cộng tác với nhà xuất bản Minh Đức từ 1948.” Ghi bỏ về là sai hiện tượng và bản chất sự việc làm như Nguyễn Hữu Đang bất mãn bỏ đi một mình về Thanh Hóa. Hiện còn một số ảnh Nguyễn Hữu Đang chụp với Nguyễn Sơn và một số văn nghệ sỹ khác tại Nông Cống, Thanh Hóa.
 

Lưỡng quốc Tướng quân Hồng Thủy – Nguyễn Sơn

(Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn (1908–1956) vì nặng lòng yêu nước nên xin trở về Việt Nam nên bị Trung Cộng phê bình là nặng tinh thần quốc gia, nhẹ tinh thần quốc tế. Khi đến Hà Nội vào đầu năm 1946, Nguyễn Sơn cũng bị Hồ Chí Minh lạnh nhạt không thèm tiếp. Khoảng năm 1955, sau một cuộc thảo luận to tiếng với ông Hồ, Nguyễn Sơn bực mình, nhắm hướng bắc, đi thẳng sang Trung Quốc. Nguyễn Sơn từng chê Võ Nguyên Giáp “i-tờ” về quân sự)

Trích nguyên văn sách đã dẫn của Nhà nghiên cứu Thụy Khuê. Đây là một tư liệu sai sự thật, cực kỳ bịa đặt. Sự thật về Lưỡng Quốc Tướng quân Vũ Nguyên Bác - Hồng Thủy - Nguyễn Sơn được tôn vinh cao quý tại Việt Nam và Trung Quốc. Trên Bát bảo Sơn ở Bắc Kinh có ghi danh ông được coi là một trong những Khai quốc Công thần thành lập ra nước Trung Hoa mới. Trên con đường vạn lý trường chinh ông đã đi qua có Đền thờ Tướng quân Hồng Thủy mà người Dân Trung Quốc coi ngang như Quan Đế.

 

 

 

       Sau khi đọc, Tôi trích nguyên văn và nhấn mạnh một số chữ đậm nhận thấy đối chiếu sự thật lịch sử Hoàng văn Chí đã bịa đặt rất trắng trợn về nhiều sự kiện trong quan hệ của Tướng Nguyễn Sơn với Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông và Võ Nguyên Giáp. Các tư liệu đã giải mật hiện lưu trữ tại Việt Nam và ngay tại gia đình Tướng Nguyễn Sơn cho thấy việc Tướng Hồng Thủy – Nguyễn Sơn sang Trung Quốc rồi trở lại Việt Nam, rồi sau đó trung tuần tháng 12/1950 trở lại Trung Quốc và vào giữa năm 1952 gia đình Tướng Nguyễn Sơn – Hồng Thủy được Hồ Chí Minh tổ chức đưa sang Côn Minh rồi lại được Mao Trạch Đông chỉ đạo tổ chức bảo vệ đưa về Bắc Kinh. Tất cả đều thực hiện kỷ luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội nghiêm minh.

      Vì vậy nội dung ghi trên của Thụy Khuê đã không được kiểm chứng, rất sai sự thật nếu không nói là bịa đặt, vu khống 1000/100. Tư liệu thư từ gia đình Nguyễn Sơn lưu giữ có thư từ thể hiện tình cảm thân thiết của hai ông Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Sơn.

        Sử liệu hiện nay tại Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có ghi về Lưỡng Quốc Tướng quân Nguyễn Sơn ghi cơ bản như sau:

      “ Đầu năm 1956, Nguyễn Sơn – Hồng Thủy mắc bệnh hiểm nghèo. Biết rõ bệnh tình của mình, ông báo cáo lãnh đạo (Trung Quốc) xin được về Việt nam. Tại Đại Lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Bành Đức Hoài cung nhiều lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã lưu luyến từ biệt ông. Gia đình ông được xếp một toa tầu riêng, có thư ký, cần vụ và hai bác sỹ theo về tận Hà nội để chăm sóc sức khỏe cho ông. Ngày 27/9/1956, hơn 200 tướng lĩnh và một số vị cấp cao bậc Khai quốc công thần Trung Quốc ra ga tiễn chân Nguyễn Sơn – Hồng Thủy. Đảng – Chính Phủ Trung Quốc tặng ông Ba Vạn Nhân Dân tệ tương đương 30 triệu đồng Việt Nam lúc đó ( Lương Kỹ sư 56 đồng, vàng 30 đ một lạng, tổng số tiền bằng 1,000 lạng vàng ngày nay, giá tháng 7/2020 là 55 nghìn tỷ đVN), ông đã lấy 02 triệu đồng VN mua quà tăng người thân, họ hàng, đồng đội. Số tiền 28 triệu đồng còn lại sau đó bà Lê Hằng Huân hiến vào Ngân sách Chính Phủ Việt Nam. Trở về Việt Nam, gia đình tướng Nguyễn Sơn – Hồng Thủy được Đảng – Chính Phủ và Bác Hồ quan tâm xếp chỗ ở và đưa ông vào điều trị tích cực tại Bệnh viện Việt – Xô. Mặc dù được các bác sỹ tận tình cứu chữa  nhưng do bệnh hiểm nghèo (ung thư phổi) vào lúc 15g50 phút ngày 21/10/1956, Lưỡng Quốc Tướng quân Nguyễn Sơn – Hồng Thủy đã ra đi ở tuổi 48”

 

 

Ảnh chụp Đại gia đình Nhà văn Vũ Ngọc Phan tháng 11 năm 1950

Hàng đầu, từ trái sang phải: Phan Diễn sau này là Thường trực Ban Bí thư TW Đảng CSVN, con chó Lài của bà Lê Hằng Huân nuôi, Tướng Nguyễn Sơn, Vũ Triệu Mân sau là GS TS Nông nghiệp, Vũ Phi Hồng sau là P.GS Triết học Học viện Nguyễn Ái Quốc, Vũ Hồng Côn mất năm 1951.

Hàng sau, từ trái sang phải: Phan Vịnh (Anh ruột Phan Diễn) sau là Chuyên gia Nguyên Tử lực, Vũ Huyền Giao sau là Chuyên gia Cơ khí Bộ Cơ khí luyện kim, Vũ Hoài Tuân sau là Chuyên gia đầu tiên Vũ khí Nguyên tử, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp rồi hy sinh tai nạn máy bay Đà Nẵng 1979, Giáo sư Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng, Nhà văn Vũ Ngọc Phan, Dược sỹ Lê Hoan em thứ của Nữ sỹ Lê Hằng Phương,Sở Cuồng Lê Dư bế con gái đầu Nguyễn Thanh Hà của Lê Hằng Huân – Nguyễn Sơn, Hoàng văn Chí và vợ là Lê Hằng Phấn, Lê Hằng Huân vợ Nguyễn Sơn, Lê Hằng Trang sau chết đuối ở sông Nông Giang 1952, Vũ Giáng Hương sau là Gs Họa sỹ Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Văn học Nghệ thuật VN (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật VN), Nhà thơ Lê Hằng Phương bế Vũ Ngọc Phương gần 3 tháng.

       Thụy Khuê viết: “Họ phê phán “Nhân Văn” ghê gớm hơn phê phán “Giai phẩm” nhiều, các ông văn nghệ sĩ chính cống như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi… rồi những nhân vật như Lê Đình Kỵ, Vũ Tú Nam, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ… nhất là Vũ Đức Phúc, lúc bấy giờ đã ở Viện văn Học rồi, nhân vật này nó đánh “Nhân Văn” ghê gớm nhất. Bọn phê bình chỉ đánh theo khẩu hiệu, còn bọn văn nghệ sĩ nó đánh mới ác, đánh sâu sắc chứ không như bọn phê bình đâu, nó đánh ác mà trúng,..” – Trích Nhân Văn Giai phẩm, sách đã dẫn.

      Dẫn chứng trên sai về nội dung, ngày 6 tháng 2 năm 1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Quyết định số 038-TTg thành lập tổ chức mang tên Viện Văn học trực thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước. Thời điểm mới thành lập, Viện Văn học chỉ có 12 thành viên trong đó có GS.Đặng Thai Mai (Viện trưởng), Hoài Thanh (Phó viện trưởng), Vũ Ngọc PhanHằng PhươngHồ Tôn Trinh, Nguyễn Văn Truy (Thành Duy), Nguyễn Khoa Bội Lan, Nguyễn Đức Đàn, Hồ Tuấn Niêm. Vì nhiều khó khăn, đến năm 1962 Viện Văn học mới bổ sung thêm được một số cán bộ, nhân viên. Nhân vật duy nhất biên chế là Hoài Thanh, sau là Viện phó Viện Văn học.

      Nhà văn, Nhà báo là những người Trí thức Văn hóa có một sứ mệnh cao cả là thông tin, bình luận những sự thật của lịch sử xã hội và truyền bá tư tưởng Nhân Văn trong Xã hội loài người để sao dẹp bỏ, đẩy lùi sự Xấu Ác cho Xã Hội được Thiện hơn. Sau khi đọc hai tác phẩm Hồ Chí Minh sinh bình khảo của Hồ Tuấn Hùng và Nhân Văn Giai phẩm và vấn đề Hồ Chí Minh của Thụy Khuê thật sự thất vọng, bất bình vì sự sử dụng dẫn chứng tư liệu sai sự thật, bịa đặt đến mức không còn Nhân cách của nhiều “ Học giả” đến như vậy.

Hà nội, Mùa Thu, ngày 23/08/2020

 

Vũ Ngọc Phương

Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển

nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam

 

 

______________________________

 

Đã đăng trên nghiencuulichsu Quốc Tế ngày 24/08/2020