Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

“Ý KIẾN VỀ VIỆC XÂY DỰNG TƯỢNG QUAN CÔNG TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC TRĂNG”

Gần đây một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về chuyện Công ty CP Thương mại sản xuất bao bì Thành Lợi (Huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) đầu tư khu du lịch rộng 18 Ha tại Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, trong khu du lịch dự kiến xây tượng Quan Công cao 36m nhìn ra Biển Đông. Có nhiều ý kiến phản đối trên mạng xã hội và cả ý kiến của một số người danh vị. Tựu trung các ý kiến đều có chung một suy nghĩ là không nên xây tượng một Anh Hùng người Trung Quốc ở Việt Nam là không phù hợp. Có ý kiến cho rằng:" Cần hỏi rõ nguyên nhân, động cơ của doanh nghiệp là gì?" . Vấn đề trở thành nghiêm trọng!

 

Quan Công là một nhân vật lịch sử Trung Quốc, theo tín ngưỡng Tâm linh, Quan Công là một Vị Thượng đẳng Phúc Thánh cứu độ chúng sinh, diệt Ác, trừ Tà. Hàng ngàn năm qua, hình tượng Quan Công là biểu tượng về Đạo đức tiêu chuẩn của Nhân loại là: Trung, Hiếu, Lễ, Nghĩa, Nhân, Dũng. Quan Công được tôn xưng là "Võ Thánh", có ảnh hưởng rất sâu rộng trong lịch sử, văn hóa xã hội Trung Hoa, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Có thể nói hiếm có vị võ tướng trong lịch sử Nhân loại nào lại được tôn thờ và ảnh hưởng đến tín ngưỡng dân gian lớn như Quan Công được tôn thờ đến mức là Quan Thánh Đế Quân. Ngay trong Phật giáo Đại Thừa, Quan Công được tín ngưỡng là ngôi vị Già Lam Bồ Tát, cùng với Vi Đà Bồ Tát là hai Đại Hộ pháp trên cõi Đại Niết Bàn. Trong Nho giáo thịnh hành ở các nước Đông Á và Việt Nam, Quan Công được tôn thờ là Võ Thánh của Nho gia, có địa vị ngang hàng với ông tổ của Đạo Nho giáo là Văn Thánh Khổng Tử. Ngay từ thời Bắc thuộc lần thứ 2, từ năm 43 đến 544 sau Công Nguyên, dưới thời Tam Quốc (năm 220 – 265), Giao châu (Việt nam) thuộc Nhà Đông Ngô (Ngô Vương Ngô Quyền) cai trị rất tàn ác, vì thế người Lạc Việt thường xuyên nổi dậy chống sự thống trị của Nhà Ngô.Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa năm Mậu Thìn (248 sau CN) của Bà Triệu (Triệu thị Trinh) đánh Thứ sử Giao châu là Lục Dận, Bà Triệu đã tử tiết khi mới 23 tuổi. Đối với người Lạc Việt, hai cha con Quan Công, Quan Bình tử tiết năm 219 sau CN là một hình tượng Anh hùng chống Nhà Đông Ngô, đã được dân Việt thờ phụng cho đến ngày nay.

 

Từ thời cổ, tín ngưỡng tôn thờ Quan Công đã vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc gần 1,700 năm được thờ phụng ở nhiều nước Châu Á. Ngày nay Quan Công còn được thờ ở Châu Âu, Bắc Mỹ, vì thế tượng lớn, tượng nhỏ đều có. Quan Công đã được Quốc Tế hóa không còn chỉ riêng ở Trung Quốc. Ngay tại Việt Nam, đền miếu thờ Quan Công hàng nghìn năm qua không ít, người Việt thờ Quan Công tại gia  là Vị Thánh Trung - Nghĩa tính số lượng còn nhiều hơn người Hoa thờ Qaun Công ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Sử học và Dân tộc học tại Việt Nam có các Đền lớn thờ Quan Vũ Thánh Đế như sau:

 

1/ Đền Hồng Sơn, Tp Vinh tỉnh Nghệ An. Còn gọi là Đền Nhà Ông

2/ Chùa ông,Tp Nha trang, đường 23-10

3/ Đền Ngọc Sơn hồ Hoàn Kiếm trước đây từng là nơi thờ Quan Thánh.

4/ Đền Quan Công ở bến Tây Luông, cách cổng thành Thăng Long 2 dặm.

5/ Miếu Quan Đế do Bỉnh Trung Công thời Hậu Lê xây dựng ở phường Hà Khẩu, nay là phố Nguyễn Trung Trực, Hà Nội.

6/ Miếu Quan Thánh ở xã Năng Tịnh, huyện Mỹ LộcNam Định.

7/ Đền Quan Đế ở xã đông lĩnh, huyện đông SơnThanh Hóa.

8/ Đền Quan Thánh ở phố Bắc Hà, huyện Kim ĐộngHưng Yên

9/ Miếu Quan Công ở huyện Phong Thổ, Lai Châu.

10/ Miếu Quan Đế ở xã Nước Hai, huyện Hòa An, Cao Bằng.

 

 

11/ Đền Quan Công tại cạnh chùa Thiên Mụ ở Huế.

12/ Chùa Quốc Ân tại Cố đô Huế

13/ Đền Quan Công ở Hội An, Quảng Nam.

14/ Quan Thánh tự ở Thu Xà, Nghĩa Hòa, Tư NghĩaQuảng Ngãi

15/ Quảng Đông tỉnh hội quán ở Long XuyênAn Giang

16/ Miếu Quan Đế (Chùa Ông) ở Phan ThiếtBình Thuận.

17/ Đại Giác cổ tự ở Biên HòaĐồng Nai

18/ Đền Quan Công tại huyện Tuy PhongBình Thuận

19/ Chùa Quan Đế ở Bình Tây, Chợ LớnThành phố Hồ Chí Minh.

20/ Đền thờ Quan Thánh tại Thành phố Vũng Tàu.

21/ Đền Võ Miếu tại phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh

22/ Chùa Quan Đế ở Mỹ ThoTiền Giang

23/ Thất Phủ Miếu (Chùa Ông) của người Hoa tại phường 5, thành phố Vĩnh LongVĩnh Long.

 

Việt Nam có vị trí trung tâm chiến lược khu vực Đông Nam Á, đồng thời là nơi giao thương kinh tế, văn hóa rất đa dạng. Trong lịch sử, Việt Nam đã có hơn 1,000 năm Bắc thuộc và cũng hàng nghìn năm chịu ảnh hưởng về văn hóa Trung Hoa nhưng Dân tộc Lạc Việt – Việt Nam không bị đồng hóa chính vì Dân tộc Lạc Việt có truyền thống Văn hiến rực rỡ từ thời cổ đại. Học giả Trung Quốc Lí Nhĩ Chân (117.6.129) Date: January 03, 2012 08:17PM đã viết:” Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, thì thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ bãi đá Sapa đi. Nhà Thương là một dòng dõi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng hình này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa" ( Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Khảo cổ học Trung Quốc ngày 20/2/2012).

Ngày nay với một thế giới mở và hội nhập, chúng ta đã đọc được hàng chục vạn thư tịch cổ sử, các tài liệu Khảo cổ học về Việt Nam của Việt Nam, Trung Quốc và các học giả Phương Tây cho thấy cách đây 10,000 năm đến 6,000 năm cùng với chữ viết, người Lạc Việt đã phát minh ra đồ gốm, lúa nước, thuần hóa gà, lợn, lụa, vải, đồ đồng, đồ sắt rất tinh sảo trước cả Trung Hoa và Trung Đông, Ai cập. Nhiều nhân vật nổi tiếng lịch sử ghi trong Sử Ký Tư Mã Thiên như Phạm Lãi, Văn Chủng, Tôn Tử, Việt Vương Câu Tiễn,… là người Việt. Tây Thị - Người phụ nữ đẹp nhất lịch sử cũng là người Việt. Dã sử Trung Quốc cho rằng bà mẹ thân sinh ra Quan Công là người Việt, họ Vũ. Vì thế tên khai sinh của Quan Công là QUAN VŨ. Lịch sử chống ngoại xâm của Dân tộc Việt Nam cũng đã ghi danh nhiều người Hoa đã sát cánh cùng người Việt chống ngoại xâm Phương Bắc.

 

Ngày nay, ở tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Trung Quốc vẫn còn đền, miếu thờ Vua Bà Hai Bà Trưng và một số Nữ tướng như Phật Nguyệt Công chúa được Trưng Vương phong giữ chức Thao Giang Thượng Tả Tướng thuỷ quân, Chinh Bắc Đại tướng quân, Tổng trấn Động đình và Trường Sa. Một Nữ tướng là Hoàng Thiều Hoa – Tả tướng Chinh Bắc Tướng quân lĩnh đạo Trung quân trấn giữ Nam Hải. Trên Thiên Đài, núi Đại Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có miếu thờ Đào Hiển Hiệu - tướng của Hai Bà Trưng cùng một nghìn quân sỹ đã quyết tử tại cửa ải độc đạo hiểm yếu tại Bắc núi Nam Lĩnh để ghìm chân đại quân Đông Hán do Lưu Long làm Phó tướng, vẫn còn đôi câu đối khắc trên đá: “Nhất kiếm Nam hồ kinh Vũ-đế/Thiên đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long”. Nghĩa là : “Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh sợ vua Vũ đế (Ý nhắc đến sự kiện nữ tướng Phật Nguyệt của Hai Bà Trưng đón đánh Mã Viện ở phía Nam hồ Động-đình. Vũ đế là Hán Quang Vũ nhà Đông Hán)/ Một nghìn tay đao Bắc Lĩnh giữ Lưu Long”. Thời hiện đại, Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn (Vũ Nguyên Bác, Lý Anh Tự, Hồng Thủy) nguyên là Chủ Tịch Ủy Ban Kháng chiến Nam bộ, Tư lệnh đầu tiên của Liên khu 4, được Hồ Chủ Tịch giao sang tham gia Cách mạng Trung Quốc, có công rất lớn. Nguyễn Sơn được xếp vào hàng Khai Quốc Công thần thành lập Nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Ở Bát Bảo Sơn và nhiều nơi trên đất Trung Quốc có đền thờ Lưỡng Quốc Tướng quân Nguyễn Sơn.

 

Cần thấy rằng ngay các tượng đài đã xây dựng của các Vị Anh hùng Dân tộc ta khi mới đề xuất lần đầu tiên cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Nước ta vẫn còn rất nhiều việc chưa từng làm nhưng sẽ làm, phải làm. Chuyện dựng tượng Quan Công ở thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ là việc đưa tượng Quan Công đã được thờ trong hàng triệu gia đình người Việt ở trong nhà ra ngoài công viên, lại là công viên du lịch Tâm linh. Trên đất nước ta hiện cũng có rất nhiều tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát, Chúa Jessu, Đức Mẹ Maria,… vốn không phải người Việt Nam nhưng được tôn thờ vì tiêu biểu cho Đức Thiện. Vì vậy tượng Quan Công có dựng cũng là sự bình thường, là sự thể hiện tính Nhân Văn của Dân tộc Việt Nam. Để giữ vững Độc lập, Tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Quốc gia Việt Nam rất cần sự đoàn kết Quốc tế, trong đó đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Trung Hoa là rất quan trọng, rất cần thiết. Tư tưởng Dân tộc cực đoan không phân biệt được đâu là tham vọng xâm lược của Nhà cầm quyền, đâu là Dân tộc, Nhân dân xưa nay không thể tồn tại trong truyền thống Dân tộc Việt Nam.

 

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015

 

Vũ Ngọc Phương

Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học

phát triển nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam

ĐT: 0912484879/ E – mail: vuphuong152@gmail.com

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển