Liên Bộ Nội vụ - Tài chính cho biết: “Trong số 100.000 biên chế sẽ tinh giản từ nay đến 2020, có đến 80% là giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc với kinh phí hỗ trợ người thuộc diện tinh giản ước tính 8.000 tỷ đồng”. Như vậy, sẽ có 160 ngàn biên chế phải nghỉ hưu trước tuổi, con số này sẽ tập trung vào các biên chế có độ tuổi từ 53- 60 tuổi; 20% còn lại là những biên chế có công việc không phù hợp hoặc năng lực yếu.
|
Ảnh minh họa. |
Theo lộ trình, quy trình tinh giản biên chế trên có thể nói chúng ta đang cố gắng trẻ hóa bộ máy, còn câu chuyện tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quả hơn thì là cả vấn đề. Theo TS. Hồ Văn Hoành (Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực-nhân tài Việt Nam), ngoài việc người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa sát sao trong công tác tuyển chọn người làm việc dẫn đến người hưởng lương từ ngân sách quá đông; tổ chức bộ máy của một số đơn vị trong hệ thống chính trị quá lớn, cồng kềnh, nhiều đầu mối, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ… Do vậy, muốn tinh giản hiệu quả, phải xem xét lại cơ cấu tổ chức, bộ máy hiện nay. Trên cơ sở đó, ông Hoành đề nghị: “Đảng và Nhà nước thành lập Ủy ban quốc gia về tái cơ cấu nguồn nhân lực, trước mắt tổng điều tra bộ máy và cán bộ từ Trung ương đến cơ sở trong toàn bộ hệ thống chính trị và các doanh nghiệp nhà nước để làm căn cứ sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ, hiêu quả tránh trùng lặp; tuyển lựa được đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tài năng đáp ứng cho việc triển khai kế hoạch 5 năm 2016-2020”...
Được biết, hiện Quảng Ninh là địa phương đi tiên phong trong việc tái cơ cấu bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị đoàn thể theo hướng hợp nhất, tránh chồng chéo. Theo tính toán của đia phương này nếu đề án được các cơ quan Trung ương chấp thuận sẽ giảm được 101 phòng ban, tinh giản được 15% biên chế định mức và tiết kiệm ngân sách hàng trăm tỷ đồng.
L. Hà
Theo laodongthudo.vn