Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tạo cơ chế cho dân giám sát cơ quan công quyền

Một trong những việc để Đảng có thể tự sửa mình là phải có áp lực xã hội; phải có cơ chế cho người dân giám sát thật sự các cơ quan công quyền, trong đó có Đảng.

Trao đổi với NTNN, luật sư Lê Hiếu Đằng - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM thẳng thắn.

Luật sư Lê HIếu Đằng. Ảnh: Đại Đoàn Kết

Theo luật sư Lê Hiếu Đằng, một quy luật khách quan của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào nếu không được giám sát, không được ràng buộc bởi một cơ chế, trong đó có sự giám sát của người dân thì dù có muốn tự sửa mình đi chăng nữa cũng không thể sửa được. Bởi vì, “một mình một chợ” sẽ dễ dẫn đến chủ quan, chuyên quyền, lộng quyền. Do đó, vấn đề tự sửa mình chỉ ở mức nào đó thôi. Ngay bản thân tôi, là đảng viên nhưng lâu nay việc tự phê bình và phê bình theo quy định của Đảng cũng không còn nữa, không được thực hiện một cách đúng nghĩa.

Ví dụ trong vấn đề chống tham nhũng, Đảng đâu thể phát hiện được, đâu có tự phê bình được, mà phải nhờ báo chí và người dân phát hiện ra. Điều này trong các hội nghị tổng kết của Đảng cũng đã thừa nhận. Do đó, một trong những việc để Đảng có thể tự sửa mình là phải có áp lực xã hội; phải có cơ chế, trong đó người dân giám sát thật sự các cơ quan công quyền, trong đó có Đảng.

Vậy, qua một thời gian kiểm điểm ở địa phương ông cũng như nhiều nơi khác, ông có đánh giá, nhìn nhận gì về những kết quả của đợt kiểm điểm, tự phê bình này?

- Tôi thấy vẫn hình thức. Ví dụ như ở địa phương tôi cũng họp cán bộ, triển khai nhưng trong Đảng vẫn có tình trạng mọi người nhẹ tay với nhau, để người khác nhẹ tay với mình, nhất là với các cương vị lãnh đạo. Ví dụ đảng viên trong văn phòng thành ủy thì làm sao dám phê phán các vị trong thường vụ thành ủy được. Do đó phê và tự phê không có hiệu quả nữa. Kiểu như đến hẹn lại lên.

“Nếu không có cơ chế giám sát của người dân thì dứt khoát Đảng không thể nào chống tham nhũng được”.

Trên thực tế, nhận khuyết điểm đã khó, nhưng xử lý khuyết điểm còn khó hơn. Làm thế nào để người dân tin và thấy được tác dụng của đợt kiểm điểm này, thưa ông?

- Tôi cũng đồng ý rằng khâu xử lý khuyết điểm là rất khó. Tuy nhiên, tôi cho rằng phụ thuộc nhiều vào quyết tâm chính trị của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị. Chấn chỉnh không phải bằng phê bình hay tự phê bình mà bằng các biện pháp kiên quyết để thay đổi nhân sự để bộ máy trong sạch, hiệu quả. Mà muốn vậy thì phải dựa vào ý kiến, giám sát của dân, của Mặt trận, Quốc hội và các đoàn thể.

Do không điều tra kỹ, không có sự giám sát, việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng gây nhiều hậu quả đáng tiếc.

Ông có cho rằng việc sẽ thành lập Ban Nội chính T.Ư, Ban Kinh tế T.Ư sẽ góp phần tạo sự giám sát tốt hơn hay không?

- Đòi hỏi giám sát ở đây là vấn đề giám sát của dân, của cả hệ thống chính trị chứ không phải của riêng Đảng. Chính vì vậy tôi vẫn tin rằng nếu không có cơ chế giám sát của người dân thì dứt khoát Đảng không thể nào chống tham nhũng được.

Xin cảm ơn ông!

Đến khuyết điểm cũng di truyền!

Công bằng mà nói, trong đợt kiểm điểm này, bên cạnh ghi nhận những ưu điểm, nhiều khuyết điểm được chỉ ra rất thẳng thắn. Nhưng, trong xác định nguyên nhân, ở một số nơi, tiền nhiệm luôn được đưa lên hàng đầu của nguyên nhân tồn tại. Có những khuyết điểm là vấn đề kéo dài cả mấy nhiệm kỳ, hàng thập kỷ. Đương nhiên, phát hiện vấn đề như vậy là thẳng thắn, chính xác, rất có lý. Vì liên quan, có những chương trình, dự án rất dài hơi. Chuyện ấy không lạ! Chỉ lạ một điều, không có nguyên nhân khuyết điểm nào ở cả tập thể và cá nhân lại được "hậu duệ" tiếp thu tâm đắc thế. Xem ra, khuyết điểm cũng di truyền!

Kiểm điểm việc sử dụng xe công

Ở địa phương, lãnh đạo chủ chốt các quận, huyện, sở, ban, ngành, đoàn thể; lãnh đạo Đảng, chính quyền, mặt trận… được sử dụng xe công đi công tác, trong đó có các đối tượng được đưa, đón từ nhà riêng đến nơi công tác và ngược lại. Tuy nhiên, nhiều người lại sử dụng xe công như xe riêng, chở vợ con đi chơi, về quê. Có cán bộ dùng xe công về quê hay đi thăm bạn bè, người thân, thậm chí đi du lịch, nhưng vẫn thanh toán tiền công tác phí hoặc thanh toán tiền "tiếp khách". Đây là hiện tượng phổ biến.

Làm tốt công tác cán bộ là nâng cao sức mạnh của Đảng.

Cán bộ là nhịp cầu nối Đảng với dân, dân với Đảng; là người trực tiếp triển khai thực hiện những chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước tới nhân dân. Bởi vậy công tác cán bộ cần được đặc biệt quan tâm. Với thực tế ở địa phương đã cho thấy: Cán bộ nào thì phong trào ấy. Việc bổ nhiệm cán bộ phải được xem xét theo một quá trình rất khoa học, nhìn theo hướng phát triển nhưng phải khách quan. Có vậy mới tránh được những bức xúc xã hội do công tác cán bộ gây ra và thúc đẩy sự phát triển của mỗi địa phương, mỗi ngành cũng như của cả nước.

Tin tưởng, kỳ vọng

Sự tha hóa về tư tưởng, đạo đức, lối sống của không ít cán bộ, đảng viên đang giữ trọng trách trong bộ máy các cấp hiện nay, đã gây xáo trộn và mất mát rất lớn về niềm tin của đại đa số cán bộ, đảng viên, đặc biệt là trong nhân dân. Toàn Đảng, toàn dân kỳ vọng đợt sinh hoạt chính trị lần này sẽ làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn, đẩy lùi được những hiện tượng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; công tác đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí sẽ có hiệu quả hơn; những mục tiêu kinh tế - xã hội, phát triển đất nước đề ra ở Đại hội XI sẽ được thực hiện tốt hơn.

Những quyết tâm từ Hội nghị T.Ư 4 khóa XI về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã củng cố lòng tin, niềm phấn khởi và sự kỳ vọng, mong mỏi của nhân dân. T.Ư Đảng đã bắt đúng "bệnh", đã kiểm điểm trách nhiệm gắt gao, nhưng điều tôi mong mỏi là Đảng ta sẽ "trị" những "căn bệnh" đó ra sao?

Một hiện tượng phổ biến ở các địa phương là đảng viên giữ chức vụ cao trong bộ máy Đảng, chính quyền thường được ưu tiên cấp đất ở ngoài tiêu chuẩn, sau đó sang nhượng lại cho người khác kiếm tiền. Do có quyền xét duyệt, ban hành quyết định, cấp sổ đỏ cho nên họ tự cấp cho nhau, trong đó có bản thân mình. Đây chính là những người thuộc nhóm "đặc quyền, đặc lợi". Nhiều cán bộ ở các tỉnh Tây Nguyên còn được cấp đất sản xuất nông nghiệp rộng vài ba đến hàng trăm ha để trồng cây công nghiệp; trong đó có người được cấp hàng chục ha ven quốc lộ, sau đó chuyển mục đích sử dụng từ thổ canh sang thổ cư, phân lô bán dần. Do vậy, ở các tỉnh, thành ủy cần hướng cho đảng viên giữ chức vụ cao trong bộ máy Đảng, chính quyền tự kiểm điểm trong việc cấp và sử dụng đất.

Một bước rất quan trọng của quá trình tiến hành kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 4 là lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, và cá nhân cho lãnh đạo chủ chốt các cấp. Đây là bước được triển khai mất khá nhiều thời gian, công sức để mong có nhiều ý kiến đóng góp rộng rãi, chân thành. Cũng ngay thời điểm này, đang có nhiều vấn đề nổi lên những dư luận trái chiều. Ở sân bình luận ấy, bao giờ trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cũng được soi xét nhiều chiều. Thế mà khi được hỏi bằng văn bản thì không ít người được hỏi chỉ trả lời chung chung, hoặc là "chưa thấy gì". Còn ý kiến góp ý cho tập thể thì khuyết điểm được nêu một cách rất vô tư, ngày càng đầy lên ngồn ngộn, nhưng không gắn trách nhiệm cá nhân nào.

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển