Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Sách "VĂN MINH VIỆT MỘT SỰ THẬT LỊCH SỬ " T8.2017 ( PHẦN IV)

Vậy tại sao Thái Sơn lại ghi ấn trong ca dao Việt? Có hai biện luận: Theo các tài liệu cổ được tìm thấy thì Đạo Phật Nguyên thủy đầu tiên được truyền từ Ấn Độ đến Việt Nam bằng đường biển vào khoảng thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ hai Tr.CN,  Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) chữ "Buddha" phiên âm trực tiếp tiếng Việt là "Bụt"  Nghĩa là Phật. Sách cổ ghi lời Quốc sư Thông Biện dẫn lời sư Đàm Thiên (542 sau CN – 607 sau CN) trình Vua  Tùy Cao Tổ, Trung Hoa để trả lời hoàng thái hậu Ỷ Lan của Đại Việt, theo sách Thiền Uyển Tập Anh: "Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tố, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ". Năm 1070, Nhà Lý cho xây dựng Văn miếu Thăng Long thờ Đức Khổng Tử, Nho giáo phát triển đến cuối Nhà Trần thì chiếm ưu thế so với Phật giáo nên núi Thái Sơn là quê hương Khổng Tử được đưa vào câu ca dao như trên.

Biện luận thứ hai cho rằng từ những năm 50/ Thế kỷ XX đến nay, các Nhà Lịch sử và Khảo cổ học Trung Quốc và nhiều nước Phương Tây đến thực hiện nhiều thăm dò, khảo sát khám phá ra nền Văn minh Lạc Việt thời cổ đại để lại các di chỉ, di tích tại nhiều vùng từ nam sông Dương Tử, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam,… đến tận vùng bắc sông Dương tử (Trường Giang) và lưu vực sông Hoàng Hà trong đó có tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc (Xem bản đồ khảo cổ học phân bố xẻng (Rìu) Lạc Việt do Hội Khoa học Lịch sử Khảo cổ học Trung Quốc phát hành). Theo chính các tài liệu khoa học lịch sử, khảo cổ học Trung Quốc Re: Chữ Khoa Đẩu/Posted by: Lí Nhĩ Chân (58.187.216.---)/Date: January 03, 2012 04:00PM /     平果  桑石             nhận định  Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.   铲 Đại thạch sản - Xẻng đá lớn là một đồ vật bằng đá đơn giản, tạo hình sáng đẹp, góc cạnh đối xứng, là đồ vật rất quan trọng của vùng Đông Nam Á và vùng Lĩnh Nam thời xưa, thuộc thời cuối của thời đại đồ đá mới. Các Nhà Khảo cổ học Trung Quốc gọi là "văn hóa xẻng đá lớn”.Như trên đã dẫn, Bộ môn khảo cổ uy tín của nhà nước giám định, niên đại của xẻng đá lớn là vào 4000 - 6000 năm trước vào thời đại đồ đá mới, trên các phiến đá có khắc chữ được phiên âm ra chữ Trung Quốc ngày nay: ”                                  同。国          定,大    时代 在4000    6000  ”. Dựa theo sự phân bố xẻng đá lớn hoàn chỉnh ở bên phiến đá có khắc chữ viết mà suy đoán, niên đại của chữ viết trên đá của người Lạc Việt và xẻng đá lớn là giống nhau,… Chữ viết của người Lạc Việt cổ phát hiện ở trong di chỉ cúng tế xẻng đá lớn Cảm Tang sớm hơn chữ giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1000 năm”. Căn cứ vào chính phát hiện về Khảo cổ học do Trung Quốc công bố thì Vua Nhà Thương là Người Việt, chính vì vậy đã thừa kế chữ Việt cổ.

Thời kỳ này trên lãnh thổ Trung Quốc chỉ có người Lạc Việt cư trú, người Hoa Hạ (Hán) chưa ra đời. Như vậy, câu ca dao “ Công Cha như núi Thái Sơn,…” xuất hiện từ một thời kỳ tối cổ. Câu “ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chẩy ra” phải chăng là ví với sông nước Dương Tử  hùng vĩ (Trường Giang) cuồn cuộn chẩy về Đông dài hơn 6,500 Km? Hình tượng dòng sông Dương Tử - Trường Giang vĩ đại trên đất Việt cổ sau này còn được nhắc đến nhiều trong văn học Trung Hoa, nổi tiếng nhất là bài Từ trong sách Tam Quốc Diễn Nghĩa:

Trường Giang cuồn cuộn chẩy về đông,

Sóng dập dồn đãi hết anh hùng.

Được thua, phải trái thoắt thành không.

Non xanh nguyên vẻ cũ, mấy độ bóng tàn hồng.

Kẻ đầu bạc Ngư Tiều trên bãi,

Mảnh Trăng chung gió mát vui chơi.

Gặp nhau hồ rượu đầy vơi,

Xưa nay bao nhiêu chuyện,

Phó mặc cuộc nói cười.

Trong truyền thuyết cổ xưa về Thánh Gióng đội nón sắt, cỡi ngựa sắt, cầm roi sắt đánh tan giặc Nhà Ân. Lịch sử Trung Quốc có ghi về Nhà Ân. Vậy đất Lạc Việt phải tiếp giáp với đất Nhà Ân mới có chuyện bị xâm chiếm. Ngày nay đối chiếu với các tài liệu, hiện vật Khảo cổ học đã cho chúng ta thấy Văn minh Lạc Việt sớm hơn Văn minh Trung Hoa, sự phát triển sang thời đại Đồng – Sắt cũng sớm hơn về niên đại so với di vật Đồng – Sắt của Trung Hoa. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, ngoài những chi tiết huyền ảo thì cốt lõi câu chuyện cho chúng ta thấy từ thời tối cổ món ăn của Người Việt đã có Cơm và Cà. Người Việt sớm có kỹ thuật luyện sắt. Đây chính là sự “Văn minh” hơn của Thời đại Sắt đã chiến thắng thời đại Đồ Đồng của Nhà Ân.

Sau khi Nhà Tần - Hán chiếm vùng đất của người Việt ở Nam Sông Dương Tử, rồi bị Hán Hóa. Người Lạc Việt lùi xuống vùng Nam Ngũ Lĩnh nên lãnh thổ Việt Thường ngày càng mờ nhạt, sai lệch trong sách sử Trung Quốc và Việt Nam. Nguồn sử liệu để tìm ra nguyên nhân sẽ được định đoạt trong tương lai khi các Học giả Việt Nam có nguồn kinh phí và cơ hội tra cứu kho lưu trữ thư tịch cổ khổng lồ của Trung quốc, Châu Âu, Bắc Mỹ. Những tài liệu ấy này được thấy ở các thư viện Giáo Hội Kito giáo, ở London, Paris, Berlin, … và ở thư viện Quốc hội Hoa Kỳ - nhất là giải mã được toàn bộ chữ Việt cổ trên bãi đá Sapa và Hà Giang. Đối chiếu với các kết quả nghiên cứu, khai quật của khảo cổ học tại Việt Nam từ năm 1929 đến nay được xác nhận bằng hiện vật thì có thể chia ra thời kỳ nhà nước Việt Thường tương đương với thời kỳ cuối Văn hóa Hạ Long (3,000. năm Tr.CN) sang thời kỳ Văn hóa Phùng Nguyên (2,500, năm Tr.CN) có thể chuyển tiếp đến thời kỳ đầu của Văn hóa Đồng Đậu (1,500.năm Tr.CN). Đây có thể là một thời kỳ lịch sử  dài rất huy hoàng của lịch sử Việt Nam vì đã được các sử gia Trung Hoa cổ đại viết lại nhiều hơn thời kỳ nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Sau này, quốc hiệu Việt Thường được nhắc đến rất nhiều trong thơ ca dân gian, trong các sách về địa chí cổ. Bỏ qua hoặc vì một lý do nào đó đã không nghiên cứu Nhà nước Việt Thường của lịch sử Việt Nam là một thiếu sót cơ bản cần nghiên cứu bổ sung trong chính sử Việt Nam.

Biến cố lớn thời cổ đại - Nhà Tần diệt Bách Việt và chính sách đô hộ dân tộc Việt:

Năm 247 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung quốc lúc đó có địa giới chủ yếu là phía bắc sông Hoàng Hà và một phần của nước Sở ở lưu vực sông Dương Tử (sông Trường Giang)  kết thúc thời Chiến quốc. Đến năm 221 Tr.CN, Tần diệt Tề ở vùng đông bắc Hoàng Hà, hoàn thành việc thôn tính tất cả vùng đất rộng lớn của Trung nguyên. Năm 218 trước Công nguyên, Nhà Tần sai Hiệu úy Đồ Thư cầm 50 vạn quân chia làm 5 đạo cùng với các tội nhân tiếp vận lương cùng vượt sông Dương Tử tiến về phía Nam đánh chiếm đất của Bách Việt. Đạo quân thứ nhất và đạo thứ hai tiến sâu về phía nam vào vùng phía đông lãnh thổ Bách Việt. Đạo thứ ba theo đường Trường Sa, Lôi thủy, Xâm châu vượt đèo Ngũ Lĩnh đánh vào Phiên Ngung (Sau này là kinh đô của Nam Việt Triệu Đà) trên lưu vực sông Tây Giang. Chỉ trong khoảng hơn một năm (217 Tr.CN), quân Tần đã chiếm được gần hết vùng đất rộng lớn của Bách Việt từ nam sông Dương Tử  ngày nay ở Trung Quốc là các tỉnh Hồ Bắc, An Huy, Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông,... đến Hải Nam. Thiên Trần Thiệp thế gia – Sử ký Tư Mã thiên có viết:” Đến đời Tần Thủy Hoàng, nhờ cái sự nghiệp sáu đời để lại, cầm cái roi dài mà chế ngự cả thiên hạ,…Phía nam lấy đất Bách Việt, lập thành Quế Lâm, Tượng quận. Vua Bách Việt cúi đầu, buộc cổ nộp tính mạng cho quan coi ngục,…Năm thứ ba mươi ba (năm 188 Tr.CN) Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những ngưởi rể và những người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải, cho những người bị đi đầy đến đấy canh giữ”. Sau khi chiếm đất Bách Việt, Nhà Tần đưa những người bị tội vào ở lẫn lộn với người Bách Việt 13 năm, thực hiện lần đầu tiên chính sách đồng hóa chủng tộc của người Hoa Hạ ( Sách Nam Việt Vương Úy Đà liệt truyện Sử ký Tư Mã Thiên, Sách Hoài Nam tử của Hoài Nam Vương Lưu An viết năm 190 Tr.CN – Sách đã dẫn. Sách Hoài Nam tử ghi: “Nhà Tần lại ham sừng tê, ngà voi, long trả, ngọc châu, ngọc cơ của đất việt, bèn sai úy Đồ Thư phát 50 vạn binh, chia làm năm đạo. Trong ba năm không cởi giáp dãn nỏ,… nhưng người Việt đều vào rừng ở với cầm thú không ai chịu để quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng, để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ thư. Quân Tần thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người.”

Bằng cách chia quân Tần làm hai cánh quân đánh vu hồi các nước ở phía Đông Việt (Chiết Giang) và vùng đất nay là Phúc Kiến. Sau khi thắng trận, hai đạo quân này hội với đạo quân thứ ba cùng chia đường tiến vào Lĩnh Nam. Ba đạo quân Tần này đánh chiếm được một cách nhanh chóng vì địa giới các vùng đất này phần lớn là trung du và đồng bằng phía nam sông Dương Tử tiếp giáp liền với nước Tần. Chính tại vùng đất này, vào những năm cuối thập niên 60 và thập niên 70, 80 của thế kỷ XX, khảo cổ học Trung Quốc đã khai quật được rất nhiều di vật khảo cổ về vũ khí, áo giáp, xe, hài cốt người,… có niên đại thời nhà Tần.

Đạo quân thứ tư và thứ năm ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh, nhưng đến đầu nguồn thì không thể chở lương sang sông Ly (tức sông Quế Giang) đường thông duy nhất từ sông Tương sang sông Ly -  tức sông Quế Giang, để vào nội địa Quảng Tây thì phải có kênh dẫn. Vì vậy, Đồ Thư sai Sử Lộc mang binh sĩ đào kênh cùng làm đường sạn đạo (đường bắc ván, cây chống men vách núi) để vận lương qua Ngũ lĩnh . Giám sát Ngự sử Lộc đã cho đào kênh, đến nay vẫn còn là kênh Hưng An. Nhờ thế 3 năm sau tính từ ngày Nam Chinh, quân Tần đã vào được vùng đông bắc Quảng Tây. Kênh đào do Sử Lộc cùng quân sỹ Tần và tội nhân mở được các nhà sử học xác định chính là kênh Linh Cừ hay còn gọi là sông đào Hưng An nối liền sông Tương  sông Quế vẫn còn đến ngày nay. Trong đội quân Tần Nam chinh, Sử Lộc là người Việt theo Nhà Tần làm đến chức Ngự sử Giám quân của nhà Tần. Sử Lộc thông thạo địa hình vùng Bách Việt nên đã làm hướng đạo cho Đồ Thư. Sách Hoài Nam Tử, Nhân gia huấn viết: “ (Tần Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vận lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.淮 南 子· 间 训:“(秦 皇)又 以 卒 凿 渠 而 通 粮 道,以 与 越 人 战,杀 西 呕 君 译 吁 宋。

Đào Duy Anh nhận xét trong Lịch sử cổ đại Việt Nam:” Để tiến quân xuống miền Nam đi sâu vào đất Việt ( Bách Việt) đạo quân thứ nhất của Tần phải đào kênh để vận lương mà tiến,… Nhưng từ sông Tương sang sông Ly, tức sông Quế, để vào nội địa Quảng Tây thì phải có kênh. Giám sát ngự sử Lộc đã phải đào kênh, hiện vẫn còn là kênh Hưng An, nhờ thế 3 năm sau phát quân, quân Tần vào được lưu vực Tây Giang” Như vậy địa phận của Tây Âu (Việt) phải là vùng này. Ngày nay, đối chiếu các khảo sát về khảo cổ học và địa hình, chúng ta thống nhất được quan điểm của Đào Duy Anh là quân Tần tiến vào đến vùng Đông Bắc Việt Nam ngày nay. Cuộc kháng chiến chống Tần là sự liên kết của một tộc người Việt có hai tên gọi khác nhau là Tây Âu và Lạc Việt.

Khi Đại quân Nhà Tần với hơn nửa triệu người cùng hàng trăm vạn tội nhân làm quân lương đi theo tiếp tục tiến về phía nam vào vùng Lĩnh Nam ( phía nam dẫy Ngũ Lĩnh) thì gặp sức kháng cự rất mạnh của người Âu Việt và Lạc Việt.Sử cổ có ghi Quân Tần tiến vào Tây Âu Lạc (Có thể là ở vùng nam Quảng Châu đến phía đông vùng Quảng Tây Trung Quốc bây giờ) giết được Quận trưởng Tây Âu Lạc là Dịch Hu Tống. Sự kiện này thực hiện được là sau khi quân Tần đào được kênh chở lương thực cho quân. Trong suốt 3 năm  quân Tần vừa phải đào kênh chuyển vận quân lương xuống phía Nam, vừa phải chống đỡ các cuộc tấn công du kích của người Âu Việt, Lạc Việt. Trong 3 năm đó quân Tần liên tục vừa chiến đấu, vừa bình định những vùng đất mới chiếm được của Bách Việt. Căn cứ vào sử liệu, Nhà Tần sau thống nhất Trung Quốc phải mất 3 năm  mới đủ binh lực thực hiện cuộc Nam chinh vào năm 218 Tr.CN. Sau khi chiếm được vùng đất rộng lớn của Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử,  Tần Thuỷ Hoàng sai Nhâm Ngao  cùng với một số quan lại người Hán trong đó có Triệu Đà (sau xưng là Triệu Vũ đế 趙 武 帝, 257 Tr.CN - 137 Tr.CN, húy Triệu Đà 趙 佗, tự Bá Uy 伯 倭, hiệu Nam Hải lão phu 南 海 老 夫. Triệu Đà gốc là Người Hoa Hạ (sau gọi là người Hán), quê ở huyện Chân Định 真 定, quận Hằng Sơn 恒 山, đời nhà Tần, ngày nay là huyện Chính Định 正定, tỉnh Hà BắcTrung Quốc) đến cai trị quận Nam Hải, nay là Quảng Đông và đảo Hải Nam.

Sau khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thuỷ Hoàng lập thành 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông và đảo Hải Nam sau này), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây ) và Tượng Quận (nam Quảng Tây) cho Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương. Trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao Triệu Đà làm Huyện Lệnh. Sau khi chiếm được thiên hạ là những vùng đất rộng lớn mà trước đó chưa từng có: “Tần Thủy Hoàng chia thiên hạ làm 36 quận, thống nhất pháp luật, cân, đo, trục xe, chữ viết cùng một lối như nhau, … Cấm không được thờ  ( Tần Thủy Hoàng bản kỷ, Sử ký Tư Mã Thiên)- Đây chính là bước mở đầu thực hiện sự nô dịch, đồng hóa của người Hán cả về văn hóa, tôn giáo, chủng tộc,… lên các dân tộc bị chiếm đóng. Chữ Việt cổ và tôn giáo Đạo Thánh Mẫu Việt bị cấm. Để bảo tồn được Giáo lý lấy truyền thống đạo lý tốt đẹp của Gia đình là tín điều của Đạo Thánh Mẫu đã lấy thờ cúng Gia Tiên, Tam Tòa Thánh Mẫu ẩn thành tục thờ 3 bát hương. Còn chữ Việt cổ kiểu Khoa Đẩu, đến nay đôi khi ta còn thấy được ở một số ít các Thày tế (Pháp sư) ngày nay, viết chữ Việt cổ theo cách truyền kỳ qua các đời trên các đạo văn sớ khi lễ ở Điện, Phủ Thánh Mẫu. Ngày nay các dấu tích rõ nhất chữ Việt cổ đã được ghi trên nhiều hiện vật khảo cổ học Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn, …. cũng như trên bãi đá Sapa, ở các di chỉ khảo cổ học, các di tích khắc trên đá ở vùng Ngũ Lĩnh, các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây,… cả vùng hữu ngạn, tả ngạn sông Dương Từ và lưu vực sông Hoàng Hà, Trung Quốc.

Trước sức mạnh áp đảo của hơn 50 vạn quân thiện chiến của Nhà Tần, lại còn tăng thêm quân số do chiêu nạp tội nhân, người Lạc Việt phải bỏ vùng đồng bằng, rút vào vùng rừng núi hiểm trở. Hùng Duệ Vương  (Hùng Vương thứ 18) đã cùng Thục Phán thống lĩnh người Tây Âu Lạc và Lạc Việt hợp sức chống Tần. Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ có thể phản ánh sự kết hợp giữa hai tộc người Âu và Lạc cư trú trong thời kỳ này. Quách Phác đời Tấn chú giải sách Phương Ngôn của Dương Hùng thời Hán viết: “Tây Âu là biệt chủng của Lạc Việt” ý nói rằng hai nhóm Tây Âu và Lạc Việt có quan hệ chủng tộc với nhau. Như vậy, sự ghi trong một số sách cổ sử Trung Hoa về Thục Phán đánh Hùng Vương chiếm Lạc Việt có thể không đúng về sự Hùng Vương đã liên kết với Âu Lạc rồi sau đó nhường ngôi vua cho Thục Phán.

Nền văn minh Lạc Việt thời kỳ này đã được các tư liệu khảo cổ học, thư tịch cổ xác nhận là một quốc gia phát triển cao trên Thế giới thời cổ đại. Kinh tế Lạc Việt để lại các bằng chứng di chỉ khảo cổ về kỹ thuật chế tác vải sợi bông, đồ đồng, áo giáp, giáo, mác, kiếm, qua và đặc biệt vũ khí đánh xa là nỏ liên châu,… là một Cường quốc Thế giới lúc đó, nhưng dân số Lạc Việt ít nên trong chiến tranh giáo, kiếm dùng sức người thời cổ, quân dân Việt không thể đối đầu ngay với gần 1 triệu quân Hán và tội nhân đi theo. Tuy nhiên, Người Việt đã phát huy ưu thế chiến đấu trên địa hình núi rừng hiểm trở tại quê hương nên đã duy trì phần lớn sức mạnh bằng cách cầm cự, đánh du kích tiêu hao lực lượng địch, đẩy lùi rồi mới Tổng tấn công tiêu diệt phần lớn quân Tần, giết Thống lĩnh quân Tần là Hiệu úy Đồ Thư. Lần đầu tiên trong lịch sử Nhân loại xuất hiện Chiến tranh Nhân Dân của Dân tộc Lạc Việt. Người Lạc Việt đã thực hiện chiến tranh chống ngoại xâm với chiến lược, chiến thuật chiến tranh Du Kích, kết hợp cầm cự, bảo toàn lực lượng vận động chiến, đánh tiêu hao sinh lực địch rồi Tổng tấn công quyết chiến chiến lược. Sau này Chiến tranh Nhân Dân Việt đã được đúc rút cải tiến để Dân tộc Việt thực hiện hơn 2,250 năm sau trong suốt các cuộc chiến tranh Giữ Nước. Đây là một phương thức chống ngoại xâm rất hiệu quả, quân xâm lược có thể đánh thắng một Đội Quân bản địa nhưng không bao giờ đánh thắng được cả một Dân tộc Việt có tinh thần yêu nước, bất khuất, kiên cường. Tất cả các thế hệ Ngoại bang xâm lược Việt đều biết chiến lược của Người Việt, nhưng do sự biến hóa vô cùng Chiến tranh Nhân Dân của Người Việt nên cuối cùng giặc ngoại xâm đều phải thua chạy.

Sử sách thời cổ đại ở Trung Quốc viết năm 214 Tr.CN, quân Tần đi xuyên sơn vào đất Lạc Việt, bị khốn gần 10 năm, Người Tây Âu và Lạc Việt không chịu hàng bỏ vào rừng, đêm ra đánh, lâu ngày quân Tần hết lương, bèn phá tan quân Tần chết mấy trăm vạn, giết được Đồ Thư. Quân Tần đại bại, đến năm 207 Tr.CN, vua Tần Nhị Thế phải cho quân Tần rút về nước. Mười phần lúc Nhà Tần khởi binh xâm lược Bách Việt, khi thua trận tàn quân chạy về chỉ còn 2 ~ 3 phần chạy về Trung Nguyên (Trung Hoa). Đây chính là một trong những cuộc kháng chiến chống Ngoại xâm đầu tiên, vĩ đại nhất  của người Lạc Việt được ghi rất nhiều trong sử sách Trung Hoa.

Cuộc Nam chinh của quân Tần xâm chiếm đất của Bách Việt kéo dài khoảng 10 năm, người Lạc Việt đánh quân Tần gần 7 năm từ năm 214 Tr.CN đến năm 207 tr.CN.Theo nhiều sử liệu, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, Thủ lĩnh Âu Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, nhập Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, lên ngôi An Dương Vương vào khoảng năm 207 Tr.CN. Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Tần Nhị Thế kế vị. Sự thất bại trước Lạc Việt của Đại quân Tần là nguyên nhân chính làm suy yếu cai trị của Nhà Tần tạo thời cơ cho các nước ở Sơn Đông nổi dậy chống Tần. Nhị Thế buộc phải ra lệnh bãi binh đánh Lạc Việt. Đến khoảng cuối năm 207 Tr.CN, đầu năm 206 Tr.CN, Nhà Tần bị diệt. Sử Ký Tư Mã Thiên có ghi: ” Năm thứ nhất đời Nhị Thế Hoàng Đế ( năm 209 Tr.CN),…Năm thứ ba đời Tần Nhị Thế, tháng tám ngày Kỷ Hợi, Triệu Cao muốn làm phản,…Triệu Cao bèn triệu tập báo về việc giết Nhị Thế. Lập Tử Anh làm vua Tần được bốn mươi sáu ngày thì tướng Sở là Bái Công phá quân Tần vào Quan Trung, được hơn một tháng thì quân chư hầu đến. Hạng Vũ giết Tử Anh và các công tử của Tần, diệt dòng họ nhà Tần”.

Về nước Âu Lạc của An Dương Vương Thục Phán, có Học giả đã nghiên cứu nhận định rằng: “Theo quyển Việt Sử lược, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quãng cuối Nguyên đầu đời Minh (~1360 sau CN), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương”. Tài liệu cổ nhất viết về Lạc Việt là Giao Châu Ngoại Vực Ký (thế kỷ 4 sau CN), được sách Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6 sau CN) dẫn lại như sau:"Thời xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, thì đất đai có Lạc Điền, ruộng ấy là ruộng (cầy cấy) theo con nước thủy triều. Dân khai khẩn ruộng ấy mà ăn nên gọi là Lạc Dân. Có Lạc Vương  王, Lạc hầu   làm chủ các quận huyện. Ở huyện phần đông có Lạc Tướng. Lạc Tướng có ấn bằng đồng, (đeo) giải (vải màu) xanh. Về sau con vua Thục đem ba vạn lính đánh Lạc Vương Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Con vua Thục nhân đó xưng là An Dương Vương". Như vậy về nội dung cơ bản là các sách chép lại nội dung từ đời này sang đời sau mà thôi, tuy nhiên không rõ tại sao có sách ghi là Thục Phán, có sách lại ghi là con vua Thục? Các sách thời cổ của Việt Nam có ghi chép về Hùng Vương, An Dương Vương, sách xưa nhất như Lĩnh Nam Chích Quái 嶺 南 摭 怪, Việt Điện U Linh Tập 粵 甸 幽 靈 集 hay Đại Việt Sử ký và Toàn thư 大 越 史 記 全  thì cũng soạn vào thời Trần, Lê, muộn hơn nhiều so với các sách của Trung Hoa như Giao Châu Ngoại Vực Ký 交 州 外 域 , Thái Bình Ngự Lãm 太 平 御 . Cho nên các sự tích và tên tuổi như Hùng Vương, An Dương Vương là chép lại từ sách Trung Hoa. Lại có sách Cựu Đường thư dẫn từ Nam Việt chí ghi như sau: 《旧 唐 书·地 理 志》则 引《南 越 志》云:“交 趾 之 地,最 为 膏 腴,旧 有 君 长 曰 雄 王,其 佐 曰 雄 侯。后 蜀 王 将 兵 三 万 讨 雄 王,灭 之。蜀 以 其 子 为 安 阳 王,治 交 趾“Đất Giao Chỉ rất mầu mỡ, xưa có vua gọi là Hùng Vương, phò tá là các Hùng Hầu. Về sau ba vạn quân tướng của Thục vương đánh bại Hùng Vương. Con của Thục Vương xưng là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”. Đế xác định được sự kiện Thục Phán và Hùng Vương một cách xác đáng cần sưu tầm, nghiên cứu thêm nhiều thư tịch cổ còn chưa công bố hoặc công bố rồi mà chưa tìm được thông tin.

Những sự kiện lịch sử của Người Lạc Việt phần lớn được ghi trong các thư tịch cổ Trung Hoa. Các sự kiện Nhà Tần diệt nước Sở, rồi Nhà Tần đưa 50 vạn quân do Hiệu úy Đồ Thư thống lĩnh vượt sông Dương Tử đánh chiếm đất người Việt, cuộc kháng chiến đầu tiên của Lạc Việt thời Hùng Duệ Vương do hai vị Đô úy là Cao Minh Đại Vương Vũ Công Bách, Cao Sơn Đại Vương Vũ Công Điền đánh thắng quân Tần, diệt Đồ Thư. Việc Triệu Đà nhân Nhà Tần bị diệt chiếm Quế Lâm, Tượng Quận ở lưu vực sông Châu Giang lập ra Nam Việt, chuyện An Dương Vương Thục Phán có Tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa, làm ra Nỏ Liên châu,... đều được ghi, chép lại trong Giao Châu Ngoại vực ký, Thái Bình Ngự Lãm, chuyện Mỵ Châu - Trọng Thủy tiết lộ bí mật Nỏ Liên châu làm An Dương Vương thất bại, Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc nhập vào Nam Việt. Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 Tr.CN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 113 Tr.CN. Thiên Bình Chuẩn thư trong Sử ký Tư Mã Thiên viết:” Năm sau ( năm 111 Tr.CN), nước Nam Việt làm phản,…dùng thuyền lầu ở Phương Nam chở hơn hai mươi vạn quân đánh Nam Việt,… Nhà Hán đánh nhau trong ba năm liền diệt Khương tiêu diệt tới Nam Việt, lần đầu tiên đặt mười bẩy quận từ Phiên Ngung tới phía Tây đến phía nam đất Thục”. Như vậy theo nội dung này, đất Việt đến tận Ba Thục?

Nhà Tần bị diệt, thời kỳ Triệu Đà lập nước Nam Việt:

Về năm Nhà Tần bị diệt, tại Thiên Hán Cao Tổ Bản kỷ - Sử Ký Tư Mã thiên, sách đã dẫn, có ghi: ” Tháng mười năm thứ nhất Nhà Hán (năm 207 Tr.CN), quân của Bái Công ( Hán Cao Tổ) đến Bá Thượng trước quân chư hầu. Vua Tần là Tử Anh đi xe mộc do ngựa trắng kéo, cổ đeo dây ấn Hoàng đế, phù và cờ tiết hàng ở gần Chỉ Đạo”. Năm 207 Tr.CN được tính là năm thứ nhất Nhà Hán là căn cứ vào giao ước của chư hầu khi đánh Tần:” Ai vào Quan Trung trước thì người ấy được làm vua”. Xét đoán thời gian nhà Tần bị diệt để dùng thời gian này ước định cho thời gian Triệu Đà lập nước Nam Việt là khoảng năm 206 Tr.CN đến 204 Tr.CN làm cơ sở suy xét cho việc tồn tại của nước Văn Lang và Âu Lạc. Có không ít người Việt cho rằng Mỵ Châu – Trọng Thủy vẫn là một truyền thuyết được huyền thoại hóa từ di tích thành Cổ Loa và thời đại An Dương Vương. Xin trích dẫn nguyên văn của một học giả chuyên về sử học Hán – Nôm như sau:《太 平 御 览》卷 348:《日 南 傳》曰:一 發 萬 人 死,三 發 殺 三 萬 人。佗 退,遣 太 子 始 降 安 陽。安 陽 不 知 通 神 人,遇 無 道 理,通 去。始 有 姿 容 端 美,安 陽 王 女 眉 珠 悅 其 貌 而 通 之。始 與 珠 入 庫 盜 鋸 截 神 弩,亡 歸 報 佗。佗 出 其 非 意。安 陽 王 弩 折 兵 挫,浮 海 奔 竄: Thái Bình Ngự Lãm, quyển 348 dẫn “Nhật Nam Truyện” viết:.. một phát giết vạn người, ba phát giết ba vạn người. Đà lui, sai thái tử Thủy hàng An Dương. An Dương không biết Thông là thần nhân, thấy (vua) không hiểu đạo lý, Cao Thông bèn bỏ đi. Thủy có tư dung đoan mỹ, con gái An Dương Vương là Mỵ Châu vì thích y đẹp mà xiêu lòng. Thủy sai Châu vào kho cưa đứt nỏ thần rồi về nước báo tin. Đà liền xuất kỳ bất ý (tiến đánh). An Dương Vương nỏ gãy binh tan, trốn chạy ra biển. (Thái Bình Ngự Lãm là sách soạn vào thời Bắc Tống (977 -984), trích dẫn “Nhật Nam Truyện” thì chắc là còn cũ hơn. “Nhật Nam Truyện” hình như đã thất truyền, chỉ thấy trích dẫn lại ở sách này-TGN). Lại có ghi như sau:   略》卷    载:“          焉,能       落,自   王,都   郎,号   国。以    俗,结   政,传   世,皆   王。越     使  谕,碓   之。周           之。泮     裳,号   王,竟    通。”  Việt Sử lược viết: “Thời Chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đã từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị vì. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

Từ sau thời Tần, trong các sách cổ sử không còn thấy nhắc đến tên Bách Việt, chỉ còn Việt Thường, Lạc Việt. Đây là vấn đề sử học phức tạp liên quan đến triều đại vua Hùng, vì nhà nước Việt Thường có vua gọi là Lạc Vương, các quan lại dưới vua gọi là Lạc Hầu, Lạc tướng,... là  nhà nước có trước nhà nước Văn lang. Sau, đến nhà nước Văn Lang thì vua mới gọi là Hùng Vương. Thời Hùng Vương, các quan lại dưới vua đã có danh xưng chức quan khác, không gọi là Lạc Hầu, Lạc tướng như sự nhầm lẫn của các sách sử hiện nay, mặc dù đã có nhiều tranh luận về sự viết lầm Hán tự chữ “ Hùng” và chữ “ Lạc” của nhiều nhà nghiên cứu.

Nhân Chủng học về Người Lạc Việt - Việt Thường.

Vậy chúng ta – người Lạc Việt, Việt Thường, Việt Nam là ai,…Phải chăng người Việt là Man Di như người Hán từng nói. Về nguồn gốc người Lạc Việt, trong hơn một trăm năm qua, khoa học về Nhân chủng và Cổ sinh học đã có rất nhiều các Luận thuyết khác nhau.  Từ cơ sở các di chỉ linh trưởng người hóa thạch (hoá thạch Lucy) được phát hiện năm 1974 ở Etiopi, Đông Phi với niên đại 3,2 triệu năm đã có Thuyết Trung tâm cho rằng con người xuất phát từ đây với mtDNA của một người đàn ông và 3 người đàn bà, từ đó tỏa đi khắp thế giới và là Thủy tổ người hiện nay trên Thế giới. Ngày 3/7/2009, Tiến Sỹ Chris Beard, một nhà nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoàn khảo cổ từ Pháp, Thái Lan và Myanmar đã tìm thấy ở Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005 các hoá thạch gồm xương hàm và răng 38 triệu năm tuổi là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanina, một loài mới trong họ linh trưởng dạng người ở châu Á đã tuyệt chủng, có tên là Amphipithecidae. Các di vật tìm được thể hiện nét đặc trưng của loài linh trưởng bao gồm loài khỉ cổ xưa và con người hiện đại, chứng minh rằng Tổ tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Các phát hiện này đã công bố trên Tạp chí Proceedings of The Royal Society B tại London. Kết quả nghiên cứu là dẫn chứng thuyết phục bác bỏ Thuyết Trung tâm cho rằng loài người tiến hoá từ châu Phi. Đến nay có vấn đề khoa học lại không lý giải được là tại sao Loài Khỉ dạng người lại không tiếp tục tiến hóa lên làm Người? Tại sao các Loài Khỉ  cấp cao được gọi là Người Thông minh lại tuyệt chủng?

Tại khu vực Châu Á, kết quả của các Nhà khoa học thế giới cho thấy có hai đại chủng Mongoloid và Australoid là nguồn gốc toàn bộ người Châu Á và một phần Châu Mỹ, Châu Âu ngày nay. Khảo sát 76 sọ cổ tìm thấy ở Việt Nam, từ sọ Sơn Vi có niên đại 32.000 năm Tr.CN đến các sọ Đông Sơn 2,000 năm Tr.CN chủ yếu là chủng Mongoloid phương Nam là người Việt cổ. Khảo cổ đã phát hiện bộ xương Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Liujiang, Quảng Tây, chứng minh cho giả thuyết người Mongoloid từ Đông Dương đi lên Tây Bắc Trung Hoa. Trong đó, Đại chủng Mongoloid phương Nam hòa huyết với Australoid sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Tuyệt đại bộ phận người Hán hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Nhà Nhân Chủng học S. Ballinger phát hiện những người Mông Cổ cũng từ Đông Nam Á đi lên tây bắc Trung Hoa. Với thời gian, từ săn bắt, hái lượm, họ chuyển sang phương thức sống du mục và trở thành tổ tiên người Mông Cổ hiện đại. Trong  đó, người Indonesian mang tỷ lệ máu Mongoloid cao nhất nhưng do tính trội của cư dân Việt cổ thuộc nhóm loại hình Australoid nên không thể hiện được đặc tính Mongoloid điển hình. Khoảng 50.000 năm trước Người Việt cổ đã từ vùng Nam sông Dương Tử và bắc Bộ Việt Nam di cư sang châu Úc, New Guinea, các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Miến Điện, Ấn Độ, sau đó lên Trung Quốc. Các nghiên cứu ty thể mtDNA là của người Việt cổ đã chứng minh cho kết luận này. Sống thời gian dài ở Việt Nam và Trung Hoa, trong những điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, từ bốn chủng Việt cổ phân ly thành những nhóm địa phương khác nhau, được lịch sử gọi là Bách Việt. Người Bách Việt từ Trung Hoa di cư tới Triều Tiên, Nhật Bản, rồi lên Siberia, vượt eo Beringa sang châu Mỹ. Đến nay, nhiều nghiên cứu của giới khoa học Thế giới đã đưa ra thuyết Người Việt cổ là một trong những Đại chủng lớn góp phần hình thành nên loài người hiện nay – Đây chính là khoa học đã chứng minh rõ chúng ta là ai trong buổi bình minh của xã hội loài người. Ngày nay ở Đà Lạt, còn một tộc người thiểu số tự xưng là con cháu Lạc Việt, có thể đây là tàn dư của những người chạy loạn thời cổ ở miền Bắc Việt Nam vào đây, tuy nhiên chưa có nghiên cứu sâu về Dân tộc học, Nhân chủng học,… và một số khoa học liên quan để xác nhận nguồn gốc của tộc Lạc Việt ở Đà Lạt này.

 

Bản đồ do Trung Quốc phát hành về ảnh hưởng Văn minh Bách Việt thời cổ đại

 

Trống đồng của nước Nam Việt lấy từ mộ

số 1 La Bạc Loan, Quảng Tây. Trống đồng

là biểu trưng quyền lực quốc gia của các tộc Bách Việt.

Các Giả thuyết sự xuất hiện và nguồn gốc Loài Người:

Đây là một trong những vấn đề lớn nhất, thường xuyên là câu hỏi của cả Nhân loại trong lịch sử phát triển hàng vạn năm. Trong thế kỷ XX, công trình khoa học Rời khỏi địa đàng chiếm lĩnh thế giới của Stephen Oppenheimer, Đại học Oxford nước Anh cho thấy quan điểm nguồn gốc của các dân tộc trên Thế giới đều xuất phát từ Đông Châu Phi với mô hình Thuyết Trung tâm dẫn giải sau: Người Khôn ngoan Homo sapiens sinh ra đầu tiên tại Đông Phi 160.000 năm trước. Khoảng 132.000 năm trước họ vượt cửa Hồng Hải tới bán đảo A rập rối tiến về phia tây. Khoảng 90.000 năm trước, hậu duệ của nhóm này bị tuyệt diệt trên đất Israel vì băng giá. Khoảng 85.000 năm trước, cuộc di cư lần thừ hai được thực hiện. Lần này, vượt cửa Hồng Hải, họ tới bán đảo A rập rối từ đây, một bộ phận theo bờ biển Nam Á tiến vào Đông Nam Á. Khoảng 70.000 năm trước, từ phía tây Borneo, họ xâm nhập Việt Nam. Tại Việt Nam, họ tăng nhân số rồi di cư ra các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, đi về phía tây tới Ấn Độ. Khoảng 40.000 năm trước, chiếm lĩnh đất Trung Hoa và 30.000 năm trước, vượt eo Berinh sang châu Mỹ. Với thành tựu ban đầu về nghiên cứu gen Homo sapiens, đã cho rằng:” Tất cả đàn ông trên thế giới được sinh ra từ người đàn ông duy nhất 160.000 năm trước. Trong khi đó, giới nữ được sinh từ 3 bà tổ khác nhau”. Theo thuyết Một Trung Tâm là Đông châu Phi gồm một ông tổ và ba bà tổ sinh ra ba dòng con, về sau hình thành ba đại chủng người Mongoloid (da vàng), Australoid (da đen) và Europid (da trắng).Thời kỳ này, có nhiều công trình khoa học danh tiếng đã hỗ trợ cho Thuyết Một Trung tâm như công trình khoa học The Journey of Man: A Genetic Odyssey của Spencer Wells thuộc Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng: “Loài người Homo sapiens xuất hiện đầu tiên ở vùng Ethiopia, khoảng 160.000 năm trước. Người tiền sử từ châu Phi, vượt Hồng Hải tới đất Syria và từ đây qua Ấn Độ, Pakistan tới Viễn Đông.”

Về nguồn gốc loài người, cho tới gần cuối thế kỷ XX, nhiều ngành khoa học căn cứ vào các di vật người hóa thạch được khảo cổ khai quật trước đó đều có luận điểm cho rằng con người xuất hiện năm triệu năm trước tại châu Phi. Khoảng hai triệu năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus, gần như là Thủy tổ loài người, ra đời tại châu Phi. Khoảng 1,8 triệu năm trước, họ từ châu Phi di cư sang châu Á. Đồng thời, công bố của nhóm Giáo sư Y. Chu được cho là có cơ sở, vì trước đó khảo cổ học đó phát hiện sọ người Australoid có tuổi 50.000 năm tại vùng hồ Mungo châu Úc và bộ xương người Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Quảng Tây Trung Quốc. Luận thuyết này được ghi trong sách Trung Quốc Dân tộc Sử của Học giả Vương Đồng Linh: “Khoảng 500.000 năm trước, sống sót sau bốn lần băng giá, loài người tập trung ở phía nam dải Thiên Sơn rối tiến vào Trung Quốc”. Luận thuyết này đã có ảnh hưởng rộng trong các Luận thuyết Nhân chủng học một thời gian dài.Một luận thuyết khác cho rằng vào khoảng 250.000 năm Tr.CN, người Đứng thẳng rời bỏ châu Á, sang châu Âu mà hậu duệ cuối cùng của họ là người, bị tuyệt diệt khoảng 24.000 năm trước. Xem những di cốt hóa thạch của người Neanderthals cho thấy về cấu tạo hình học cơ thể và xương sọ còn rất nguyên thủy, vậy nên khoảng thời gian 24,000 năm là quá ngắn đối với sự tiến hóa của động vật. Người Java, người Bắc Kinh, người Núi Đọ Việt Nam,… không có liên hệ di truyền với người hiện đại. Đây có thể được coi là phát kiến lớn nhất của khoa học nhân văn thế kỷ XX. Nó làm Thuyết Đa Vùng sụp đổ. Do thuyết này thống trị thời gian dài nên khi sụp đổ, gây đảo lộn không tránh khỏi cho khoa học nhân văn thế giới. Hơn một trăm năm qua, từ cuối Thế kỷ XIX đến cuối Thế kỷ XX, các nghiên cứu về nguồn gốc người Việt, đã được nhiều Học giả Việt Nam và Quốc tế đưa ra các lý thuyết như sau: Quan điểm của một số học giả Pháp tại Viễn Đông Bắc cổ và Học giả L.Finot đưa ra thuyết: Người Việt Nam phát tích từ xứ Tây Tạng rồi dọc theo sông Nhị Hà tràn xuống miền trung châu Bắc Việt và phía Bắc xứ Trung Việt ngày nay. Học giả L.Finot cho rằng người Việt Nam xưa thuộc giống Indonesian. Giống này bị giống Aryan đánh đuổi khỏi xứ Ấn Độ, phải chạy sang bán đảo Trung Ấn. Tại phía Bắc bán đảo, giống Indonesian hợp với giống Mongolian làm thành Người Việt Nam. Các học giả người Pháp của Viễn Đông Bác cổ cho rằng “Người Việt có mặt ở Trung Quốc từ thế kỷ XI Tr.CN mà di duệ là nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn. Năm 333 Tr.CN, Sở diệt nước Việt. Hậu duệ của Câu Tiễn chạy xuống Bắc Việt Nam, thành tổ tiên người Việt.”. Các Học giả Việt đầu thế kỷ XX như Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,… cho rằng đây là cách lý giải có căn cứ vào thư tịch lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam nên đã chấp nhận để đưa vào các sách sử thời kỳ này, đến nay quan điểm này vẫn còn tác động khá sâu sắc vào nhận thức lịch sử Việt Nam của cả người dân lẫn không ít học giả người Việt.

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển vượt bậc của nhiều Ngành Khoa học Công nghệ cao đã đưa ra nhiều kết quả khám phá mới về Khoa học, trong đó có Khảo cổ học, sau đó với các kết quả nghiên cứu và bằng chứng của nhiều ngành khoa học thế giới mới đã bác bỏ Luận thuyết này cùng Học thuyết một Trung tâm với nguồn gốc loài người từ Đông Châu Phi. Năm 2005, nhóm các nhà khảo cổ học Quốc tế đã phát hiện hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis tại Myanmar có niên đại cách ngày nay khoảng 38 triệu năm, nhóm các nhà khoa học quốc tế đã chứng minh cho giả thuyết cho rằng nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Căn cứ vào phát hiện này, các nhà khoa học đã đưa ra giả thiết về nguồn gốc tổ tiên loài người đến từ châu Á. Hóa thạch vượn Bahinia pondaungensis có cùng niên đại với vượn Eosimias centennicus, tuy nhiên muộn hơn so với vượn Eosimias sinensis. Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam. Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây Tạng, một số khác cho rằng nguồn gốc chính từ người Việt bản địa.Theo các nhà Nhân chủng học, nếu phân chia theo hình dáng thì loài người được chia thành bốn đại chủng chính, đó là: 

1/ Đại chủng Âu (Caucasoid, Europoid), 

2/ Đại chủng Phi (Negroid), 

3/ Đại chủng Á (Mongoloid), 

4/ Đại chủng Úc (Australoid, hay còn gọi là Đại chủng Phương Nam).

Nhiều luận thuyết khác nhau về nguồn gốc người Châu Á: Có luận thuyết cho rằng vào Trung kỳ Đồ Đá cũ (khoảng 25.000năm đến 20.000 năm trước đây), có một bộ phận thuộc Đại chủng Á, sống ở vùng Tây Tạng di cư về phía đông nam, tới vùng ngày nay gọi là Đông Dương thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á kết hợp với bộ phận của Đại chủng Úc bản địa và kết quả là sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai (tiếng PhápIndonésien). Người Cổ Mã Lai có nước da ngăm đen, tóc quăn gợn sóng, tầm vóc thấp. Người Cổ Mã Lai từ vùng Đông Dương lan tỏa về hướng bắc tới sông Dương Tử; về phía tây tới Ấn Độ, về phía nam tới các đảo của Indonesia, về phía đông tới Philippines. Thuyết này không lý giải được các bằng chứng khoa học khảo cổ về các di chỉ người hóa thạch tại Việt Nam trước Trung kỳ Đá Cũ. Đối chiếu Lịch sử Địa chất thấy rằng thời kỳ đó có xuất hiện Băng Hà, vậy Người cổ sinh sống tại Tây Tạng bằng cách nào? Đến này nay, với điều kiện văn minh hơn, con người hiện đại vẫn rất khó thích nghi với giá lạnh đến – 50 độ C, khô hạn ở Tây Tạng. Cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 10.000 năm đến 7,500 năm  trước đây). Tại khu vực miền bắc Việt Nam và miền Nam sông Dương Tử có sự hợp chủng Cổ Mã Lai với Đại chủng Á từ phía bắc tràn xuống hình thành chủng Nam Á. Do hai lần hòa chủng với Đại chủng Á nên Chủng Nam Á có những nét đặc trưng nổi trội của Đại chủng Á. Cũng chính vì thế Chủng Nam Á được liệt vào một trong những Nhân chủng chính của Châu Á. Sau nhiều thời kỳ biến đổi của môi trường sống, Nhân chủng Nam Á đã hình thành các tộc Người cổ gọi là Bách Việt. Thuyết này cũng không vững vì sự biến đổi về mặt sinh hóa có vài nghìn năm hay cả mấy cục vạn năm là chưa thể thay đổi quá nhiều hình thức, trắc diện sinh học của một thực thể động vật. Các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của khoa học Vật lý Thiên văn, Sinh học phân tử, Nano, các kết quả thử nghiệm gia tốc ở Thụy sỹ cho chúng ta nhận thức tính vững bền khó phân chia như thế nào của các Hạt Vật chất ( Hig, Quắc,…). Đồng thời các kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho ta thấy sự xuất hiện đầu tiên của loài người trên Trái Đất ít nhất là 300 triệu năm trước, trong khi tuổi Trái Đất là 4,5 tỷ năm – rất non trẻ so với sự hình thành Vũ trụ khoảng 14,5 tỷ năm trước.Các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đều có một điểm chung về một nền văn hóa rất phát triển gọi là Văn hóa Hòa Bình ở Việt Nam. Sau này cũng tìm thấy các di chỉ Văn hóa Hòa Bình muộn hơn ở Thái Lan, Myanma, Malaixya,... Người Việt cổ thời kỳ Văn hóa Hòa Bình đã có nông nghiệp trồng trọt, đồ gốm và đúc đồng sớm nhất trên thế giới. Các vật dụng được khai quật ở tây bắc Thái Lan, miền bắc Việt Nam, MalaysiaPhilippines, bắc Úc cho thấy cư dân của Văn hóa Hòa Bình đã di cư đi nhiều nơi để làm ra các công cụ đá, đồ gốm,… hàng mấy nghìn năm trước cả Trung ĐôngẤn ĐộTrung Hoa.

Khoa học Khảo Cổ căn cứ vào các di vật khai quật đã xét nghiệm phóng xạ C14 của Văn hóa Hòa Bình được chia thành 3 thời kỳ:

 1/ Hòa Bình sớm hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên (Tr.CN)), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 Tr.CN).

 2/ Văn hóa Hòa Bình trung kỳ tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 Tr.CN), Làng Vành (16.470 ± 80 Tr.CN).

 3/ Hòa Bình giai đoạn muộn, tiêu biểu là các di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175 Tr.CN), Sũng Sàm (11.365 ± 80 Tr.CN).

Một số nét tương đồng của Văn hóa Hòa Bình được sử dụng trong Văn hóa Long Sơn (Lungsan) và Văn hóa Ngưỡng Thiều (Yangshao) của người Hoa Hạ. Một số kết quả ban đầu về nghiên cứu Nhân chủng học về ty thể AND đều có nguồn gốc người Việt cổ:

1/ Dấu chỉ bàn tay

2/ Nhóm kháng nguyên bạch cầu (HLA)

3/ DNA của ty thể (mtDNA)

4/ Vùng không tái tổ hợp trên nhiễm sắc thể Y (NRY)

Xin lược trích: “Danh từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học trong nước và quốc tế chính thức công nhận từ ngày 30-01-1932, theo đề xuất của Madeleine Colani, đã được Đại hội các Nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Lúc đầu danh từ này dùng cho một đặc thù Thời kỳ Văn hóa Đá Cũ đã sử dụng phổ biến công cụ lao động là những hòn cuội được ghè đẽo tỉ mỉ với nhiều công dụng được sử dụng trong một thời gian dài Thời kỳ Đồ Đá. Sau này danh từ Văn hóa Hòa Bình được sử dụng như một tiêu chí chung cho các di chỉ khảo cổ học có cùng hình thái đã được phát hiện nhiều nước Đông Nam Á và một phần vùng Tây nam Trung quốc ngày nay. Học giả T. M. Matthews là người đầu tiên đưa khái niệm Văn hóa Hòa Bình đến các di chỉ có cùng hình thái Hòa Bình của Đông Nam Á, ở Miến Điện, Kampuchia, Lào, Mã Lai Á, Sumatra, Thái Lan, Ần Độ, Tứ Xuyên ... Sau đó, Gs. W. G. Solheim II đã đưa Văn hóa Hòa Bình ra để chỉ định những di chỉ Tiền sử khác từ Philipin, Nhật Bản, Thái Lan, rồi đến tận Úc, phía Bắc bao trùm lên hai nền Văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn.

Chính giới Khoa học lịch sử, khảo cổ học Trung Quốc hiện nay, cũng như các Học giả Thế giới đã căn cứ vào các kết quả khoa học kiểm chứng để bác bỏ thuyết người Việt là di duệ của người Hoa Hạ, bác bỏ văn minh Hoa Hạ là cơ sở cho văn minh Việt mà chính người Việt, văn minh Việt là cơ sở hình thành văn minh Trung Hoa,… thì lại có một số Học giả người Việt có học vị Giáo sư, Tiến sỹ Sử học, Anh hùng  Lao động Ngành Xã Hội học vẫn bảo thủ với bài học thuộc lòng từ sách giáo khoa trẻ con hơn nửa thế kỷ trước rằng: “Người Việt không có họ, họ là do người Hán đưa vào, rằng người Việt ngày nay là hậu duệ lai tạo của người Hán”. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha, Ý, Georgia phân tích 5.000 chiếc răng hóa thạch phát hiện ở châu Âu cho thấy: “Khoảng 40.000 năm trước, người tiền sử từ Trung Đông qua eo Bosphorus vào châu Âu. Ở đây họ gặp những người từ Đông Á sang qua đường Trung Á. Hai dòng người hòa huyết cho ra người Eurasian, tổ tiên người châu Âu hiện nay. Nhiều nghiên cứu về nguồn gốc những tộc người nói tiếng Nam Đảo Austronesian ở các đảo Nam Thái Bình Dương cho thấy họ đều từ vùng lưu vực sông Dương Tử và miền Bắc Việt Nam di cư tới”. Kết quả khảo sát 76 sọ cổ được phát hiện tại Việt Nam, Học giả Nguyễn Đình Khoa nhận xét: “Thời kỳ tiền sử, trên khu vực thuộc Bắc bộ Việt Nam có mặt hai đại chủng người tiền sử là Australoid và Mongoloid. Họ lai giống với nhau và các thế hệ con cái lai giống tiếp cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid, đều thuộc loại hình Australoid.”. Người Mongoloid phương Nam là chủng lớn nhất trong dân cư Đông Á. Nhưng di chỉ khảo cổ học ở Trung Quốc đã phát hiện văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều phía nam Hoàng Hà và văn hóa lúa nước Hà Mẫu Độ vùng cửa sông Chiết Giang cùng các di cốt của chủng Mongoloid phương Nam, thời kỳ này có niên đại khoảng 5,000 năm Tr.CN. Các kết quả này cho thấy các di tích khảo cổ tại Trung quốc có muộn hơn đến hơn 10,000 năm các di chỉ về lúa nước của Văn hóa Hòa Bình ở vùng Bắc bộ Việt Nam. Ngày 22.1, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với tỉnh Phú Thọ tiến hành khai quật lần thứ 6 di chỉ xóm Rền (xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đã phát hiện một ngôi mộ táng và nhiều đồ gốm, đồ đá có giá trị... Trong đó, quan trọng nhất, đoàn khảo cổ đã phát hiện mộ táng trong hố thám sát ở độ sâu 120 cm. Di cốt trong mộ còn khá nguyên vẹn. Người chết được chôn nằm thẳng, đầu quay về hướng đông. Đồ tùy táng chôn theo tìm thấy một chiếc nồi hình giỏ cua, màu nâu xám có dáng miệng loe, cổ cao trung bình để trơn, thân hình cầu với vặn thừng đập chéo. Qua xem xét sơ bộ, các nhà khảo cổ cho rằng đây là di cốt của một phụ nữ cao khoảng 1,5m và trạc 20 - 30 tuổi, có niên đại khoảng 3,200 – 3,700 năm, là di cốt của người Việt cổ tại xóm Rền. Kết quả của đợt khai quật này một lần nữa cho thấy vị trí và tầm quan trọng của di chỉ xóm Rền trong việc nghiên cứu giai đoạn kim khí trong lịch sử nước ta” – Trích dẫn từ Khảo cổ học.Các lý thuyết Di truyền học cho thấy người Mongoloid phương Nam và người Australoid, hai Đại chủng này là của người Việt cổ đã di cư lên phương Bắc hợp huyết với người Mongoloid phương Bắc, vì vậy tính trội vẫn thuộc về Mongoloid Phương Nam như các di cốt đã tìm thấy.

Công trình nghiên cứu Nhân chủng học của Học giả Ballinger cũng cho thấy người Mông Cổ từ Đông Nam Á lên. Các nghiên cứu về sinh hóa và di truyền học thấy rằng người Trung Quốc ngày nay chủ yếu thuộc Đại chủng Mongoloid Phương Nam. Khám phá khoa học nhắc chúng ta nhớ đến Thiên Ngô thái Bá thế gia trong Sử Ký Tư Mã Thiên viết năm 100 Tr.CN, cách đây hơn 2,117 năm, có phần bình của Thái Sử Công (Tư Mã Thiên) như sau: “Tôi đọc Kinh Xuân Thu mới biết Trung Quốc và người Kinh, người Man đều là anh em”.Người Kinh và Man ở đây là chỉ Người Việt ở đất Kinh Dương tức là vùng Nam sông Dương Tử. Man là danh từ của Tộc Hoa Hạ ở phía Bắc sông Hoàng Hà gọi chung các tộc người Phương Nam dưới Trung Nguyên (Hoa Hạ). Vậy ý nghĩa của Thái Sử công – Tư Mã Thiên định nói nguyên nhân gì về Nhân chủng học? đây vẫn là một điều bí ẩn cổ xưa chưa được giải mã đầy đủ, tuy nhiên các phân tích về Nhân chủng học di truyền và ti thể của Người Việt đã lý giải một phần nào các nguyên nhân sâu sắc về gốc của Người Hán (Hoa Hạ) là Mogoloit Phương Nam gần với gốc Đại chủng Người Việt.

Tại di chỉ khảo cổ Mán Bạc, Ninh Bình, Bắc bộ Việt Nam có niên đại 2.000 năm Tr.CN, với 30 di cốt được xác nhận, phân lập mtDNA là chủng người Australoid và Mongoloid cho thấy đây là hai đại chủng của tộc Việt cổ cùng cư trú tại vùng đất Việt cho đến thời đại Kim Khí. Sau hậu kỳ Kim khí, không rõ vì nguyên nhân nào, người Việt chủ yếu thuộc đại chủng Mongoloid Phương Nam có ảnh hưởng nhất định của đại chủng Australoid nên về cấu tạo và hình dạng Nhân chủng học có những nét khác với Nhân chủng học Trung Hoa. Người Trung Hoa thuần chủng hơn về di truyền Mongoloid, trong đó tính trội thuộc về Mongoloid Phương Nam. Có giả thuyết cho rằng đại chủng Mongoloid phương Nam cư trú chủ yếu từ phía Nam sông Dương tử, vùng Ngũ Lĩnh đến Quảng Tây ngày nay, sau hợp huyết Autraloid thành cư dân Lạc Việt. Cộng đồng cư dân Mongoloid phương Nam mới hình thành trong một khu vực trải rộng từ vùng cực nam Hoa Nam tới Đông Nam Á, người Việt cổ cũng có thể góp phần vào làn sóng Bắc tiến của các cư dân nông nghiệp, hình thành nên cộng đồng Đông Á ngày càng đông đúc. Các dòng gien đi từ Hoa Nam lên Hoa Bắc bắt đầu từ 10.000 năm trước theo khám phá của các Nhà khoa học tại Đại học Fudan Thượng Hải trong Dự án bản đồ gien của Hội địa lý quốc gia Mỹ là bằng chứng xác thực của sự phát triển đó. Người Việt cổ chính là những cư dân đầu tiên đặt chân tới vùng phát tích đại chủng Mongoloid này.

Có ý kiến cho rằng sự di cư của người Việt cổ do vấn đề dân số. Xét về điều kiện tự nhiên và địa chất học thì ý kiến này không có cơ sở vì thời kỳ Kim khí ở vùng nam sông Dương tử đến đồng bằng Bắc bộ Việt Nam vẫn rất rộng lớn, hoang vu. Tỷ lệ dân cư không thể phát triển nhanh và đông tới mức phải di cư. Nguyên nhân cơ bản theo chúng tôi là sự phát triển của công cụ kim khí từ đồ đồng sang đồ sắt cùng với nhiều kỹ thuật khác làm cho người Việt cổ có khả năng ra biển đánh cá hoặc vượt biển đi các vùng đất mới lập nghiệp. Cũng cần phải thấy cơ cấu xã hội thời trung và hậu kỳ Kim khí đã phân hóa hình thành giai cấp, chế độ Nhà nước Phong kiến phân quyền đã hình thành. Các chiến tranh giữa các vùng Phong kiến cát cứ đã xẩy ra thường xuyên căn cứ vào sự phong phú của các di vật khảo cổ như áo giáp, vũ khí, tên, nỏ,… bằng đồng được tìm thấy rất nhiều của Văn hóa Đông Sơn.Về sử học, người Trung Quốc với chủng người Hán ( một danh từ chỉ người Hoa Hạ) nhận thấy rằng qua các di vật khảo cổ học thì sự xuất hiện của người Hoa Hạ chậm hơn người Việt cổ ở phía Nam Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, nguyên nhân nào đã hình thành tộc Hoa Hạ đến nay chưa có bằng chứng xác đáng.

Trong tài liệu Sự hình thành văn minh nông nghiệp ở Trung Hoa, Giáo sư Zhou jixu, dựa trên so sánh ngôn ngữ học, cho rằng, người Hoa Hạ thuộc dòng Arian từ phía tây tới. Chúng tôi thấy thuyết này không phù hợp thực tế nghiên cứu di truyền mtDNA. Nếu là người Arian thì mã di truyền (genome) của người Trung Quốc phải mang gen Á - Âu (Eurasian). Trong khi đó, chính Giáo sư Zhou Jixu lại xác nhận người Hoa Hạ - Hán chiếm 93% dân số Trung Quốc thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Theo Giáo sư Zhou Jixu thì lịch sử nông nghiệp Trung Hoa cũng chỉ được tính từ di chỉ trồng kê Ngưỡn Thiều có niên đại 2.300 năm Tr.CN, chậm đến hơn 10,000 năm so với các di chỉ trồng lúa nước của Người Lạc Việt. Như vậy,Trung Quốc ngày nay là kết quả của mội quá trình từ sự sáp nhập đất đai, dân cư và văn hóa của các dân tộc chung quanh Trung nguyên, trong đó có tộc Lạc Việt. Quan điểm này được Học giả Trung Quốc Trương Quang Trực nhận định:“Điểm gốc cùa văn minh Trung Hoa chỉ bao gồm vài ba bộ lạc ở ba tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam, lưu vực sông Hoài”. Học giả Trung Hoa Bỉnh Thế Hà khi kết luận trong cuốn sách nghiên cứu của ông “The Craddle of the East” cho rằng:“Nước Trung Hoa làm nên do những người không phải là người Trung Hoa”. Phải thấy rằng, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn là còn có sự thật đóng góp đáng kể của văn minh Lạc Việt suốt mấy nghìn năm. Đã có rất nhiều thợ giỏi, thầy giỏi đủ mọi ngành nghề đã phải cống nạp cho các vương triều Trung Hoa đã được sử sách ghi rõ.

Gần đây, Giáo sư Stephen Oppenheimer, một Nhà nghiên cứu y học, di truyền và lịch sử cổ đại có viết sách "Eden in the East" về văn minh Đông Nam Á. Công trình khoa học này đã gây chấn động giới nghiên cứu tiền sử Đông Nam Á. Nhận thấy quyển sách có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tìm hiểu nguồn gốc dân tộc, Gs Ts Nguyễn Văn Tuấn có viết một bài điểm sách, và nhân đó, đưa đề nghị "Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam" đăng trên Tập San Tư Tưởng số 15 tháng 8 năm 2001. Bài viết đã được nhiều tạp chí trong và ngoài nước in lại, và chúng tôi (Nhóm tác giả - VNP) đã nhận được khá nhiều góp ý cũng như phê bình. Vấn đề đặt ra được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều người ở trong cũng như ngoài nước. Trong số những tác giả đã khai triển thêm đề tài này bằng những bài nghiên cứu phân tích, Tác giả Nguyễn Quang Trọng, trong bài "Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam và ?Địa đàng ở phương Đông? Tạp chí Hợp Lưu, số 64 rất cần thảo luận. Tài liệu về Nhân chủng học (HLA – International Histocompatibility Workshop Japan 1998) Giáo sư Lâm Mã Lý công bố kết quả nghiên cứu về sự liên hệ và khoảng cách các nhóm dân trên sơ đồ di truyền cho thấy người Mân Nam và Hakka gần với chủng tộc người Việt thuộc chủng Mongoloid Nam Á, khác xa với người Hán thuộc chủng tộc Mongoloit Bắc Á. Nghiên cứu gen thấy rằng người Đài Loan thuộc chủng Mân Việt chứ không phải chủng người Hán, mặc dù có sự pha trộn trong lịch sử với người Hán di cư từ phương Bắc xuống nhưng không chiếm ưu thế trong di truyền người Đài Loan.

Về cư trú của người Việt cổ, sách Tiền Hán thư Thiên Địa lý chí có ghi: “Quận giao chỉ có 92.440. hộ gồm 746.237, người. Các quận Hợp phố , Nam hải Uất Lâm, Thương ngô ở phía nam Trung Quốc chỉ có 71.805 hộ gồm 390.555 người” . Như vậy vùng Giao Chỉ , Cửu Châu , Nhật Nam có dân số tới gần 1 triệu người (981.745 người)”như vậy là gấp 3 lần dân số 4 quận Nam Trung Quốc đã nói lên sự thuận lợi trù phú của địa lý tự nhiên cũng như trình độ phát triển kinh tế của nước Việt cổ. Cũng vì thế, khi chiếm được đất Giao chỉ - Lạc Việt, nhà Hán đã đặt nhiệm sở chính tại Phong châu (Phú Thọ bây giờ) sau khi bị khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và nhiều cuộc khởi nghĩa khác của người Việt tiến đánh mới dời về Luy Lâu (Bắc Ninh ngày nay ) làm trị sở chính của quan lại phương Bắc cai trị tại Việt Nam. Các di tích mộ táng của người Lạc Việt ở Bắc Việt Nam từ trước CN đến gần 1,200 năm sau CN cho thấy thời đó người Việt có tầm vóc rất cao lớn, không thấp nhỏ như ngày nay. Dù bị chính sách nô dịch khắc nghiệt, cho đến tận ngày nay, Người Việt vẫn là một chủng tộc riêng không phải là hậu duệ của người Hán.

Giả thuyết này cho thấy, quan niệm người Việt bắt nguồn từ người Bách Việt phía Nam  Dương Tử có lẽ còn cần khảo cứu thêm. Theo quan niệm đó thì người Việt không thể có sự đa dạng di truyền lớn hơn so với người Hoa Nam ven biển và người Hoa Nam tại Trường Sa, như các nghiên cứu của Đại học Emory, Mỹ, và Viện Nhân chủng học tiến hóa Max Planck, Đức, đã chứng tỏ. Cần nhấn mạnh rằng, quá trình Nam tiến chỉ xẩy ra mạnh mẽ sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc năm 221 Tr. CN.Sau khi diệt Nhà Tần lập nên Nhà Hán và các Triều đại Phương Bắc kế tiếp1,000 năm. Các nhà khoa học Đại học Fudan cũng nhận thấy ba làn sóng chính trong các thời kỳ 265 – 316 Tr.CN, 618 – 907 sau CN và 1,127 -  1,279 sau CN, do chiến tranh và nạn đói. Cho đến thời điểm hiện tại, chưa thấy bằng chứng Nhân Chủng học phân tử ủng hộ sự thiên di của các tộc người ngữ hệ Nam Á từ ven biển Hoa Nam xuống Việt Nam hơn 4.000 năm trước, cũng như từ giữa Hoa Nam xuống Việt Nam 2,700 năm trước, như Học giả Tạ Đức đã đưa ra giả thuyết.

 

Đối chiếu Nhân chủng học Việt – Trung, các kết quả nghiên cứu về Nhân chủng học người Việt cổ trên 50 xương sọ di chỉ miền Bắc Việt Nam đều thấy những người Việt cổ thuộc đại chủng Oxteralo Negroit và Mongoloit và hợp chủng của hai loại người này. Sau thời đại đồ đá mới sang thời đại đồng thau thì chủng tộc Mongoloit là chính, tuy nhiên so với người Việt hiện đại được xác định là tiểu chủng Nam Á. Các di tích mộ táng của người Lạc Việt ở Bắc Việt Nam từ trước CN đến gần 1,200 năm sau CN cho thấy thời đó người Việt có tầm vóc rất cao to, không thấp nhỏ như ngày nay. Dù bị chính sách nô dịch khắc nghiệt, cho đến tận ngày nay, người Việt vẫn là một chủng tộc riêng không phải là chủng tộc hay hậu duệ của người Hán. Sau cuộc xâm lược của Nhà Tần vào vùng đất Bách Việt, một làn sóng người Việt di cư ồ ạt chạy xuống phương Nam. Theo sách Việt Giang lưu vực Nhân dân sử của Nhà sử học Từ Tùng Thạch thì về mặt Nhân chủng học các giống người Chuỳnh, Dao, Xá, Đản, Lê, Lái ở Quảng Đông, Quảng Tây bây giờ đều là di duệ của các nhóm Việt tộc. Sách Sử ký ẩn viết rằng người Mân Việt (Phúc kiến) họ Lạc. Xét chữ Lạc trong chữ Hán là chỉ một giống chim Lạc tương tự ngỗng trời (?). Trên các trống đồng Việt cổ có khắc hình chim Lạc, có phải là vật tổ (Totem) của người Việt Thường rồi lấy làm họ? Đây là vấn đề còn phải nghiên cứu thêm. Khoa Nhân chủng học Thế giới đã đi đến Thuyết Người Việt cổ là một trong bốn (04) Đại chủng lớn hình thành toàn bộ Nhân loại ngày nay. Luận thuyết đó có trở thành chân lý hay không còn chờ kết quả của nhiều thành tựu Khoa học – Công nghệ cao trong tương lai. Nhưng dù sao, với những bằng chứng khoa học khách quan không thể bác bỏ, Chúng ta – những Người Việt ngày nay, có quyền tự hào về lịch sử Văn minh Việt là một trong những nền Văn minh rất sớm, rực rỡ ở thời kỳ Bình minh của Lịch sử Nhân loại. Sự đàn áp, thống trị, đói khổ dưới thời Bắc thuộc và phong kiến với tư tưởng “Trung Quân”, phân chia tầng lớp trong xã hội “ Sỹ, Nông, Công, Thương” đã áp chế nền kinh tế Việt không phát triển được. Lại thêm nạn cống nộp tất cả những người tài sắc hàng năm sang Trung Hoa trong gần hơn 2,000 năm làm suy kiệt giống nòi Việt. Cho đến trước những năm 60 Thế kỷ XX, đa số người Việt thấp, nhỏ, gầy với khuôn mặt thô, gò má cao, mồm vẩu, đến 99% dân số mù chữ. Kết quả của những năm sống dưới chế độ Dân chủ Nhân dân, được thực hiện chính sách, chế độ phổ cập giáo dục Phổ thông toàn dân, chương trình phòng bệnh với tiêm chủng mở rộng,... sau hơn 50 năm, về kích thước hình học cơ thể người Việt đã được cải thiện nhiều, khuôn mặt đã trở nên thanh thoát. Đã có không ít lớp trẻ Việt ngày một cao lớn, thể chất phát triển đồng đều hơn thế hệ cha, ông đầu thế kỷ XX. Sau 100 năm nữa, chắc chắn Người Việt sẽ là chủng tộc có vóc dáng cao lớn, sáng đẹp như Tổ tiên của họ trước Công Nguyên ở khu vực Châu Á và tiến tới là của toàn Nhân loại.

 

 

KINH TẾ LẠC VIỆT THỜI CỔ ĐẠI

Về quê hương phát minh ra kỹ thuật trồng lúa nước là ở Việt nam đã được giới khoa học trên thế giới nghiên cứu gần 100 năm qua và đi đến kết luận trong đại hội bàn về nguồn gốc dân tộc Trung Hoa ở Berkeley. Chuyên gia Trung Hoa, GS. Te-Tzu-Chang, phát biểu trước hội nghị quốc tế cũng trình bầy rõ, xét theo lịch sử Trung Hoa, lúa mạch là thực phẩm chính từ thời tiền sử đến nhà Chu, lúa tắc, mạch và đậu nành là thực phẩm thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lúa nước chỉ được du nhập từ Giao chỉ vào Trung Hoa từ thời  Tây Hán khoảng 206 Tr.CN. Hội nghị Quốc tế họp ở Berkelay năm 1978 cho thấy đồ đồng Đông Sơn và đồ đồng Tràng Kênh, Hải phòng tại Việt Nam có niên đại xưa nhất, hơn cả các đồ đồng cổ của Trung Hoa. Đồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao nhất về hợp kim, nghệ thuật tạo hình hoa văn rất tinh sảo mà các đồ đồng khai quật được của nhiều nền văn hóa trên thế giới cùng thời kỳ không thể đạt đến trình độ như vậy. Kết quả của Hội nghị Quốc tế họp về Nguồn gốc văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm nghiệm, so sánh với ý kiến của các học giả khác thấy rằng nhiều di vật kim khí đồng sắt tìm được ở Việt Nam có niên đại sớm hơn rất nhiều các di vật cùng chất liệu được tìm thấy ở Trung Quốc. Toàn bộ kết quả của Hội nghị Berkeley đã được xuất bản năm 1980.

Từ thời cổ đại trong các di chỉ của Văn hóa Hòa Bình đã tìm được những dấu vết của gao, thóc được trồng trọt. Oppenheimer Tiến sỹ Đại học Oxford Anh quốc khi nghiên cứu hệ thống các chứng cứ khảo cổ học của nền Văn minh Đông Nam Á đã đề ra thuyết Văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây. Gs. W. G. Solheim II  cũng đã tuyên bố rằng:” Nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có ở Văn hóa Hòa Bình từ 15.000 năm Tr.CN, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc Châu có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa bình”.Ông cho rằng niên đại Văn hóa Hòa Bình có 50.000 năm Tr.CN khi ông viết sách "Đông Nam Á và Tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970. Vào cuối kỷ băng hà thế Pleistocen khoảng 10.000 năm Tr.CN khi nước biển dâng cao Người Lạc Việt đã di cư đến vùng Lưỡng hà – Trung Đông mang theo kỹ thuật trồng trọt và sự tích Đại Hồng thủy. Về di tích lúa gạo do canh tác, các khảo cổ phân tích qua sự tăng phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silicat) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths - thạch thể lúa đã xác nhận trồng lúa nước phát sinh đầu tiên ở Việt Nam, qua việc thuần hóa giống lúa hoang Oryza falua Koenig, hiện vẫn còn thấy ở một số vùng Việt Nam, rồi từ đó giống lúa Việt này được truyền bá tới các khu vực khác trên thế giới ( M.O Cosven TL49, T.Rosevich T.L 13, Sasato T.L 148)

Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về trồng lúa nước ở Việt Nam từ xa xưa như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, … sách Dị vật chí của Dương Phù thế kỷ I Tr.CN, sách Thủy Kinh chú cũng viết rằng:” Lúa ở Giao chỉ chín hai mùa vậy, nơi gọi là bạch điền thì trồng lúa trắng, tháng bẩy làm thì tháng mười chín. Nơi gọi là xích điền thì trồng lúa đỏ, tháng chạp làm thì tháng tư chín”. Sách Quảng chí của Quách Nghĩa viết thế kỷ thứ III sau CN kể hơn 10 giống lúa đặc sắc của người Việt Giao chỉ thời kỳ này. Sách Thái Bình Hoàn vũ, sách Đông quan Hán ký viết năm 124 sau CN:Ở Cửu Chân, sinh 156 gốc lúa được 768 bông thóc”. Như vậy năng suất sinh sản của lúa Việt cách đây 1,889 năm đã có năng suất rất cao nhờ vào đất đai mầu mỡ, môi trường sinh thái trong sạch. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm gốm và trong thạp đồng. chứng tỏ sự phát triển của nông nghiệp lúa nước từ thời tiền sử của người Việt. Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch có niên đại khoảng 9,260-7,620 năm Tr.CN. Năm 300 Tr.CN, kinh tế nông nghiệp của Việt Nam đã ở trình độ cao lúc bấy giờ trong khu vực. Sách Quảng Đông Tân ngữ có ghi: “Vậy Giao chỉ hàng năm phải cống nộp 924,800,000. Kg (924.000. Tấn thóc) con số không nhỏ với một nước có 746.237 người. Tính ra không phân biệt người già trẻ con mỗi người nộp 1,239.28 Kg thóc / 1 năm!”. Về con số thóc gạo tưởng chừng vô lý, song đây là nguyên văn của sách cổ. Hiện không rõ trong bản dịch ghi Kg là Cân Ta hay Cân Trung Quốc? Có phải đây là hệ đo lường cổ Hán – Việt hay không? Nếu là lượng đo lường cổ thì trọng lượng chỉ gần bằng 1/2 trọng lượng của Kg hiện nay cũng đã là một năng suất lớn thời bấy giờ. Những nghiên cứu về DNA của lợn ở Thái Bình Dương đối chiếu với ty thể mtDNA di cốt lợn Văn hóa Hòa Bình cho thấy, loài lợn này là từ Việt Nam tới.

Bằng cách áp đặt giáo hóa văn minh của chính sách Hán hóa trong đó Trung Quốc phát minh ra vải, tơ, lụa. Nay thì sự thật về lịch sử và khảo cổ đã chứng minh rõ là vải, sợi, tơ lụa đầu tiên do chính người Việt phát minh ra. Nhiều sử liệu Trung Quốc được công bố như Ngô Lục chí thế kỷ IV sau CN viết:” Huyện Định An, quận Giao chỉ có cây bông cao hơn một trượng, quả như chén rượu, miệng có tơ như tơ tằm, dệt thành vải được”.  Sách Dị vật chí cũng viết rằng: “ cây bông ở Quảng Châu, Nhật Nam, Giao chỉ,… đều có cả”. Đối với Trung Quốc, cây bông đến thời kỳ này vẫn là một vật lạ. Sử sách Trung Quốc cho thấy đến đời nhà Tống (960 ~ 1279 sau CN) vẫn chưa dùng vải bông, chỉ dùng vải đay, gai, lụa và da thú. Theo chính tài liệu của các Học giả Trung Quốc thì bông là truyền từ Việt Nam vào Trung Quốc khoảng gần 2000 năm trước đây. Nhiều sách cổ cho biết bông là đặc sản cảu Châu Ái và Châu Hoan ( Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Sách Sử ký ghi: “ Vải thạp là bạch diệp. Xét bạch diệp là từ bông dệt ra. Sản vật đó Trung Quốc không có”. Sách Nông thư đời nhà Nguyên cũng nói xưa Trung quốc không biết trồng bông, bông là sản vật quý của người Việt đưa vào. Sách Hán thư và Thái Bình hoàn vũ ký ghi: “ Người Việt đã dùng tơ dệt nhiều loại sản phẩm đặc sắc: lụa, sa, the,….”. Một loại vải đặc sắc khác của Việt Nam là vải sợi chuối. Sách Văn hiến thông khảo, Nguyên Hóa quận huyện chí, Quảng chí đều có viết: :” Thân chuối xé ra như tơ dệt thành vải gọi là Tiêu cát. Vải ấy dễ rách, mầu vàng nhạt sản xuất ở Giao Chỉ”. Sách Nam Phương dị vật chí, An Nam chí nguyên dẫn rằng:” Đem thân chuối nấu lên lấy tơ dùng để dệt,.. Phụ nữ lấy tơ chuối dệt ra loại vải Giao chỉ cát như the lượt, có hai loại là Hỉ và Khích”. Sách của Trung Quốc ngày nay đều viết “ Từ thời Nhà Thương, Trung Quốc đã trồng dâu, nuôi tằm ở vùng Nam sông Dương Tử”, vì thế các sách của Phương Tây khi viết về Văn minh Trung Quốc cũng đều nói Trung Quốc làm ra tơ lụa từ thời cổ đại – Nhà Thương. Đối chiếu thư tịch cổ Trung Quốc và chính sách khoa học lịch sử, khảo cổ Trung Quốc ngày nay thì thời Nhà Thương là một Triều đại tồn tại vào khoảng năm 1,700 Tr.CN – 1,046 Tr.CN. Thời kỳ này vùng đất Nam sông Dương Tử là của Người Việt. Cũng như vậy khi các sách, tranh cổ Trung Quốc mô tả và vẽ Lão Tử - Vị Học giả cổ đại được cho là người viết Kinh Dịch – thường cỡi trên Con Trâu. Trâu là một loài động vật chỉ sống được ở vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Trâu phân bố nhiều nhất từ Nam sông Dương Tử đến vùng Bắc Trung bộ Việt Nam ngày nay, cỡi trâu là một hình ảnh quen thuộc trong sinh hoạt Việt. Vậy ngoài những ý kiến đang tranh luận về Kinh Dịch là của Người Việt cổ thì đây là vấn đề này rất đáng lưu ý. Nếu Lão Tử là Người Hán (Hoa Hạ) sao không được viết và vẽ là ngồi xe ngựa kéo hay cỡi ngựa là thứ thông dụng của Người Hán?

Thời đại kim khí cũng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, hàng nghìn hiện vật đồng rất phong phú của Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn từ 3,500 năm Tr.CN đến 150 năm Tr.CN từ các đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, nhạc khí như  chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục đục bẹt, đục vũm, đục một, nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây... Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại như thuổng, rìu, cuốc, mai, liềm hái, hiện vật khảo cổ 200 lưỡi cầy Việt bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, (khác lưỡi cầy Trung quốc), Đã phát hiện nhiều loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng, bằng sắt rất phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ sản xuất cũng có hàng chục các kiểu dáng khác nhau.Vũ khí của người Việt cổ được phát hiện có các loại vũ khí dao, kiếm, mũi giáo, lưỡi qua mà trước đây cho rằng là vũ khí cổ của Trung quốc thì hiện vật khảo cổ tại Việt Nam cho thấy lưỡi qua đồng Việt có trước Trung quốc, mũ trụ đồng, áo giáp đồng, lẫy nỏ đồng, mũi tên đồng. Đặc biệt là trống đồng, với số lượng 140 trống đồng Đông Sơn được coi là tinh sảo nhất, kích thước lớn nhất tìm thấy trong các di chỉ tại miền Bắc Việt Nam chiếm tỷ lệ tới 60% số lượng trống đồng thời kỳ này đã được phát hiện  ở khu vực Đông Nam Á. Trong một số di tích như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang đã phát hiện các di vật bằng sắt. Đối chiếu khảo cổ học cho thấy thời đại kim khí đồ đồng, đồ sắt ở Việt Nam có niên đại còn sớm so các nền văn minh cổ đại Ai cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, … cổ đại. Kỹ thuật đúc kim loại của người Lạc Việt thời kỳ này đã đạt trình độ rất cao khi đúc trống đồng Ngọc Lũ liền khối, dầy chỉ vài milimets , mặt và tang trống chi chít hoa văn chìm nổi, sau khi đúc xong không phải gia công nguội,… thì đến nay với kỹ thuật luyện kim hiện đại vẫn khó đúc được như vậy. Cũng tại các di chỉ khảo cổ học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam đã phát hiện các xưởng đúc, khuôn đúc kim loại bằng đá, sa thạch tìm thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên... có những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc, ví dụ khuôn đất đúc 3 mũi dùi, khuôn đá đúc 2 mũi tên cùng một lúc ở Đồng Đậu. Các khuôn đúc đồng bằng đá được tìm thấy là loại khuôn có hai mảnh giáp lại của khuôn được gia công nhẵn, phẳng kín tới mức giáp chặt 2 mảnh khuôn ngâm nước không có nước thấm vào mặt khuôn giáp. Cho đến thời gian này, người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất (đồ đồng tìm thấy được ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên có niên đại C14 = 1425 ± 100BC [BLn - 891] so với đồ đồng cổ nhất của Trung Hoa ở Anyang có niên đại C14 = 1300 BC theo Anderson hay 1384 BC theo Lichi), đồ đồng Đông Sơn cũng có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin gần giống đồ đồng thau Đông Sơn nhưng không có chì. Những gốm cổ nhất, sau Hang Đắng, là gốm tìm thấy ở bờ biển từ Hạ Long, Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn vào đến Bầu Tró, Sa Huỳnh.Cần xác định rằng khảo cổ học đã chứng minh được gốm Lapita mà Nguyễn Quang Trọng nói ở trên có nguồn gốc từ gốm trong hang động ở Thường Xuân (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An), Xóm Thân (Quảng Bình), là con đẻ của các gốm Đa Bút, Quỳnh Văn, Bầu Tró.

Ngay các thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi nhận những thanh bảo kiếm nổi tiếng thời cổ đại như Can Tương, Mạc gia, Ngư Trường,… những thợ rèn bảo kiếm tài giỏi như Âu Giã Tử, người phụ nữ đẹp như Tây Thi, các mưu thần như Phạm Lãi, Văn Chủng, vua như Việt Vương Câu Tiễn đều là người Việt. Chính giới học giả Trung Quốc và thế giới trên cơ sở nghiên cứu hiện vật khảo cổ đã đưa ra giả thuyết Kinh Dịch là của người Việt cổ. Năm 1971 thế kỷ XX, tại Mã Vương Đôi, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung quốc vốn là đất cũ của người Việt đã phát hiện mộ táng đời Tây Hán ( Triều đại từ năm 206 Tr.CN đến năm 25 Tr.CN). Văn vật khai quật được trong mộ Đời Hán Mã Vương Đôi hết sức phong phú. Mộ này đã khai quật ra hơn 1400 kiện vải, tơ, lụa, sách lụa và thẻ tre khai quật trong mộ được viết về thiên văn, thuốc, … Sách tre, lụa có số lượng lớn, nội dung quan trọng tác động lớn đã thay đổi nhiều quan niệm về học thuật. Trong số sách này có cuốn Kinh Dịch. Xét về bằng chứng khảo cổ học, thời kỳ đó tơ lụa người Trung Quốc chưa làm ra, chủ yếu do người Lạc Việt sản xuất ở Giao Chỉ. Sách Tấn thư phần "Trương Hoa truyện" có ghi lại rằng đầu thời Tây Tấn cả hai thanh Can Tương, Mạc Gia đã xuất hiện trở lại rồi chúng lại biến mất ở Diên Bình Tân (nay là Duyên BìnhNam BìnhPhúc Kiến), tại đây người ta đã cho dựng một đài tưởng niệm về hai thanh kiếm hóa rồng - Song kiếm hóa long, 剑化龙. Theo sách Ngô Việt Xuân Thu, phần "Hạp Lư nội truyện" thì Can Tương và Mạc Gia đều là kiếm sắt, tuy nhiên năm 1965 người ta đã đào được thanh Kiếm Việt Vương Câu Tiễn có cùng niên đại với Can Tương Mạc Gia, thanh kiếm này có cấu tạo chủ yếu lại là từ đồng. Vì thế các nhà khảo cổ cho rằng có thể Ngô Việt Xuân Thu, vốn được viết thời Đông Hán rất có thể đã nhầm lẫn về thành phần cấu tạo chính của kiếm. Cho đến nay người ta vẫn không tìm lại được bất cứ dấu vết nào về hai thanh kiếm huyền thoại Can Tương – Mạc Gia.

 

Ảnh kiếm Việt Vương Câu Tiễn và chữ  khắc trên kiếm có cùng kiểu chữ Việt cổ phát hiện ở Cảm tang, Thị trấn Bình Quả, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

Kiếm Câu Tiễn hay Kiếm của Việt vương Câu Tiễn

(chữ Hán phồn thể:越王勾踐劍, chữ Hán giản thể: 越王勾践Hán Việt: Việt vương Câu Tiễn kiếm) là một khí vật được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ năm 1965 tại Hồ Bắc, Trung Quốc. Đây là một thanh kiếmđược xác định niên đại vào thời cuối Xuân Thu thuộc quyền sở hữu của Câu Tiễn, vua nước Việt. Ngoài ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, Kiếm Câu Tiễn còn nổi tiếng vì độ sắc bén và sáng bóng dù đã chôn dưới đất hơn 2,400 năm, hiện cổ vật này được trưng bày tại Bảo tàng Hồ BắcTrung Quốc.

Chữ khắc trên kiếm "越王自作" – Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn  làm để dùng.

Năm 1965 trong một cuộc khai quật khảo cổ tiến hành tại công trường xây dựng công dẫn nước thứ hai cho hồ chứa nước sông Chương ở Kinh Châu, Hồ Bắc, người ta đã phát hiện ra ở Giang Lăng trên năm mươi ngôi mộ cổ có niên đại thời nước Sở. Khảo cổ học đã tiến hành khai quật khảo sát từ giữa tháng 10 năm 1965 tới tháng 1 năm 1966, cuộc khảo cổ đã thu được trên 2000 đồ tạo tác trong đó đáng chú ý nhất là một thanh kiếm bằng đồng. Thanh kiếm này được tìm thấy vào tháng 12 năm 1965 tại một ngôi mộ cách Dĩnh Nam, kinh đô cũ của nước Sở, khoảng 7 km, nó được đặt trong bao kiếm bằng gỗ sơn mài cạnh một bộ xương người. Sau khi rút kiếm ra khỏi bao, người ta thấy rằng thanh kiếm này gần như vẫn còn sắc bén và sáng bóng bất chấp việc nó nằm trong một ngôi mộ ngập bởi nước ngầm đã trên 2400 năm. Khi thử nghiệm độ sắc bén của thanh kiếm, các nhà khảo cổ thấy rằng nó vẫn dễ dàng cắt đứt một chồng chừng hai chục tờ giấy báo.

Trên một mặt của lưỡi kiếm, người ta tìm thấy hai dòng chữ cổ. Tổng cộng có 8 chữ được viết theo lối "điểu trùng văn" ("鸟虫文") là thứ chữ chuyên dùng để khắc triện thư, rất khó đọc. Ban đầu người ta đã giải mã được 6 chữ là "越王" - "Việt vương" - "Vua nước Việt" và "自作用" - "tự tác dụng kiếm" - "kiếm tự làm để dùng". Hai chữ còn lại được cho là tên của một trong các vua nước Việt, sau trên hai tháng tranh luận gay gắt với sự tham gia của nhiều học giả danh tiếng như Quách Mạt Nhược, người ta đã đi tới kết luận rằng đây chính là tên của Câu Tiễn (496 Tr.CN -465Tr.CN),vị vua nổi tiếng nhất trong lịch sử 200 năm của nước Việt. Và như vậy, 8 chữ được khắc trên lưỡi kiếm là "越王勾践 自作用劍" - "Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm". Có thể đây chính là thanh kiếm Trạm Lư nổi tiếng đã được chôn theo Câu Tiễn, tuy rằng chưa có căn cứ nào thi hài chôn ở ngôi mộ này chính là Việt Vương Câu Tiễn.

Kiếm Câu Tiễn có chiều dài 55,6 cm trong đó phần cán kiếm dài 10 cm, lưỡi kiếm rộng 5 cm có họa tiết là các hình thoi lặp lại trên cả hai mặt. Cuộc phân tích về thành phần của kiếm do Đại học Phục Đán và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thực hiện đã cho kết quả rất đáng ngạc nhiên về trình độ luyện kim thời bấy giờ.

Kiếm Can Tương Mạc gia:

Can Tương (chữ Hán: 干將, bính âm: Gān Jiàng) và Mạc Gia (chữ Hán: 莫邪, bính âm: Mò Yé) là tên của hai vợ chồng thợ rèn kiếm Trung Quốc cuối thời Xuân Thu, ở nước Ngô (Việt).Vua Ngô là Hạp Lư cho tìm về để làm kiếm. Can Tương cùng  Âu Dã Tử học chung một thày. Can Tương có vợ là Mạc Gia được vua Hạp Lư cho ở cửa Tượng môn để làm kiếm thật sắc. Can Tương tìm những kim loại, thiết loại tinh anh, chọn ngày lành tháng tốt, đồng nam, đồng nữ cả thảy 300 người ngày đêm đốt lò nấu vàng sắt suốt 3 tháng không chẩy. Mạc Gia nói với chồng:Thần vật, tất phải đợi sinh khí con người mới thành được. Nay phu quân đúc kiếm ba tháng không được hoặc giả thần vật còn đợi sinh khí con người ?”.Can Tương nói:Xưa thầy ta đúc mãi không thành kiếm, cả hai vợ chồng đều nhẩy vào lò mới thành bảo kiếm. Về sau ai đúc kiếm ở chân núi Tây sơn cũng phải làm lễ tế lò rồi mới dám mở ra. Nay ta đúc mãi không được, có lẽ cũng phải thế”.Mạc Gia nói:“Thầy ta còn bỏ thân để đúc kiếm thần, sao ta không làm theo được”.Nàng bèn tắm gội, chay tịnh, khi đồng nam nữ kéo bễ lò lửa cháy dữ thì Mạc Gia nhẩy vào, quả nhiên một lúc sau vàng và sắt đều chảy cả ra. Đúc được 2 thanh kiếm, thanh trước đặt tên là Can Tương là Hùng kiếm ( Kiếm đực), thanh kiếm sau là Mạc Gia là Thư kiếm ( Kiếm cái). Hai thanh kiếm chém vào sắt, vào đá đều đứt vỡ mà lưỡi kiếm không mẻ, không sứt, không có cả vết sước.Truyền thuyết kể rằng Can Tương giấu thanh hùng kiếm, chỉ dâng cho Hạp Lư thanh thư kiếm Mạc Gia, được Hạp Lư thưởng 100 nén vàng, sau biết Can Tương giấu thanh hùng kiếm, sai người đòi, nếu không sẽ giết. Can Tương lấy kiếm ra, thanh kiếm biến thành rồng đưa Can Tương bay lên trời mất. Sau không biết thanh Mạc Gia đi đâu mất. Hơn 600 sau  đến Nhà Tấn, Thừa tướng là Trương Hoa, đêm ngồi xem thiên văn thấy khí lạ liền gọi người giỏi thiên văn là Lôi Hoán đến hỏi, Lôi Hoán nói:” Đó là tinh khí của thần kiếm ở về địa phận Phong Thành”.Trương Hoa bèn bổ Lôi Hoán làm quan huyện lệnh Phong Thành, đào ở nền nhà ngục tìm được một hộp đá dài 6 thước ( 1 thước = 230cm), rộng 3 thước, mở ra trong có 2 thanh bảo kiếm. Lấy đất núi Tây Sơn mà đánh thì ánh sáng rực rỡ. Lôi Hoán đưa cho Trương Hoa một thanh, còn một thanh giữ lại. Trương Hoa xem kiếm rồi ngạc nhiên nói:” Đây là thanh Can Tương, thanh Mạc Gia đâu mất? Nhưng thần vật sẽ lại hợp với nhau”. Sau Trương Hoa và Lôi Hoán cùng đeo kiếm qua bến Diên Bình, cả hai thanh kiếm cùng nhẩy xuống sông, cho lặn tìm không thấy, thấy 2 con rồng, từ đó mất hẳn.

Một thuyết khác được ghi trong Ngô Việt Xuân Thu ( ) lại viết rằng Can Tương ở đất Sở, nguyên xưa đây là đất của nước Tây Âu Việt (Lạc), làm lò luyện kim dưới chân núi để rèn hai thanh kiếm báu rồi lấy tên hai vợ chồng đặt tên cho bảo kiếm. Can Tương chỉ dâng vua Sở thanh Thư kiếm ( Kiếm cái) Mạc Gia mà giữ lại thanh hùng kiếm ( Kiếm đực) Can Tương. Vua  Sở biết được bèn sai sứ giả tới bắt Can Tương tới để giết đi , trước khi đi, biết sẽ bị Vua Sở giết, Can Tương dặn lại vợ rằng nếu sau này có sinh con trai thì nói lại với nó: "Tìm về phía Nam sơn, kiếm báu giấu trong tảng đá ở phía Nam trên núi". Quả nhiên khi đến gặp vua Sở, Can Tương bị chém để thiên hạ không còn ai luyện được bảo kiếm.Vua Sở cũng sai quân về bắt Mạc Gia, nhưng Mạc Gia trốn vào núi. Sứ giả không tìm được về báo vua Sở là Mạc Gia được tin chồng chết đã nhẩy xuống sông tự vẫn. Về sau Mạc Gia sinh ra một đứa con trai đặt tên là Xích.Vua Sở cũng biết tin vợ Can Tương là Mạc Gia vẫn còn sống đã sinh con trai nên sai truy lùng gắt gao. Hai mẹ con phải thay tên đổi họ trốn vào núi sâu. Lớn lên, , sau khi nghe mẹ kể chuyện về cái chết của người bố là Can Tương, Xích quyết đi tìm kiếm báu để báo thù cho Cha. Sau nhiều năm lần tìm được bảo kiếm Can Tương, nhưng vì không thể đến gần vua Sở, Xích gặp một người tên là Hiệp Khách là một Kiếm sỹ Giang hồ bèn dâng cả kiếm và đầu của mình cho Hiệp khách để ông ta dùng kế lừa giết vua Sở. Khi Hiệp Khách đến Sở dâng kiếm và đầu Xích, Vua Sở sai bỏ vào đầu Xích vào vạc dầu, đầu Xích trôi nổi không tan, Vua Sở tới bên vạc nhìn vào bị Hiệp Khách chém, đầu vua Sở rơi vào vạc thì Hiệp Khách cũng tự chém đầu mình rơi xuống. Thanh kiếm Can Tương mất trong lúc biến loạn vì việc vua Sở bị chém. Sau khi vớt ra từ vạc dầu sôi không thể biết đâu là đầu Vua Sở nên phải chôn chung vào một mộ có tên "Tam Vương mộ" (三王墓) nay vẫn còn.

 

Mạc Can sơn

Kiếm Can Tương và Mạc Gia đã trở thành điển cố trong văn học cũng như giã sử là biểu tượng của những thanh kiếm huyền thoại, sắc bén. Trong sách Mặc Tử và Tuân Tử đều có nhắc tới hai thanh kiếm này. Hồi 74 tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long cũng tả rất kỹ câu chuyện làm kiếm của hai vợ chồng Can Tương, Mạc Gia. Nhà thơ Lý Thương Ẩn thời Vãn Đường trong bài thơ Tặng tư huân Đỗ thập tam viên ngoại đã có câu thơ:

 Danh tổng hoàn tằng tự Tổng Trì / Tâm thiết dĩ tòng Can Mạc lợi - Dịch:Tên Tổng mà mang tự Tổng Trì / Lòng thép đã như gươm báu sắc.

Nhà văn Kim Dung trong tác phẩm Việt nữ kiếm – Chú ý chữ Việt Nữ Kiếm của Kim Dung, tại sao không là Hán Nữ Kiếm? – Kim Dung cũng đã nhiều lần nhắc tới hai thanh Can Tương và Mạc Gia. Ngọn núi tương truyền là nơi đúc kiếm của Can Tương và Mạc Gia, nay thuộc huyện Đức Thanh, tỉnh Chiết Giang, về sau đã được đặt tên là Mạc Can sơn (莫干山) để kỷ niệm câu chuyện về hai vợ chồng vì công nghiệp mà hy sinh thân mình. Ngày nay Mạc Can sơn đã trở thành địa điểm nghỉ dưỡng thu hút đông khách du lịch ở tỉnh Chiết Giang. Ghi chú: "出門,望南山,在南邊山上,劍藏在石中"/"Xuất môn vọng nam sơn tại nam biên san thượng kiếm tàng tại thạch trung".

Thời cổ đại, Người Việt đã sáng tạo ra nhiều nghề thủ công tinh xảo. Phần lớn là dùng nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên trên lãnh thổ Việt. Một trong những nghề đó là Nghề Sơn Mài, có lẽ sự phát minh đầu tiên là dùng nhựa sơn ta để trám vào các thuyền nan dùng các vật liệu tre, luồng có rất nhiều ở đất Việt. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược Nghề Sơn Ta hay còn gọi là Sơn Mài vì tính độc đáo, đa dụng và nguyên thủy của chế tác cách đây hàng vạn năm vẫn tồn tại, phát triển từ Việt đi khắp thế giới và cơ bản cách sản xuất nguyên liệu, chế biến vẫn không khác gì so với phát minh từ thời Nguyên thủy. Trước 1945, cây sơn trồng tập trung ở tỉnh Phú Thọ, tại các huyện Tam Nông, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù Ninh với các xă nổi tiếng như Tiên Kiêng, Cổ Tích, Vinh Quang, Đào Xá, Dị Nậu, Phú Lộc, Phú Hộ ... Huyện Phù Ninh có câu ca dao còn lưu truyền đến tận ngày nay:                                    

“Cổ Tích có cây bồ đề,

Có giếng tắm mát, có nghề cắt sơn”

Cổ Tích là tên của một xă ở chân núi Đền Hùng đất tổ tại huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Câu ca dao này đă tóm tắt được ba đặc diểm chính của vùng trung du Phú Thọ, có cây bồ đề lấy gỗ làm diêm, có giếng đá ong đầy nước trong veo để tắm mát và cây sơn ta cắt nhựa cho đồ thủ công mỹ nghệ và hội họa nghệ thuật. cây sơn của đất tổ Đền Hùng tại vùng Phong Châu cội nguồn dân tộc Việt Nam:

“Một đồng một rỏ không bỏ nghề trầu

Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”

Tính chất lý hóa của Sơn Việt đă được các Chuyên gia Nhật như Hirano, Pháp như Bertrand và Georges Brook và Việt Nam như Lê Thị Phái và Trần Vĩnh Diệu nghiên cứu, thử nghiệm có kết quả: “Màng sơn có tính cách nhiệt và cách điện rất tốt, chịu được 410 0C, chống chịu tốt đối với vi sinh vật, các loại acid, nên bảo vệ tốt các vật liệu. Màng sơn có độ uốn dẻo cao nên rất dai, cho nên sơn kim khí bằng nhựa sơn, vặn xoắn sợi dây theo nhiều hướng nước sơn vẫn bền không bị vụn nát, nước biển mặn cũng không phá hoại được màng sơn. Năm 1981, chiếc tầu biển “Sông Nil” bị đắm ở bờ biển Nhật Bản, chìm sâu dưới 18 m nước biển. Sau 18 tháng ngâm nước mặn, khi vớt lên, các dụng cụ quét nhựa sơn vẫn còn nguyên vẹn”. Trước năm 1945, trồng 1 ha sơn ở vùng trung du Phú Thọ thu nhập rất cao, mỗi năm được 300 kg nhựa sơn tương đương với 6000 kg gạo, cho nên đă có những câu ca dao:“Một nương sơn tốt bằng một cót thóc đóng trong nhà”. Năm 1969, Trung Quốc cử Đoàn chuyên gia Khảo sát cây Nhiệt đới của Tỉnh Quảng Tây sang nghiên cứu Cây Sơn Việt Nam. Sau một thời gian dài nghiên cứu đã xác nhận cây sơn gieo trồng tại Trại thí nghiệm chè Phú Hộ khác hẳn cây sơn ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Những tài liệu của Viện Khảo cổ học Việt Nam năm 1961 cho biết, người Việt cổ đă biết dùng nhựa sơn từ thời đại Hùng vương dựng nước cách đây hơn 4.000 năm. Ngôi mộ cổ Việt Khê ở Thủy Nguyên, Hải Pḥòng thuộc thời đại cuối đồng thau - đầu đồ sắt ước lượng 500 năm trước công nguyên, có nhiều hiện vật đồ đồng, đồ gỗ và hiện vật có giá trị mang vết tích nhựa sơn là mái chèo gỗ, mảnh da thú và tráp gỗ quét sơn. Các Nhà Khảo cổ học Đinh Văn Kiều và Lê Xuân, Viện Khảo cổ Việt Nam đã khai quật di chỉ mộ cổ Đường Dù ở Đông Sơn, Thủy Nguyên, Hải Pḥòng cho thấy ngoài các hiện vật đồ đồng, đồ gỗ, nông cụ, đồ mộc còn có đồ làm sơn bao gồm bát đựng sơn, chổi quét sơn, vẩy vét sơn. Theo phân tích C14 và các đối chứng di chỉ khảo cổ đã xác định niên đại ngôi mộ vào khoảng Thế kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.

Tháng 7/1976, Nhà Khảo cổ học Phạm Quốc Quân sau khi nghiên cứu mộ thuyền Châu Sơn ở Cống Bùi , Kim Bảng, Hà Nam Ninh ( Nay là tỉnh Hà Nam và Ninh Bình) cho thấy những công cụ nghề sơn cũng giống như ở mộ Đường Dù gồm các thố (đồ đựng) bằng sơn có trang trí hoa văn nghệ thuật Đông sơn. Sách Đại Việt sử ký Toàn thư, Ngoại kỷ Tập I của Ngô sĩ Liên, xuất bản năm 1967, viết :“Kỷ Nhà Lý- Canh Tí thiên Phủ Duệ Vũ năm thứ 1 (1120). Mùa hạ, tháng 6, chủ đô giáp Tất Tắc (thợ sơn) là Đặng An dâng chim sẻ trắng”. Như vậy, phường thợ sơn có ở Việt Nam trước sự tích Trần Công Thương (1443 sau CN – 1460 sau CN) như bài viết của Học giả Crévost Lemarié. Cây sơn mọc tự nhiên hay gieo trồng ở Việt Nam (Rhus succedanea L.) là một giống sơn độc đáo trên thế giới và nghề làm sơn đă có từ cổ xưa. Theo các tài liệu hiện còn lưu giữ vào năm 1895 Sơn Việt đă bán cho Nhật Bản. Năm 1925 Hãng sơn Nhật là SAITO – MIZUTA đă mở đại lý Sơn Việt tại Hà Nội và Phú Thọ. Thời kỳ 1939 – 1940, cây sơn phát triển mạnh nhất ở Phú Thọ, tại Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Thủy, Lâm Thao, Phù Ninh từ 3124 ha (1939) tăng lên 4400 ha (1943). Sách Niên giám Sơn Việt do Nhật Bản ấn hành hiện vẫn còn số liệu nhập khẩu sơn Tam Nông hàng năm và ảnh người dân Tam Nông gánh sơn xuống tàu Nhật Bản tại bến phà Ngọc Tháp. Kết quả khảo sát mới đây trên các hiện vật gỗ sơn có khoảng vài trăm năm tuổi do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam thực hiện cho thấy: “ So sánh các hiện vật có độ tuổi tương ứng của Việt Nam với các hiện vật của Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Campuchia thì các hiện vật gỗ sơn Việt Nam vẫn giữ được độ bóng mượt, màu sắc lộng lẫy”. Theo nghiên cứu của H. Lecomte (1908 - 1923) và Pierre Domart (1929), cây sơn Phú Thọ có tên khoa học là Rhus Succedanea, Linné. Var. Dumoutieri. Còn cây sơn miền Nam và Campuchia có tên gọi là Mélannorea Laccifera Pierre. Hai giống sơn bản địa này khác hẳn giống sơn Rhus vernicifera D.C. của Nhật Bản. Các nước Myanmar, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ (Cachemire, Sikkim, Gănđơn) và Népal đều có cây sơn.,trong đó Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất sơn nhiều nhất trên thế giới (Crévost Charles, 1905). Cây sơn con mọc từ hạt mới gieo, thân mập, lóng ngắn, ngọn màu đỏ nhạt phần lớn là sơn tốt nhiều dầu. Cây sơn con đỏ tía, cao vóng, lóng dài phần lớn là sơn xấu phải nhổ đi khi tỉa sơn con mới mọc. Như vậy sơn mài Việt có từ lâu đời. Cây sơn tại Trung Quốc ngày nay phân bố ở Vân Nam và Hải Nam đều là vùng đất cổ xưa của người Việt. Khi khám phá di chỉ mộ Tần Thủy Hoàng ở Trung Quốc cách ngày nay khoảng hơn 2,200 năm có hàng nghìn tượng quân lính đất nung, lúc ban đầu mới mở hầm mộ thấy rõ tất cả các quân sỹ được sơn nhiều mầu rực rỡ,… phân tích của các nhà khoa học Trung quốc và Thế giới thấy rằng chất liệu sơn tượng chính là Sơn Việt. Loại sơn này chỉ có ở đất Việt, không thể có ở Trung Hoa thời cổ đại cũng như ngày nay. Hơn 8,000 tượng chiến binh đất nung tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng nguyên bản có phủ sơn mài và được tồn tại cho tới khi khai quật khảo cổ. Đây chính là kỹ thuật Người Việt cổ vì lúc đó Người Hoa Hạ (Hán) không biết sơn là loại vật liệu gì – Lược trích tài liệu nghiên cứu Sơn Mài Việt Nam.

Hiện nay tại các thư viện và lưu trữ Quốc gia Việt Nam còn rất nhiều tài liệu về kỹ thuật của Người Việt ngay ở thời cận đại và hiện đại. Có thể dẫn giải một sự việc đơn giản về kỹ thuật dệt in chiếu cói của Người Việt không phai, không mốc sau hoàn thành sản phẩm được truyền dậy trải hàng nghìn năm nhưng Trung Quốc vẫn không làm được. Đầu năm 1960/ Thế kỷ XX, một Đoàn chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam đến huyện Nga Sơn, Thanh hóa để “Học tập kỹ thuật dệt chiếu cói Việt”, thời kỳ đó quan hệ Việt – Trung “ Vừa là đồng chí, Vừa là anh em” nên những người thợ Việt đã tận tình chỉ bảo cho “Người đồng chí, anh em” Trung quốc các bí quyết sản xuất chiếu cói. Sau khi đã học hỏi kỹ thuật Việt trở về Trung quốc thực hành, từ đó không nhập khẩu chiếu cói Việt Nam cho đến tận ngày nay.

(Còn Tiếp)

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển