Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 2, 23/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

“Tôi tin cải cách DNNN sẽ được đẩy thêm một bước”

Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thông tin một trong những nội dung của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI là thảo luận cho ý kiến với đề án Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN), TS Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam bày tỏ ông tin tưởng vấn đề này sẽ có bước tiến trong thời gian tới. Ông nói: “Tôi nghĩ là vấn đề cải cách DNNN lần này sẽ được đẩy thêm một bước, chứ không phải tự nhiên người ta thấy nền kinh tế có vấn đề, phát h
 
TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam

 

Vì sao ông lại tin như vậy?

Bây giờ người ta đã đặt vấn đề khá là công khai, quyết liệt! Ngày xưa cái đấy làm gì dám đặt ra? Ví dụ, đã đặt ra các vấn đề rất cốt tử như DNNN, các tập đoàn kinh tế nhà nước có làm công cụ điều tiết không? Nếu lập luận nói chính ông là người làm cho nền kinh tế bất ổn mà bây giờ dùng ông làm công cụ điều tiết, liệu có đúng không? Khi đặt ra được vấn đề như vậy thì có vẻ như là đã nhận thức được bản chất của câu chuyện, đã tiến thêm một bước rất nhiều về nhận thức, đầu tiên phải thế.

Người ta đang thảo luận vấn đề nền tảng là chức năng của DNNN trong quan hệ với tất cả các lực lượng thị trường khác, các công cụ khác. Thảo luận xã hội này – định vị đúng DNNN – cho thấy triển vọng vấn đề đang được đẩy đi đúng hướng, rõ ràng, là cơ sở cho cải cách tốt hơn.

Nhưng đặt ra là một chuyện, giải quyết nó là một chuyện khác khó hơn vì dính dáng đến lợi ích, đến năng lực, đến đủ các thứ tác động từ bên ngoài.

Vậy theo ông, nên khoanh vùng chức năng của DNNN như thế nào?

Trước tiên phải nói DNNN quan trọng không phải vì ta gán cho nó chủ đạo, mà vì chức năng nó thực hiện trong nền kinh tế. Nền kinh tế phân ra ông nào làm việc gì, làm đúng thì tự nhiên ông đó quan trọng, chứ không phải ông bảo vì ông quan trọng nên việc gì ông cũng làm, được quyền làm, được quyền ưu tiên thì không đúng. Ông phải làm đúng cái việc của ông thôi.

Cho nên nói cải cách DNNN phải làm rõ chuyện đó, chức năng của nó là gì. Ví dụ như những cái liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng, những cái thuộc về đầu tư rủi ro nhưng có thể mở hướng cho sự phát triển. Các lĩnh vực như công nghệ mới có tác dụng mở hướng, Nhà nước phải đầu tư vào đó vì nó cần vốn lớn, mà tư nhân khó kiếm vốn.

Hoặc Nhà nước cung cấp hàng hoá đặc dụng liên quan đến xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội mà tư nhân làm thì không hiệu quả hay họ không thích làm. Việc đấy có quan trọng không? Vô cùng quan trọng! Không có thì nền kinh tế cũng ảnh hưởng lớn.

Cổ phần hoá chậm có nhiều lý do, nhưng cơ bản vẫn là mỗi người một lợi ích khác nhau, mưu mẹo che giấu khác nhau, bản chất câu chuyện là như vậy, đó là bình thường. Nhưng cái không bình thường là Nhà nước lại cứ đứng trên lập trường muốn bảo vệ cho cái nhóm cản trở quá trình ấy, chứ không phải là tạo điều kiện cho quá trình ấy.

Hoặc những lĩnh vực có tác động lan toả phát triển. Điển hình là Hàn Quốc làm thép, Posco giúp cho công nghiệp đóng tàu, công nghiệp ôtô… trên nền tảng thép tốt. Tư nhân làm thì chỉ bán thép còn Nhà nước làm thì phát triển lan toả. Posco làm việc ấy chịu thiệt nhưng nền kinh tế được lợi.

Cổ phần hoá, phương thức cải cách DNNN quan trọng gần đây bị chững lại, theo ông nguyên nhân là vì sao?

DNNN của mình hiện nay tại sao phải cải cách? Là vì, ngày xưa chỉ có một mình DNNN một chợ, giờ thêm tư nhân thì phải nhường sân. Công nhận kinh tế thị trường là tất yếu thì phải công nhận tư nhân, phải nhường nhiều chức năng cho tư nhân. Quá trình đó dần dần chứ không phải một phát tư nhân lớn ngay được, Nhà nước cũng không phải một phát mà bỏ ngay hết được. Quá trình đó gọi là cải cách, để nhường, gọi là sắp xếp lại chức năng, sắp xếp lại cấu trúc.

Quá trình đó đang có những trục trặc, vì vấn đề lợi ích. Cổ phần hoá là phải di chuyển tài sản, chính ông đang làm cho Nhà nước muốn kiếm chác một tí, sinh xung đột. Cải cách là xử lý các quan hệ lợi ích rất phức tạp, sinh chuyện đó là bình thường nhưng có điều ông phải tôn trọng nguyên lý cơ bản, ông lùi càng nhanh mà không gây xáo trộn càng tốt, chứ không phải là ông cố giữ chặt lấy, hoặc là ông lợi dụng ưu quyền của ông, ưu thế của ông ông lấn ra.

Vậy để thực hiện tốt quá trình cổ phần hoá cần có yếu tố gì thưa ông?

Nhà nước phải suy xét, cần chuẩn bị cải cách dài hạn một cách bài bản, ngay cả bình thường phải chuẩn bị chứ không phải lúc khó khăn mới thảo luận thì hiệu quả kém đi. Như Vinashin chẳng hạn, ngành đóng tàu Việt Nam có quan trọng không? Điểm này cần chứng minh nhưng đứng trên nhiều khía cạnh thấy đóng tàu Việt Nam có thể là ngành rất quan trọng, nếu bây giờ Vinashin có sự gì ai làm việc ấy? Chưa ai làm thì phải giữ Vinashin nhưng khổ cái là giữ trong tình thế như bây giờ họ cũng khó thực thi sứ mệnh. Đấy là cả bài toán, chính điều đó càng cho thấy phải mở ra một tầm nhìn, còn xử lý Vinashin như thế nào thì tôi cho rằng cải tổ Vinashin. Để tạo ra lực lượng đóng tàu thì phải căn cứ vào thực trạng của Vinashin và cách xử lý cũng quan hệ với câu chuyện là làm sao ngành đóng tàu không phải xuất từ số không vì từng có Vinashin.

Nhưng vấn đề của Vinashin và cả Vinalines là kiểm soát chi tiêu gây thất thoát lớn?

Bây giờ thành “quá mù ra mưa” rồi. Ngày xưa đầu tư quá trớn, nợ quá nhiều, nền kinh tế khó khăn, lãi suất cao thì có khi ông làm chỉ vừa trả lãi, chưa nói đến nợ, nợ xấu. Chính bây giờ phải bàn xử lý số phận của những công ty trên cái trớn đó, chứ không phải theo nguyên lý cũ nữa. Phải căn cứ vào thực tế của họ bây giờ để xử lý, giải thể hay cho phá sản hay tái cấu trúc theo kiểu chia ra thế nào đấy, mà thực sự phải là bài toán lớn chứ không nói năm câu ba điều.

Theo ông cổ phần hoá sẽ mất bao lâu?

Cái đó tuỳ thuộc vào người xử lý, giống như hỏi đi bao lâu đến con sông kia, có câu chuyện là cứ đi kiểu này thì 30 phút nữa đâm đầu xuống sông. Tôi không biết bao lâu, tuỳ thuộc tình huống, năng lực, nguồn lực. Mà phương án hiện nay chưa rõ ràng, nguồn lực đang khó khăn. Nếu có nguồn tài trợ bên ngoài nói giúp ngành đóng tàu Việt Nam chỉ cần qua đận này thành bình minh rực rỡ có khi làm được ngay, ví dụ thế.

Tuy nhiên, đáng chú ý là thời điểm này ít nhất người ta thấy những gì cần làm bộc lộ ra rồi áp lực không cho phép ông ngồi ngắm nữa.

Việt Nam có hai lợi thế quan trọng, một là đi sau, thế giới đã trải qua mọi chuyện rồi, nên có nguyên lý chung. Thứ hai là triển vọng dài hạn của Việt Nam dễ tạo cho thế giới có niềm tin, cùng xử lý. Nhưng hiện nay ta chưa tận dụng cái đó, vẫn loay hoay với cái ngắn hạn nên bí.

Theo SGTT.VN

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển