Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 3, 24/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Sự kiện

Xây dựng “văn hóa nghề” cho người lao động

Chỉ khi nào người lao động có văn hoá nghề, khi đó mới có hiệu quả làm việc cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế đất nước

Gần đây trong lĩnh vực đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng có nhắc nhiều đến thuật ngữ “văn hoá nghề”. Đây được coi là một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên chất lượng nguồn nhân lực.

Văn hoá nghề biểu hiện trước hết ở sự nhận thức về nghề, sự lựa chọn nghề và việc học nghề. Làm thế nào để hình thành văn hoá nghề cho người lao động, đặc biệt trong điều kiện nước ta với nguồn cung ứng lao động chủ yếu là từ khu vực nông nghiệp là một vấn đề được đặt ra. Trong đó, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay đối với công tác dạy nghề và xây dựng văn hoá nghề cho học viên là đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu về chuyên môn.

 

Văn hoá nghề là một nhân tố quyết định thành công trong xã hội công nghiệp

Nhận xét về tài năng, tính sáng tạo của lao động nước ta, một giáo sư người Nhật đã nói: “Mỗi công nhân Việt Nam là một viên ngọc, còn lao động các nước khác chỉ là những viên đất sét. Nhưng 3 viên ngọc trộn lại không tạo ra được một sản phẩm nào cả, còn 3 viên đất sét trộn lại sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm”. Điều này nói lên tính cộng đồng, tính tập thể và khả năng làm việc nhóm của lao động nước ta còn nhiều bất cập. Nếu không sớm khắc phục được nhược điểm này, lao động nước ta sẽ mất lợi thế ngay trên sân nhà.

Phó Giáo sư Đỗ Minh Cương, Chủ nhiệm Bộ môn Văn hóa kinh doanh, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Văn hóa nghề nghiệp là phương thức, cách hành xử của người lao động với nghề nghiệp một cách văn minh, đạt chuẩn mực chân, thiện, mỹ. Văn hóa nghề phải đảm bảo người lao động có nhận thức, quan điểm đúng về nghề nghiệp của mình. Họ phải nhận thức được, không có nghề nào thấp kém, nghề nào cũng có ích vì sự phát triển xã hội. Hiện chúng ta mới chỉ quan tâm đến kỹ năng, trình độ nghề nghiệp, mà chưa quan tâm văn hóa nghề cho người lao động”.

Nước ta có nguồn lao động dồi dào, với hơn 47 triệu lao động, trong đó lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Đây là lợi thế để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, những ưu điểm của lao động nước ta như: tính thông minh, sáng tạo, cần cù, chịu khó, nhanh nhẹn, thích nghi nhanh với môi trường lao động công nghiệp càng phát huy bao nhiêu thì những yếu kém như tính vô kỷ luật, tuỳ tiện, cẩu thả trong công việc, quan hệ giao tiếp nhất là lao động phổ thông càng bộc lộ bấy nhiêu. Những hạn chế này là hệ quả của không coi trọng văn hoá nghề nghiệp của người lao động. Chính vì vậy, mới phát sinh hiện tượng là lao động sẵn sàng bỏ việc, nghỉ việc tuỳ tiện, bất cứ lúc nào.

Xây dựng văn hoá nghề phải bắt đầu từ việc giáo dục các chuẩn mực và định hướng giá trị lao động mới. Điều này không chỉ được dạy từ các trường đào tạo nghề nghiệp, mà ngay từ những giai đoạn học tập đầu tiên - từ trường phổ thông. Phải xây dựng các chuẩn mực và giá trị nghề nghiệp, nếp sống mới trong xã hội, tạo dựng người lao động quen dần với một môi trường sống mới trong xã hội theo quy chuẩn của xã hội công nghiệp, nhận thức, tư duy và hành động theo phong cách của người lao động công nghiệp. Đó chính là văn hoá nghề, yếu tố mà vì nhiều nguyên nhân, lao động nước ta còn đang thiếu và yếu.

Nếu chỉ xem lao động giá rẻ là một lợi thế để cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài sẽ là một sai lầm. Bởi tỷ lệ vốn FDI đăng ký và giải ngân hằng năm còn chênh lệch lớn cũng một phần có nguyên nhân là do chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư về chất lượng nguồn nhân lực.

Ý kiến của các nhà khoa học lao động là cần phải sớm đưa văn hoá nghề vào trong đào tạo nghề. Hình thành ngay một trung tâm nghiên cứu về vấn đề quan trọng có tính quyết định này để có thể thắng trong cuộc cạnh tranh ở thị trường lao động cả trong nước và ngoài nước. Điều tra thực trạng yếu kém của lao động đưa đi xuất khẩu để từ đó xác định những nội dung của chương trình đào tạo văn hoá nghề.

Phó Giáo sư Đỗ Minh Cương, khẳng định: “Phải giáo dục văn hóa dân tộc, văn hóa vùng tại nơi làm việc để người lao động hiểu biết tinh hoa văn hóa, tôn trọng nơi mình làm việc, gắn bó với nghề của mình, qua đó tuyên truyền nâng cao giá trị văn hóa của dân tộc”.

Khi văn hóa ngấm sâu vào nghề nghiệp tạo cho người ta niềm tự hào, môi trường chia sẻ tin cậy lẫn nhau, đoàn kết tạo nên sức mạnh, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng văn hóa cao.

Đã đến lúc chúng ta cần coi việc trang bị “văn hoá nghề” cho người lao động là chìa khoá để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nói cách khác, văn hoá nghề được hiểu là đạo đức nghề nghiệp, thái độ hành nghề của người lao động, cách ứng xử của người lao động đối với người sử dụng lao động, với đồng nghiệp… Nó còn mang phong tục tập quán, văn hoá khi hội nhập.

Xây dựng văn hoá nghề cho người lao động ở nước ta hiện nay là một vấn đề thời sự và không thể thiếu được. Chỉ khi nào người lao động có văn hoá nghề, khi đó mới có hiệu quả làm việc cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay./.

theo vov.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển