Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Thủ tướng: Sớm hoàn thiện chiến lược giáo dục- dạy nghề

Phát triển giáo dục- đào tạo, dạy nghề là một trong những khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Ngày 8/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực chủ trì phiên họp của Hội đồng về việc xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 và Chiến lược phát triển dạy nghề.
 
Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 gồm 6 phần chính đề cập đến tình hình giáo dục nước ta 10 năm qua, chỉ rõ bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta giai đoạn 2011 – 2020.
 
Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 là đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước ta theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, dần từng bước hình thành xã hội học tập.
 
Thủ tướng chủ trì phiên họp sáng 8/3 (Ảnh:chinhphu.vn)
 
Dự thảo Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu nghề và trình động đào tạo; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương 23,5 triệu người vào năm 2015 và 55% vào năm 2020, tương được 34,4 triệu người.
 
Giai đoạn 2011 – 2015 đào tạo mới trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người, trong
 
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển giáo dục- đào tạo, dạy nghề, là một trong những khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
 
Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng, các chuyên gia…, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Giáo dục-Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến đóng góp, bổ sung và sớm hoàn thiện các Chiến lược trên tinh thần bám sát vào chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, dạy nghề để đề ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
 
Thủ tướng cũng yêu cầu Ban soạn thảo 2 chiến lược cần định lượng, tiêu chí hóa các mục tiêu được đề ra, gắn chặt chẽ với Quy hoạch phát triển nhân lực 2011-2020. Đồng thời đưa ra những đề xuất hiệu quả nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động, xây dựng được đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi và sống được bằng nghề…/.
 
VOV.VN
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển