Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 2, 23/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Sự kiện

TỔ CHỨC TỌA ĐÀM KHOA HỌC “VẤN ĐỀ CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG”

TIỀN LƯƠNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XHCN CẦN PHẢI BẢO ĐẢM PHÙ HỢP GIÁ TRỊ SỨC LAO ĐỘNG.
Để chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, sang nền kinh tế thị trường XHCN, sau vấn đề cải cách kế hoạch hóa tập trung, tất yếu phải tiếp tục cải cách các đòn bẩy khác, mà chủ yếu cơ bản nhất là “giá - lương - tiền” theo định hướng. Nghị quyết Trung ương 8 khóa V, có nghĩa xóa bỏ chế độ bao cấp các lĩnh vực trên đưa về đúng giá trị thực của chúng, như từng bước nâng giá cả lên phù hợp giá trị hàng hóa, đồng thời nâng lương bằng chỉ số nâng giá để bảo đảm tiền lương phù hợp giá trị sức lao động, phát hành phá giá đồng tiền bao cấp trở về giá trị thực của chúng và để cân bằng tiền - hàng trong lưu thông.
 
1. Thực trạng tình hình cải cách tiền lương trong thời gian qua.
Những năm 80 thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách tiền lương gắn với cải cách giá cả và tiền tệ gọi là “giá - lương - tiền”. Chính sách tiền lương mới qua cải cách nhằm từng bước xóa bỏ chế độ bao cấp trong lương được tính toán bằng giá cả thị trường hiện hành theo định lượng tiêu chuẩn nhu yếu phẩm tiêu dùng của chế độ bao cấp và lượng kalo cần thiết của người lao động trên các lĩnh vực hoạt động đủ mức sống tối thiểu. Nhưng do cải cách giá cả không gắn liền với cải cách tiền lương và tiền tệ trong quá trình đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN, do vậy đến nay tiền lương của cán bộ, công nhân viên chỉ đạt trên dưới 40% giá trị sức lao động.
 
Để có cơ sở thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa V về giá –lương - tiền, cần phân biệt giữa giá tăng và tăng giá, để định hướng cho quá trình đổi mới phù hợp:
+ Quan hệ tiền - hàng trong nền kinh tế thị trường cần tuân thủ quy luật cân bằng tiền - hàng trong lưu thông, có nghĩa trong lưu thông trên thị trường cần phải bảo đảm sao cho “tổng giá trị sản phẩm hàng hóa (H) = tổng giá trị tiền tệ nhân với số vòng quay của chúng (T)”. Ở các nước đã và đang vận hành nền kinh tế thị trường, giá cả tự điều chỉnh phù hợp với giá trị hàng hóa để cân bằng tiền - hàng trong lưu thông, khi có sự cố hoặc do sai lầm trong quản lý làm cho T > H trong lưu thông, lập tức giá cả trên thị trường tự phát tăng lên gọi là giá tăng, giá tăng đồng nghĩa với lạm phát. Có nhiều giải pháp chống lạm phát, riêng lĩnh vực lương - tiền thì phải xử lý theo chiều nghịch với lạm phát “ngưng phát hành và không tăng lương”. Đồng thời bằng mọi giải pháp tăng lượng hàng hóa để cân bằng T - H trong lưu thông.
 
Ở Việt Nam và các nước XHCN, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN thì biểu hiện hoàn toàn ngược lại (quá trình này phải mất khoảng mười năm). Giá cả ở các nước này thoát ly và thấp hơn giá trị hàng hóa gấp nhiều lần, ở Việt Nam giá bao cấp thấp hơn giá trị hàng hóa hơn 800 lần, ở Liên Xô hơn 5000 lần (số liệu thể hiện hơn 10 năm đổi mới, báo chí đưa tin). Thông qua đổi mới giá - lương - tiền, từng bước Nhà nước chủ động nâng giá để đưa giá cả dần dần sát giá trị hàng hóa (nâng giá chủ động không biểu hiện lạm phát) vì T lớn hơn H trong lưu thông.
 
Thời gian qua do nhận thức sai lệch của một số cán bộ tham mưu cho là đến cuối những năm tám mươi của thế kỷ XX lạm phát tăng ba con số (774%). Do nhận thức sai lệch trên nên không nâng lương bằng chỉ số nâng giá, để tiền lương hơn 20 năm đổi mới vẫn trên dưới 40% giá trị sức lao động (mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh lương tối thiểu theo trượt giá, sau thực hiện đổi mới giá - lương - tiền). Không đồng thời phát hành phá giá đồng tiền bao cấp đưa về giá trị thực của chúng đã làm thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng ngân sách Nhà nước, mất khả năng cấp vốn cho các cơ sở sản xuất và chi trả nâng lương cho cán bộ, công nhân viên phù hợp giá trị sức lao động, làm cho sản xuất đình đốn và không bảo đảm an sinh xã hội thời kỳ đầu đổi mới.
 
2. Tác hại tiền lương do vi phạm quy luật giá trị sức lao động.
Định hướng mục tiêu cải cách chính sách tiền lương là để người hưởng lương được sống bằng tiền lương ở mức trung bình khá trong xã hội. Từ năm 1993 đến nay đã thực hiện cải cách tiền lương, nhiều lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu cải cách tiền lương đề ra, nên đã gây ra nhiều hệ lụy bất lợi cho việc phát triển đất nước. (1)
Chế độ tiền lương thuộc diện nghèo hiện nay làm thiếu sự thu hút nhân tài và nhân lực có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Làm rò rỉ chất xám ngày càng bất lợi cho việc thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước đầu tư nhiều nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực giáo dục đào tạo để rồi những người tài năng được các công ty tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài tuyển dụng với mức lương hấp dẫn thu hút người tài (đào tạo công không cho nhà tuyển dụng) như trường hợp Công ty nhựa doanh nghiệp nhà nước đang phát triển vượt trội nhờ sự góp sức của một trưởng phòng kinh doanh tài ba, anh ta có hai bằng: Thạc sỹ về ngành nhựa và cử nhân về Quản trị Kinh doanh, lại giỏi hai ngoại ngữ Anh, Hoa là cán bộ thuộc diện quy hoạch của Công ty, đột nhiên làm đơn xin nghỉ việc chuyển sang làm giám đốc cho công ty tư nhân cùng ngành nhựa để được trả lương gấp 3 lần công ty nhà nước quản lý. (2)
 
Không ít du học sinh bằng nhiều nguồn, kể cả diện Nhà nước cấp học bổng, học xong tỷ lệ trở về nước làm việc khá khiêm tốn. Nhiều nhà khoa học tài ba là kiều bào ở các nước mong muốn trở về quê hương làm việc góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp hơn, nhưng chính sách tiền lương hiện nay không thể nào trang trải cho bản thân và gia đình đủ sống để yên tâm làm việc.
 
Tiền lương diện nghèo này làm cho các cơ quan Đảng và Nhà nước khó hấp dẫn để thu hút nhân tài, vì vậy về lãnh đạo và quản lý ở các ngành các cấp ngày càng bộc lộ yếu kém kéo dài trong nhiều năm qua và vượt xa yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Tình hình tiền lương diện nghèo hiện nay là nỗi bức xúc của người lao động và toàn xã hội, đã có hàng trăm bài báo đăng tải trên các tạp chí và báo ngày hàng thập kỷ qua, nhất là những dịp tiến hành cải cách tiền lương để phản ánh và đề xuất những giải pháp sao cho phù hợp giá trị sức lao động. Có bài báo được đọc giả viết thư về tòa soạn một tạp chí hoan nghênh và yêu cầu đăng tải rộng rãi trên báo ngày để mỗi người có thể tiếp cận quan điểm của tác giả và đề nghị các nhà hoạch định về tiền lương nên gặp tác giả trao đổi để có cơ sở cải cách tiền lương, thế nhưng sự tâm huyết ấy không được quan tâm. Do vậy đã nhiều lần điều chỉnh mức lương tối thiểu đến nay vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra.
 
Thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta phải từng bước phấn đấu xóa bỏ giá bao cấp, đưa giá cả hàng hóa trong đó có hàng hóa sức lao động phải ngang bằng giá sàng quốc tế, để tránh tình trạng rò rỉ chất xám làm hạn chế sự phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính sách tiền lương hiện nay còn xuất hiện mâu thuẫn bất bình đẳng trong cán bộ, đảng viên và đội ngũ nhân sự làm việc hưởng lương. Một bên là người lao động không được hưởng đủ lương là thuộc diện nghèo, lại không được thụ hưởng chính sách xóa đói giảm nghèo, nên không đủ trang trải cuộc sống và sinh hoạt gia đình ở mức tối thiểu. Một bên là những người hoạch định và quyết định chính sách tiền lương vẫn còn thụ hưởng chế độ bao cấp, nếu tính đúng tính đủ chế độ bao cấp đưa vào lương thì vượt giá trị sức lao động và cao hơn tiền lương cùng chức vụ ở các nước phát triển, vừa không tạo ra động lực lãnh đạo và quản lý có trách nhiệm và hiệu quả cao, vừa gây lãng phí lớn ngân sách Nhà nước.
 
Chính từ chính sách ưu đãi này làm cho các quan chức không am hiểu sự cùng cực của người lao động hưởng lương thuộc diện nghèo này. Do thiếu sự đồng cảm chia sẻ với người lao động làm tư duy xơ cứng, bảo thủ quan liêu, nên mỗi lần họp Quốc hội bàn về tiền lương các nhà hoạch định chính sách trả lời trước Quốc hội là “thiếu ngân sách và năng suất lao động thấp nên không thể tăng lương”. Một sự nhầm lẫn đáng tiếc người lao động chưa yêu cầu tăng lương mà đề nghị trả đủ mức lương phù hợp giá trị sức lao động (có thể coi khoản giá trị chưa trả đủ là Nhà nước và tổ chức sử dụng lao động còn nợ người lao động - nợ khó đòi) đó là nguyên nhân chính yếu từ tư duy xơ cứng bảo thủ của những nhà hoạch định tiền lương gây ra và kéo dài nhiều thập kỷ qua, là một trong những nhân tố gây ra tiêu cực trên khắp các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội. Theo chuyên gia các nước phát triển tổng kết “Tiền lương là một trong sáu giải pháp phòng chống tham nhũng”, chế độ tiền lương ở nước ta hiện nay đã tự đánh mất vai trò phòng chống tham nhũng mà trở thành một trong những nhân tố dẫn đến hành vi tham nhũng, bởi vì chế độ tiền lương hiện nay không đủ trang trải sinh hoạt gia đình ở mức tối thiểu buộc không ít người chấp nhận các hành vi tiêu cực, tham ô, hối lộ …, vì sự bức bách của cuộc sống để tự cứu mình, dần dần dẫn đến tha hóa phẩm chất, đạo đức, bán rẻ lương tâm và sự cống hiến của mình, để rồi dấn thân vào tệ tham nhũng.
 
3. Cần có bước bức phá về cải cách tiền lương để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết Trung ương 6 khóa IX (NQTW6) của Đảng đã xác định “Thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, phát triển kinh tế - xã hội và là giải pháp hạn chế cơ bản những biểu hiện tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ” là hoàn toàn đúng đắn. Nhưng việc thực hiện Nghị quyết là điều không dễ dàng, do tư duy bảo thủ, quan liêu, nên đã nhiều lần điều chỉnh, cải cách tiền lương đều còn xa vời với mục tiêu mà NQTW6 khóa IX đề ra. Tiền lương hiện nay chẳng những không được đầu tư mà còn làm cạn kiệt sức lực của người lao động, không tạo ra động lực sáng tạo để tăng năng suất lao động (tăng trưởng kinh tế tốc độ cao là do đầu tư theo chiều rộng) và chẳng những không làm giảm tiêu cực, tham nhũng mà ngày càng phát triển sâu rộng, tinh vi trên khắp các lĩnh vực hoạt động đời sống xã hội.
 
Để khắc phục tình hình nêu ở phần trên và đưa mục tiêu của NQTW6 (khóa IX) và NQTW5 (khóa XI) về tiền lương vào hiện thực, cần tiến hành một số giải pháp đột phá sau đây:
+ Trước hết cần xóa bỏ triệt để chế độ bao cấp đối với các cấp lãnh đạo, đưa mọi tiêu chuẩn bao cấp của các chức danh ấy vào lương, trả lại sự công bằng đối với đội ngũ nhân sự của Đảng và Nhà nước, vừa tránh lãng phí công quỹ, vừa tạo điều kiện gần gũi đồng cảm với mọi người dưới quyền, khắc phục tệ quan liêu, trì trệ do chế độ bao cấp gây ra và làm xuất hiện tư duy mới định hướng cho việc hoạch định chính sách tiền lương phù hợp giá trị sức lao động, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
 
+ Cải cách tiền lương từ quy trình ngược như “lấy giải pháp (ngân sách) làm mục tiêu, chuyển sang quy trình thuận là xác định “mức lương tối thiểu làm mục tiêu” từ đó tìm mọi giải pháp và nguồn ngân sách khả thi để thực hiện mục tiêu ấy (hiện nay mức lương tối thiểu có thể trên dưới 2.000.000đ). Nếu kéo dài quy trình ngược nêu trên thì hàng chục năm tới chưa nâng được giá cả sức lao động phù hợp giá trị sức lao động và ngày càng xa rời mục tiêu mà NQTW6 khóa IX đề ra.
 
+ Thời đại hiện nay vấn đề an sinh xã hội trong đó kể cả chính sách tiền lương đặt lên hàng đầu, đó là điều kiện quyết định cho việc phát triển kinh tế - xã hội tăng tốc và phát triển bền vững ở mỗi nước. Để bắt kịp xu thế thời đại, Việt Nam cần có bước đột phá chuyển từ đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước là chủ yếu, sang huy động mọi nguồn vốn trong dân, các thành kinh tế và kể cả các nhà đầu tư nước ngoài là chủ yếu, một mặt sẽ tránh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí làm thất thoát công quỹ Nhà nước như thời gian qua, đồng thời có điều kiện giành ngân sách tập trung chương trình cải cách tiền lương nhằm phấn đấu đạt mục tiêu mà NQTW6 (khóa IX) và NQTW5 (khóa XI) đề ra trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời tập trung đầu tư về chương trình an sinh xã hội, nhất là về giáo dục, y tế, nhà ở v.v.. để bảo đảm phát triển bền vững, là một bước thực hiện mục tiêu của CNXH. Như giáo sư Joseph E.Stigliz nhà kinh tế hàng đầu nói “Cải thiện điều kiện sống của người dân được xem quan trọng hơn chỉ số tăng GDP”.
 
KS. NGUYỄN KIM ĐĨNH
(Nguyên CVCC Ban Tổ chức Trung ương - Phó Chủ tịch Hội Khoa học PTNLNT Việt Nam
 
 
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển