Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 29/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( PHẦN V)

Trang phục Người Việt cổ

Thời cổ cách đây hàng vạn năm, vùng đất Kinh Dương (Từ Nam sông Dương Tử đến Bắc và Trung bộ  Việt Nam) gần 10,000 năm sau thời kỳ Băng Hà vẫn còn ngập nước và đầm lầy nên người Bách Việt sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Sách Trang tử thiên Tiêu diêu du có ghi là:” Người Việt ở đất châu Dương cạo tóc, xăm mình”. Các sách Sử ký, Tiền Hán Thư, Địa lý chí cũng ghi là: “ Người Việt cạo tóc, xăm mình”. Ứng Thiệu ở thế kỷ thứ II sau Công Nguyên và Cao Dụ đều viết:” Người ta rạch mình ra lấy mực bôi vào thành hình trạng giao long”. La Hương Lâm viết trong Cổ đại Việt tộc khảo cũng cho rằng tục cắt tóc ngắn, mặc áo chẽn, xăm mình của người Việt là do sự sùng bái vật tổ ( Totem) mà ra. Như vậy đây là tục chung cho người Việt ở vùng Kinh Dương. Việc cạo tóc, hay để tóc ngắn là một đặc trưng của cư dân sống trong vùng rừng có nhiều sông suối để tiện cho hoạt động. Về trang phục, nhiều thư tịch cổ Trung Quốc ghi người Việt mặc áo chẽn, tay áo ngắn,… cũng là nguyên nhân như vậy. Một đặc điểm khác là người Việt giỏi đóng thuyền và thạo thủy chiến. Sau này, qua hơn 2,000. năm bị tác động nô dịch Hán hóa thì người Việt cả nam, nữ đều để tóc dài, mặc áo thụng. Đến thời cận đại và nửa đầu thế kỷ XX, người Việt cả nam, nữ, đàn ông, đàn bà thường búi tóc. Nguyên nhân ban đầu là tóc dài, lại sống trong vùng khí hậu nóng ẩm, hàng ngày lao động, làm việc thì tóc dài vướng , nên cắt ngắn. Sau này, nam giới, nữ giới đều phải để tóc dài là một tàn dư của áp đặt Hán hóa theo các thư tịch cổ là từ thời Nhà Minh xâm chiếm nước ta thời kỳ năm 1414 – năm 1427 sau CN “ Bắt con trai con gái không được cắt tóc, đàn bà con gái phải mặc áo ngắn quần dài theo như người Tầu cả” – Trích nguyên văn Thuộc Nhà Minh, Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim.

Có nhiều Học giả Việt không đủ thông tin và khảo cứu lại cho rằng Nam giới để tóc dài là truyền thống dân tộc Việt. Thể hiện rõ nhất là bài Hịch trước khi đánh trận Ngọc Hồi của Vua Quang Trung: "Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ". Quang Trung là một vị Anh hùng Dân tộc, nhưng không phải là một Nhà Sử học, đó cũng là sự thường. Nhưng khái niệm “dài tóc” là nhận thức chung của cả xã hội Việt bị Hán hóa một phần cách ăn mặc bên ngoài là điều dễ hiểu vì không thể cứ mặc khác Hán đi ra đường sẽ bị tội “Phản Nghịch” chém đầu có khi là cả 3 họ thời kỳ chịu ách đô hộ của Phương Bắc. Quan trọng là Tinh thần Việt, Ý chí Việt nằm sâu trong Trí thức Việt thì không có bất cứ thế lực tàn bạo nào Hán hóa được.Các tượng người trên các cán dao găm, trên tháp, trên các hình khắc của đồ đồng Văn hóa Đông Sơn cũng cho ta thấy được một cách trang phục Việt trước Công Nguyên. Tàn dư nay vẫn còn sót lại ở các tượng thờ, tượng các con rối nước,… và ở những vùng nông thôn cổ ở vùng Trung du Bắc Việt Nam cho thấy áo của Người Việt cổ có vạt áo từ phải áp sang trái rồi cài khuy khác với áo ngày nay có vạt áp từ trái sang phải.

Kiếm ngắn có hình mặt người và trang phục thuộc Văn hóa Đông Sơn

Di chỉ Mán Bạc ở thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô (Ninh Bình), thuộc hệ thống đứt gãy của dải núi đá vôi Tam Điệp chạy ra tới biển. Theo các nhà khảo cổ học, di chỉ Mán Bạc thuộc giai đoạn văn hóa cuối Phùng Nguyên, đầu Đồng Đậu, có niên đại gần 4.000 năm. Cư dân cổ Mán Bạc sống trên toàn bộ doi đất cao mà nhân dân thường gọi là Gò Vụng, được dải núi Mán Bạc bao quanh theo thế hình vòng cung tạo ra một nơi rất kín. ở đó, cư dân yên tâm sinh sống vì có thể tránh được thời tiết xấu. Năm 1999, các nhà khảo cổ Việt Nam đã tiến hành khai quật di chỉ Mán Bạc lần thứ nhất, và đã tìm thấy 5 mộ táng và 6 cá thể. Trong lần khai quật lần thứ hai, với diện tích 24m2, các nhà khảo cổ đào được 10 mộ với 11 cá thể. Người chết được chôn theo tư thế nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng, mặt nghiêng về bên trái. Các nhà khảo cổ cũng thu được 39 chiếc rìu, 8 đục, 6 hạt chuỗi, 10 mảnh vòng, 2 bàn đập vải vỏ cây, 3 nồi gốm, 1 bát đồng, 3 hiện vật hình nấm còn khá nguyên vẹn...

Nhìn chung trang phục của Người Việt cổ giản dị hơn người Hoa Hạ (Hán), nguyên nhân là Người Việt sống trong vùng khí hậu Nhiệt đới gió mùa từ Nam sông Dương Tử xuống đến vùng Trung bộ Việt Nam ngày nay. Một số trang phục của tầng lớp Quý tộc Việt và Tướng sỹ còn thể hiện rõ trên các bức tượng đá còn lại ở một số Lăng ở Bắc Giang, Hà Nội, Thanh Hóa,… quan sát phân tích kỹ cũng cho thấy các đặc điểm khác so với trang phục của Người Hán cả về quần áo, giáp trụ,…Tại di chỉ Đông Sơn còn có áo giáp bằng đồng của Người Việt.

Đây là một khoảng tối còn thiếu hụt, sơ lược trong Lịch sử Việt. Hy vọng trong tương lai gần, chúng ta sẽ tìm được những bức họa, những sách cổ miêu tả rõ hơn, đầy đủ hơn trang phục đặc sắc của Người Việt cổ. Chắc chắn một Dân tộc Việt đã làm ra vải, lụa, the,… từ rất sớm trước Trung Hoa không thể lại là một Dân tộc có trang phục nghèo nàn về phong cách, về mầu sắc được.

Nhà nước Việt Thường, Văn Lang, Đại Việt

Như nhiều tài liệu khoa học trong nước và quốc tế đã nghiên cứu, chế độ xã hội Việt cổ cho đến Quân chủ chuyên chế (Phong kiến) đã hình thành phát triển từ Công xã Nguyên thủy lên chế độ Phong kiến phân quyền rồi tập quyền mà không có Chế độ Nô lệ và chiếm hữu Nô lệ. Điều này thể hiện rõ nhất qua các di tích kiến trúc Việt còn lại thường nhỏ, đơn giản. Ở đất Việt cổ từ trước Công nguyên ở vùng Nam sông Dương Tử đến miền Trung Việt Nam ngày nay không có các công trình kiến trúc hùng vĩ như Kim tự tháp, Đền đài Hy Lạp, đấu trường La Mã, Vạn lý Trường thành,… vừa là văn minh kỹ thuật đương thời, vừa là sức lao động thủ công của hàng trăm vạn người chỉ được thực hiện trong Chế độ Nô Lệ, chiếm hữu Nô lệ, … con người chỉ như súc vật. Ngay ở Trung quốc đến trước cách mạng Dân chủ Tư sản của Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) thì xã hội Trung Quốc vẫn tồn tại Chế độ Nông nô – một biến tướng của Chế độ Nô lệ, điều này giải thích tại sao cách cư xử tàn ác của con người với con người ở Trung Quốc như bài diễn văn của Tướng Trung Quốc Lưu Á Châu.

Khác với các kiến trúc đồ sộ xây dựng bằng đá tấm nặng hàng chục, hàng trăm tấn phải vận chuyển từ rất xa bằng sức thủ công của hàng vạn nô lệ và súc vật kéo, kiến trúc Việt thường sử dụng bằng vật liệu sẵn có ngay trong tự nhiên trên đất của Người Việt như tre, nứa, gỗ,… xung quanh địa điểm công trình nên dễ bị cháy, bị hủy hoại theo thời gian và biến cố xã hội. Chính việc sử dụng vật liệu có sẵn trong tự nhiên lại thể hiện tính dân chủ, ôn hòa của chế độ phong kiến Việt, đồng thời thể hiện tư duy khoa học, văn minh về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của dân tộc Việt không dễ có ở nhiều Dân tộc trên thế giới.

Nhìn chung, Nhà nước Việt cổ đến thời hiện đại thường ôn hòa, xã hội không quá khắt khe, độc đoán và tàn ác như nhiều nhà nước được coi là “Văn minh” như Hy La, Ai cập, Trung Quốc, Lưỡng Hà ,… thường tàn sát một lúc hàng nghìn, hàng vạn,… thậm chí hàng triệu người một lúc đã được sử sách cổ đại ghi lại. Trong lịch sử Việt, những chính sách được thực hiện một cách hà khắc, độc đoán có cốt lõi đều gián tiếp hay trực tiếp là chính sách cai trị tàn ác của Trung Quốc. Những thời kỳ chế độ xã hội Việt bị áp chế chính sách cai trị của Trung Hoa như vậy thì cả nền Chính trị, Kinh tế - Xã hội Việt đều suy, loạn.Vấn đề dẫn giải của nội dung này dài, phức tạp vì thế chỉ nêu nhận xét tổng quan như một phần đề xuất ý kiến để các Vị Học giả xem xét trong những tài liệu chuyên khảo. Đây cũng là vấn đề đến thời hiện đại ngày nay xã hội Việt vẫn ôn hòa trong dân chủ truyền thống Việt tuy còn có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất Dân chủ - Dân trí – Tự do.

 

TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC VIỆT.

Trong một tác phẩm của mình “Về mối quan hệ giữa Triết học và Tôn giáo” của tác giả Lê Công Sự đã nêu lên nhiều vấn đề cần được suy ngẫm. Học giả Lê Công Sự nhận định: “Triết học và tôn giáo là hai hình thái ý thức xã hội mang tính đa dạng, phức tạp xét về mọi phương diện: nguồn gốc hình thành, nội dung hàm chứa, đối tượng phản ánh, phương thức biểu đạt, phương pháp tiếp cận, chức năng xã hội, hình thái biểu hiện và lịch sử phát triển”.

Căn cứ vào Giáo lý và Nghi lễ có thể chia  ra các tôn giáo trên Thế giới theo từng hệ phái như sau:

1/ Loại tôn giáo căn cứ vào ăn ở để đưa ra giáo lý về tục lệ, nghi lễ, thái độ của tín đồ để làm kinh sách

2/ Loại tôn giáo lấy triết lý tinh thần để dẫn giải cách sống đưa con người đến hạnh phúc, siêu thoát.

3/ Loại tôn giáo lấy quan hệ để giáo lý cho tín đồ liên hệ với thần linh bằng cách sám hối và xin tha thứ mọi tội lỗi để thoát khỏi  luân hồi được lên Thiên đường.

Trong khuôn khổ một bài viết tổng quan ban đầu về Văn minh Việt không có đủ điều kiện đi vào một chuyên để rộng lớn, sâu sắc của Triết học và Tôn giáo, vì vậy ở phần này chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược một vấn đề của Triết học và Tôn giáo Việt cổ đại đã nhiều thời gian bị lãng quên, mặc dù trong tâm thức và sinh hoạt tinh thần cộng đồng của Người Việt trong hàng vạn năm qua đã không từ bỏ dù chỉ một ngày triết lý sống vào truyền thống đạo đức gia đình và đức tin vào Thánh Mẫu và các Vị Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt – còn được giản lược là Đạo Mẫu Việt. Những chứng tích của ba hố tro than tìm được trong thời kỳ Văn hóa Phùng Nguyên, Phú Thọ cách đây khoảng 4,000 năm. Di tích Thiên Đàn do Vua Việt là Đế Minh lập để tế cáo Trời, Đất trên núi Đại Minh, Quảng Tây, Trung Quốc có niên đại khá chính xác là năm Nhâm Tuất, cách đây 4,879 năm có khắc hàng nghìn chữ Việt cổ về chiêm bói, cúng tế và hình khắc vẽ chim và các biểu tượng khác được giải nghĩa thờ Tam vị là Trời, Đất, Nước,… đến nay vẫn còn tồn tại trong tục thờ Tam Tòa Thánh Mẫu gồm Thánh Mẫu Thượng Thiên – Trời, Thánh Mẫu Thượng Ngàn – Đất và Rừng, Thánh Mẫu Thoải – Nước. Như vậy tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt là một tôn giáo tối cổ còn chứng tích đến ngày nay của Nhân Loại. Ngay từ thời cổ đại, trải qua hàng nghìn năm nô dịch, cách hành lễ Lên Đồng, Hầu Đồng,…. Theo truyền thống của chính người Việt đều bị tư tưởng đàn áp của ngoại bang coi là MÊ TÍN DỊ ĐOAN TÀ ĐẠO, sự nô dịch này tác động sâu sắc nhận thức của tất cả các tầng lớp Vua Chúa, quan lại, sĩ phu Việt,... cũng đều có nhận thức như tư duy nô dịch của Ngoại bang đối với Đạo Thánh Mẫu Việt. Tư duy nô dịch kỳ quái đến mức tín ngưỡng của người Việt lại được khuyến khích thờ cúng toàn các đạo giáo ngoại lai thì mới được cho là chính thống,… Phải đến tận những năm 1990 của Thế kỷ XX, sau công cuộc Đổi Mới do Đảng cộng Sản Việt Nam khởi xướng thì sự hành lễ Đạo Thánh Mẫu mới được công nhận trở lại giá trị căn bản của Văn hóa Việt. Năm 2011, đã có một số nhà trí thức kiến nghị thành lập Hội Văn Hóa Thánh Mẫu Việt Nam để gìn giữ bản sắc, tinh thần Việt và được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết thư gửi Ban Tôn giáo Chính Phủ. Thế mới thấy giành được Độc lập, Tự do, toàn vẹn lãnh thổ cho Quốc gia Dân tộc Việt thoát khỏi ách nô lệ đã khó, nhưng thoát khỏi tư tưởng lệ thuộc Ngoại bang còn khó hơn nhiều. Qua nhiều năm tiến hành công cuộc Đổi Mới Kinh tế, Đổi Mới Tư duy trong toàn Đảng, toàn Dân để xây dựng nước ta “ Dân giầu, nước mạnh, dân chủ". Năm 2016, nghi lễ Đạo Mẫu (Đạo Thánh Mẫu) được UNETSCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của Nhân loại. Theo đa số ý kiến của các nhà nghiên cứu xã hội học và sách giáo khoa thì sự tôn thờ này được lý giải là do Chế độ MẪU HỆ thời nguyên thủy. Nếu vậy, với quy luật tiến hóa sự tôn thờ Nữ Thần sẽ mất đi khi xã hội nguyên thủy chuyển sang PHỤ HỆ với tục thờ NAM THẦN, dấu ấn này được ghi nhận ở tất cả các dân tộc trên Thế giới. Có một câu hỏi được đặt ra là: " Vậy tại sao Việt Nam khi chuyển sang PHỤ HỆ thì đến tận ngày nay vẫn còn sự thờ cúng là Thần linh  Phụ Nữ ?”

Cách lý giải duy nhất là ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT đã hình thành với tục thờ Thần linh là người MẸ ngay từ  buổi bình minh xã hội người Việt nên mới phát triển  cho đến tận ngày hôm nay. Truyền thống Việt bình đẳng và tôn trọng, đề cao phụ nữ là một phong tục cổ truyền Việt Nam. Tư tưởng trọng Nam khinh Nữ chỉ xuất hiện từ thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất khi các Nhà nho Hoa Hạ chạy loạn về phương Nam vào đất Việt sau khi Tần Thủy Hoàng đàn áp Nho giáo đốt sách, giết các học trò theo kế sách của Thừa tướng Lý Tư, Sử ký Tư Mã thiên viết: “Năm thứ ba mươi tư (năm 187 Tr.CN), đem đầy những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường thành và đi thú ở đất Nam Việt, Thủy Hoàng đặt tiệc rượu ở cung Hàm Dương,… Thừa tướng Lý Tư nói,…Thần xin đốt tất cả sách sử, trừ sách sử của Nhà Tần, ai cất giấu Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ,.. Chế của nhà vua nói: Được”. Đến thời Tây Hán vào đầu Công Nguyên, Đạo Khổng – Mạnh được các Thái thú Giao chỉ (miền Bắc Việt Nam ngày nay) là Tích Quang, sau đến Nhâm Diên là những người đức độ nhân hòa, nhưng làm chức phận Quan Trung Hoa sang thống trị vẫn cấm người Việt học, sử dụng chữ Việt cổ. Về Tôn giáo vẫn bắt dân ta thờ cúng theo Hán. Từ đó, Đạo Thánh Mẫu Việt được lưu truyền trong phong tục thờ Gia Tiên của người Việt, trên ban thờ Gia tiên Việt bao giờ cũng có bát hương Thần Linh với danh nghĩa là Ông Công - Ông Táo. Tín điều Đạo Thánh Mẫu Việt cho rằng ở mỗi gia đình ở trên một khu đất nhất định được một vị Thần coi sóc, bảo vệ. Vị Thần đó được gọi là Thần Thổ Địa và Thần Thành Hoàng là các Vị Thần bảo hộ cho từ gia đình, làng xóm. Ngay tại ban thờ gia tiên Việt ở bên phải (nhìn từ trong ra) là bát hương thờ Gia tiên là Nữ giới, bên trái là bát hương thờ Gia tiên là Nam giới đặt cao bằng nhau. sự bình đẳng giới này trong tín ngưỡng duy nhất chỉ có ở Việt Nam. Ở chính giữa là Bát hương Thần Linh đặt cao hơn để tỏ sự tôn kính, có kích thước to hơn hai bát hương trái, phải. Việt Nam có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời, lại có vị trí địa chiến lược ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, chiều dài bờ biển 3.440Km án ngữ gần hết chiều dài của biển Đông, là cửa ngõ từ Lục địa Trung Hoa xuống phía Nam và từ phía Nam lên phía Bắc Á của cả khu vực Đông Nam Á vì vậy trong suốt lịch sử Việt Nam luôn bị các nền văn minh của gần hết thế giới xâm chiếm. Nhưng không vì thế mà Việt Nam bị đồng hóa, trong các hình thái tư duy triết học và phong tục  được giữ gìn cho đến tận ngày hôm nay vẫn giữ nguyên bản sắc của Văn minh Việt được định hình qua giáo lý  trong tín ngưỡng THÁNH MẪU Việt Nam lấy triết lý MẸ (Người Mẹ mẫu mực của người Việt) với tính cách nhân văn, độ lượng khoan dung đối với những người con có cuộc sống đạo đức và hướng thiện, nghiêm khắc và trừng phạt với những người con có cuộc sống trái đạo lý bất hiếu, bất nghĩa, gian tham.

Trải qua hàng vạn năm với vô cùng các biến cố lịch sử xã hội suốt cả quá trình hình thành và phát triển của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT từng bị tất cả các Tôn giáo ngoại lai chèn ép với sức mạnh có lúc bằng cả sự cường bạo của Nhà nước cầm quyền đã không hạn chế hay thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT. Trái lại, với sức mạnh Nhân văn Thế tục Thánh thiện và Tối hậu trong ĐẠO THÁNH  MẪU VIỆT với đức tin không có giáo phái. Giáo lý của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT đã cảm hóa và hòa đồng gần như tất cả tín đồ các tôn giáo ngoại lai du nhập vào Việt Nam đã  tồn tại hàng nghìn năm như Đạo Phật, Đạo Khổng, Đạo Lão,... đến vài trăm năm như Thiên Chúa giáo, Tin Lành vừa tôn thờ đức tin tôn giáo của  mình thì tín đồ lại vẫn tôn thờ ĐẠO THÁNH  MẪU thể hiện bằng ban thờ Gia tiên là một hệ đức tin gốc của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT. Chính điều này đã lý giải tại sao ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT có sức  mạnh bất tử trường tồn mãnh liệt đến như vậy.

Sự tôn thờ TÍN NGƯỠNG MẸ là một hệ triết học của người Việt hoàn toàn biệt lập với  những tín ngưỡng thờ Nữ thần  trên thế giới là các cô gái trẻ đẹp. Sự tôn thờ THÁNH MẪU VIỆT thể hiện truyền thống gia tộc tổ tiên, ý chí  đoàn kết Dân tộc, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc rất lâu đời vào một niềm tin thế tục đối với NGƯỜI MẸ. Khác với tất cả các tôn giáo khác đều khuyên dậy con người sống đức độ, chịu đựng gian khó ở kiếp này, đời này để chết đi thì kiếp sau được lên Thiên đường hay thoát khỏi vòng luân hồi thì Giáo lý THÁNH MẪU VIỆT răn dậy tín đồ hãy sống hiện tại  ở kiếp này, đời này: Sống THIỆN thì được giầu có khỏe mạnh hưởng phúc, sống Ác thì bị trừng phạt, bị quả báo. Đức tin này thể hiện một cách linh thiêng tính cách MẸ vừa nhân từ, độ lượng khoan dung, vừa  nghiêm khắc với những đứa con của mình.Với rất nhiều phụ nữ đã hy sinh vì độc lập Dân tộc từ thời kỳ Hai Bà Trưng như Đại tướng Đông nhung Bát nàn Vũ Thục Nương, bà Chúa Đồng Mỏ đánh Liễu Thăng tại Ải Chi Lăng,....cùng nhiều vị đã hiển Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt thể hiện đúng với tám chữ vàng ANH HÙNG BẤT KHUẤT TRUNG HẬU ĐẢM ĐANG của Người Phụ Nữ Việt Nam.

Cao Minh Hộ Quốc Đại Vương Thượng đẳng Phúc Thánh là Vũ Công Bách và Cao Sơn Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thánh là Vũ Công Điền. Theo văn bia, thần tích, sắc phong của nhiều triều đại ghi rõ các Ngài đã thống lĩnh quân đội Việt – Văn Lang trong 10 năm kháng chiến đánh bại 50 vạn quân Tần, giết Hiệu úy Đồ Thư, buộc quân Tần rút chạy khỏi Việt Nam năm 208 Tr.CN. Thời An Dương Vương có Đại tướng Cao Lỗ còn gọi là Cao Lỗ Vương, lại có tên là Cao Thông, sinh tại thôn Sỹ Lộ, trang Đại Than, tổng Vạn Tỵ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Thành, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh). Cao Lỗ lập nhiều công trạng được phong tước Hầu. An Dương Vương giao cho Ngài xây thành ốc Cổ Loa (ở Đông Anh, Hà Nội ngày nay) và chế tạo ra nỏ liên châu được gọi là Linh Quang Thần nỏ, một kỳ công về kỹ thuật quân sự thời cổ, các di tích khảo cổ học Cổ Loa đã xác nhận sự thật lịch sử này. Sách Tục Bác vật chí có ghi:” An Dương Vương có Cao Thông chế nỏ mỗi lần bắn giết được 200 người”.Cao Lỗ thống lĩnh quân Lạc Việt của nhà nước Âu Lạc, nhiều lần đánh bại quân xâm lược do Triệu Đà người Hán xưng là Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung, hạ lưu sông Tây Giang, xâm chiếm Âu Lạc. Sau vì sự đố kỵ, ly gián, Cao Lỗ bị xử án oan phải đầy đến Lạng Sơn. Phẫn uất Cao Lỗ đã tự vẫn rồi hiển Thánh ở Ninh Giang là Thượng đẳng Phúc Thánh Đức Vương Quan đệ Ngũ (Quan Lớn Tuần Tranh) trong Đạo Thánh Mẫu. Đền thờ Đức Vương Quan đệ Ngũ Cao Lỗ cũng được nhân dân thờ phụng trên khắp nước Việt Nam.

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Việt có đền phủ, miếu, điện thờ ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Ngay ở những vùng biển đảo xa khơi cũng có đền thờ Thánh Mẫu Việt. Khi Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa đã có nhiều nhân chứng và trí thức ở Pháp lên tiếng khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam như GS Charles Rousseau – giảng dạy Luật quốc tế tại ĐH Luật Paris, Trung tướng không quân Jean Dechaux và người dựng bia chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa năm 1938: André Faucheux,… André Faucheux làm việc tại Việt Nam suốt 22 năm (1924-1946), là quan Chánh Lục lộ (Trưởng ty Công chánh) của tỉnh Quảng Nam và thị xã Tourane (Đà Nẵng) đã cùng một phái bộ của chính quyền bảo hộ Pháp đến “trồng bia chủ quyền của triều đình Huế” tại quần đảo Hoàng Sa năm 1938, kể:

“Khi chúng tôi đến quần đảo này (Hoàng Sa) thấy có một tượng Bà bằng đá cao lối 4 tấc, sau đó chúng tôi được biết tượng Bà này do các ngư phủ Việt Nam thường đến quần đảo để săn rùa dựng lên”. Một tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa còn lưu trữ sau năm 1975 ghi: “Sau trận hải chiến 19/1/1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa nhưng vẫn chưa đưa ra được chứng cứ lịch sử về “chủ quyền đã có (effet déclaratif)” . Ngược lại, VNCH qua tài liệu gần 100 trang (3.1974) nhanh chóng chứng minh quyền sở hữu của Việt Nam bằng những phân tích sử liệu ghi trong: Phủ biên tạp lục, Hoàng Việt địa dư chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam nhất thống chí, Quốc triều chánh biên toát yếu, và nhiều tài liệu khác của người Hòa Lan về thời các chúa Nguyễn, hoặc của Jean Baptiste Chaigneau và giám mục Taberd. Đáng ghi nhận là tường trình ngày 16.2.1974 của một cựu quân nhân người Việt thuộc lực lượng không quân Pháp thời trước là ông Trần Văn Mạnh. Khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, ông Mạnh làm Trưởng ty khí tượng Tuy Hòa (Phú Yên) thuộc Bộ Giao thông Bưu điện của Chính phủ VNCH và gởi tường trình trên đến Văn phòng Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Tối cao Pháp viện và Tổng trưởng Bộ Ngoại giao ở Sài Gòn. Ông Mạnh từng sống khá lâu trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, nên thông tin của ông đầy những “chi tiết sống”,  giới thiệu bởi tài liệu VNCH (đã dẫn Kỳ 37):“Phía Đông Bắc đảo Hoàng Sa  có vài ngôi mộ của lính thú dưới đời vua Gia Long đã chết và an táng tại đó. Phía Đông có một nơi  thờ gọi là Đền Bà (Thánh Mẫu). Phía Bắc cách độ một cây số nằm dưới  mặt biển còn một pho tượng lớn bị gãy đầu (tượng đàn ông). Khi nước thủy triều xuống cạn thì pho tượng ấy được nhìn thấy rõ ràng. Còn tại đền thờ Bà thì có một pho tượng đá (đàn bà) đặt trên một bệ đá chạm trổ tinh vi từ xưa, có lần người Pháp muốn đem pho tượng này về Viện Bảo tàng Đà Nẵng nhưng oái oăm thay tượng tuy nhỏ mà 8 người lính Pháp vạm vỡ bưng lên không nổi để đem xuống tàu thủy và do sự tín ngưỡng lính Việt Nam yêu cầu để lại đền Bà cho đến ngày nay – 1974”.

 ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT chưa bao giờ trở thành một định chế xã hội hay có sự đối lập trong quan điểm tôn giáo nào đó  như các tôn giáo khác trên thế giới, mà vì thế  ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT chưa từng gây ra xung đột Tôn giáo, Quốc gia và Sắc tộc như Kito giáo với Hồi giáo qua các cuộc Thập tự chinh, hay khẩu chiến như Tin Lành với Cơ Đốc giáo và nhiều tôn giáo khác.

Các giáo lý đức tin của gần hết các tôn giáo trên thế giới là khuyên con người kiếp này sống Thiện để khi chết được siêu thoát lên Thiên đàng hay thoát khỏi vòng luân hồi lên cõi Niết Bàn. Tín điều khác biệt lớn nhất của ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT NAM là răn dậy hãy sống Thiện ngay trên cõi đời để được hưởng phúc ngay tại cuộc sống kiếp này không chờ đến kiếp sau hay khi chết mới được siêu thoát. Giáo lý này của Đạo Thánh Mẫu Việt có phần nào tương đồng với lý tưởng của Chủ nghĩa Cộng Sản!

Triết học của Tôn giáo và Tín ngưỡng chia thế giới làm hai phần là cõi Thế gian Trần tục và cõi Siêu nhiên hay cõi Âm. Cũng như vậy, sự phân chia con người thành 2 phần là Người sống trên Dương thế (Cõi Trần tục) và Người Âm hay gọi là Linh hồn,Vong hồn ở cõi Âm là một thế giới có không gian khác về ánh sáng quang phổ, mà  khi con người còn sống ở trần thế không nhìn thấy được.Thần học về hệ thống Giáo lý và Tín điều Đạo Thánh Mẫu Việt rất lớn, sâu sắc, được ghi nhận tóm tắt như sau:

Các bản chính Kinh Thánh của Đạo Thánh Mẫu:

1/ Căn Giác Chân Kinh: Giảng về toàn bộ căn nguyên của Vũ trụ và con người sinh ra làm gì và sẽ đi về đâu. Các Vị Phật, Thánh, Thần, Tiên.Các dạng ma quỷ. Số, Mệnh, Vận, Thác sinh, Đầu thai, các Kiếp và Luân Hồi. Các cõi sinh linh trong vũ trụ,…Đây là Bộ Thánh kinh đầu tiên giải nghĩa những vấn đề, những nguyên nhân của sự vật, sự việc đến nay khoa học chưa thể chứng minh lý giải cũng như không bao giờ hiểu được.

2/ Kinh Nhật tụng: Các bản Thánh kinh để đọc hàng ngày và khi thực hiện Nghi lễ Thánh. Nghi lễ Lịch sử các Vị Thánh, Đại Lễ, Tiểu Lễ, Lễ Chân Thân các Vị Thánh trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

3/ Luật Kinh: Giảng về giới hạn Luật của tín hữu Đạo Thánh Mẫu phải làm, được làm và cấm kỵ, các nghi thức của Lễ Đạo, cách tu trì để hưởng phú quý, sức khỏe và tuổi thọ ngay trong kiếp sinh thời, sự tu thân, tích đức để được siêu thoát. Các điều răn để xây dựng Con người và Gia đình tốt đẹp, hướng thiện. Hệ thống tổ chức, bộ máy và quy chế bầu cử, quản lý.

4/ Luận Kinh: Giảng về sự khai tâm, mở lối bỏ điều xấu, tránh điều Ác, nhận biết điều đức độ mà đi vào tu thân hướng thiện, giác ngộ  để được giải thoát khỏi trầm luân Địa ngục, thoát khỏi Luân Hồi.

5/ Vô thượng Kinh: Giảng về sự biến đổi luân chuyển các cõi và đời người. Con người trong Trời, Đất, Vũ trụ.

Về các phạm trù Đạo Thánh Mẫu Việt: Các quan điểm triết học trong Thần học giáo lý Đạo Thánh Mẫu là rộng lớn, nhiều và phức tạp. Dưới đây xin giới thiệu một số điều trong Luận Kinh về danh từ của phạm trù tôn giáo của Đạo Thánh Mẫu:

Thánh Kinh:Tất cả mọi quyền năng của Giáo Hội Đạo Thánh Mẫu lấy nền tảng cơ bản là hệ thống các Bộ Kinh Thánh. Tất cả các mệnh giải, rao giảng phải được thực hiện một các đúng và được xác tín theo chỉ dẫn của Thánh Kinh trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy truyền thống phong tục, tập quán tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc công nghệ, kỹ thuật hiện đại, văn minh của Nhân loại.

Thiên danh: Đệ Nhị Thượng Đại Vô cực Thiên Đế, Uy linh Thượng Đại Phúc Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương kiêm quản Tam Tòa Đạo Thánh Mẫu.

Thiên trung: Thánh Mẫu Vũ thị Thục Nương là Đấng Thiên trung vừa ở Ngôi vị thứ 2 Tái tạo Vũ trụ, sinh linh các cõi, vừa kiêm quản Đấng Thánh Mẫu phù trợ Ngọc Hoàng Thượng đế vận hành thiên cơ.

Thiên sứ: Các vị Thượng đẳng Phúc Thánh là Đấng Thiên Trung, Thiên sứ phù trợ vận hành Thiên cơ của Đức Ngọc Hoàng Thượng đế đối với vũ trụ, chúng sinh và với Tín hữu Đạo Thánh Mẫu.

Luận giải: Nhân loại trải qua đấu tranh, chọn lọc, của quy luật tự nhiên và xã hội để tiến hóa.Vũ trụ nguyên thủy là Thái cực (Nhất thể) sinh Lưỡng Nghi là Thái Dương và Thái Âm, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng là Thái Dương, Thiếu Dương, Thiếu Âm,  Thái Âm, Tứ tượng biến hóa không ngừng. Tứ Đức có gốc là Tứ tượng.Tứ tượng còn thể hiện sự vững chắc trấn giữ bốn phương chính là Tứ trụ cùng sự luân chuyển không ngừng của 4 mùa vậy nên lấy Bốn Đức (Tứ Đức) làm gốc.

Bốn đức, mười điều Thiện và mười hai điều răn Đạo lý bản thân mỗi người của Đạo Thánh Mẫu:

TRUNG: Được giải nghĩa “Trung thành dòng dõi Dân tộc của Gia Tiên, trung thành với quê hương, gia đình nơi mình đã sinh ra. Trung thành bảo vệ Độc lập – Tự do toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, của Dân tộc Việt Nam. Trung thành với lao động lương thiện chân chính, dù gian khó cũng không nản chí để có cuộc sống tốt đẹp, vững bền”.

HIẾU: Được giải nghĩa “Lễ độ, chăm lo đời sống và tinh thần của Cha Mẹ, hay người có công nuôi dưỡng, dậy bảo mình, tự thân tu chí sống hướng Thiện từ khi thiếu thời đến lúc trọn đời.Tôn trọng thứ bậc trong gia đình, dòng họ và trong quan hệ xã hội. Lễ độ với người lớn tuổi hơn mình. Giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn trong điều kiện, hoàn cảnh mình có thể giúp đỡ được”.

TÍN: Được giải nghĩa: “Sau khi có suy nghĩ thấu đáo, phải giữ đúng lời nói, lời hứa về việc làm, về ứng xử để có quan hệ tốt đẹp trong gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội. Hành động khi ứng xử, khi làm việc, khi quan hệ Gia đình – Xã hội phải đúng như suy nghĩ hướng Thiện trong tâm trí. Vì sự cam kết, vì lời đã nói danh dự phải thực hiện chân chính không ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để làm đúng lời đã cam kết, lời đã nói để trước hết giữ được Tín Ngôn của Nhân thân mình”.

NGHĨA: Được giải nghĩa là “Ơn cứu giúp mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn, thì dù nhỏ, suốt đời không được quên để trả ơn. Phải tôn trọng quyền sống lương thiện, chính đáng của người khác. Oán thù nhỏ không nên chấp nhớ, oán thù dù lớn mà kẻ thù đã thật tâm thỏa hiệp, đầu hàng hoặc xin tha thứ cũng nên độ lượng, dung tha. Oán thù  thì cởi chứ không nên thắt. Thấy người hoạn nạn, nghèo khó, yếu ốm,... tùy tâm, tuy sức mà cứu giúp, không được bỏ qua.

Mười điều Thiện giới Luật trong cộng đồng Tín hữu Đạo Thánh Mẫu:

1/ Hiếu đễ phúc lộc dầy (Tức là phải tôn kính, tận tâm chăm sóc cha mẹ khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau, già yếu. Giữ sự tôn trọng nghĩa lý trong quan hệ anh chị em, bạn và tín hữu thì được hưởng Phúc dài lâu).

2/ Phu Thê hòa gia mạnh (Tức là vợ chồng bình đẳng, hòa thuận, nếu có bất hòa thì phải tĩnh tâm suy xét để giải quyết cho hòa thuận hơn. Vợ chồng cùng khuyên bảo nhau không làm điều xấu, điều ác, không mắc tệ nạn xã hội).

3/ Dưỡng tử trưởng sinh mạnh (Tức là nuôi dậy trẻ nhỏ từ khi sinh ra đến năm 15 tuổi về đạo hiếu, kính với ông bà, cha mẹ, anh chị. Dậy bảo đứa trẻ chăm ăn, chăm học, biết làm mọi việc trong nhà, đến 13 tuổi thì dậy cho chăm tập thể dục để có sức khỏe và sự kiên trì, phát triển nòi giống. Giữ sao cho trẻ con trong sáng, ngây thơ theo độ tuổi để không bị ảnh hưởng tệ nạn xã hội).

4/ Thuận tâm hòa hợp (Tức là thực hiện sự hòa thuận sao cho cùng thuận lợi trong quan hệ hai họ nội, ngoại. Gặp khó khăn, trắc trở thì hợp sức thật tâm cùng nhau giúp đỡ bằng nhiều cách, bằng lời nói, nếu có thể được thì giúp đỡ cả bằng tiền của vật chất. Khuyến khích sự thật thà, ngay thẳng. Phê phán và bài trừ sự giả dối, bất nhân, bất lương).

5/ Bảo sinh cộng kế ( Tức là trong làng xóm, trong dân phố cùng nhau tương trợ, cùng nhau sinh hoạt về tinh thần, động viên về tinh cảm để phát triển kinh tế gia đình).

6/ Khuyến kiệm văn nhân ( Tức là trong làng xóm, trong cộng động hàng phố cùng nhau giúp đỡ, khuyến khích việc học tập văn hóa, khoa học, kỹ thuật và nếp sống văn minh từ trẻ đến già để nâng cao trình độ trí thức, tiết kiệm và giúp nhau thoát nghèo khổ).

7/ Công đồng an bảo. ( Tức là trong một cộng đồng dân cư hàng xóm, láng giềng thường xuyên giúp nhau trông coi sự an toàn về tài sản, nhà cửa, sức khỏe. Có người lạ vào phải tìm hiểu thông báo đề phòng kẻ gian, kẻ ác).

8/ Cứu độ sinh linh ( Tức là ra ngoài xã hội, trong điều kiện, hoàn cảnh của mình, thấy người gặp nạn, người nghèo khổ, cô đơn thì hãy cố giúp họ).

9/ Thân tình bằng hữu, không phạm ác ( Tức là trong gia đình, trong dòng họ, trong cộng đồng làng xóm, trong láng giềng dân phố phải cùng nhau đoàn kết để khuyên dậy con em không nói tục, chửi bậy, không bị tệ nạn uống rượu bia đến mất sáng suốt, không mại dâm, không ma túy, cờ bạc, du côn, trộm cướp).

10/ Thanh gia Tâm sáng, (Giữ sạch nơi ở và sống từ tâm thức đến hàng ngày - tức là vệ sinh nơi ở và môi trường nơi sinh sống, bảo vệ và trồng cây xanh cho môi trường được trong sạch, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cùng nhau làm vệ sinh trong ngoài nơi ở để bớt dịch bệnh. Không được gây ô nhiễm bằng khói, bụi, chất thải, tiếng ồn quá giới hạn nơi ở và nơi sinh hoạt, làm việc).

 

Mười hai Điều cấm kỵ đối với Tín hữu Đạo Thánh Mẫu:

1/ Cấm lừa dối hại người để kiếm lợi bản thân.

2/ Cấm không được kỳ thị, phân biệt đối xử với người khác đức tin, tín ngưỡng, tôn giáo. Cấm không được làm điều ác vì lợi ích bản thân.

3/ Cấm không được trộm cắp, cướp giật.

4/ Cấm không được quan hệ tình dục, có con với người cùng huyết thống, gần huyết thống  gây ra quái thai, suy giảm giống nòi.

5/ Cấm quan hệ tình dục với vợ, chồng là bạn thân hữu của mình.

6/ Cấm không được cưỡng bức người khác bắt làm những việc họ không muốn làm.

7/ Cấm nói tục, chửi bậy trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

8/ Cấm đối xử bất nhân, bất nghĩa với người đã nuôi dậy, người có ơn đức với mình lúc hoạn nạn, gian khổ.

9/ Cấm tham gia tệ nạn xã hội, cấm gây ô nhiễm, phá hoại môi trường sống phá hoại sinh cảnh tự nhiên.

10/ Cấm không được ăn thịt Chó, thịt Mèo, thịt Rắn, thịt Rùa và các động vật họ Mèo như Hổ, Báo, Sư tử, Gấu, thịt Trăn, thịt Khỉ là những linh vật của Đạo Thánh Mẫu.

11/ Cấm uống rượu, bia say mất sáng suốt, sinh bệnh.

12/ Cấm nghiện ma túy. Hạn chế rượu, nghiện thuốc lá, thuốc lào quá độ gây hại sức khỏe không thể tu trì, không thể chăm lo gia đình và làm việc thiện nguyện cho xã hội.

Giáo lý về sự giác ngộ của con người được Đạo Thánh Mẫu định nghĩa như sau trong Luật Kinh và Luận Kinh, xin tóm tắt như sau:

Tu trì: Là sự tự thân rèn luyện một cách đều đặn kiên trì trong cuộc sống hàng ngày của mỗi tín hữu Đạo Thánh Mẫu Việt Nam. Sự tu thân, tích đức thực hiện theo hệ thống Giáo lý ghi trong Luật Kinh Đạo Thánh Mẫu.

Xác Tín: Là việc thực hiện một loại Nghi lễ Tâm Linh với một tinh thần giác ngộ, thông tuệ, trung thực để xác định được chính xác một sự kiện hệ trọng trong Đạo Thánh Mẫu.

Văn Hóa Tín ngưỡng: Là danh từ phổ quát về những cách nhận thức, tư duy và hành xử được duy trì lâu dài trong một nhóm người, trong một cộng đồng, trong một dân tộc. Văn hóa là một danh từ chung để nói về một hiện tượng, một tập tục xã hội của một người hay một cộng đồng, vì thế Văn Hóa Tín ngưỡng là hiện tượng xã hội luôn có hai mặt tích cực, tiến bộ, cũng như tiêu cực, lạc hậu.

Trung thực: Là một tính từ về bản chất vừa bao gồm một phần giống với thật thà, thẳng thắn, nhưng lại sâu sắc hơn. Trung thực để chỉ về bản chất hiện tượng tư duy thực thể sống của một cá thể con người có ý chí, hiểu biết sâu sắc về xã hội, biết sử dụng kiến thức và hành động đúng lúc, đúng chỗ để truyền lại sự thật nhận thức của người đó cho người khác biết. Trung thực còn được gọi là Thành thật, phải hiểu rõ thế nào là Đức Thiện, tính Thiện mới tu tập được sự Thành Thật. Thành thật vốn là Đạo Trời. Còn tự mình tu trì đạt đến Thành thật là Đạo Người. Người tu tập để đạt tới thành thật thì phải chọn lấy điều Thiện mà kiên trì học hỏi sâu rộng, suy xét cho thận trọng, phân biệt cho sáng tỏ, thực hành cho thấu đáo từ việc nhỏ đến lớn sẽ đạt được.

Đức tin: Là một tính từ thể hiện rõ bản chất nhận thức đối với một niềm tin sáng suốt, có suy xét sâu sắc vào một chân lý. Đức tin là trạng thái tư duy logic hoàn toàn khác với sự tin mù quáng, ngu muội được gọi là mê tín. Nếu bị khủng hoảng về lòng tin vào gia đình, vào cộng đồng thì sẽ làm rối loạn hành vi quan hệ gia đình, xã hội. Một gia đình, một cộng đồng, một xã hội có niềm tin sáng suốt sẽ tạo nên sự ổn định để phát triển.

Đức tin thuần khiết: Là niềm tin chân thành và đơn giản, không có sự phân tích, suy xét, không nghi ngờ, không vụ lợi. Đức tin thuần khiết là sự tin trong sáng.

Đức tin sáng suốt: là niềm tin có suy xét, trải qua nhiều thăng trầm có lúc tin, có lúc nghi ngờ, nhưng khi đã suy xét, phân tích để thấy rõ nguyên nhân, sự việc, sự vật là có thật, là đúng với nguyện vọng, tâm thức của bản thân thì trở thành Đức tin tuyệt đối sáng suốt không tác động nào thay đổi được.

Mê tín: Là một tính từ thể hiện bản chất một thuộc tính của nhận thức một hiện tượng, một sự việc mơ hồ không có suy xét của lý trí được con người chấp nhận vô điều kiện, thường gọi là ngu tín hay mê tín. Mê tín có tính cá thể và tính cộng đồng. Sự mê tín khi tinh thần bị kích động thái quá trở thành hành động cực đoan gọi là Cuồng Tín.

Tứ Đức: Triết học cổ Phương Đông nhận rằng Luật Trời Đất trải thời gian 180 năm gọi là Tam Nguyên thì Vận Mệnh lại đổi, nhưng Tứ Đức là gốc của vạn vật chỉ sinh, không diệt, không thay đổi, co lại thì nhỏ, mở ra thì lớn là: Trí, Dũng, Nhân, Nghĩa. Vậy nên còn gọi là Tứ Bất Tử, Tứ Trụ, Tứ phương.

Tín Hữu: Để thể hiện rõ Đức Tin Đạo đức của Đạo Thánh Mẫu là sáng suốt, thân thiện, vì vậy những người tự nguyện tu thân, tích đức xây dựng gia đình, xã hội theo Giáo lý Đạo Thánh Mẫu được gọi là là Tín Đồ Đạo Thánh Mẫu. Tín – Là sự tin theo, thay chữ Đồ bằng chữ Hữu – Là quan hệ Bằng Hữu như anh em, vừa thân thiết, vừa bình đẳng trong quan hệ.

Thiện nguyện: Là một ý thức tâm trí của một người mong muốn thể hiện ra hành động được làm việc tốt cho người khác, cho gia đình, cho xã hội.

Kết Tập: Là sự tập trung tổng kết về lý thuyết và thực hành các nghi lễ trong một Tôn giáo để các Kinh sách và Nghi lễ được hài hòa, phù hợp, đồng thời loại bỏ những sai trái với tôn chỉ Thánh Thiện của Giáo lý, Tín điều Đạo Thánh Mẫu.

Đức tin để giải thoát: Chính Đức giáo hóa của Đạo Thánh Mẫu là khuyên con người tự tu chỉnh, trau rồi đạo đức bản thân làm việc hướng thiện ngay lúc sinh thời. Không thể loại bỏ khổ đau, kiếp nạn của mình chỉ bằng cách tôn kính, cầu nguyện và cúng lễ mà không tự mình tu thân, tích đức. Không được mù quáng, cả tin mà không suy xét, như vậy là tự huyễn hoặc bản thân thành mê tín, dị đoan. Tất cả đều cần được suy xét cẩn trọng, chỉ khi nào sự suy xét được sáng rõ thì niềm tin sơ khởi mới trở thành Đức Tin – sức mạnh ý chí dẫn dắt tín đồ đến với sự hoàn thiện bản thân, cứu khổ, cứu nguy cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội để giải thoát mọi khổ đau, vượt qua được Luân hồi. Giáo luật Đạo Thánh Mẫu là cải hóa con người tự thân, tu tập tích thiện đức để được hưởng phúc, lộc, thọ khi đang sinh thời ở cõi trần gian, khi chết nhờ tu thân tích đức mà được siêu thoát. Sự siêu thoát được kiểm chứng sau khi chết là 03(ba) năm bằng cách thành tâm cầu với Thanh Đồng chân tu. Tốt nhất là gặp được Đồng Thầy, Đồng Quan, để xin Thánh chứng quả cho phép gặp lại được người thân sau giỗ đầu. Khi xin sự hiển linh, người xin chứng chỉ nói họ tên người vừa giỗ đầu, chỉ được trả lời có hay không khi Thanh đồng hỏi (Vì người thiếu kinh nghiệm, cả tin dễ bị lừa). Tuyệt đối người xin gặp gia tiên không diễn giải, không trả lời những câu dò hỏi của Thanh đồng để xác định rõ thật, giả có vong hồn về không. Sau khi đã xác định rõ là thật khi Vong linh nói rõ được những điều bí mật chỉ mình người cầu xin biết thì cần hỏi rõ tại sao được siêu thoát, tại sao không siêu thoát để lấy đó làm răn cho chính bản thân, cho gia đình cách sửa mình để tu thân, tích đức, làm việc thiện nguyện.

Thần học Luận Kinh Đạo Thánh Mẫu:

Triết lý về Nhân sinh quan, Thế giới quan của Đạo Thánh Mẫu rất sâu sắc, nhiều quan niệm về nhận thức còn trước khoa học hàng mấy nghìn năm. Tạm thời tổng hợp các giáo lý, tín điều về vũ trụ, về con người về tu trì,… Đạo Thánh Mẫu Việt theo cách diễn giải tương thích bằng cách viết ngữ văn hiện đại sau đây: Vũ trụ của một hành tinh, của một hệ hành tinh, một thiên hà và cả một vũ trụ lớn được gọi là Cõi là một danh từ miêu tả một không gian, thời gian (Gọi tắt là Không – Thời gian) có hệ quy chiếu khác nhau tồn tại trên một hành tinh trong một Thiên hà có tốc độ, có lực trọng trường như Trái Đất, hoặc khác Trái Đất. Hành tinh này không nằm trong hệ Mặt Trời. Giáo lý Đạo Thánh Mẫu chia vũ trụ ra những Không – Thời gian như sau:

1/ Cõi Trần, còn gọi là Cõi Trần thế, Cõi Hồng Trần,… vì sự gian truân trong một kiếp (đời) người – Đó là Trái Đất. Trong vũ trụ duy nhất có một Cõi Trần có sự sống sinh linh, vạn vật,… trong đó có con người.

Chúng ta thường gọi Cõi Trần là cõi Dương thế. Tuy nhiên cách gọi như vậy rất sai lầm vì ngay tại cuộc sống trên Trái Đất là sự kết hợp và dung hòa Âm – Dương. Bản thân Con người cũng là Âm – Dương, thường phần Âm mạnh hơn nên có nhiều người tự mình nhìn thấy được Vong linh, Ma, Quỷ,…Còn nhìn thấy được Thần, Thánh, Phật,… là các Bậc Siêu Dương phải được Hội đồng Thánh, Phật cho Phép thuật.

2/ Cõi Âm cung là một một Không – Thời gian khác. Tại Cõi Âm cung lại chia ra 02 (hai) cõi khác là Cõi Luận Tội và Cõi Địa Ngục. Từ cổ xưa đến tận ngày nay tất cả các Tôn giáo, Tín ngưỡng và các học thuyết Thần Học đều cho rằng Cõi Địa Ngục là ở dưới mặt đất, bên dưới chân chúng ta trong lòng Trái Đất. Đó là một sai lầm về Thần học cũng như Khoa học. Theo Giáo lý của Đạo Thánh Mẫu, Cõi Luận tội và Cõi Địa Ngục là hai Hành tinh khác không thuộc Hệ Mặt Trời nhưng nằm trong Tinh Vân Ngân Hà cùng với Hệ Mặt Trời. Khung cảnh của Cõi Luận Tội và Cõi Địa Ngục u ám, không có ánh sáng, không có cây cối, chỉ gồm đá và đất. Tại Cõi Luận Tội, tất cả sinh linh của Cõi Trần khi chết đi đều phải qua Cõi Luận Tội để phán xử, có tội thì đầy sang Cõi Địa Ngục chịu giam cầm, chịu hình phạt tùy theo tội lỗi của người đó khi sống ở Cõi Trần gây ra. Cõi Âm cung không hoàn toàn đen tối mà u ám, lạnh giá vì không có bức xạ Mặt Trời. Thánh luận của Đạo Thánh Mẫu bác bỏ quan niệm Cõi Âm cung là nóng, là lửa như một số nhận thức thần học khác suy ra là Địa Ngục ở sâu trong vỏ Trái đất, thấy sự phun trào núi lửa thì cho rằng Địa Ngục là Hỏa Ngục. Cần phân tích rõ nhận thức sai lầm trong dân gian từ lâu dùng danh từ Dương thế hay Cõi Dương chỉ người đang sống trên Trái Đất (Cõi Trần) còn lại tất cả người đã chết, thần, thánh, phật,… đều gọi là Cõi Âm, Người Âm. Những người chết hay sống đủ kiếp, tu trì Nhân Đức, làm được nhiều việc Thiện,.. không phạm tội được siêu thoát về Cõi Trung thế đều bắt đầu một cuộc sống bất tử, vô bệnh tật, cải lão hoàn đồng,… đều thuộc về Cõi Toàn Dương.

3/ Cõi Trung Thế: Là một hành tinh có không thời gian, cảnh vật giống như Cõi Trần – Trái Đất nhưng sạch và tinh khiết. Đây là Cõi giành cho những người có công đức, phẩm hạnh,… trong cuộc sống ở Cõi Trần. Con người được về đây trẻ mãi không già, không bệnh tật,… Lao động, làm việc tùy theo sở thích và được hướng dậy tu tập để được lên cao hơn hay trở lại đầu thai là người tài đức có ích cho cuộc sống Xã hội Trần thế. Vị trí Cõi Trung Thế trong vũ trụ nằm ở một Thiên Hà trên gần đỉnh của Vũ Trụ song song.

4/ Thiên giới: Là một vũ trụ Thuần khiết Dương nằm giới hạn của vũ trụ Âm - Dương tiếp giáp với vũ trụ song song. Trong vũ trụ Âm - Dương trong đó có hàng tỷ Thiên Hà. Một trong Thiên Hà đó có Ngân Hà, trong Ngân Hà có Hệ Mặt Trời, trong hệ Mặt Trời có Trái Đất. Cần hiểu rằng trong vũ trụ Âm Dương có hàng tỷ Thiên Hà. Khoa học Vật lý Vũ trụ con người đầu Thế kỷ XXI đã đo được đường kính Tinh vân Ngân Hà có độ dài 100,000,000 tỷ năm ánh sáng. Tốc độ ánh sáng đo được từ thập kỷ 50 và 60 Thế kỷ XX là trong một giây ánh sáng đi được 300,000. Km/s. Một năm ánh sáng đi được 100,000 tỷ Km. Như vậy có thể nội suy là tốc độ ánh sáng không phải là tốc độ giới hạn cuối cùng trong vật lý vũ trụ. Trong tương lai gần Khoa học Nhân loại sẽ tìm ra những vận tốc lớn hơn gấp nhiều lần tốc độ ánh sáng.

Thiên giới chia ra các không gian và thời gian khác nhau theo Triết lý thần học Đạo Thánh Mẫu như sau:

a/ Cõi Hạ Thiên giới: Là nơi ở của các Vị Khởi đẳng Thánh, Phật.

b/ Cõi Trung Thiên giới: Là nơi ở của các Vị Trung đẳng Thánh, Phật.

c/ Cõi Thượng Thiên giới: Là nơi ở của các Vị Thượng đẳng Thánh, Phật.

Trên sát cõi Thượng Thiên giới là Thiên Đình là nơi làm việc của các Vị Thánh, Phật và ngự trị của Đức Nguyên Thủy Thiên tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài coi sóc toàn bộ đến các chi tiết của vũ trụ. Các cõi này năm trong vũ trụ Âm – Dương sát với bình diện của vũ trụ song song.

5/ Cõi Vô Cực Thượng Thiên giới: Là một không thời gian với vật chất vũ trụ đồng nhất tuyệt tinh khiết. Là vũ trụ Toàn Dương đối diện song song với vũ trụ Âm Dương như đã ghi ở trên. Đây là nơi ngự trị ba cấp cao nhất của Vũ trụ là:

a/ Đấng Sáng Tạo toàn thể Vũ trụ có danh húy là Thái tổ Thượng Đại Vô Cực Thiên Đế. Ngài đã sáng tạo ra tổng thể tất cả các cõi vũ trụ từ sự hỗn mang, mờ mịt ban đầu. Ngài là hiện thân bất tử, bất diệt của toàn bộ vũ trụ.

b/ Đấng Sáng tạo ra chi tiết của toàn vũ trụ, sinh linh và con người có danh húy là Thượng Đại Vô Cực Thiên Đế. Theo thuyết của Đạo Thánh Mẫu Việt, con người là nguyên mẫu sáng tạo của chính Ngài, và phải theo quy luật Tiến hóa.

c/ Đấng vận hành Sinh – Diệt Vũ trụ và sinh linh: Gồm 02 Ngài. Một là Đấng Tái tạo vũ trụ và sinh linh, Một là Đấng dung hòa vũ trụ và sinh linh. Có danh húy là Nhị Thượng Đại Vô cực Thiên Đế, Thánh Mẫu vừa kiêm quản Tam Tòa Đạo Thánh Mẫu lại chính ở Ngôi thứ hai này quản Sinh – Diệt, tái tạo vũ trụ, sinh linh và tất cả các hiện tượng khí hậu trên cõi Trần. Như vậy Thánh Mẫu vừa là ngôi bậc thứ 2 dưới Ngọc Hoàng Thượng Đế lại vừa là ngôi vị trên Đức Ngọc Hoàng Thượng đế đến 3 bậc.

d/ Đấng chỉnh sửa và giám xét vũ trụ sinh linh: Gồm có 03 Ngài với danh húy Đệ Tam Thượng Đại Vô cực Thiên đế.

Cõi Vô cực và các Ngài ngự trị cõi Vô cực đều là Bậc trên Thiên Đình. Theo các luận kinh của Đạo Thánh Mẫu Việt còn được truyền lại qua nhiều đời ở một diện rất hẹp các Trí thức truyền kỳ thì các Vị được lên đến bậc Thánh phải trải qua 9 lần 9 là 81 kiếp tu thân không phạm tội, không phạm điều cấm kỵ, có nhiều công đức lớn nơi Trần gian. Đồng thời người thân, gia đình của người được hiển Thánh không phạm tội, như vậy thấy rằng sự tu trì để hiển linh lên đến bậc Thánh gian truân đến thế nào. Vì vậy Hội đồng Thánh Đạo Thánh Mẫu từ khi có vũ trụ đến nay chỉ có đúng 72 vị. Gần hết các Vị Thánh đều là những Anh hùng cứu nước khi ở cõi Trần, họ và tên đều rõ ràng và được lịch sử, thư tịch cổ, bia ký ghi lại. Đây là một đặc sắc Văn hóa chỉ có ở tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

Về con người, theo Luận Kinh và Căn giác Chân Kinh thì Con Người được hình thành theo Nguyên mẫu siêu linh vô cực của Đấng Sáng tạo ra chi tiết vũ trụ, sinh linh. Con Người gồm 04 (bốn) thể vật chất có trong vũ trụ hợp thành:

1/ Thể xác: Là hình thể da, thịt, xương, nội tạng,… của mỗi người từ lúc sinh ra đến lúc chết đi.

2/ Thể Phách: Là một trường vật chất sinh học là môi trường cho Thể Xác sinh tồn phát triển. Thể phách càng mạnh, sức khỏe con người càng cao và bền lâu. Trong các máy ảnh hồng ngoại, quang phổ khi chụp con người vẫn thấy một vừng ánh sáng đỏ tím, xanh và vàng nhạt bao quanh toàn bộ cơ thể con người đó chính là Phách.

3/ Thể Vía: Là một trường vật chất dạng hạt nguyên tử sinh ra từ các biến đổi liên tục của sóng thần kinh. Vía chính là cảm xúc của con người với tất cả các biến đổi về tình cảm của Con người.

4/ Thể Trí: Là nhận thức của con người về sống, lao động và quan niệm của mỗi người.

Con người khi chết đi là sự trút bỏ thể xác như trút bỏ quần áo vậy. Các thể Phách, Vía, Trí hợp lại thành một dạng vật chất mới là Linh Hồn thoát ra khỏi thể xác. Những người được Siêu thoát lên Cõi Trung thế ở Không - Thời gian mới có một Thể xác tinh khiết để bất tử. Khảo chứng rất nhiều năm ở những Thanh Đồng và những người làm được việc gọi hồn, những người có linh giác “Âm” nhìn thấy được linh hồn,… đều nhận ra người thân có hình giáng, tính cách, giọng nói đúng vào những năm tháng trước khi chết. Con người ta, kể cả Thánh Nhân khi sinh thời ở Cõi Trần đều có những ham muốn, dục vọng và sai lầm nhưng không phạm tội. Đối với những người khi sống không phạm tội nhưng cũng không có được sự tu thân, tề gia, không làm được việc Thiện đáng kể thì khi chết cũng không bị đầy xuống Địa Ngục, nhưng cũng không Siêu thoát nên được trở lại sống trong cõi Trần, nhiều lúc lại chen vào cuộc sống Người Đời, làm hại người đương sống. Vì thế những Người – Linh Hồn vất vưởng này gọi là Vong Hồn. Nơi trú ngụ của họ là hang động, nhiều nhất là vườn chùa, các công viên, các cánh đồng, các núi đồi gần nơi người sống ở. Trên đây là lược trích dẫn các triết lý, giáo lý và tín điều từ các Thánh Kinh của Đạo Thánh Mẫu Việt để tham khảo, nghiên cứu về Nhân sinh quan, Thế giới quan của Người Việt cổ đã được diễn giải theo ngôn ngữ và cách trình bầy hiện đại để dễ hiểu.

Hậu cung Đền Tiên La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình thờ Đức Thánh Mẫu Uy viễn Đông Nhung Đại Tướng quân Vũ thị Thục Nương – Nữ Anh hùng đầu tiên của Dân tộc Việt nam khởi nghĩa chống xâm lược Đông Hán trước Hai Bà Trưng. Di tích và Lễ Hội cấp Quốc gia.

Tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam có tín ngưỡng Đạo Mẫu tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ năm 1914 thế kỷ XX, Đào Thái Hanh viết La Déesse Liễu Hạnh trong tập san Bulletin des Amis du Vieux Huế, dựa trên sách của Đoàn Thị Điểm đồng thời tham khảo các sách Thanh Hoá Kỷ Thắng của Vương Duy Trinh, cùng Dã Sử, Đại Nam Nhất Thống Chí và Hoàng Việt Địa Dư. Năm 1944, Nguyễn Văn Huyên, viết sự tích Thánh Mẫu Phủ Giầy, dựa theo cuốn Hội Chân Biên, của Thanh Hòa Tử, xuất bản năm Thiệu Trị thứ 7,1947. thành cuốn Le Culte des Immortels en Annam, tiếc rằng cuốn Hội Chân Biên này không còn thấy ghi trong thư mục các sách Hán Nôm của trường Viễn Đông Bác cổ Gần đây, Olga Dror viết luận văn Đoàn Thị Điểm 'Story of the Vân Cát Goddess' as a Story of Emancipation, trên tập san Journal of Southest Asian Studies, vol. 33,1, tháng 02/2002. Mục đích của Olga Dror là phân tích truyện Vân Cát Thần Nữ của Đoàn Thị Điểm để chứng minh rằng Đoàn Thị Đểm viết truyện này với ước vọng giải phóng phụ nữ, ông cho rằng khi viết truyện, bà Đoàn thị Điểm hoàn toàn không có ý định thánh hóa cho nhân vật Liễu Hạnh. Dựa theo cuốn Vân Cát Thần Nữ do Vũ Ngọc Khánh chủ biên truyện công chúa Liễu Hạnh lại lấy làm sự tích Thánh Mẫu Việt. Phần lớn các tác giả viết nghiên cứu hình tượng văn học và giải phóng phụ nữ trong Vân Cát Thần Nữ Truyện, được viết vào khoảng năm 1730 bằng tiếng Hán, tác phẩm văn học  Vân Cát Thần Nữ của bà Đoàn thị Điểm. “ Đã có một sự tương đồng mạnh mẽ với cuộc đời của chính bà Đoàn Thị Điểm, và rằng tác phẩm đã bày tỏ một thái độ phê bình của một phụ nữ học thức đối với xã hội đương thời của bà ta” – Trích dẫn bài Vân Cát Thần Nữ Truyện của Đoàn Thị Điểm:Truyện giải phóng phụ nữ của OLGA DROR / Thứ tư, 25 Tháng 11 2015 11:05 / Olgar Dror là một ứng viên bằng Tiến Sĩ thuộc Department of Historỵ Cornell University, Ithaca, NY 14853 USA.

E - mail: od14@cornell.edu

Trước hết hãy giới thiệu về bà Đoàn thị Điểm(1705-1748). Tác phẩm chính của bà là Truyền kỳ tân phả (chữ Hán , Cuốn phả mới về truyền kỳ) còn có tên là Tục truyền kỳ (Viết nối truyện truyền kỳ) là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có xen thơ, hành và văn tế của nữ sĩ Việt Nam Đoàn Thị Điểm.Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) viết Truyền kỳ tân phả: “Truyền kỳ tân phả gồm 1 quyển, do nữ học sĩ Đoàn Thị Điểm soạn. Sách ghi chép những truyện linh dị và những truyện gặp gỡ. Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu), Nghĩa khuyển khuất miêu (Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn).Sách Nam Sử tập biên (Q.5, viết năm 1724) và Gia phả họ Đoàn thì Đoàn Thị Điểm chỉ viết có 3 truyện là:

1/ Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa biển), là chuyện nữ thần Chế Thống, tức Nguyễn Thị Bích Châu, cung phi của Trần Duệ Tông đã hi sinh thân mình để nhà vua được an toàn đưa chiến thuyền vào đánh quân Chiêm Thành.

2/ Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), là chuyện bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật huyền thoại có nhiều quyền năng siêu phàm, một trong bốn vị "tứ bất tử" (Tản ViênThánh GióngLiễu HạnhChử Đồng Tử) của Việt Nam.

3/ An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở An Ấp). là chuyện vợ thứ ông Đinh Nho Hoàn đời vua Lê Dụ Tông, đã tuẫn tiết theo chồng.

Chấp nhận ý kiến này có PGS. TS. Đặng Thị Hảo và PGS. TS. Nguyễn Đăng Na. nguyên do là vì vào năm Tân Mùi (1811, lúc này nữ sĩ Đoàn Thị Điểm đã mất), trước khi cho ấn hành, nhà xuất bản Lạc Thiện Đường đã tự ý thêm vào một vài truyện của các tác giả khác, làm cho tập sách không còn là tác phẩm của một người. Nhìn chung, cả sáu truyện trong Truyền kỳ tân phả đều là những câu chuyện về cuộc đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam được biểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản. Tiểu thuyết này là một loại hình phổ biến thời bấy giờ.

Tác phẩm Truyền kỳ Tân phả ra đời gần hai thế kỷ sau tác phẩm  Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục ở Thế kỷ 16, , nhưng Truyền kỳ tân phả đã không tiến kịp hai tác phẩm trên cả về nội dung và nghệ thuật. Cốt truyện thường tản mạn, rườm rà. Kết cấu lỏng lẻo. trau chuốt nhiều đến câu chữ, lời văn hơn là diễn biến nội tại của tác phẩm, nhưng xét về giá trị văn học kém xa Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhận xét về Truyền kỳ Tân phảPhan Huy Chú viết trong Lịch Triều Hiến chương loại chí: “Lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, không bằng văn của Nguyễn Dữ”. Tuy nhiên giá trị của Truyền kỳ Tân phả là ở chỗ một tác phẩm văn xuôi báo hiệu bước mở đầu của trào lưu "nhân đạo chủ nghĩa" trong văn học Việt Nam ở thế kỷ 18.

Có không ít Học giả có chung một nhận định: “Sự tích và sự tôn sùng Thánh hóa của Liễu Hạnh chỉ được biết đến sau khi tác phẩm Vân Cát thần nữ truyện xuất hiện trong tập Truyền kỳ tân phả, của Đoàn thị Điểm (1705-1748) biên soạn. Theo Tứ Bất Tử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh mà chúng tôi sử dụng làm tài liệu tham cứu, thì sau Vân Cát thần nữ truyện, còn có một loạt các tư liệu khác về Liễu Hạnh, tuy nhiên, tất cả đều xuất hiện sau tác phẩm này, cho nên ở đây không cần bàn tới,… Đoàn thị Điểm đã đập đến tan tành những quan niệm trung trinh tiết liệt của người đàn bà trong chủ nghĩa Nho giáo, qua sự kiện Liễu Hạnh có đến ba đời chồng, mà vẫn giữ thói trêu đùa bởn cợt với đàn ông, không cần giữ gìn cái gọi là lễ giáo gì cả,... truyện Vân Cát thần nữ này nói lên tánh cách quá “người”, không phải của Liễu Hạnh, mà chính là của Ngọc Hoàng Thượng Đế, té ra Ngài cũng không được công tâm như Bao Thanh Thiên, cho nên cũng thiên vị chở che con gái, cũng xiêu lòng cho đứa con vòi vĩnh xuống hạ giới để tác oai tác quái với người trần tục”.

Tác giả nhận xét tiếp: “ Tôn giáo Tây phương này có một hệ thống tổ chức qui mô với mục đích thực dân, bành trướng, xâm lược và ý đồ tàn diệt các tín ngưỡng bổn địa, có những thừa sai được đào luyện đầy kỷ luật để thống trị bằng mồi nhử, bằng hăm dọa, bằng hứa hẹn, ấy vậy mà vẫn không thể tàn diệt được đức tin bổn địa của người dân Việt nam như họ đã từng tàn diệt ở Nam Mỹ hơn năm trăm trước. Trong khi đó, tục lệ tôn Chúa của người Việt nam vẫn nghiễm nhiên tồn tại trong lòng dân gian, trong đức tin dân tộc, mặc dầu qua thời gian đã bị suy đồi quá đáng. Cho nên, chính những tục lệ tôn Chúa, tôn Thánh, tôn Thần này đã là chất liệu gắn bó con người với đất nước, dân tộc và quốc gia Việt nam. Phải chăng tín ngưỡng tôn Chúa này là một trong những thái độ chống đối, bài bác, bất phục của người dân nhược tiểu, không có các vũ khí tân tiến để bảo vệ đất nước quê hương trong cơn quốc biến?Bởi vì, qua thời gian, qua lịch sử, một hệ thống tôn xưng Chúa tràn lan như thế đã tạo nên một bức tường thành, tuy yếu ớt lỏng lẻo, nhưng cũng đủ sức chận đứng một phần nào thế lực cường địch, vừa quân sự vừa tôn giáo, đang ồ ạt xâm lăng nước ta, khiến cho thế lực đó không thể nào biến nước Việt nam thành hoàn toàn là một nước theo đức tin Chúa trên Trời độc tôn của họ. Bức tường thành đó đã đưa huyền thoại Liễu Hạnh lên hàng tiên phong, đúng hơn là chức vị nguyên soái, vượt trên tất cả những ông chúa bà chúa khác, để từ một người đàn bà trần tục bình thường, có chồng con, lẳng lơ, hoa nguyệt, Liễu Hạnh cũng đã nghiễm nhiên bước lên thần điện Việt nam để làm Chúa. Bức tường thành đó, do thành công phần lớn trong đám đông quần chúng, qua hiện tượng Bà Chúa Liễu Hạnh, cho nên cũng lập nên được một phong trào gọi là Tiên Thiên Thánh Mẫu giáo, một hiện tượng phóng khí của Đạo giáo Việt nam, và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Cũng chính phong trào Tiên Thiên Thánh Mẫu giáo này đã dang tay tiếp nhận, hay đúng hơn là tạo nên, để từ một bà Chúa, Liễu Hạnh lại bước lên một nấc cao thêm nữa để nghiễm nhiên trở thành là một Mẫu, Mẫu Địa phủ, trong khái niệm Tứ Phủ của họ. Tứ Phủ, theo truyền thống của phong trào này, gồm có Thiên phủ, Thoải (Thủy) phủ, Phủ Thượng ngàn (Nhạc phủ), và Địa phủ, mỗi phủ đứng đầu là một Mẫu. Cũng theo truyền thống này thì Cữu Thiên Huyền Nữ là Mẫu của Thiên phủ hay Mẫu Cữu trùng, còn gọi là Mẫu Thượng Thiên, đứng đầu các Mẫu khác. Mẫu Thoải (Thủy phủ) thì chưa có nhiều huyền thoại. Riêng Địa phủ lại rất nhiều, có lẽ vì liên hệ đến con người, như là Chúa Liễu Hạnh, hoặc Thiên Y A Na, hay Linh Sơn thánh mẫu tức Chúa Bà Đen ở Tây Ninh, Chúa Xứ núi Sam, v.v. Như thế, Liễu Hạnh chỉ là một bà chúa trong nhiều chúa thuộc Mẫu Địa, một Mẫu của Tứ Phủ, vai vế ngang hành với các vị kia, và còn dưới Mẫu Địa một cấp. Thế nhưng, làm sao mà Bà Chúa này lại còn được xem là một trong Tứ Bất Tử?
Vấn đề rất đơn giản, là do từ một chữ “Tứ” mà ra. Mà chắc chắn sự nhầm lẫn giữa Tứ Bất Tử và Tứ Phủ bắt nguồn từ nơi Thanh Hòa tử, người chủ biên Hội Chân biên, in vào năm thứ 7 thời Thiệu Trị, tức 1847. Đáng tiếc chúng tôi không có bản copy của tác phẩm này, cũng không có được bản dịch ra Pháp văn của tiến sĩ Nguyễn văn Huyên, để tìm hiểu trực tiếp nội dung của nó, nhưng dựa theo Tứ Bất Tử của Vũ Ngọc Khánh và Ngô Đức Thịnh thì chính Hội Chân biên đã liệt Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngang hàng với Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ và Đức Thánh Gióng. Theo tên hiệu, Thanh Hòa tử là một người tu theo đạo tiên, hay Đạo giáo Việt Nam, và có thể là một người đàn bà, một đạo cô, cho nên đã ng chỉ quanh quẩn những vùng Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Hà nội, v.v. mà thôi, để đưa Liễu Hạnh vào địa vị bất tử của Tứ Bất Tử một cách vô trách nhiệm,… Cho nên, nếu cần thiết phải có một thần tính nữ trên bàn thần điện để thăng bằng với các thần tính nam kia, thì ngoài Quốc Mẫu Âu Cơ không còn ai có thể xứng đáng hơn Hai Bà Trưng cả. Còn chúa Liễu Hạnh có những công lao gì với đất nước và dân tộc để có thể vượt qua mặt Hai Bà?.. Thế nhưng, vấn đề ở đây là giải quyết sự nhầm lẫn giữa hai “Tứ”, cho nên ta tạm gác Tam Phủ lại, và tạm chấp nhận là Liễu Hạnh là một mẫu của Tứ Phủ để tìm hiểu lý do tại sao Bà không thể và không bao giờ có thể là một trong Tứ Bất Tử.Tứ Bất Tử tiêu biểu cho những tấm gương tiêu biểu nhất, sáng chói nhất của một dân tộc khẳng định sự tồn tại của mình, theo vậy, thì Liễu Hạnh không thể nào đủ tiêu chuẩn được, bởi vì bà không tiêu biểu cho những đức tánh cao quý nhất của người phụ nữ Việt nam, đừng nói chi là của toàn thể dân tộc Việt nam. Chẳng lẽ toàn thể phụ nữ Việt nam đều có đến 3, 4 đời chồng, mà lại vẫn còn lẵng lơ, đều chỉ biết trêu chọc đàn ông, tuy là bọn đàn ông háo sắc đáng ghét, cả ư? Bao nhiêu mẫu chuyện chung thủy của người đàn bà Việt nam, nhất là trong thời chiến tranh, đợi chờ người đi trở lại, chờ đợi cho đến bạc đầu, trong văn chương cũng như trên thực tế, thật không bút mực nào tả xiết, tổng hợp có thể hơn trăm vạn lần những tư liệu về Liễu Hạnh, như thế sẽ được giải quyết như thế nào?... Có cố gắng tìm hiểu xã hội Việt nam thế mấy đi nữa, chúng ta cũng không quên được một sự thật rất giản dị là Liễu Hạnh và tục thờ Mẫu chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 (theo tác phẩm của Đoàn thị Điểm), hay cũng có thể là sau 1847 nhờ vào công trình của Thanh Hòa tử, trong khi Việt Nam đã có đến trên bốn ngàn năm văn hiến” – Lược trích bài viết của Học giả Ngọc Kinh Lang Hoàn / Việt Lịch, kỷ nguyên 4881/ Phật Lịch 2546 / Ngày 19 tháng Giêng, năm Nhâm Ngọ - 2002.

Trên đây là một trong những nghiên cứu, nhận định có tính phổ quát của nhiều Học giả trong nước và Quốc tế về bà Chúa Liễu Hạnh rất đáng để chúng ta suy xét, chấn hưng Đạo Thánh Mẫu Việt đã bị sai lệch bởi huyền hoặc của không ít học giả Việt đương thời trên phong trào mê tín chỉ có ở một số địa phương miền Bắc Việt Nam. Như đã giới thiệu tóm tắt một phần giáo lý, tín điều của Kinh Thánh Đạo Thánh Mẫu Việt vẫn còn được truyền lại như một bí kíp trí thức Dân gian thì sự tu trì, hiển Thánh nhất lại là Thánh Mẫu đứng đầu Tam, Tứ Phủ,… theo Thần quyền là vô cùng linh thiêng. Phải có công đức đến thế nào với Dân, với Nước lại tự mình tu thân đến 81 kiếp mới hiển linh bậc Thánh thì một nhân vật như bà Liễu Hạnh gây nhiều tai họa lại là Thánh Mẫu?

Đấy là sự xa rời đạo lý truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam của một nhóm người tự tôn vinh vô lối cần được phê phán. Cũng chính những Học - Giả này còn suy diễn một câu Ngạn ngữ Việt: “Tháng tám giỗ cha tháng ba giỗ Mẹ”- được họ xuyên tạc: Cha là tiếng đại chúng chỉ Đức Trần Hưng Đạo, giỗ nhằm ngày 20 tháng tám âm lịch, tín chúng đông đảo trẩy hội tại đền Kiếp Bạc, huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Ngoài ra, ngày đó cũng là ngày hội lớn tại đền Bảo Lộc, ở làng Tức Mạc, tỉnh Nam Định, quê tổ của dòng họ Trần. Mẹ là Đức Thánh Mẫu Phủ Giầy, giỗ ngày 3 thàng 3 âm lịch” - Từ thập kỷ 90/ Thế kỷ XX bị sai lệch trong dân gian diễn giải thành sự giỗ Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo, giỗ Mẹ là Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một nhân vật được hiển linh tiểu thuyết hóa từ truyện Vân Cát Thần Nữ của bà Đoàn thị Điểm thế kỷ 18 thành Thánh Mẫu Tam phủ - đây là một sai lầm tùy tiện rất nghiêm trọng của một số Học giả Việt khi cổ động “ phong trào Đạo Mẫu”.

Xét trong Đạo Thánh Mẫu Việt thứ bậc, ngôi vị của các Vị Thánh trong Hội đồng Thánh Mẫu thì cao nhất là Đức Thánh Mẫu chỉ đứng sau Đức Nguyên Thủy Thiên Tôn Ngọc Hoàng Thượng đế. Thánh Mẫu chỉ có Một Bà Thánh Mẫu chia quản ba Ngôi Thiên, Thoải, Ngàn để dân gian dễ cúng lễ, thứ hai là các Vị Chúa, thứ ba là các Vị Chầu, thứ tư là các Vị Quan (Gồm 5 vị Quan Lớn) thì Đức Thánh Trần Hưng Đạo được xếp ngang hàng Năm vị Quan Lớn, thứ năm là 10 vị Hoàng, thứ sáu là bậc các Cô, thứ bẩy là bậc các Cậu. Cần thấy rằng Đức Thánh Trần Hưng Đạo là một Vị Anh hùng Dân tộc ở thời Nhà Trần được dân chúng phụng thờ. Bà Chúa Liễu Hạnh chỉ là một nhân vật hư cấu nguyên mẫu tư tưởng giải phóng phụ nữ của bà Đoàn thị Điểm thế kỷ 18 thì dứt khoát không thể là Mẹ của Dân tộc có đến hàng vạn năm văn hiến. Như vậy “Giỗ Cha” không thể là giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo được, đây phải là Lễ giỗ Đức Lạc Long Quân và "giỗ Mẹ" phải là Đức Âu Cơ. Chuyện Cha sinh, Mẹ đẻ là một nguồn gốc phong tục cổ xưa về người đã lập ra một chi họ, một dòng tộc, huống chi đây là sự sinh ra cả một Dân tộc Việt văn minh từ rất lâu đời.

Ngày nay, các Lễ - Hội tại Việt Nam rất nhiều, rất lớn, chủ yếu là từ các Nghi lễ của Đạo Thánh Mẫu. Ngày thường, chỉ khi cần thiết các tín đồ mới tiến hành các nghi lễ tại điện, phủ thờ Tam phủ, Tứ phủ Công đồng của Đạo Thánh Mẫu Việt. Các trình tự về nghi lễ của thờ phụng THÁNH MẪU được thể hiện đặc sắc qua 36 GIÁ HẦU ĐỒNG với nghi thức uy nghiêm, trang phục rực rỡ thuần Việt. Nghi lễ ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT với tất cả các Thần linh hiển hiện mặc trang phục các dân tộc định cư trên giải đất Việt Nam còn thể hiện sức mạnh ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VIỆT NAM không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào trên Thế gian này. ĐẠO THÁNH MẪU VIỆT NAM đã làm nên Đức tin vào đạo lý Gia Tiên vào xây dựng Tâm – Đức Thiện không thể bị đồng hóa của  Người Việt  trong suốt hàng vạn năm Lịch sử dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc.

Nghi lễ TÍN NGƯỠNG THÁNH MẪU VIỆT do các người Thanh Đồng hay Đồng Cốt thực hiện. Thần học dân gian cho rằng những người có Căn (Căn nguyên – sự gốc rễ của Thể Trí) Số ( Số phận là sự định trước đường đời ở mỗi con người) là phải ra Hầu Đồng Lễ Thánh. Quan sát những hiện tượng này trong thực tế hiện chưa có sự lý giải thỏa đáng về khả năng của Người thật sự có Căn Số Thanh Đồng là trước khi làm Lễ trình Đồng mở Phủ, người này hoàn toàn không biết múa hát với tất cả các động tác, nghi thức rất phức tạp của Lễ Hầu Đồng, nhưng ngay tại Lễ trình Đồn nếu được “Thánh thật sự chứng Lễ” thì người Thanh Đồng mới này lập tức múa hát theo nhịp ca của cung văn rất thành thục. Lý giải hiện tượng này vẫn còn là một bí ẩn. Sự phân chia ra các loại Thanh Đồng được đúc kết, phân tích từ thực tiễn hoạt động Tâm linh, Lễ, Hội,… lâu dài trong đời sống Dân gian của nhiều đời. Khảo sát sưu tầm thì Thanh Đồng được  chia làm 04 hạng:

Đồng đua: Là những người có tiền đam mê hầu đồng, nhưng lại không có căn số nên đua nhau hầu đồng. Do có làm lễ Trình Đồng cũng không được, nên khi thấy có Lễ Hầu Đồng là họ tham gia, do không có Căn Đồng nên cách nhẩy múa của những người này giống như vũ điệu Tây. Sự mê tín làm họ không từ bỏ được tính ham mê lên đồng, hầu đồng. Họ không hiểu được là thay vì thực hiện hầu đồng không có giá trị Tâm linh thì tiền họ bỏ ra tổ chức Hầu đồng để tiền ấy cung tiến cho Đền Phủ để giữ gìn phong tục truyền thống dân tộc thì họ có công đức tốt hơn. Số người này khá đông và gây ra tệ nạn mê tín dị đoan.

Đồng cơ: Là một hạng Thanh Đồng có yếu tố tâm lý cho rằng bản thân phải ra Trình Đồng, Tiến Căn. Tuy nhiên bản thân người đó lại không có linh giác, tâm thức rất thái quá về sự phải hành lễ Hầu Thánh. Vậy nên họ bỏ rất nhiều công của để cung tiến các Đền, Phủ,… tham gia vào gần hết các lễ hội của Đạo Thánh Mẫu. Những việc Lễ thánh của họ thường tạo thêm không khí nhộn nhịp, tưng bừng trong các Đền, Phủ và làm cho các nghi thức Hầu Đồng rực rỡ.

Đồng bảo tồn: Đây là những người có căn số hầu đồng đã làm Lễ tiến Căn Trình Đồng. Để phân biệt Đồng Bảo tồn với các hạng Thanh Đồng khác qua những sự việc được kiểm chứng như sau:

1/ Khi làm các Lễ Hầu Đồng, Đồng Bảo tồn làm theo một trình tự nhất định không thay đổi. Khi “ Thánh nhập” vì không có thật nên Đồng Bảo tồn phải dựa vào các câu hỏi trình Thánh của tín chủ mà nói, nhiều trường hợp là không nói gì.

2/ Cuộc sống thường nhật của Đồng Bảo tồn về gia đình không thật yên bình, có nhiều Đồng bảo tồn suy diễn là phải ăn chay trường, kiêng cữ quan hệ vợ chồng mới giữ được “Căn” hầu Thánh. Đây là nhận thức sai lầm vì giáo lý, tín điều Đạo Thánh Mẫu là Thế tục, cấm kỵ một số thức ăn, đồ uống và giáo lý để Tín Hữu không phạm tội, còn mọi sự sống, sinh hoạt hoàn toàn Trần Thế.

 Đồng Thầy hay còn gọi là Đồng Quan: Là một số ít người có căn số sát với Thánh, sau khi đã làm Lễ tiến Căn, trình Đồng mở Phủ để hầu đồng. Do một căn nguyên số phận đã được “Thánh chọn” họ thực hiện những nghi lễ phép tắc của Đạo Thánh Mẫu Việt với nghi thức Thánh giáng nhập đồng 100%, thường gọi là Đồng Mê.Trình tự nhập Đồng mỗi lần hầu Đồng không giống nhau. Thánh Mẫu, Chúa, Chầu, Quan, Hoàng, Cô, Cậu,...về khi tùy khi Thánh giáng nhập được. Sau khi hết hầu, Thanh đồng tỉnh lại thì họ hoàn toàn không biết đã nói gì, làm gì khi Thánh giáng. Dân gian cho rằng khi Thánh giáng nhập vào Đồng Quan thì mọi cử chỉ, hành động là của Thánh mượn thân xác của Đồng Quan để giáng trần phán xét, răn dậy chúng sinh. Chú ý quan sát thấy rằng lời Thánh phán rất khác với lời nói thế tục của Thanh Đồng, thường Thánh nhập về để chứng Đàn Lễ, ít nói, ít phán. Những người đã đến hạng Đồng Quan thường có cuộc sống đơn giản, không chay tịnh, không kiêng cữ cũng vẫn nhập Đồng. Thánh nhập 100%, thường khi làm Lễ Hầu Đồng, tuy vậy có thể được Thánh giáng bất cứ nơi nào, lúc nào, … Nhận định này được kiểm chứng thực nghiệm với một số ít Đồng Thầy thực sự tìm được mộ Liệt sỹ như bà Trần Ngọc Ánh tìm mộ Tổng Bí thư Hà Huy Tập đã được nhiều cơ quan Đảng – Nhà nước giám định.

Đồng Quan thường hầu đồng để Thánh giáng làm việc cứu sinh, độ tử, trừ tà, giải ách cho chúng sinh. Sự kiêng cữ, tu thân của họ là ở Tâm sáng, trung thực, không gian tham, bất nghĩa cũng là điều khó trước tiền của cung tiến Đền, Phủ của Dân chúng. Cuộc sống của những Đồng Quan thường giản dị, chỉ ở mức sống vừa phải, có người chỉ đủ ăn. Có hai loại Đồng Thày là Đồng Mê, nghĩa là Thánh nhập hẳn vào thân xác Thanh Đồng, lễ xong không biết đã làm gì. Một loại Thanh Đồng nữa là nhìn thấy, nghe thấy, nói chuyện được với Thánh đối diện, như người truyền khẩu, sau Lễ nhớ tất cả mọi sự việc, lời nói gọi là Đổng Tỉnh. Người ta thường truyền qua thực tế rằng khi một Thanh đồng nào vì tham tiền, tham của trong hành lễ sẽ mất nghiệp và bị quả báo đến đời con cháu đều suy vong, bị quả báo nặng nề. Những người được xếp hạng Đồng Bảo tồn và Đồng Quan là hai hạng Thanh Đồng có hình thức Nghi lễ Hầu đồng đúng với truyền thống Lễ Đạo Thánh Mẫu.  Thần học dân gian cho rằng những người có căn nguyên và số phận phải ra hầu đồng là không tránh được, nếu trốn bỏ thì bị vạ. Nếu nghiên cứu sâu về Đạo Thánh Mẫu Việt phải tra cứu, sưu tầm, khảo chứng hàng triệu trang tư liệu, vì trong bài viết này chỉ giới hạn ở mức giới thiệu, dẫn chứng ban đầu.

(Còn Tiếp)

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển