Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Chủ nhật, 22/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

WB: Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhưng cần linh hoạt về chính sách

 Mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, nhưng những bất định gia tăng liên quan đến nền kinh tế toàn cầu đang chững lại, lạm phát trong nước gia tăng, điều kiện huy động tài chính toàn cầu bị thắt chặt... cho thấy cần tăng cường cảnh giác và linh hoạt về chính sách.

 
WB: nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhưng cần cảnh giác  - Ảnh 1.

WB: nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ nhưng cần cảnh giác và linh hoạt chính sách

Đây là nội dung khuyến nghị trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 10/2022 của Ngân hàng Thế giới (WB).

Các chuyên gia của WB cho rằng: Tăng trưởng GDP của Việt Nam trong quý III/2022 đạt 13,7% so cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục này phần nào là nhờ hiệu ứng xuất phát điểm thấp do nền kinh tế bị suy giảm 6% trong quý III/2021 sau các đợt cách ly kéo dài nhằm kiềm chế đại dịch COVID-19. Đáng chú ý nhất là ngành dịch vụ đạt tăng trưởng cao nhất ở mức 18,9% (so với cùng kỳ năm trước), đóng góp 8,5 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng GDP.

Theo WB, trong điều kiện nền kinh tế chưa phục hồi đầy đủ và tăng trưởng ở những thị trường xuất khẩu chủ lực dự kiến sẽ chậm lại, cần tiếp tục các chính sách tài khóa chủ động hỗ trợ nền kinh tế trên cơ sở phù hợp với kết quả kinh tế và phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ. Đồng thời, cần sẵn sàng cân nhắc thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để bảo đảm neo giữ lạm phát.

Khi giai đoạn giãn hoãn thời gian trả nợ đã kết thúc và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt, khu vực tài chính phải đối mặt với rủi ro gia tăng, đồng thời đòi hỏi phải có hướng dẫn từ phía Ngân hàng Nhà nước để ngăn chặn những rủi ro có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thực.

Về vấn đề tỉ giá, các chuyên gia của công ty chứng khoán VnDirect cũng đưa ra phân tích: Ngay quyết định của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh biên độ tỉ giá giao ngay USD/VND từ +/-3% lên +/-5%, có hiệu lực từ ngày 17/10, tỉ giá USD/VND liên ngân hàng đã tăng lên 24.320 đồng (tăng 6,5% so với đầu năm). Các chuyên gia nhận định tỉ giá sẽ tiếp tục chịu áp lực do Ngân hàng Nhà nước có ít dư địa hỗ trợ tỉ giá hơn trước nếu đồng USD mạnh lên trong những tháng cuối năm 2022. Dự báo VND có thể mất giá khoảng 6-8% so với USD trong năm 2022.

Còn trong báo cáo mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo nguy cơ nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, với các quốc gia chiếm khoảng một phần ba nền kinh tế toàn cầu có thể suy thoái trong giai đoạn 2022-2023. Do khó khăn bên ngoài đang nổi lên, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và dòng vốn FDI có thể chậm lại trong những quý tới. Tuy vậy, vẫn có một số yếu tố hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Các động lực tăng trưởng bao gồm nguồn vốn đầu tư công dồi dào và lượng khách nước ngoài kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ trong năm tới.

Do đó, căn cứ vào báo cáo của IMF, các chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP quý IV/năm 2022 đạt 5,6%, đưa tăng trưởng cả năm 2022 lên 7,9% so với cùng kỳ. Trong năm 2023, chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam chậm lại còn 6,9% so với cùng kỳ, nhưng vẫn nằm trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực.

Anh Minh

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển