Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Đơn vị trực thuộc hội

TỔNG KẾT DIỄN ĐÀN ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Sáng ngày 18/6, tại khách sạn Army, số 1A Nguyễn Tri Phương, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh (đơn vị trực thuộc VSATH) đã tổ chức Diễn đàn “Đổi mới và phát triển Doanh nghiệp”

Diễn đàn thu hút đông đảo gần 300 đại biểu từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cùng các chuyên gia kinh tế tham dự đối thoại và thảo luận về các vấn đề kinh tế, định hướng phát triển cho tương lai và đề xuất các giải pháp giúp phát triển bền vững cộng đồng doanh nghiệp. Tại đây, các đơn vị đã chia sẻ, thảo luận, phản biện các vấn đề, tập trung xoay quanh nội dung về tình hình kinh tế và phát triển kinh doanh trên thế giới và Việt Nam, đề xuất các giải pháp để các doanh nghiệp phát triển bền vững.   

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho hay, phát triển doanh nghiệp là yếu tố sống còn đối với hiệu quả hoạt động, tạo công ăn việc làm và sự thịnh vượng của nền kinh tế.

Mức độ năng động của khu vực doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng môi trường pháp quy. Nếu có các quy định thực sự có chất lượng, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tham gia thị trường một cách công bằng, góp phần cắt giảm chi phí giao dịch, bảo vệ nhà đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh công bằng thì những quy định ấy chắc chắn sẽ góp phần đáng kể và tiềm năng tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Ông Hùng thẳng thắn nhận định, bên cạnh những kết quả đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì còn nhiều tiềm năng ở khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa được khai thác hết.

Hầu hết các doanh nghiệp trong nước còn ở quy mô nhỏ, năng lực sản xuất, cạnh tranh trong môi trường toàn cầu còn hạn chế. Do đó, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số là 2 vấn đề cần được ưu tiên để giúp doanh nghiệp tự chủ và vươn lên trong hội nhập.

 

Tóm tắt về tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2018, Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Hoa Cương cho biết: “ Năm 2018, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đạt cao nhất trong lịch sử với 131.275 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng. Xu hướng năm 2019 sẽ có số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng nhẹ, thu hút vốn FDI khó có khả năng tăng mạnh do sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực và mục tiêu đến hết năm 2020 cả nước chỉ còn hơn 200 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Để đẩy mạnh đổi mới và phát triển doanh nghiệp, thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện các cơ chế chính sách, chủ trương và hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; bên cạnh đó, cần thúc đẩy khởi nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ thời 4.0, tăng cường liên kết doanh nghiệp, tái cơ cấu và cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước, buộc hoạt động theo cơ chế thị trường”.

Bên cạnh đó, về tình hình đăng ký Doanh nghiệp, bà Lê Thị Xuân Huế, đại diện Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, qua 5 tháng đầu năm 2019, cả nước hiện có gần 74.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường; trong đó, gần 54.000 doanh nghiệp thành lập mới và gần 20.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động. Tuy nhiên lại có hơn 44.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; trong đó, hơn 19.000 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, hơn 19.000 doanh nghiệp chờ giải thể và hơn 6.000 doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục giải thể. Tính về quy mô vốn thì gần 89% số doanh nghiệp thành lập mới trong 5 tháng đầu năm 2019 có số vốn dưới 10 tỷ đồng và chưa đến 3% số doanh nghiệp thành lập mới có số vốn từ 50 đến hơn 100 tỷ đồng, bà Huế cho biết thêm.

Theo bà Huế, nguyên nhân gia tăng số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường chủ yếu là do năng lực nội tại còn yếu, do sức ép cạnh tranh dẫn tới sự thanh lọc và đào thải của thị trường, do môi trường đầu tư kinh doanh còn tồn tại những hạn chế cho dù đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và do rà soát nhằm loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập từ rất lâu nhưng không còn hoạt động. Trước thực trạng phát triển như hiện nay của cộng đồng doanh nghiệp, bà Huế quan ngại, mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp từ nay tới năm 2020 là không khả thi.

Chi tiết hơn về con đường phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, bà Nguyễn Thy Nga, Giám đốc V-startup Việt Nam cho rằng, chính sách và môi trường kinh doanh ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề vướng mắc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đó là khả năng tiếp cận vốn, thủ tục tài chính thuế, đầu tư nước ngoài còn nhiều rào cản và khu vực ngân hàng còn rất chặt chẽ, khó khăn trong việc cấp tín dụng...

Phát biểu tại diễn đàn, TS.Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Tự động hóa Việt Nam nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng công nghệ hiện nay tác động mạnh mẽ, toàn diện đến kinh tế - xã hội, môi trường trên toàn thế giới; tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực với tốc độ, công nghệ đột phá chưa từng có. Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên tất nhiên không nằm ngoài cuộc cách mạng mang tính toàn cầu này. Bởi vậy, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương mại hóa công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”.

Khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam không có nhiều thay đổi so với năm 2017. Ông Từ Minh Hiệu, đại diện Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, đã đưa ra một số định hướng để phát triển khởi nghiệp trong tương lai: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý; Tập trung xây dựng một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực cụ thể; Tăng cường phát triển các mô hình mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong nước; Thu hút nguồn lực đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo thông qua các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực trong và ngoài nước.

Đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số trong mô hình quản lý, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp hay nâng cấp/thay thế công nghệ sản xuất mà đại diện các doanh nghiệp chia sẻ đều mang lại giá trị hiện hữu trong các chỉ số tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Điều này là minh chứng thuyết phục giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận diện rõ hơn vai trò và giá trị của đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp và cải thiện chỉ số sáng tạo của nền kinh tế trong các thang bậc đánh giá của quốc tế.

 

Nguồn: bcsi.edu.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển