Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 28/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tỷ phú Mỹ và những cây cầu

Tỷ phú William Conway - đồng sáng lập Hãng cổ phiếu tư nhân toàn cầu Carlyle - đang băn khoăn lựa cách tiêu 1 tỷ USD trong khối tài sản trị giá 2,7 tỷ USD của ông nhằm tạo thêm việc làm cho người Mỹ. Câu trả lời cho ông Conway và 413 tỷ phú khác của nước Mỹ là: Hãy xây một cây cầu.
Một trong những vấn đề kinh tế đòi hỏi hành động khẩn cấp của Mỹ liên quan tới việc thiếu quan tâm đầu tư và xuống cấp trong mạng lưới đường xá, cầu cống, đường sắt và các hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Báo cáo gần đây của Tổ chức Đầu tư quốc tế kết luận rằng cơ sở hạ tầng kém cỏi đang “làm xói mòn khả năng của Mỹ trong việc thu hút và giữ chân các công ty toàn cầu năng động, vốn tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt và việc làm có lương cao”.

Nhưng kể cả khi “đèn đỏ” sắp bật, nỗ lực giải quyết vấn đề của chính phủ vẫn bị phá hỏng bởi sự hạn hẹp tài chính và tình trạng phe phái. Bởi vậy, một nguồn tiền độc lập, chưa được khai thác nhằm phục vụ nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng có thể đến từ hầu bao của các tỷ phú như ông Conway.

Theo công bố mới nhất của tạp chí Forbes, 400 người Mỹ giàu nhất sở hữu tổng số tài sản trị giá lên tới hơn 1.000 tỷ USD. Riêng 50 người giàu nhất Mỹ đã nắm trong tay số tài sản cá nhân lên tới 700 tỷ USD.

Vì sao các công dân giàu “nứt đố đổ vách” này chưa có cơ hội và chưa nhận được sự khuyến khích đầu tư trực tiếp vào các dự án cơ sở hạ tầng? Trong khi đó, tiền đóng góp của họ có thể kết hợp với các quỹ công của chính quyền. Đổi lại, họ cũng có thể nhận được lợi ích về thuế má và mở rộng cơ hội làm ăn.
 

Cầu Cổng vàng nổi tiếng ở San Francisco

 Để tránh xây những chiếc cầu… chẳng biết đi về đâu, các tỷ phú phải lựa chọn những dự án then chốt theo danh sách do một ủy ban độc lập hoặc một cơ quan giao thông vận tải xếp hạng. Các “mạnh thường quân” xây cầu có thể chuyển tiền vào tài khoản của bên thứ ba, nhằm chống lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích. Tiền sẽ được trả cho các nhà thầu xây dựng mỗi khi một giai đoạn của dự án hoàn thành.

Rất nhiều nhà giàu Mỹ sẵn sàng thể hiện sự hào phóng. Doanh nhân Eli Broad là một ví dụ. Ông này đã cam kết bỏ ra 600 triệu USD cho Đại học Harvard và MIT để thành lập Học viện Broad mang tên ông. Lịch sử còn chứng kiến nhiều kiểu hảo tâm khác của các gia đình thượng lưu như Carnegie, Rockefelller và Mellon. Tuy nhiên, không có hành động từ thiện nào vừa nhắc đến là dành cho các công trình công cộng.

Đâu là sự khác biệt giữa Học viện Eli Broad và ý tưởng xây cầu William Conway? Thực tế, cây cầu mang lại ích lợi xã hội nhiều hơn. Cây cầu cũng mang lại lợi ích cho chính nhà tài trợ. Không ai hứng thú khi gặp “hố tử thần” trên đường hoặc tắc nghẽn giao thông, kể cả khi ngồi trong một chiếc siêu xe Bentley có tài xế riêng.

Bởi quy mô của hệ thống cơ sở hạ tầng tại Mỹ, những người giàu nhất nước này khó có đủ tiềm lực tài chính để xoay chuyển thực trạng một cách vừa phải. Quả thực, quỹ dành cho một số dự án đòi hỏi số tiền rất lớn. Chỉ có vài nhà tài trợ vung tiền thái quá mới đủ đóng góp một cách đáng kể cho dự án đường hầm tàu hỏa trị giá hơn 10 tỷ USD nối giữa New Jersey và thành phố New York.

Tuy nhiên, các tỷ phú có thể hỗ trợ tài chính cho nhiều hạng mục của các công trình nhỏ hơn. Các công trình này tuy ít vốn song vẫn có tầm quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể kể tới dự án trị giá 800 triệu USD để sửa chữa tuyến đường sắt Boston - New York - Washington, hoặc dự án trị giá 100 triệu USD xây dựng tuyến tàu cao tốc đô thị Dulles, liên kết sân bay quốc tế Dulles với thành phố Washington DC.

Tất nhiên, sự tham dự của các tỷ phú không phải là giải pháp lâu dài cho vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng ở Mỹ. Cơ sở hạ tầng tiếp tục đòi hỏi đầu tư bền vững của chính phủ. Đóng góp của cá nhân giúp bổ sung thiếu hụt về tiền bạc, đồng thời tiếp thêm động lực triển khai các dự án. Nó cũng là chất xúc tác để tầng lớp giàu có suy nghĩ về trách nhiệm của họ trong việc xây dựng nền tảng kinh tế Mỹ. Sự “chung tay, góp sức” của các cá nhân có thể trực tiếp tạo thêm việc làm cho xã hội, thiết lập một nền kinh tế mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Các nhà đầu tư sáng suốt sẵn sàng mua cổ phiếu cơ sở hạ tầng, trong đó có lệ phí cầu đường bởi nó có thể sinh lợi nhuận. Điều này tương tự đề xuất của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm thành lập một ngân hàng cơ sở hạ tầng với nhiệm vụ tập trung cung cấp tài chính, gồm cả tiền đầu tư của tư nhân, cho các dự án cơ sở hạ tầng cấp liên bang và khu vực.

Đường cao tốc, các cây cầu và hệ thống giao thông công cộng thể hiện phúc lợi xã hội, để lại danh tiếng và những tài sản kế thừa hữu hình cho các “mạnh thường quân” cũng như gia tộc họ. Thậm chí một hệ thống cống rãnh cũng có thể trở nên “gợi cảm” hơn nhờ “tiếng thơm” của những tỷ phú góp tiền xây dựng lên nó.

Cuối cùng, món quà trong tầm tay mà cơ sở hạ tầng mang lại cho người tài trợ chính là lợi ích của bản thân họ. Hạ tầng tốt khiến công việc kinh doanh thuận lợi hơn.

Việc các ông chủ giàu có thể hiện những cử chỉ có ý nghĩa rõ ràng đối với công chúng, chẳng hạn chuyện xây cầu, sẽ là một hành động thông minh trong bối cảnh tinh thần lên án giới tài phiệt tài chính - ngân hàng của Phong trào “Chiếm lấy Phố Wall” đang lan rộng khắp nước Mỹ.

Theo Vietnamnet.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển