Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 11/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Thế giới năm 2011 – kinh tế tăng trưởng chậm

Tốc độ phục hồi chậm chạp, nợ công tăng cao, ngân sách thâm hụt… là những vấn đề kinh tế thế giới phải đối mặt trong năm 2011.
 


Năm 2011, tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, sự phục hồi kinh tế toàn cầu diễn ra chậm chạp, nguy cơ tái khủng hoảng tài chính - kinh tế vẫn tiềm ẩn… đã và đang đặt ra cho cộng đồng quốc tế những nguy cơ, thách thức mới trong năm 2012.

 

Kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ (Ảnh minh họa)
Phục hồi chậm chạp, tăng trưởng suy giảm  

 

Kinh tế toàn cầu đã và đang trải qua giai đoạn khó khăn, quá trình phục hồi diễn ra chậm chạp, tăng trưởng đang suy giảm. Theo IMF, kinh tế toàn cầu năm 2011 chỉ đạt mức 4,0%, thấp hơn 5,1% so với năm 2010. Năm 2012 dự kiến tăng trưởng cũng chỉ ở mức 4,0%.

Khu vực các nước phát triển tăng trưởng 1,6% năm 2011 và 1,9% năm 2012, so với tăng trưởng 3,1% của năm 2010. Khu vực các nước đang phát triển và mới nổi, tăng trưởng 6,4% năm 2011 và 6,1% năm 2012, so với mức 7,3% năm 2010.

Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đã mất 1% điểm tăng trưởng, với GDP sẽ chỉ tăng 1,5% trong năm nay và 1,8% trong năm 2012. Với 17 nước thuộc khu vực đồng euro, tăng trưởng GDP sẽ giảm bớt khoảng nửa điểm, còn 1,1% vào năm 2012.

Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại, nhưng cũng chỉ đạt mức 0,5% trong năm nay. Trung Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu với mức tăng trưởng 9% trong năm tới. Nga, Mỹ Latin, châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi tăng trưởng sẽ thấp hơn so với dự báo trước đây.

Nợ công tăng cao, ngân sách thâm hụt

Tại Mỹ, thâm hụt ngân sách tính đến quý II năm 2011 là 970,52 tỷ USD, giảm 33,5 tỷ USD, tương đương 3,3% so với cùng kỳ năm 2010. Bộ Tài chính Mỹ dự báo, thâm hụt ngân sách liên bang trong cả năm 2011 có thể lên tới 1.650 tỷ USD, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp vượt mức 1.000 tỷ USD.

Nợ công của Mỹ tiếp tục tăng cao, với tốc độ nhanh. Tính đến ngày 2/8/2011 đã là 14.580 tỷ USD. Sau một thời gian tranh cãi, Quốc hội Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ thêm 2.400 tỷ USD nhằm tránh cho nước Mỹ rơi vào cuộc khủng hoảng mới.

Châu Âu, khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục lan rộng. Khoản nợ phải trả cho năm 2011 lên tới 560 tỷ euro (736 tỷ USD), cao hơn 45 tỷ USD so với năm 2010. Mặc dù EU đã đưa ra các gói cứu trợ gần 300 tỷ euro cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, nhưng những khâu yếu nhất trong khu vực Eurozone vẫn chưa thực sự thoát hiểm. Kinh tế Hy Lạp, Ireland vẫn tiếp tục suy thoái, nợ công tăng cao, có thể lên tới 160% vào các năm tới.

Hội nghị Thượng đỉnh EU ngày 27/10/2011, đã quyết định xóa 50% khoản nợ cho Hy Lạp và huy động 1.000 tỷ euro để ngăn chặn tình trạng lây lan khủng hoảng đang đe dọa nghiêm trọng tới nền kinh tế của EU. Các ngân hàng và quỹ đầu tư tư nhân cũng chấp nhận tự nguyện từ bỏ 50% yêu cầu đối với khoản nợ của các quốc gia này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Tuy nhiên, nguy cơ vỡ nợ vẫn thường trực tại khu vực châu Âu, nếu chính phủ các quốc gia có mức nợ cao nói trên không cắt giảm thâm hụt ngân sách và sử dụng các gói cứu trợ không có hiệu quả.

Vốn đầu tư dịch chuyển và suy giảm

Luồng vốn FDI dịch chuyển từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và mới nổi tăng từ 485,4 tỷ USD năm 2010 lên mức 555 tỷ USD năm 2011 và sẽ là 603,6 tỷ USD trong năm 2012. Tuy nhiên, luồng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lại có xu hướng giảm. Luồng vốn này dự kiến giảm từ mức 147,8 tỷ USD trong năm 2010 xuống còn 119,1 tỷ USD trong năm 2011.

Dòng vốn đầu tư gián tiếp bị giảm là do các nguyên nhân: (1) Bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi; (2) Lạm phát tăng cao tại các nước đang phát triển; (3) Các quốc gia đang phát triển kiểm soát chặt chẽ dòng vốn nóng (4) Lợi nhuận của các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu bị giảm sút. Trong nửa đầu năm 2011, luồng vốn đầu tư gián tiếp bị rút khỏi các nước đang phát triển khoảng 25 tỷ USD, ngược với dòng vốn chảy vào khoảng 85 tỷ USD trong cùng kỳ năm 2010. Tình hình trên tiếp tục gây khó khăn cho thị trường chứng khoán của các nước này.

 

Động đất, sóng thần khiến kinh tế Nhật Bản chịu thiệt hại nặng nề
Giá tiền, vàng diễn biến xấu 

 

Đồng USD (có giá trị thanh toán toàn cầu) đã giảm giá liên tục, nhanh hơn so với các đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới. USD giảm giá nhiều nhất so với đồng euro (-7,77%), AUD (-4,8%), bảng Anh (-2,79%) và các đồng tiền khu vực châu Á như dolar Singapore (-4,27%), đồng won Hàn Quốc (-4,84%)… so với cuối năm 2010 (theo Reuters).

Đồng USD giảm giá là do nền kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp và tiếp tục đối mặt với những vấn đề khó khăn như, tình trạng thất nghiệp cao (9-10%), thâm hụt ngân sách lớn, nợ công đã vượt quá mức trần được Quốc hội cho phép.

Giá vàng thế giới có xu hướng tăng cao, mức giá cao nhất là 1.563,6 USD/oz vào tháng 4/2011 và liên tục duy trì ở mức trên 1.500 USD/oz trong quý III/2011. Ngày 23/11/2011, giá vàng giao ngay là 1.689,29 USD/oz, giao tháng 12 trên sàn Comex ở mức 1.695,9 USD/oz.

Các chuyên gia kinh tế dự báo giá vàng thế giới có thể chạm mức 1.700 USD/oz vào đầu năm 2012. Nguyên nhân giá vàng tăng cao chủ yếu là do cầu về vàng tăng lên, trước động thái các ngân hàng trung ương các nước tích cực sử dụng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia; các nhà đầu tư tìm nơi trú ẩn để bảo toàn vốn. Mặt khác, nhu cầu về vàng tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc tăng trong khi nguồn cung bị hạn chế trước những bất ổn chính trị tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi.

Tỷ giá diễn biến bất lợi

Ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới đang điều chỉnh lãi suất theo chiều hướng tăng dần nhằm đối phó với lạm phát. Nửa đầu năm 2011, Trung Quốc đã 3 lần tăng lãi suất lên đến mức 6,56% và 6 lần tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc; Nga cũng nâng từ mức 7,75%/năm lên 8%/năm; Ấn Độ nâng từ mức 5,75% lên 6,25%/năm; Thái Lan cũng 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất từ 2% lên mức 3%/năm; Philippines tăng từ 4,25%/năm lên 4,5%/năm, Malaysia tăng từ 2,75%/năm lên 3%/năm...

Một số nước phát triển cũng nâng lãi suất như: Hàn Quốc đã 2 lần nâng lãi suất, lên mức 3,0%/năm, châu Âu (ECB) 2 lần tăng lãi suất từ 1%/năm lên mức 1,5%/năm. Tuy nhiên, một số nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sỹ, Na Uy và Nhật Bản vẫn tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản thấp như cuối năm 2010 để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. FED (Mỹ) duy trì mức lãi suất thấp 0-0,25%/năm; Anh 0,5%/năm; Nhật Bản 0%-0,1%.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Theo dự báo của các nhà nghiên cứu thì năm 2012 nền kinh tế thế giới vẫn đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn, do: Các nước công nghiệp phát triển hiện đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao, tái cơ cấu phải có quá trình và đòn bẩy kinh tế suy yếu; Mỹ và EU vẫn duy trì lãi suất thấp, các gói kích thích kinh tế tiếp tục sản sinh ra lượng “tiền nóng” tác động mạnh tới thị trường vốn thế giới.

Khủng hoảng nợ công của các nước phát triển, nhất là EU làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế thế giới; Tình trạng lạm phát cao ở nhiều nước, nhất là các nước mới nổi và đang phát triển chưa được kiềm chế; nguy cơ “bong bóng” bất động sản ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang là nỗi lo toàn cầu.

Vì thế, các nhà dự báo cho rằng: năm 2012, thế giới tiếp tục phải gánh chịu những hậu quả do cuộc đại khủng khoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Các trung tâm kinh tế lớn là Mỹ, EU và Nhật Bản tiếp tục phục hồi chậm chạp; cuộc khủng hoảng chính trị - dầu mỏ tại Trung Đông - Bắc Phi còn kéo dài; cuộc đấu tranh chiến lược giữa các nước lớn, các nước mới nổi tiếp tục diễn ra quyết liệt hơn; nguy cơ mất an ninh tài chính vẫn tiềm tàng.

Thế giới hơn lúc nào hết đang cần tăng cường sự đồng thuận và vai trò trách nhiệm cao của các nước lớn, các nước phát triển và mới nổi, nhằm tránh cho thế giới lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu mới./.

Theo vov

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển