Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tuyển sinh Đại học năm 2020: Hấp dẫn những ngành học thời 4.0

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và robot tự chế tạo. Ảnh: TL

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM và robot tự chế tạo. Ảnh: TL

Mùa tuyển sinh năm 2020, các trường đại học tiếp tục mở nhiều ngành mới để thu hút tuyển sinh, đặc biệt, nhiều trường ở TPHCM mở ngành mới liên quan trí tuệ nhân tạo, robot, khoa học dữ liệu… Theo các chuyên gia, thí sinh nên cân nhắc thật kỹ để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân, đừng quá ngộ nhận vào ngành “hot”.

Ngành “hot” có thực sự “hot”?

Mùa tuyển sinh 2020, nhiều trường đại học đã bắt đầu đào tạo lĩnh vực robot và trí tuệ nhân tạo. Trong đó, Trường Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) mở thêm ngành Khoa học máy tính hướng trí tuệ nhân tạo, Kỹ thuật máy tính hướng hệ thống nhúng và IoT (Internet of Thing - Internet vạn vật). Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh chú trọng ngành Robot và trí tuệ nhân tạo, ngành Hệ thống nhúng và IoT.

Một trong số năm chương trình chất lượng cao của Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh dự kiến mở có chuyên ngành kỹ thuật robot (nằm trong ngành kỹ thuật cơ điện tử).

Tương tự, Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh cũng dự kiến sẽ tuyển thêm 2 ngành mới: IoT và AI ứng dụng, khoa học dữ liệu. Trong đó, IoT và AI ứng dụng là ngành được xây dựng theo hướng ứng dụng trong các thiết bị điều khiển nhúng như robot, thiết bị tự động... 

Không chỉ các trường công lập, trường ngoài công lập cũng hướng tới các ngành nghề “hot” này như Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng dự kiến sẽ mở 11 ngành đào tạo mới. Trong đó, AI là ngành mới được nhà trường đặt nhiều kỳ vọng.

Các trường cũng tiếp tục chú trọng tới ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Trong khi đó, một số ngành nghề được cho là mũi nhọn của Việt Nam thì đứng trước nguy cơ “ế vẫn ế”.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 5 nhóm ngành đại học kém lợi thế nhất trong năm 2019 với tỉ lệ nhập học thấp gồm: Nhóm ngành Nông lâm nghiệp và Thủy sản (tổng chỉ tiêu 11.582, nhập học 3.776, đạt 32,60%); Khoa học tự nhiên (tổng chỉ tiêu 5.703, nhập học 1.972, đạt 34,58%); Môi trường và bảo vệ môi trường (tổng chỉ tiêu 7.012, nhập học 3.175, đạt 45,28%); Dịch vụ xã hội (tổng chỉ tiêu 2.969, nhập học 1.357, đạt 45,71%); Khoa học sự sống (tổng chỉ tiêu 6.905, nhập học 3.455, đạt 50,04%).

Lý giải về điều này, ông Phạm Tiến Thịnh - Giám đốc Công nghệ Thông tin, Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng nhận định: Nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ, thị trường nhân lực hiện tại và sắp tới rất cần lao động liên quan lĩnh vực robot, trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là xu thế của công nghệ và nền giáo dục thế giới.

“Nếu mình không trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ của ngày mai thì không biết ngành học đó 4 năm sau còn việc làm hay không. Do đó, các cơ sở đào tạo, nhất là trường đại học phải ưu tiên, tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đủ năng lực, đặc biệt là lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, những ngành mà đảm bảo sẽ vẫn có việc làm. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, VN cũng là một trong những nước đứng hàng đầu thế giới về nguồn lực. Vì thế, nếu các trường nắm bắt được nhu cầu thị trường để đào tạo cho lớp trẻ thì Việt Nam sẽ là một trong những nước đón đầu xu hướng mới” - ông Thịnh cho hay.

Không nên bất chấp để vào ngành “hot”

PGS-TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) - chia sẻ: “Việc các trường mở chương trình mới, ngành đào tạo mới hướng tới cách mạng công nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu. Về bản chất, các ngành này không phải mới, nhà trường sẽ dựa trên chương trình của các nước phát triển đã đào tạo. Chương trình học sẽ được Việt hoá, xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam và có tham khảo để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta. Mỗi trường sẽ cũng tuỳ theo thế mạnh của mình để đề ra mục tiêu, chiến lược, xây dựng đề án tuyển sinh”.

Còn đối với nhóm ngành ít được thu hút, đặc biệt là những ngành cơ bản, cần thiết cho nền kinh tế, có truyền thống đào tạo lâu năm, ông Triệu cho rằng cần có chính sách phù hợp để vừa thu hút thí sinh, vừa đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế. Những ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, khoa học cơ bản… cần phải được đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế.

“Ở một lĩnh vực, ngành nghề mà tất cả những người giỏi đều tập trung vào đấy thì chắc chắn hiệu quả xã hội sẽ không lớn. Ở lĩnh vực nào cũng cần có người tài giỏi để thực hiện chức năng của ngành nghề đó thì xã hội mới phát triển bền vững được” - PGS-TS Bùi Đức Triệu nhận định.

Đối với thí sinh, vị Trưởng phòng Quản lý Đào tạo chia sẻ: Để thành công trong tương lai thì những lựa chọn ban đầu sẽ rất cần thiết. Các em phải đọc kỹ xem chương trình đó cụ thể là gì, có phù hợp với nguyện vọng, sở thích, năng lực và điều kiện của cá nhân cũng như gia đình hay không. Bên cạnh đó, thí sinh phải “soi” đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, uy tín đào tạo của trường mình định chọn học.

“Đặc biệt, thí sinh cần nhìn rộng hơn, xa hơn và thực tế hơn. Không phải cứ vào những ngành “hot” mới thành công. Nhìn vào thế hệ đi trước, những người thành công đâu cứ phải là vào ngành, nghề “hot” theo xu thế”- ông Triệu chia sẻ. 

HUYÊN NGUYỄN

Nguồn: laodong.vn

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển