Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 4, 25/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Tạo bước vững chắc đưa ASEAN vượt qua thách thức

Ngày 9-9, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các hội nghị liên quan diễn ra theo hình thức trực tuyến tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Đây là một trong những sự kiện quan trọng hàng đầu trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Các hội nghị diễn ra trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, thách thức an ninh gia tăng, nhất là những tác động tiêu cực chưa từng có của đại dịch Covid-19 đối với các nước thành viên ASEAN. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm ASEAN càng cần vững vàng trong các cam kết, đoàn kết trong mọi hành động để vừa đẩy mạnh tiến trình xây dựng cộng đồng, ứng phó với các thách thức đang nổi lên, kiểm soát thành công dịch Covid-19 và thúc đẩy tiến trình phục hồi sau dịch bệnh. Đặc biệt, mỗi nước thành viên càng cần phải phát huy hơn nữa tinh thần “suy nghĩ cộng đồng, hành động cộng đồng”, góp phần hiện thực hóa một cách sinh động chủ đề chung “Gắn kết và chủ động thích ứng” xuyên suốt Năm ASEAN 2020.

Trong bối cảnh đó, các hội nghị diễn ra tại Hà Nội là dịp để ASEAN khẳng định quyết tâm đoàn kết hơn nữa, hợp tác chặt chẽ hơn nữa, sát cánh bên nhau cùng vượt qua khó khăn vì sự ổn định và phát triển chung. Và trên hết, đây còn là cơ hội để thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi các cam kết, kế hoạch và sáng kiến hành động chung, nhất là các ưu tiên trong Năm ASEAN 2020, đưa hợp tác trong ASEAN ngày càng thực chất và hiệu quả, xứng đáng là hình mẫu thành công về hợp tác khu vực. 

Có thể thấy, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã phát huy tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, linh hoạt và chủ động, dẫn dắt hiệu quả ASEAN ứng phó với dịch bệnh. Nhiều hội nghị trực tuyến đã được tổ chức thành công như: Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó dịch Covid-19, các hội nghị cấp bộ trưởng ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác (Trung Quốc, Mỹ, Nga, EU...). Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến cụ thể, thực chất về ứng phó với dịch Covid-19 như: Thành lập Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, kho dự trữ vật tư y tế khu vực, xây dựng kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN... do Việt Nam đề xuất, nhận được nhiều đánh giá tích cực của dư luận trong nước, khu vực và quốc tế.

Đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong giai đoạn khó khăn, Việt Nam đã cho thấy sự chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong thực hiện các nhiệm vụ cũng như trọng trách trong Năm ASEAN 2020. Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy đoàn kết, duy trì đà hợp tác và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chủ tịch ASEAN 2020 đã đưa ra các sáng kiến như: Đánh giá giữa kỳ triển khai các kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025; Kiểm điểm thực hiện Hiến chương ASEAN; thảo luận định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025; gắn kết phát triển tiểu vùng với xây dựng Cộng đồng ASEAN... được các nước thành viên và đối tác ủng hộ, phối hợp triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. 

Với chương trình nghị sự diễn ra trong 3 ngày, Hội nghị AMM-53 và các hội nghị liên quan có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các thách thức đang nổi lên đòi hỏi có những điều chỉnh để thích ứng. Tại các diễn đàn hợp tác này, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ trao đổi, kiểm điểm, điều phối về quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ở cả 3 trụ cột (chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội) và triển khai các ưu tiên trong Năm ASEAN 2020. Đây cũng là dịp để các bộ trưởng thảo luận về định hướng hợp tác tương lai, quan hệ đối ngoại của ASEAN, thống nhất quan điểm và tiếng nói chung của ASEAN đối với các vấn đề quốc tế và khu vực.

Đáng chú ý, với sự tham gia của các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, EU, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Canada...), Hội nghị AMM-53 và các hội nghị liên quan là dịp để ASEAN tăng cường hợp tác bền vững, hiệu quả với các đối tác. Sự có mặt của các đối tác ở các hội nghị sẽ góp phần nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN, và đây sẽ là phương thức để bảo đảm cho ASEAN tiếp tục là lực lượng chủ đạo trong khu vực dẫn dắt tiến trình hợp tác vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh. Sự tham gia đầy đủ của các đối tác tại hội nghị lần này góp phần khẳng định vị trí, vai trò và hình ảnh quan trọng của ASEAN đối với cộng đồng quốc tế. Điều đó chứng tỏ ASEAN ngày càng lớn mạnh, gia tăng tiếng nói và ảnh hưởng trên thế giới với việc duy trì và mở ra các kênh đối thoại vì hòa bình, ổn định và hợp tác. Sự tham gia của các đối tác cũng góp phần quan trọng nâng cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị AMM-53 và các hội nghị liên quan trong bối cảnh ngày càng có nhiều thách thức nổi lên mang tính toàn cầu, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài và xu thế chung tất yếu là cùng hợp tác, vượt qua các thách thức, vì lợi ích chung.

Với việc Việt Nam đảm nhận một cách linh hoạt, sáng tạo vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, tích cực thúc đẩy những ưu tiên và đề xuất sáng kiến trong năm 2020 đã được sự đồng thuận và thống nhất của các nước thành viên, chúng ta có thể tin tưởng vào thành công của Hội nghị AMM-53 và các hội nghị liên quan, góp phần đưa “con thuyền” ASEAN đi đúng hướng, tạo bước vững chắc để ASEAN có thể vượt qua mọi thách thức.

 

Nguồn: qdnd.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển