Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 26/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Sang Mozambique dạy nông dân trồng lúa

Một dự án hợp tác giữa Tổ chức Hợp tác quốc tế JICA (Nhật Bản), Sở NNPTNT Hà Nội và nước Cộng hòa Mozambique đã được triển khai để giúp chuyển giao kỹ thuật trồng lúa nước của Việt Nam đến với nhiều nước châu Phi.

Khởi xướng tháng 5.2008, dự án này nhằm giúp các nước châu Phi tăng hơn gấp đôi sản lượng lúa (từ 11 triệu tấn lên 28 triệu tấn) vào năm 2018.

Chuyên gia Việt Nam dạy cách gặt lúa cho các kỹ thuật viên châu Phi.

“Nhát cuốc đầu tiên” trên đất Mozambique

Dự án trên được ký kết giữa JICA và Sở NNPTNT Hà Nội (từ 1.2011 - 1.2015), với kinh phí 5,4 triệu USD. Theo đó, JICA sẽ hỗ trợ 6 chuyên gia Việt Nam sang làm việc tại Nante, huyện Maganja da Costa, tỉnh Zambezia, Cộng hòa Mozambique để chuyển giao kỹ thuật trồng lúa nước cho người dân nơi đây.

Ông Nguyễn Bá Sướng – Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội (đơn vị có các chuyên gia nông nghiệp được cử sang chuyển giao kỹ thuật tại Mozambique) cho biết: “Từ tháng 5.2011, 4 chuyên gia của Việt Nam đã sang Mozambique nghiên cứu điều kiện khí hậu, chất đất để triển khai mô hình trình diễn canh tác lúa nước với diện tích 1ha. Kết quả cho thấy, dù được trồng lần đầu tiên, nhưng năng suất lúa ở châu Phi đã đạt 6 – 8 tấn/ha. Trong khi đó, năng suất lúa của người dân bản địa chỉ đạt 1,5 – 2 tấn/ha”.

Từ mô hình ở Nante, nông dân Mozambique đã “vỡ” ra rất nhiều điều về kỹ thuật trồng lúa nước.

Ông Nguyễn Ngọc Long – Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội, 1 trong 4 chuyên gia sang dạy trồng lúa nước tại Mozambique, chia sẻ: “Vùng đất Nante rất màu mỡ, nhưng do dân trí thấp, trình độ canh tác lạc hậu, hệ thống kênh mương tưới tiêu không có, nên năng suất lúa rất thấp. Qua mô hình này, chúng tôi muốn giải thích cho người dân ở Nante nói riêng và người dân Mozambique nói chung hiểu vì sao phải học cách ngâm, ủ hạt giống để đạt tỷ lệ nảy mầm cao, làm đất kỹ, lên luống, gieo mạ... Đặc biệt, phải làm phẳng mặt ruộng, cấy mật độ thưa, dảnh cây, nông tay”.

Cũng theo ông Long, do phong tục, người dân châu Phi không nuôi trâu, bò để sử dụng làm sức kéo mà họ chủ yếu làm đất bằng cuốc. Cả vùng có duy nhất một chiếc máy cày, bừa, nhưng giá thuê cao nên người dân không đủ tiền thuê. Còn về cách cấy, họ làm rất tùy tiện, không theo hàng lối; cũng có những vùng lúa được gieo sạ, nhưng mật độ quá dày, cỏ dại mọc nhiều. Vả lại, người dân ở đây không có thói quen làm cỏ, bón phân, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, vì thế bông lúa nhỏ, ít hạt chắc. Đây là một trong những lý do khiến người dân nơi đây mặc dù sống trên vùng đất phù sa màu mỡ, nhưng vẫn đói nghèo quanh năm.

Mở ra triển vọng mới

Ông Aurelio Chinai Maulate - 1 trong 2 cán bộ khuyến nông huyện Maganja da Costa được cử sang Việt Nam học kỹ thuật trồng lúa nước cho hay: “Ở Mozambique, người dân vẫn canh tác lúa dựa vào thiên nhiên là chính. Cứ gieo hạt xuống, rồi chờ ngày thu hoạch, chứ chưa biết sử dụng phân bón, nước tưới… để cây lúa tăng năng suất. Khi gặt, người dân vẫn dùng vỏ ốc ngắt từng bông lúa, chứ chưa có máy móc như ở Việt Nam.

Từ mô hình ở Nante, nông dân Mozambique đã “vỡ” ra rất nhiều điều về kỹ thuật trồng lúa nước. Chúng tôi hy vọng sau đợt tập huấn này, người nông dân ở Mozambique sẽ lĩnh hội được những kỹ thuật trong nghề trồng lúa nước của Việt Nam để về phổ biến cho người dân, nhằm tăng năng suất lúa, giảm nghèo đói” - ông Maulate nói.

theo danviet.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển