Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 27/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Tăng giá lương thực và an ninh lương thực – hai mối quan ngại chính tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31 của FAO

rong các ngày từ 12-16/3 tới đây, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 31 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ được tổ chức với sự tham dự của các Bộ trưởng, các quan chức cấp cao và đại diện các tổ chức xã hội dân sự đến từ 40 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương nhằm thảo luận về mối quan hệ giữa hiện tượng bất ổn và tăng giá lương thực, an ninh lương thực, đói nghèo và cạn kiệt tài nguyên.
 

 Ảnh minh hoạ (Nguồn: saga.vn)

 Sự kiện quan trọng này được FAO tổ chức hai năm một lần để xem xét và đưa ra các khuyến nghị đối với các vấn đề then chốt về thực phẩm và nông nghiệp ảnh hưởng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong tháng trước, chỉ số giá lương thực thế giới đã tăng 1%, là lần tăng giá đầu tiên trong vòng 6 tháng trở lại đây. FAO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo rằng giá các hàng hóa chủ yếu trên thế giới sẽ tăng “chóng mặt” vào cuối thập kỷ này: giá gạo được dự báo sẽ tăng 40%, ngô tăng 48%, lúa mì tăng 27% và hạt có dầu tăng 36%.

Đặc biệt, châu Á - Thái Bình Dương là vùng sinh sống của 578 triệu người nghèo đói và thiếu dinh dưỡng, chiếm tới 62% trong tổng số 925 triệu người nghèo đói trên thế giới.

Dân số tăng, đất canh tác có nguy cơ ngày càng thu hẹp, giá dầu thô tăng, …. Đó chính là những nhân tố có thể tác động nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và suy dinh dưỡng tại khu vực này. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng làm tăng nguy cơ tiềm tàng đối với an ninh lương thực và sự ổn định về chính trị - xã hội.

Chính vì vậy, để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề trên, hơn lúc nào hết, cần tiến hành hai chiến lược song song là tăng cường tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy khả năng tiếp cận lương thực đối với người nghèo.

Đại diện FAO tại châu Á-Thái Bình Dương, ông Hiroyuki Konuma cho biết: "Chúng ta cần phải sản xuất nhiều lương thực hơn nữa tại châu Á - Thái Bình Dương để ứng phó với tình trạng gia tăng dân số nhanh chóng. Nguồn cung và khả năng huy động tốt hơn về thực phẩm an toàn dinh dưỡng với giá cả hợp lý kết hợp với giáo dục và nâng cao nhận thức về dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường an ninh lương thực."

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, nhiều chính phủ và các đối tác quốc tế đã giảm hỗ trợ và đầu tư vào nông nghiệp.

Chính vì vậy, "tăng cường đầu tư vào nông nghiệp và tăng cường an ninh lương thực hộ gia đình là phương thức để vượt lên đói nghèo và bất ổn định", ông Konuma nhấn mạnh.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là địa bàn sinh sống của 60% dân số thế giới và là vùng có số lượng các tiểu nông, tiểu ngư và những đối tượng nông thôn khác nhiều nhất.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 31 của FAO lần này sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức xã hội dân sự, những người nông dân,…. có dịp gặp gỡ và đối thoại với các nhà hoạch định chính sách để cùng hợp tác, đoàn kết trong cuộc chiến chống đói nghèo./.

theo cpv.org.vn

 
 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển