Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 19/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Sự kiện

VĂN HOÁ ỨNG XỬ NGƯỜI HÀ NỘI

Văn hoá ứng là cốt lõi của xã giao nói chung, gia đình nói riêng, từ xưa nay đã là một phạm trù lớn, thường xuyên phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh qua nhiều thế hệ và tinh thần xã hội.
Văn hoá ứng là cốt lõi của xã giao nói chung, gia đình nói riêng, từ xưa nay đã là một phạm trù lớn, thường xuyên phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh qua nhiều thế hệ và tinh thần xã hội.Văn hoá ứng xử của xã hội nói chung đã khó vì có những tổng quan về quan niệm, nhưng tại Hội thảo này,chúng ta lại đặt sự ứng xử đó trong một giới hạn của một vùng đất cư trú lâu đời của Dân tộc Việt - Đó là phong cách ứng xử của người Hà Nội - Đông đô - Thăng Long đã là đất Kinh kỳ, đất Kẻ Chợ có hơn một nghìn năm tuổi.
 
Tục ngữ có câu:”Không thơm cũng thể hoa lài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” , như vậy sự thanh tú, lịch lãm của người Hà Nội xưa có cái gốc là từ xã Tràng An kinh đô Hoa Lư của Đinh Tiên Hoàng ( 968 - 980) xưa đã là một sự tiêu biểu văn hoá ứng xử Việt Nam, không thua kém gì sự thanh lịch người kinh kỳ Trung Quốc là một nước lớn có nền văn minh lâu đời !
 
Đây là vấn đề rất lớn, rất phức tạp, cần được các Nhà nghiên cứu xã hội học, dân tộc học, văn hoá, văn nghệ dầy công nghiên cứu để tìm ra được những đặc tính,những truyền thống quý báu để phát huy và truyền lại cho thế hệ mai sau. Vấn đề được đưa ra hội thảo hôm nay lại càng phức tạp hơn đó là sự ứng xử của người phụ nữ trong gia đình ở mức “Văn hoá” mà lại là của người phụ nữ Hà Nội ! Tuy là khó, tôi cũng xin có một số ý kiến chủ quan đóng góp cho Hội thảo.
 
Văn hoá ứng xử trong gia đình giữa bố mẹ và con cái.theo tôi,một gia đình nề nếp,nghĩa là có văn hoá,trước hết phải có tôn ti, trật tự.Trong gia đình, nhà nào cũng phải có Người Chủ Gia đình.người đó không nhất thiết phải là người chồng, người Bố. Có thể người đó là người vợ, người Mẹ. Người chủ gia đình thường là người có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại,sống còn của gia đình đó.Chủ gia đình không do bầu,chọn, thoả thuận,....mà tự thân sự việc nó đương nhiên được mọi thành viên gia đình tự giác thừa nhận.
 
Về phía Bố, Mẹ cần phải gương mẫu trong cách nói năng,ngăn nắp trong sinh hoạt,trung thực trong việc làm để các con noi theo.ở những gia đình có bố mẹ là người lao động chân chính,ngăn nắp,chừng mực,gương mẫu, thường có những người con ngoan ngoãn,không hư hỏng,khi trưởng thành có lợi cho bản thân,cũng có ích cho xã hội.Trong sự giao tiếp hàng ngày,chúng ta rất dễ nhận ra những người đó sinh ra trong gia đình truyền thống, nề nếp.Giáo dục con cái là từ khi mới lọt lòng,đứa trẻ như tờ giấy trắng tinh khiết,người lớn vẽ gì,viết gì,bôi mầu gì,...cộng với bản tính di truyền sẽ hình thành tính cách,nhân cách con người. Cần thấy rằng trẻ nhỏ quan sát và tiếp thu hành động của người lớn một cách tinh ý và thụ động. Các Cụ đã dậy “ Dậy con từ thủa còn thơ,...” hay “Bé không vin,cả gẫy cành”.Cho nên sự văn hoá của gia đình, trước hết là ở Bố Mẹ.Trong chúng ta,không ít người đã từng gặp gỡ,tiếp xúc với những người xuất thân từ những gia đình trí thức,những gia đình làm ăn nhiều đời ở Hà Nội đều nhận thấy ở họ sự trang nhã,lịch lãm,it phô trương và không kệch cỡm trong giao tiếp.
 
Ở họ, thể hiện văn hoá truyền thống của người Hà Nội.Văn hoá đó chính là Gia phong,những gia đình có gia phong,đời nào cũng cõ những người làm nên sự nghiệp.
Nỗi khổ tâm nhất của chúng ta hôm nay thường hay gặp ở bất cứ nơi nào công cộng,nhiều khi là có từ gia đình, là sự nói tục của một số người, nói một câu, đệm một câu tục,là điều chỉ mới hơn 20 năm trước các bậc phụ huynh bảo không có ở Hà Nội, âu cũng là hệ luỵ của một thời chuyển đổi quá độ từ kinh tế tiểu nông, bao cấp,sang kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
 
Khi nói câu Mẹ chồng, nàng dâu,...thường bao hàm một định kiến không mấy êm đềm trong quan hệ, chuyện này còn tại lâu dài trong đời sống xã hội cả phương Tây,cả phương Đông.Vì vậy không dễ gì giải quyết được,về mức độ có thể giảm chừng nào hai thành viên này được sinh ra và lớn lên trong một xã hội phát triển cao về kinh tế,dân chủ và không cùng sống dưới một mái nhà.Trước hết hãy từ nàng dâu phải có ý thức nhường nhịn,mẫu thuẫn gia đình thường nẩy sinh từ những điều rất vặt vãnh,khi người con dâu đã thiếu sự nhường nhịn thì bất đồng lôi người chồng vào mâu thuẫn,mâu thuẫn kéo dài dễ bùng phát thành xung đột và khi đó có Trời biết là ai trở thành nạn nhân, đôi khi là tất cả. Khi người chồng đã tham gia vào chuyện Mẹ chồng, Nàng dâu thì câu chuyện đã trở nên bi đát trở thành mẫu thuẫn vợ chồng.
 
Shecxpiar đã nói”Bi kịch lớn nhất của đời người là trong phòng ngủ”
 
Sự nhường nhịn của nàng dâu là hết sức quan trong,gần như là nhân tố chính quyết định để kìm hãm mâu thuẫn,bất đồng trở thành xung đột gia đình.Cổ nhân đã có câu”Một điều nhịn là chín điều lành”.Từ chuyện gia đình,ra xã hội,đến quốc gia cũng vậy nếu xử sự không khéo tiến lui đúng lúc thì xẩy ra xung đột, ở cấp độ quốc gia thì có thể vì thế xẩy ra chiến tranh. Nhiều người có nhận xét người Việt ít nhường nhịn, thể hiện rõ nhất là trong giao thông, không ai nhường ai,...và trong nhiều chuyện khác, là tính cộng đồng chưa cao.Vì vậy văn hoá ứng xử của quan hệ Mẹ chồng, nàng dâu êm đẹp là từ sự nhường nhịn. Khi sự nhường nhịn trở thành một trong nhân cách là đã đạt đến Đức Khiêm nhường.
 
Tôi chưa tán thành từ Nghệ thuật trong ứng xử gia đình,vì đã là nghệ thuật thì có hư cấu, có điển hình hoá, nhân cách hoá sự vật, sự việc. Đó là chuyện cần có trong một tác phẩm Văn học. Nhưng cuộc sống thì khác,sự sinh tồn nó đòi hỏi như chính nó vẫn từng có trên cõi đời này – tức là rất thật, nếu Nghệ thuật quá, đôi khi chúng ta bị lầm lẫn giữa sân khấu và cuộc đời, nghĩa là lúc nào cũng đóng kịch. Chúng ta, ai cũng biết câu”Khôn ngoan chẳng lọ thật thà” nên sự chân thật trong đời sống vợ chồng, nhân hậu trong tấm lòng người mẹ chính là điều cốt tử nhất cho cuộc sống hạnh phúc, bình yên của một tình yêu, của một gia đình.
 
Hoàn cảnh là người Việt Nam, lại ở Hà Nội, tôi có suy tư là văn hoá ứng xử gia đình đó là hãy lao động làm việc bằng sức lao động và tài năng của mình,chân thành,khiêm nhường sẽ là nền móng vững bền cho hạnh phúc gia đình.Còn về sự ăn mặc,ăn uống,....Từ ăn ở ngữ cảnh tiếng Việt có rất nhiều nghĩa.Tôi chỉ xin có ý kiến về ngữ cảnh định tính của các từ này. Đó là ăn và uống, mặc sao cho hợp với điều kiện sống có thể có,với vóc dáng,với phong cách sống của chính mình để trong từng hoàn cảnh tinh thần nhất định của giao tiếp,của thời gian và không gian cuộc đời mình sống có thể hoà hợp ở mức tốt nhất có thể được. Mà sự hoà hợp đó không làm mất đi tính cách, phong cách của mỗi người.Có một câu nói rất hay về hạnh phúc, đó là “ Sự thoả mãn có thể được của mỗi người trong hoàn cảnh nhất định”.Nếu như vậy, sự hoà hợp mà vẫn có cái riêng của bạn là không có xung đột, là luôn vui sướng, luôn hạnh phúc rồi! Đơn giản như vậy,khúc triết như chính sự sống của mỗi chúng ta nhưng thực hiện được không phải là dễ. Phải rất cố gắng mới có thể có được phần nào của hạnh phúc, yên ổn và sung sướng.
 
Tôi xin trích dẫn ở đây triết lý cuộc đời của Danh Nhân văn hoá - Nhà văn Vũ Ngọc Phan, ông viết “ Tôi rất thích câu nói sau đây của Epicure,nhà triết học duy vật cổ Hy lạp :”Không thể sống sung sướng được nếu không sống cho khôn ngoan,cao quý và đúng đắn,....và không thể sống khôn ngoan,cao quý và đúng đắn được,nếu không sống sung sướng.”Ta nên hiẻu nghĩa cho sâu mấy từ Khôn ngoan, Cao quý, Đúng đắn.
 
Epicure còn nói”Đau khổ bao giờ cũng là cái ác,nhưng không phải bao giờ cũng tránh sự đau khổ”.Karl Marx đã nhận định về câu nói này của Epicure như sau:”Phải,đau khổ làm cho người ta cao quý hơn lên”( Vũ Ngọc Phan tuyển tập,tập IV,trang 11&12)
 
Còn về văn hoá trong tham gia giao thông và bảo vệ môi trường đô thị thì văn hoá đó đã được Đảng – Nhà nước thể chế hoá trong Luật bảo vệ môi trường, Luật giao thông đường bộ cùng nhiều văn bản dưới Luật khác hướng dẫn thực hiện buộc chúng ta tuân thủ,để việc tiếp thu từ bắt buộc thi hành đến khi ta tự giác thi hành là trong chúng ta tiếp thu được văn minh của những giao tiếp xã hội loại này.
 
Trên đây là một số ý kiến của tôi xin được tham gia trong cuộc hội thảo này,
 
 
Vũ Ngọc Phương
 
 
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển