Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 26/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo: Vẫn khó do cơ chế tài chính.

Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo. Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Trợ giúp pháp lý (TGPL) Bộ Tư pháp, hiện cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý vẫn còn bất cập.
 
 

 

 
Việc ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho các huyện nghèo 
là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước
Ảnh: Hoàng Long
 

 
TGPL vẫn nặng tính hình thức

 
Theo Cục TGPL, sau 2 năm thực hiện Quyết định số 52 về cơ bản, số lượng người dân thuộc diện được TGPL tại các huyện nghèo được tiếp cận và hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí thông qua việc tư vấn pháp luật, hòa giải cơ sở đã tăng lên đáng kể. Qua đó góp phần giúp người dân nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật.

 
Tuy nhiên, qua 2 năm thực hiện Quyết định 52 đã bộc lộ sự bất cập trong cơ chế tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý. Với đối tượng thụ hưởng đa dạng, địa bàn triển khai rộng, nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện nhưng việc sử dụng cơ chế tài chính được quy định tại nhiều văn bản khác nhau.

 
"Vì bất cập này nên mặc dù mục chi không nhiều, số lượng kinh phí không quá lớn nhưng do đặc thù của hoạt động hỗ trợ pháp lý và của từng địa phương nên với cơ chế thực hiện như vậy, hồ sơ thanh toán rườm rà, phức tạp… đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động cũng như hiệu quả thực hiện chính sách này.”- Đại diện Cục TGPL cho biết.

 
Cũng theo Cục TGPL, hiện ở tất cả các tỉnh có huyện nghèo thuộc diện được hỗ trợ pháp lý, ngân sách tỉnh chưa bố trí được nguồn kinh phí tương ứng để hỗ trợ cho các hoạt động này (duy nhất có tỉnh Quảng Trị đã được tỉnh phân bổ ngân sách năm 2011 và 2012)… Bên cạnh đó,công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí chưa chặt chẽ.

 
Về vấn đề này, đại diện tỉnh Điện Biên cho rằng, hiện nay các huyện nghèo, xã nghèo phần lớn ở xa trung tâm tỉnh lỵ, các địa phương được tiếp nhận kinh phí đều thuộc diện ngân sách Trung ương phải hỗ trợ, không có nguồn kinh phí chi quản lý hoạt động này nên các Sở Tư pháp gặp khó khăn trong công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí được hỗ trợ

 
Cần tạo cơ chế tài chính linh hoạt và phù hợp

 
Ông Phạm Quang Đại, Phó Cục trưởng Cục TGPL – Bộ Tư pháp khẳng định, việc ban hành chính sách hỗ trợ pháp lý cho các huyện nghèo là một chủ trương đúng đắn của Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp ở cơ sở và đội ngũ người thực hiện TGPL ở các huyện nghèo cũng như đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng và ngày một tăng của nhân dân. Từ kết quả thực tiễn đó, trong giai đoạn 2013-2020, Cục TGPL phấn đấu cam kết đảm bảo 95% người thuộc diện TGPL tại các địa phương được hỗ trợ, có nhu cầu TGPL được kịp thời tiếp cận và hưởng dịch vụ TGPL miễn phí. Phấn đấu đến năm 2015 có 95-100% Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên TGPL tại các huyện nghèo hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; 95-100% viên chức làm việc tại chi nhánh của Trung tâm tại các huyện nghèo hoàn thành chương trình đào tạo luật sư…Tuy nhiên, theo Cục TGPL để đạt mục tiêu trên, cũng như triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ pháp lý theo Quyết định 52, Bộ Tài chính cần sớm ban hành Thông tư thay thế Thông tư 41/2009/TT-BTC, tạo cơ chế tài chính thuận lợi để lập, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí. Đồng thời, tạo điều kiện bố trí kinh phí ngay từ đầu năm để Quỹ trợ giúp pháp lý phân bổ kinh phí cho địa phương chủ động thực hiện. 
Lê Bảo

theo daidonket

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển