Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 11/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Chuyên đề nghiên cứu

Trí tuệ doanh nhân và cuộc cạnh tranh mới.

"Sau những biến động của nền kinh tế với quá nhiều những khó khăn, khủng hoảng vậy mà lực lượng doanh nhân vẫn đứng vững trong suốt thời gian qua, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phát triển vượt bậc.
 Điều đó cho thấy doanh nhân của chúng ta rất kiên cường và bản lĩnh". Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cùng chia sẻ với Tamnhin.net nhân dịp đầu năm 2011. 
Doanh nhân Việt Nam kiên cường, bản lĩnh

Chia sẻ với pv Tamnhin.net, ông Vũ Quốc Tuấn cho rằng, nhìn lại chặng đường năm 2010, có thể thấy chúng ta gặp quá nhiều khó khăn – khủng hoảng kinh tế thế giới mới ở giai đoạn hồi phục; thiên tai hoành hành… rồi tệ nạn tham nhũng, tham ô… tất cả đã tác động mạnh mẽ đến toàn nền kinh tế nước ta. 

Một trong những điểm có thể nói là ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế đó là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Lạm phát cả năm vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch về lạm phát đặt ra khi lên tới 11,75%. 

Con số này trên thực tế đã được bình quân hóa trên toàn quốc, do đó chưa thể phản ánh được hết nỗi khổ của người dân. Con số lạm phát bình quân hóa cả vùng đô thị lẫn vùng nông thôn, lẫn vùng sâu vùng xa. Điều đó cho thấy, người dân sống ở vùng sâu vùng xa đời sống của họ không chỉ bị ảnh hưởng bởi con số 11,75% lạm phát nữa mà chắc chắn còn cao hơn thế. 

“Điểm thứ hai tôi muốn nói đến đó là tỷ giá” – ông Vũ Quốc Tuấn cho biết. Thời gian vừa qua, những bất ổn trong điều hành tiền tệ của NHNN đã dẫn đến những rối ren trong thị trường tiền tệ. Tỷ giá khiến đồng tiền VN bị mất giá, lãi suất bất ổn… Tất cả phản ánh một điều, chúng ta còn yếu trong điều hành chính sách tiền tệ.

Bên cạnh những khó khăn, năm 2010, chúng ta đạt được một số thành tựu quan trọng trong phát triển xã hội: GDP tăng trên 7%/ năm; nông nghiệp thắng lợi lớn khi xuất khẩu đạt chỉ tiêu (19 tỷ USD), tăng 22% so với năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 71tỷ USD… những thành tựu ấy thể hiện một sự cố gắng to lớn, kiên cường và bền bỉ của toàn dân ta.

Sau những biến động của nền kinh tế với quá nhiều những khó khăn, khủng hoảng vậy mà lực lượng doanh nhân vẫn đứng vững trong suốt thời gian qua, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn phát triển vượt bậc. Điều đó cho thấy doanh nhân của chúng ta rất kiên cường và bản lĩnh.

Năm qua, chúng ta cũng đã có thêm một lượng lớn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Điều đó cho thấy nền kinh tế tư nhân đã và đang phát triển lên một tầm mới.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được quan tâm đúng mức

Lý giải về những khó khăn, bất ổn của nền kinh tế, Ông Vũ Quốc Tuấn cho rằng, cái gốc của vấn đề ở đây là chúng ta đang đi theo một mô hình phát triển kinh tế không phù hợp không có tính bền vững. Năm 2010 là năm bộc lộ rõ nhất điều đó. Chúng ta đang tăng trưởng dựa vào 3 yếu tố là Đầu tư vốn để tăng trưởng; Lao động giá rẻ; Khai thác tài nguyên thô chứ không phải dựa vào năng suất lao động và giá trị gia tăng.

Còn một yếu tố thứ hai tác động cũng rất lớn đến sự chậm phát triển của chúng ta. Đó là sự tăng trưởng không hợp lý giữa các ngành kinh tế. Đơn cử như, nông nghiệp chiếm 70% kinh tế cả nước nhưng lại không chú trọng lĩnh vực này. 

Nếu chú trọng sẽ giúp ổn định xã hội, an sinh xã hội đảm bảo, đương nhiên sẽ phát triển bền vững. Chúng ta đang đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp quá ít. Con số doanh nghiệp FDI thuộc lĩnh vực này chỉ là 3%. 

Không quan tâm đúng và đủ đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Trong khi lực lượng này chiếm 80% nền kinh tế. Đây là một thiếu sót lớn. Ở các nước phát triển như Đức, Mỹ , Ý, lực lượng này đóng góp cho sự phát triển kinh tế tới 80% tăng trưởng kinh tế. 

Ở VN, doanh nghiệp lớn cứ lớn, mặc kệ DN nhỏ trong khi không đó kinh tế công nghiệp phụ trợ nằm ở chính lực lượng này. Mà công nghiệp phụ trợ đóng góp lớn cho phát triển kinh tế, giúp giảm nhập nguyên liệu, giảm nhập siêu.

Phát huy trí tuệ doanh nhân để đi vào cuộc cạnh tranh mới

Người ta đã nói đến nhiều giải pháp, tôi muốn nhấn mạnh đến một yếu tố là phát huy trí tuệ dân tộc, trong đó, quan trọng nhất là phát huy trí tuệ của giới doanh nhân.

Theo tôi, đây là lực lượng hùng hậu, là nền tảng cho sự phát triển của một nền kinh tế. Cần phải đề cao vai trò của tầng lớp này hơn nữa. Doanh nhân chính là những người bỏ vốn ra để thành lập doanh nghiệp, thu hút lao động, họ góp phần lớn trong việc giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong xã hội, sản phẩm họ làm ra đóng góp vào ngân sách nhà nước. Chính họ trực tiếp làm ra sản phẩm để phát triển kinh tế. Do vậy, phải chú trọng và đề cao tầng lớp này.

Nếu thời gian tới chúng ta cân đối chính sách vĩ mô, bình ổn thị trường tiền tệ, cân bằng cung cầu… những việc chúng ta đã và đang thực hiện nhưng cần phải sát sao hơn… thì sự phát triển của lực lượng doanh nhân sẽ còn khá hơn nhiều.
Người Việt Nam thông minh, sáng tạo, vấn đề là phải phát huy ưu điểm đó. 

Sự chuyển động không ngừng của thế giới buộc mỗi người phải luôn thay đổi tư duy, phải động não để tìm đến với những văn minh mới để thay đổi mình, giúp mình không bị chậm lại so với sự phát triển đã thành quy luật biến đổi không ngừng.

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển
Loading...