Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 26/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tản mạn đó đây

Sử dụng nhân tài

Sau đây là 10 lý do được một tập thể ban lãnh đạo của một cơ quan đưa ra khi nhận xét về một số người được xem là nhân tài nhưng tại sao không được tiến cử vào các vị trí quan trọng hoặc không được giao phó các trách nhiệm quan trọng:
 1 - Mọi người cứ bảo rằng những người ấy có tài. Nhưng họ có chứng minh được một cách pháp lý với những văn bằng cụ thể đâu!. Tuy rằng hiện nay, nhiều người không có bằng nhưng vẫn giỏi, nhưng hãy thông cảm cho chúng tôi, vì chúng tôi cần có những cơ sở cụ thể để báo cáo trong ban lãnh đạo quyết định và báo cáo lên các cấp trên nữa.
 
2 - Nhiều người cứ cho rằng nào là chúng tôi có suy nghĩ … trọng bằng cấp, nào là ở các nước phát triển, người ta đánh giá con người qua tài năng thực sự,… Nhưng cũng hãy thông cảm cho chúng tôi, vì không phải chỉ có chúng tôi quyết định, mà còn cả tập thể lớn trong cơ quan dòm ngó. Không khéo mọi người lại cho rằng chúng tôi thiên vị, vì tại sao không dùng người có bằng cấp hẳn hòi (pháp lý mà!).
 
3 - Đối với những người có bằng kỹ sư, cử nhân ư? Sự thật là chúng tôi cũng cần họ, nhưng số lượng có hạn thôi. Điều này chắc mọi người không trách được chúng tôi, vì ai cũng làm thầy, thì ai làm thợ?. Vì lẽ đó, có nhiều kỹ sư, cử nhân không thể được được giao các nhiệm vụ quan trọng và không được trả lương cao, nếu họ không chịu thì đành thôi. Bây giờ, loại bằng cấp này cũng đầy, vì các trường cao đẳng, đại học ra đời lia lịa.
 
4 - Đâu phải những người có bằng cấp hẳn là người tài? Chúng tôi có quyền nghĩ như vậy! Vì cho dù bằng cấp của họ là thật, nhưng có thật là họ có tài hay không (?), vì chúng tôi thấy ở họ thiếu cái gì đó (nhưng chúng tôi không bao giờ nói ra là thiếu …cái gì, và họ cũng không cần biết đó là gì. Chuyện “cán bộ” là điều tế nhị mà!).
 
5 - Những người ấy có bằng cấp, thì cứ cho là họ có tài đi. Nhưng còn về “đức” thì không biết họ “có” không? (Bác Hồ dạy rằng “có tài mà không có đức là người vô dụng” mà!) Vì nói thật, họ chưa phải là … đảng viên thì làm sao chúng tôi tin tưởng họ được. Đừng nghĩ chúng tôi mắc bệnh “đảng hóa” hay bệnh “cơ cấu” gì đâu, nhưng các bệnh đó ít nhiều chi phối chúng tôi. Nếu chúng tôi cố gắng tránh bệnh đó, e rằng chúng tôi lại bị một … bệnh “không làm giống người khác”.
 
6 - Theo lý do trên, đừng nghĩ rằng chúng tôi vô tình với họ. Bằng chứng là nếu chúng tôi mắc hai căn bệnh trên, chúng tôi sẽ chẳng đưa họ vào diện cán bộ qui hoạch, cán bộ kế thừa, chỉ có điều chúng tôi chưa có cơ hội sử dụng họ thôi. Nhưng xin đừng hiểu họ là cán bộ “qui hoạch … treo”, và đừng hiểu là cán bộ “kế cái …thằng thừa”!. Họ nên kiên nhẫn chờ đợi, tìm cơ hội để chứng tỏ mình. Nhưng nếu chưa có cơ hội thì …đành chịu thôi, vì cơ hội thì có ít, nhưng người chờ thì nhiều quá. Ai “hay” thì được “đền bù, giải toả” trước, xóa qui hoạch treo trước.
 
7 - Hai cái gọi là ... «bệnh» như trên, chúng tôi lại nghĩ khác. Chúng tôi thấy rằng ở quốc gia nào mà chẳng có chuyện ấy. Người ta cũng nhắm người này vào chức vụ này, người kia vào chức vụ kia đấy chứ ! Chúng tôi làm còn khoa học hơn họ, vì họ ngắm nghé nhân tài hoàn toàn mang tính cá nhân, còn chúng tôi ngắm nghé nhân tài là dựa vào cả tập thể ban lãnh đạo (sau khi có tiếng nói của người nào đó có…trọng lượng).
 
8 - Chúng tôi công nhận những người ấy giỏi về chuyên môn, nhưng đừng đòi hỏi chúng tôi phải tiến cử họ vào các vị trí quan trọng, vì như đã nói ở trên, chúng tôi thấy dường như họ chưa có tác phong lãnh đạo (chúng tôi…thấy và…đoán như thế thôi!). Nên nhớ rằng, không phải cá nhân một người trong chúng tôi thấy như vậy đâu, mà đó là nhận xét của tập thể lãnh đạo (sau khi cũng có ý kiến của một người có…trọng lượng).
 
9 - Còn những người có bằng cấp trên đại học ư? Đúng là những người ấy có bằng cấp tốt thật, nhưng hãy thông cảm cho chúng tôi, vì cơ quan chúng tôi chưa cần những người như thế. Chúng tôi chỉ cần những kỹ sư, cử nhân là quá lắm rồi, thậm chí trung cấp là vừa. Nếu họ không thích thì cứ đi nơi khác mà làm (nếu mọi nơi đều không cần người có bằng cấp cao như vậy thì rõ ràng đâu phải lỗi của riêng chúng tôi)
 
10 - Cuối cùng, theo quan điểm của chúng tôi, những người có học vị càng cao, càng không nên cất nhắc họ vào các vị trí lãnh đạo, hoặc giao những nhiệm vụ quan trọng cho họ, mà chỉ hãy sử dụng những ý kiến của họ như là những chuyên gia thì tốt hơn. Khi đó họ không bận tâm vào hoạt động điều hành, họ sẽ có nhiều ý kiến giá trị hơn. Chúng tôi cũng làm như vậy. Nhưng kết quả không như ý là hoàn toàn do họ, vì những ý kiến của họ đưa ra thì tập thể lãnh đạo chúng tôi thấy không hay (tập thể nhận xét đấy nhé!). Chúng tôi xem xét … dân chủ và công khai lắm. Đừng nghĩ rằng chúng tôi cố tình ém tài họ, vì họ cứ nêu ý kiến một cách dân chủ. Còn nếu họ thấy không dân chủ thì…oan cho chúng tôi lắm, nhưng cũng đành chịu thôi, họ hãy tìm chỗ khác dân chủ hơn. Nếu họ thấy không có chỗ nào dân chủ hơn chúng tôi thì cũng đành phải chịu vì … tình hình chung mà thôi!
 
Tóm lại, chúng tôi chỉ xin được thanh minh bằng 10 điều như trên thôi. Nếu các bạn còn bắt bẻ hoặc chưa thông cảm cho chúng tôi, thì chúng tôi sẽ xin đưa thêm những lời thanh minh khác nữa, hoặc là mọi người hãy thanh minh thêm giúp chúng tôi nhé!. Xin cảm ơn trước.
 
 
Nguồn: kynangquanly

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển