Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 4, 24/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Tìm người giỏi cho văn học dịch có khó?

Trong khi sách dịch chiếm tới 70-80% trên thị trường sách trong nước nhưng Việt Nam vẫn chưa có trường đào tạo dịch giả, nhiều bản dịch bị phát giác đầy lỗi...

Đó là những vấn đề nổi cộm được bàn thảo trong Hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn học dịch hiện nay” tổ chức tại Hà Nội ngày 10.8.

Quang cảnh buổi hội thảo ngày 10.8 tại Hà Nội.

Theo PGS- TS Nguyễn Văn Dân- Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch (Hội Nhà văn Việt Nam) thì thời nào cũng có những tác phẩm văn học dịch mắc lỗi về dịch thuật. Nhưng trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, những lỗi dịch thuật sớm bị phát hiện và được dư luận đem ra bàn thảo thẳng thắn trên các trang mạng, diễn đàn...

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng thẳng thắn cho rằng, chúng ta nên có bản thống kê, trong 10 năm ấy có bao nhiêu tác phẩm văn học dịch được xuất bản, có bao nhiêu sách văn học giải trí, nghiêm túc… Theo ông Nguyên, những lỗi được cho là rất “ngớ ngẩn” được chỉ ra trong các sách dịch hiện nay một phần là do các bản dịch không có người biên tập giỏi. Ông cũng chỉ ra tình trạng đáng lo ngại đó là ở nhiều nhà xuất bản, nhà sách đang ở tình trạng không có đủ người đọc chuẩn cho bản dịch tiếng Việt chứ chưa nói đến đọc đối chiếu cho các bản dịch.

Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng cho biết, trong tháng 9 tới sẽ tiến hành thành lập Trung tâm Dịch thuật- thuộc Hội Nhà văn VN. Khi đó, không chỉ dịch giả có chỗ dựa mà việc văn học dịch cũng không còn tình trạng tự phát như hiện nay.

Dịch giả Trần Đình Hiến khẳng định, dịch văn học thực chất là sự giao lưu giữa hai nền văn hóa mà câu, chữ chỉ là phương tiện. Vì thế, trong nhiều tác phẩm yếu tố văn hóa còn nặng hơn, bao trùm lên yếu tố ngôn ngữ. Vì thế, nếu không có văn hóa nền tốt thì rất dễ dẫn đến những tác phẩm tồi. Ông Trần Đoàn Lâm- Giám đốc NXB Thế giới cho rằng lỗi không phải ở ngôn từ mà là ở sự chênh nhau về văn hóa trong việc lựa chọn tác phẩm, đề tài sao cho phù hợp với các đối tượng mà tác phẩm nhắm đến.

Nhà thơ Bằng Việt nhấn mạnh vấn đề cấp bách nhất hiện nay liên quan đến cải tiến chất lượng dịch thuật và phân bổ đủ sức lực, chất xám… là phải quan tâm hết sức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ những người dịch cao cấp của ít nhất 6 ngoại ngữ được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay là tiếng Anh, Pháp, Hoa, Nga, Tây Ban Nha, Arập.

Sau rất nhiều những ý kiến tâm huyết đóng góp cho văn học dịch, nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn đã kết luận cần phải có chính sách đặc biệt dành cho văn học dịch như lập quỹ văn học dịch kết hợp giữa sự hỗ trợ của Nhà nước và xã hội hóa, kết nạp hội viên là dịch giả và đặc biệt là xây dựng đội ngũ kế cận, xin học bổng cho các học viên đi đào tạo dịch văn học.

theo danviet.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển