Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 4, 24/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, đối mặt 'chưa giàu đã già'

Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2019 Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa. Với 10,4 triệu người trên 65 tuổi, người già đang chiếm 7,7% trong tổng dân số 92,6 triệu người.

Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, đối mặt chưa giàu đã già - Ảnh 1.
 

Tọa đàm công bố báo cáo quốc gia "Việt Nam với tư cách là một xã hội đang già hóa" được tổ chức tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - Ảnh: NGỌC DIỆP

Sáng 15-4, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và Tổ chức Hanns Seidel Foundation đã tổ chức tọa đàm công bố báo cáo quốc gia "Việt Nam với tư cách là một xã hội đang già hóa".

Theo TS Nguyễn Ngọc Quỳnh, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, từ năm 2011 Việt Nam đã ý thức rõ sự già hóa về dân số. Theo dự báo tới năm 2036 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn dân số già và năm 2047 sẽ bước vào giai đoạn dân số siêu già - tương tự xã hội Nhật Bản bây giờ.

Báo cáo "Việt Nam với tư cách là một xã hội đang già hóa" đánh giá Việt Nam đang ở giai đoạn "vàng chưa qua già ập tới", nghĩa là vẫn đang ở giai đoạn "vàng" về dân số (từ năm 2005 đến 2035).

Tuy nhiên đáng nói ở chỗ, tốc độ già hóa của Việt Nam đang tăng rất nhanh. Nếu Thụy Điển mất 85 năm, Úc mất 73 năm dân số mới già hóa, thì Việt Nam mới chỉ có 25 năm dân số đã bắt đầu già hóa.

Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa, đối mặt chưa giàu đã già - Ảnh 2.

Nghiên cứu cho biết người già Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, về kinh tế, những vấn đề xã hội khác, nhưng lại nhận trợ cấp lương hưu từ ngân sách nhà nước, từ quỹ bảo hiểm xã hội, từ trợ cấp xã hội không nhiều nên khi gặp rủi ro sẽ rất nguy hiểm - Ảnh: NAM TRẦN

GS.TS Phạm Quang Minh, chủ biên của báo cáo nói trên, cho biết: "Từ năm 2015, tốc độ già hóa của Việt Nam tăng nhanh, vấn đề này đặc biệt nguy hiểm đối với một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi, phát triển kinh tế như Việt Nam, đòi hỏi về chính sách cần có những thay đổi để thích ứng với vấn đề này".

Báo cáo nói trên còn khái quát tình trạng già hóa ở Việt Nam hiện nay là "chưa giàu đã già", phản ánh nguy cơ của người già Việt Nam, có quá ít nguồn lực để chuẩn bị cho tương lai khi về già.

Báo cáo chỉ ra 87 - 89% tỉ lệ các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là ở người cao tuổi; người trên 60 tuổi từng chịu bạo hành cả vật chất và tinh thần ở Việt Nam là 16%. Có 36,5% tỉ lệ người ở nhóm 60 - 64 tuổi bị các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường; 70% tỉ lệ hộ nghèo của các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Trong khi đó nguồn lực quỹ lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội cung cấp cho người già Việt Nam vẫn còn rất hạn chế.

Nhóm báo cáo và các chuyên gia đều thống nhất về mặt quan điểm "hãy cho cần câu thay vì con cá". Ngoài việc cần thay đổi chính sách cụ thể để chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, cần thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của người già, tạo điều kiện cho người già tham gia các hoạt động xã hội, tiếp tục cống hiến để thấy mình có ích cho cuộc sống.

NGỌC DIỆP

Nguồn: tuoitre.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển