Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 3, 24/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC

 

Hàng năm, kể từ khi Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua ngày 15/12/1999, ngày Lễ tam hợp Vesak (kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết - bàn của Đức Phật) được tổ chức trọng thể trên toàn cầu. Ủy ban tổ chức quốc tế của Đại lễ Phật đản LHQ đã được thừa nhận vai trò tham vấn với Ủy ban Xã hội và Kinh tế của LHQ từ năm 2013.

Hội thảo khoa học quốc tế và Đại lễ Phật đản LHQ 2014 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam từ ngày 7 - 11 tháng 5 năm 2014. Đồng thời phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học còn có Đại học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái Lan và Hiệp hội các trường đại học Phật giáo thế giới (IABU).

Nhằm tôn vinh và thực hiện các cam kết, chủ đề chính của Đại lễ Phật đản LHQ lần thứ 11 diễn ra tại Việt nam vào năm 2014 là: "Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc" (Buddhist Contribution to Achieve the UN Millenium Development Goals).

Ông Vũ Ngọc Phương, Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam đã gửi thông điệp chúc mừng Đại lễ Vesak LHQ 2014


Kính thưa các Ngài Đại Lão Hòa thượng của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam và Giáo Hội Phật giáo Thế giới,

Kính thưa các Quý Vị,

Thưa toàn thể Đồng bào Giáo hữu

 

Tôi rất vinh hạnh và vui mừng được đọc Thông điệp Chúc mừng Đại Lễ Phật Đản ngày hôm nay trước sự chứng kiến của các Vị Cao tăng và Đồng bào.

Kể từ năm 544 trước Công Nguyên, sau 49 ngày ngồi thiền dưới cây Bồ đề của Thái tử Tất Đạt đa Cổ đàm với Bà la mật uyên diệu, Ngài đã chứng đắc quả Phật. Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama) đã thuyết chuyển pháp luân giảng đạo trong suốt 45 năm về Tứ Thánh Đế về Khổ cho đệ tử Phạm Thiên Sahampati và 60 đệ tử đầu tiên. Chính những vị đệ tử đầu tiên này đã hình thành Tăng Đoàn là Giáo Hội Phật giáo đầu tiên trên Thế giới. Với sự truyền đạo khắp thế gian, số người theo Đạo Phật ngày càng đông, Đức Thích Ca đã đặt ra chuẩn mực để thu nhận tín đồ, chuẩn mực này là sự Quy y Tam Bảo nhận sự giáo hóa của Phật Pháp và Tăng Đoàn.

Đến nay trải qua hơn 2,568 năm, dưới quyền pháp quang ánh vô lượng vô biên của Đức Thích Ca, sự giác ngộ Đạo Pháp Phật đã có tới hơn 1 tỷ 600 triệu tín đồ (Số liệu UNNESCO), lượng tín đồ đang tiếp tục tăng nhanh do Đạo Phật truyền vào những vùng Châu Âu và Châu Mỹ cuối thế kỷ XX.Với sự truyền Đạo Phật không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội,sắc tộc,tự giác và bình đẳng đã cải tạo một phần lớn tập tục và phong cách sống của chúng sinh nơi trần thế sự nhẫn nhịn,chống bạo lực, làm việc thiện, tự chủ sáng suốt trong tinh thần và trong cách ứng xử. Chính sự Giáo lý này đã làm giảm đáng kể tội ác nơi trần gian, nhiều tín đồ nhờ sự tu luyện Phật Pháp mà trở thành chính quả, nhiều tín đồ sau khi chết được siêu thoát về cõi Trung Thế. Để Phật học thường xuyên đúc kết, truyền tụng mà không có sự sai biệt gây chia rẽ,sai lầm trong Giáo Pháp, sau khi Đức Thích Ca nhập Niết bàn, Đức Tôn giả Ma Ha ca diếp (Maha Kassapa) lãnh đạo Phật giáo đã thực hiện các kỳ Kết tập chỉnh sửa toàn bộ kinh sách của Phật giáo. Cho đến nay, Kết tập do Giáo Hội Phật giáo triệu tập đã trải qua 6 kỳ lớn, mỗi kỳ cách nhau khoảng trên dưới 400 năm, mỗi kỳ Kết tập có từ 500, 700 đến 2,400 Vị Tỳ Kheo khắp nơi trên Thế giới về dự.Các kỳ Kết tập thường kéo dài từ 5 tháng đến 2 năm. Kết tập lần thứ nhất, lần thứ hai và lần thứ ba đã xác lập và hoàn thiện được Bộ Tam tạng kinh gồm có: Kinh Tạng, Luật tạng, Luận tạng.Cũng chính kỳ Kết tập lần thứ III vào giữa thế kỷ thứ III trước Công Nguyên dưới triều đại vua Asoka, Tăng Đoàn Phật giáo đã theo đường biển đến Việt Nam. Nhà truyền giáo Ấn Độ là Ma Ha Kỳ Vực (Mahajivaka) vào Giao Chỉ (miền Bắc Việt Nam ngày nay), đã được các tư liệu khảo cổ và sử học xác nhận. Pháp sư Đàm Thiên (541 – 604 sau Công Nguyên) trả lời vua Tùy Dạng Đế (Trung quốc): “Một phương Giao Châu, đường sang Thiên trúc, Phật Pháp lúc mới tới thì Trung Hoa chưa có, mà Luy Lâu (Bắc Ninh) đã dựng 20 chùa, tăng 40 người, dịch được Kinh sách Phật học 15 quyển”.

Với Giáo lý lấy Chân, Thiện, Mỹ làm tôn chỉ truyền giáo, Phật giáo khi vào Việt Nam nhanh chóng hòa hợp với Đạo Thánh Mẫu Việt cũng có những tôn chỉ như vậy. Những tài liệu về khảo cổ học, các thư tịch cổ đến nay đã xác định Đạo Thánh Mẫu Việt là một trong những Tôn giáo cổ xưa nhất của xã hội loài người. Đạo Thánh Mẫu Việt còn để lại biểu tượng, các văn sách viết bằng chữ Việt cổ (Chữ Khoa Đẩu) trên núi Đại Minh, Quảng Tây, Trung Quốc bây giờ, xưa vốn là đất cổ của người Lạc Việt. Phát hiện này đã được Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt được Học giả  Lý Nhĩ Chân đăng trên website news.xinhuanet.com

“Hôm trước, Hội đã truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước, phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Ngày 19 tháng 12 năm ngoái, các chuyên gia đã đến hiện trường khảo sát, phát hiện nhiều khối đá có chữ viết lớn nhất dài 103 cm, rộng 55 cm, trên bề mặt khắc đầy mấy trăm tự phù, phần lớn là chữ cúng tế và lời chiêm bốc, trên những phiến đá này có hơn 1000 tự phù. Các chuyên gia cũng đã  phát hiện đàn cúng tế loại lớn của người Lạc Việt cổ ở trên núi Đại Minh - tỉnh Quảng Tây. Trên đàn cúng tế còn phát hiện được phù hiệu và bản vẽ. Từ những dữ liệu hiện có, ta có thể thấy  rằng, chữ Việt cổ được bắt đầu bằng những ký tự trên bãi đá Sapa. Từ Sapa, một nhóm Việt đi theo hướng tây bắc mang chữ lên vùng Sơn Tây, Thiểm Tây và lưu lại chữ viết trên bình gốm Bán Pha 2. Những nhóm Việt khác mang ký tự Sapa lên Quảng Tây, Quảng Đông rồi vượt Dương Tử lên vùng Sơn Đông, thành lập trung tâm lớn của người Việt. Từ đó, chúng tôi cho rằng từ thời nhà Chu, trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và người Hoa chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa. Cho thấy người Lạc Việt sáng tạo chữ viết tượng hình từ Sapa tới Ân Khư. Nay đã có đủ chứng cứ xác nhận “Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ Trung Hoa.”
(Trích nguyên văn báo cáo Khảo cổ học Trung quốc tháng 2/2012).

Đạo Thánh Mẫu Việt với Tôn chỉ: Nhân Văn – Hòa hợp, cùng Giáo lý 4 Đức là:  Trung, Hiếu, Tín, Nghĩa đã được giáo hóa thành 12 điều răn:

I/ TRUNG

1/ Trung thành với quê hương, gia đình nơi mình đã sinh ra.

2/ Trung thành bảo vệ Độc lập – Tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.

3/ Trung thành với lao động chân chính, dù gian khó cũng không nản chí để có cuộc sống tốt đẹp.

II/ HIẾU

1/ Lễ độ, chăm lo đời sống và tinh thần của Cha Mẹ hay người có công nuôi dưỡng, dậy bảo mình sống hướng Thiện từ khi thiếu thời đến lúc trưởng thành.

2/ Lễ độ với người lớn tuổi hơn mình.

3/ Giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong điều kiện, hoàn cảnh mình có thể giúp đỡ được.

III/ TÍN

1/ Sau khi có suy nghĩ thấu đáo, phải giữ đúng lời nói, lời hứa về việc làm, về quan hệ tốt đẹp trong gia đình và xã hội.

2/ Hành động khi ứng xử, khi làm việc, khi quan hệ Gia đình – Xã hội phải đúng như suy nghĩ hướng Thiện trong tâm trí.

3/ Vì sự cam kết hay vì lời nói danh dự mà việc thực hiện cho đúng lời nói, lời hứa đó gặp khó khăn, cản trở,… thì nhất thiết phải chịu gian khổ, hiểm nguy để giữ đúng điều mình đã hứa, đã cam kết.

IV/ NGHĨA

1/ Ơn cứu giúp mình, dù nhỏ, suốt đời không được quên.

2/ Oán thù nhỏ không nên chấp nhớ, oán thù dù lớn mà kẻ thù đã thật tâm đầu hàng hoặc xin tha thứ cũng nên độ lượng, dung tha. Oán thù  thì cởi chứ không nên thắt.

3/ Thấy người hoạn nạn, nghèo khó, yếu ốm,... tùy tâm, tuy sức mà cứu giúp, không được bỏ qua.

Với các Tín Điều như vậy, thật sự Đạo Phật và Đạo Thánh Mẫu đã hòa hợp “Tiền Phật, hậu Thánh” ở tất cả các nơi thờ tự, trở thành một Liên minh Tôn giáo lớn nhất ở Việt Nam với hơn 90% dân số.Cũng như Đức Phật Thích Ca Tam thế, Thánh Mẫu Việt do Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương kiêm quản Tam Tòa của Đạo Thánh Mẫu. Bà có Thánh danh là: Ứng Võ Anh Uy Dũng Bảo quốc, Trung chính, Thượng đẳng Phúc thần Tối linh, Tối Uy. Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Chúa Jesus Christ là Ngôi Vị thứ hai sau Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế trên cõi Tối Đại Niết bàn.

Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa. Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà  Nhà khoa học Thiên tài Einstein đã phát biểu về Đạo Phật, khẳng định rằng: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáoPhật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”

(If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, because it embrances science as well as goes beyond science.)

Nam Mô A Di Đà Phật!

 

Vũ Ngọc Phương

Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam

 

Theo Tạp chí Doanh nghiệp - Doanh nhân & Thương hiệu

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển