Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 28/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nhân lực - nhân tài

Với bố mẹ, con là nhà Vô địch

Đằng sau thành công của các VĐV, luôn là bóng dáng của một gia đình. Những bậc cha mẹ, dù không phải là điểm tựa về mặt thể thao nhưng thiếu họ, các VĐV sẽ mất đi rất nhiều sức bật.

Đi cùng con

 

Đã quá quen thuộc với những lần vắng nhà thi đấu, xuất ngoại tranh tài của Chu Hoàng Diệu Linh nhưng chuyến đi Olympic lần này của cô con gái vẫn mang lại một cảm giác khác biệt với vợ chồng ông Chu Hà và bà Trần Thị Tuyết.

 

Ngay cả trong mơ, ông bà cũng chẳng dám mơ có một ngày cô con gái 17 tuổi của mình có thể góp mặt ở Olympic, đại hội thể thao lớn nhất thế giới.

 

Hôm ra sân bay Nội Bài tiễn con đi London, các nhà báo hỏi mãi ông mới ấp úng cho biết: "Cứ động viên cháu nó thi đấu hết mình. Tôi bảo nó là con cứ thi đấu theo khả năng của con. Đừng áp lực gì cả. Dù thế nào thì với bố mẹ, lúc nào con cũng là nhà vô địch".

 
VĐV Chu Hoàng Diệu Linh và mẹ.
VĐV Chu Hoàng Diệu Linh và mẹ.
 

Trong hành lý của Diệu Linh lỉnh kỉnh các món lặt vặt và thức ăn khô bà Tuyết chuẩn bị sẵn, gói ghém rất cẩn thận để trang bị cho con ra "tiền tuyến".

 

Ông Hà làm nghề xe ôm, còn vợ bán hàng nước. Cả gia đình chẳng ai theo nghiệp thể thao nhưng Diệu Linh lại mê võ từ thuở nhỏ, theo học đủ các môn phái trước khi kết hẳn môn taekwondo.

 

Điều kiện kinh tế không mấy khá giả nhưng từ khi Diệu Linh bắt đầu những chuyến thi đấu xa nhà, xa mấy ông hoặc bà cũng cố gắng thu xếp theo con. Ông Hà nói: "Ban đầu, mình đi vì cháu còn nhỏ, cần bố mẹ ở bên để lo cái này, chăm cái nọ.

 

Vợ chồng tôi hiểu, Linh là con gái dễ tủi thân, lại còn nhỏ, mình có mặt ở đấy nó yên tâm, tự tin hơn mà thi đấu với người ta. Giá mà dư giả tí, chắc vợ chồng tôi cũng cố gắng đi Olympic một chuyến. Cả đời mấy khi có dịp đi hội lớn thế này!".

 

Hôm Diệu Linh đến Bangkok dự vòng loại giành vé đi London 2012, vợ chồng ông Hà gom góp được chút tiền mua vé sang Thái Lan ủng hộ con. Ước mơ rất giản dị của ông bà là nhìn thấy con đứng trên bục cao nhất trong tiếng quốc thiều. Bởi cho đến giờ, Linh vẫn chưa có HCV quốc tế nào, thành tích tốt nhất là HCB SEA Games 26. Diệu Linh đã không phụ lòng bố mẹ khi vượt qua võ sĩ Nepal ở bán kết.
 
Diệu Linh trên sàn đấu Olympic
Diệu Linh trên sàn đấu Olympic

 

Nghiễm nhiên, một suất tại chung kết chính là vé đi London 2012. Để đảm bảo an toàn, lãnh đạo đội quyết định không cho Linh đấu chung kết nên ước mơ thấy con hát quốc ca của ông bà vẫn chưa thành hiện thực.  Nhưng ở tuổi 17, Diệu Linh hẳn còn rất nhiều cơ hội để cho bố mẹ được thêm nhiều lần vui. Chu Hoàng Diệu Linh.

 

Món quà không đến

 

Trần Lê Quốc Toàn là một trong những trường hợp đáng tiếc nhất của thể thao Việt Nam tại Olympic. Toàn chỉ thua VĐV đoạt HCĐ người Azerbaizan vỏn vẹn 2 kg.

 

Thấu hiểu nỗi buồn đó nhất chính là bà Lê Thị Quỳnh Nga, mẹ Toàn. Đã một tuần sau khi Toàn kết thúc cuộc chơi ở Olympic, bà Nga vẫn không hết tiếc nuối. Qua điện thoại, bà Nga tâm sự: "Nó nói là sẽ quyết tâm lấy huy chương để tặng tôi.

 

Tôi đọc báo nghe nói nếu đoạt huy chương sẽ được thưởng rất nhiều tiền. Nhưng chỉ cần nó có thành tích, tôi cũng đã mừng lắm rồi, tiền có thể làm ra, chứ huy chương Olympic dễ gì có được".

 

VĐV Trần Lê Quốc Toàn trên đấu trường Olympic
VĐV Trần Lê Quốc Toàn trên đấu trường Olympic

 

Nhà Toàn có 5 anh em. Bà Nga tất bật với gánh bánh canh ở lề đường Đà Nẵng nuôi các con. Khi Toàn bỏ nghề phụ việc ở cửa hàng đá mỹ nghệ theo thể thao, bà Nga chẳng mấy khi có dịp theo con đến nhà thi đấu. Chồng mất sớm, các em Toàn còn quá nhỏ, bà không lúc nào ngơi tay buôn bán.

 

Bà kể: "Toàn tự lập từ nhỏ. Có đi đâu xa cũng gọi điện báo tin để tôi không phải lo lắng nhiều. Thời gian này nó cứ giục tôi nghỉ bán, nó sẽ cố thi đấu lấy tiền thưởng phụ tôi. Tôi đàn bà, quanh năm buôn bán chứ biết gì thể thao.

 

Nhưng Toàn nói, tôi là nguồn động viên cho nó phấn đấu. Nó rất thương mẹ và các em. Toàn không được học nhiều nhưng sẽ phụ tôi nuôi các em học hành đàng hoàng. Chồng tôi mất sớm, cũng may tôi còn có nó".

 

Bà Nga chia sẻ: "Tôi biết, Toàn cố gắng có huy chương là muốn có tiền thưởng để sửa sang nhà cửa đàng hoàng. Tôi thì không muốn gây áp lực cho nó. Thể thao có thắng có thua là lẽ thường. Tôi chỉ dặn nó đừng chủ quan, tập trung thi với người ta, đừng nghĩ phải được như vầy như kia, vậy là cả nhà vui rồi".

 
VĐV Quốc Toàn và mẹ
VĐV Quốc Toàn và mẹ
 

Điều mà bà Nga thích nhất, là tự tay nấu cho con ăn những món ưa thích sau quãng thời gian xa nhà biền biệt để thi đấu. Những lúc đó, chẳng có sự hiện diện của "mấy cục tạ sắt", chỉ có niềm vui gia đình.

 

Món quà Olympic mà Toàn hứa tặng mẹ không thành hiện thực. Nhưng có lẽ chẳng ai trách anh, một khi anh đã nỗ lực hết sức.

 

Toàn nhận mức lương 15 triệu đồng/tháng. Bà Nga không giấu niềm tự hào rằng, phần lớn tiền lương thưởng con trai đều đưa hết cho bà để lo cho cả nhà.

 

Niềm vui đó càng nhân lên vì từ những đồng tiền buôn bán lề đường và sự phụ giúp của Toàn, đứa con út của bà đã thi đậu lớp 10, còn một người nữa đang là sinh viên năm thứ tư tại ĐH Đà Nẵng.

 

Theo Anh Khoa

SVVN

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển