Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tình cảm đẹp của một người ăn xin

Vụ án diễn ra đã khá lâu, vị thẩm phán chủ tọa phiên tòa giờ chỉ còn nhớ mỗi tên bị cáo nhưng tình tiết trong vụ án thì ông không quên bởi đó là một câu chuyện cảm động, kết cục có hậu.
 
Bốn năm ròng một người ăn xin dành dụm tiền nuôi một cô bé ăn học. Nhưng rồi túng bấn, ông đã ăn trộm để có tiền lo cho cô bé. Trùng hợp, người bị hại chính là mẹ của cô bé kia và từ đây, câu chuyện đầy ân tình diễn ra tại một huyện nghèo ven sông Chu (tỉnh Thanh Hóa) được biết đến.
 
1. Vị thẩm phán kể, bị cáo ấy tên Thung, khoảng 50 tuổi. Năm 2004, khi đang ăn xin trong chợ, ông nhìn thấy một phụ nữ từ tiệm vàng bước ra nên theo dõi. Lúc người phụ nữ mua rau, ông lén lấy trộm của nạn nhân hơn 2 triệu đồng. Định tẩu thoát nhưng ông vướng vào một em bé vấp ngã nên bị phát hiện, bắt giữ. Sau một tuần bị tạm giam, ông được hai người đến bảo lãnh. Thật ngạc nhiên, người bảo lãnh đó lại là nạn nhân và con gái bà. Cũng từ đó, người bị hại đã kể ông Thung chính là ân nhân của con gái bà, gia đình bà, chính là người bốn năm ròng lo cho con gái bà ăn học ĐH nên người…
 
Ông Thung không vợ con, thuê phòng trọ sống một mình. Năm 2000, T. - con gái của nạn nhân đến trọ học cùng khu với ông. Ba của T. không muốn cho con học hành lên cao vì quan điểm “con gái học làm gì cho nhiều” nên bắt về lo chuyện chồng con. Dù ham học và muốn thoát cảnh nghèo nhưng T. đành chấp nhận. Ngày chuẩn bị thu dọn đồ về quê, T. qua chào cha Thung (ở xóm trọ ai cũng gọi ông Thung là cha Thung) và khóc.
 
T. khóc vì muốn được tiếp tục theo học nhưng không thể cãi lời ba và cũng không thể tự lo cho bản thân khi thiếu tiền chu cấp từ phía gia đình. Thương T., ông đã bày ra kế: “Con về xin ba cho đi làm ăn xa vài năm kiếm tiền để về lấy chồng rồi tự đi học”. T. nghe lời nhưng còn băn khoăn không biết xoay xở ra sao. Cha Thung lại trấn an: “Cha có tiền, cha lo được cho con mà”. T. không dám nhận lời vì nghĩ “chẳng có người dưng nào tốt với mình”. Và T. bỏ học thật nhưng chỉ sau một tháng T. lại tiếp tục tới trường...
 
2. Tiếp lời, vị thẩm phán nói: “Có lẽ nhiều người nghĩ không ai cho không ai cái gì, người dưng nước lã lại càng khó để hết lòng tốt với nhau nhưng cha Thung của T. đã làm được điều đó”.
 
Sau khi T. về, ông Thung đã gặp ba T. xin cho T. được đi học. Không lay chuyển được định kiến của ba T., ông Thung quyết âm thầm hỗ trợ cho T. Cảm kích trước tấm lòng cha Thung, từ đó T. tiếp tục theo học. Một ngày nọ, T. đến trường, ông dúi vào tay cô bé một bọc tiền được gói ghém cẩn thận trong một mảnh vải. Toàn tiền lẻ, từng đồng, từng đồng được vuốt thẳng. Ông nói với T. đó là những đồng tiền từ tình thương người khác dành cho ông và ông muốn đem nó vào những việc làm có ích.
 
Ba của T. không biết chuyện con tiếp tục theo học mà cứ nghĩ con gái đi làm xa kiếm tiền để chuẩn bị lấy chồng. Còn người mẹ thì biết rõ nhưng không dám nói và cũng chưa một lần đến để cảm ơn người dưng tốt bụng này. Và rồi lần gặp trớ trêu trên đã khiến cha Thung chuẩn bị đứng trước bản án tù.
 
Kể tới đây, vị thẩm phán lôi trong hộc tủ ra một bức thư T. viết gửi ông. Bức thư thống thiết mong tòa đừng xử tội cha Thung. Trong thư T. kể: “Ngày cha Thung trộm tiền của mẹ là ngày con chuẩn bị về thăm nhà. Cha nói sẽ gửi tiền cho con lấy vé xe. Con nói không cần nhưng cha lo con thiếu tiền và rồi cha phạm tội”. Trong thư T. còn kể những ân tình cha Thung dành cho mình chẳng hạn có lần T. viết thư cảm ơn cha và nói mang ơn cha suốt đời nhưng được cha giáo huấn: “Ở đời, chữ nghĩa lớn hơn chữ ơn…”.
 
Dù tình cảnh đáng thương nhưng với hành vi vi phạm trên không thể không truy tố trách nhiệm hình sự với Thung. Trước vành móng ngựa, bị cáo không hề nói vì muốn có tiền cho con ăn học mà một mực: “Vì tôi không dằn lòng nên nảy tham tà”. Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tòa tuyên phạt Thung chín tháng tù treo về tội trộm cắp…
 
Vụ án khép lại. Hai ngày sau, phòng làm việc của vị thẩm phán có tiếng gõ cửa. Ông Thung và T. - lúc này là con nuôi ông, bước vào. Trong buổi trò chuyện hôm đó, ông Thung đã tự trách mình vì một phút nông nổi mà nổi lòng tham và làm trái với những lời mình từng dạy con “nghèo cho sạch…”. Nhưng ông cũng kể cho vị thẩm phán một tin vui, con nuôi của ông đã xin được về dạy tại trường miền núi, dù xa nhà, khó khăn, lương thấp nhưng sống bằng con chữ và ổn định. Ba của T. cũng đã biết chuyện và đến cảm ơn cha Thung. Ông mừng không phải vì một lời cảm ơn của người cha này mà mừng vì hóa giải một định kiến của một người cổ hủ.
 
Câu cuối cùng trước khi rời phòng vị thẩm phán ông Thung tâm sự: “Tôi sống dựa vào tình thương của người khác nên tôi đáp lại tình thương đó cho người cần nó”. Và câu nói của người đàn ông này, đến nay vị thẩm phán vẫn coi như một lẽ sống. Ở đời, sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình.
 
Theo Dương Hằng (Pháp luật TP.HCM)
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển