Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 3, 23/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

VIẾT TIẾP BẢN HÙNG CA TƯƠI SÁNG

Hôm nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trọng thể kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 19-12-1946 - 19-12-2016. 70 năm trước, với tinh thần Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 còn vang vọng trên toàn lãnh thổ nước cộng hòa non trẻ mới ra đời được 15 tháng: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập.

Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”, không còn cách nào khác, chúng ta phải cầm súng bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.

Với khát vọng hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình, dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm tất cả để ngăn chặn một cuộc chiến ngày càng tới gần từ những cái đầu hiếu chiến của thực dân Pháp vẫn nuối tiếc thời vàng son thuộc địa. Từ Hiệp định Sơ bộ (ngày 6-3-1946), Hội nghị trù bị Đà Lạt (từ ngày 19-4 đến 11-5-1946), Hội nghị Phông-ten- nơ-blô (từ ngày 6-7 đến 10-9-1946), chuyến thăm ngoại giao đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang CH Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp kéo dài hơn bốn tháng (từ ngày 31-5 đến 20-10-1946) cho đến bản Tạm ước ngày 14-9-1946…, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng tỏ tầm nhìn và bản lĩnh trong những nỗ lực ngoại giao với lãnh đạo Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa, Pháp... vì lợi ích tối cao của quốc gia, dân tộc với phương châm “hòa để tiến”, “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn hết”, “tránh tình thế bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động”.

Trong tình thế “thù trong giặc ngoài”, đường lối chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mình là chính, kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ đã nhanh chóng hình thành. Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” (ngày 25-11-1945), Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” (ngày 5-11-1946), Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (ngày 12-12-1946) và “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã đặt nền tảng lý luận cho việc gấp rút chuẩn bị kháng chiến lâu dài với sự đồng tâm ủng hộ của toàn dân tộc.

Lịch sử không quên những chiến lũy chặn xe tăng Pháp được đắp lên bằng tủ chè, sập gụ của người Hà Nội trong suốt 60 ngày đêm quyết tử. Hành trình “tiêu thổ kháng chiến”, “vườn không nhà trống” với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” ở khắp các thành phố, thị xã, làng mạc, trên mọi nẻo đường kháng chiến, một lòng một dạ hướng về Cụ Hồ, hướng về Chính phủ cách mạng, chính là hành trình tiếp nối quá khứ vẻ vang của dân tộc trong kháng chiến chống quân xâm lược.

Kỷ niệm 70 năm Toàn quốc kháng chiến cháy lên trong chúng ta khát vọng hòa bình và càng thấm thía về lời hiệu triệu mang hồn sông núi, về bản lĩnh lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng, về sức mạnh toàn dân tộc...

Những bài học từ Toàn quốc kháng chiến, trong điều kiện hòa bình, không bao giờ cũ, nhắc nhở chúng ta không bao giờ chủ quan mất cảnh giác, không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực quốc phòng, vị thế ngoại giao của đất nước. Đó chính là tinh thần Đại hội XII của Đảng, với yêu cầu: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa" và "giữ vững môi trường hòa bình", "sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống". 70 năm trước, ý thức rõ vai trò của công tác đảng, công tác cán bộ; nhận thức tư tưởng là cơ sở của thống nhất hành động tạo nên sức mạnh toàn quân trước khi bước vào cuộc đối đầu, thử lửa trường kỳ, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng ngày 19-10-1946 do Tổng Bí thư Trường-Chinh chủ trì đã khẳng định: “Trước giai đoạn khó khăn, Đảng ta phải thống nhất ý chí, hành động và kỷ luật…; muốn thế, chúng ta những người đảng viên phải... bỏ lợi ích cá nhân, phục tùng lợi ích Đảng, bộ phận phục tùng toàn Đảng”. 70 năm sau, bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng đan xen cả thời cơ lẫn nguy cơ, một lần nữa, công tác đảng, công tác cán bộ lại tiếp tục được đặt ra, trực diện và nóng bỏng. Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) chỉ rõ: “Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ".

Tự chỉnh đốn Đảng nghiêm khắc, Đảng mới vững, mới đủ sức mạnh đối mặt thách thức, xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Quá khứ và truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, của Đảng ta, của quân đội ta, nhân dân ta cho chúng ta niềm tin để viết tiếp bản hùng ca tươi sáng.

Theo nhandan.com.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển