Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

Rút ngắn thời gian đào tạo đại học: Cần phương án tổng thể

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Động thái này gây bất ngờ cho nhiều người, bởi trước đó Bộ GDĐT chưa tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên. Ngoài ra, về vấn đề này, có nhiều ý kiến cho rằng cần có một phương án tổng thể, bao quát.

Đào tạo đại học 3 - 4 năm

Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đưa ra phương án rút thời gian đào tạo đại học còn 3 - 4 năm. Theo lý giải, việc rút ngắn thời gian đào tạo sẽ giúp sinh viên có cơ hội giảm thời gian học, đi làm sớm.
 

 Ảnh minh họa.

Nhiều ý kiến cho rằng Bộ GDĐT nên tổ chức hội thảo để các chuyên gia và giảng viên có cơ hội thảo luận, góp ý cho đề án này. Ngoài ra, không phải tất cả các trường đều có thể áp dụng cách rút gọn thời gian này, mà chỉ những trường phù hợp rút ngắn thời gian mới tổ chức thực hiện. Trên thực tế, nhiều trường cao đẳng hiện tổ chức đào tạo trong 3 năm, nhưng sinh viên ra trường vẫn còn bị hoài nghi về chất lượng, nếu bậc đại học cũng rút ngắn thời gian đào tạo thì sẽ là áp lực rất lớn cho chương trình đào tạo hiện duy trì 4 - 5 năm. Thế giới hiện có 2 luồng giáo dục phổ biến: Khối APEC, Mỹ có nền giáo dục phổ thông 12 năm và 4 năm cử nhân; hệ thống giáo dục phổ thông của Anh là 11 năm, ai muốn vào ĐH phải học thêm 2 năm bậc cao và sau đó 3 năm ĐH.

Chung quan điểm lo ngại, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) - cho rằng thời gian đào tạo bậc đại học rút còn 3 năm sẽ không đảm bảo chất lượng. Quan trọng hơn, việc đào tạo 3 hay 4 năm đôi khi chỉ là định tính, vấn đề cốt yếu nhất là đầu ra - nguồn nhân lực với bằng cấp hiện nay có được các nước công nhận hay không.

Tiệm cận thế giới?

Một phương án tổng thể là điều được nói đến nhiều khi đề cập vấn đề đào tạo đại học 3 hay 4 năm. Như vậy, những môn ở bậc phổ thông đã đào tạo thì lên đại học không dạy lại. Nhiều nước trên thế giới, các môn giáo dục thể chất, quốc phòng… được xếp vào các câu lạc bộ ngoại khoá, sinh viên dành thời gian học các môn chính, môn chuyên ngành.

Cụ thể hơn, lãnh đạo nhiều trường đại học đề xuất Bộ GDĐT xem xét chương trình đào tạo của ta hiện so với thế giới như thế nào. Trong đó, quan trọng nhất là đầu ra, chuyên môn của nguồn nhân lực, kỹ thuật thực hành. Nhiều nước cho sinh viên học cả ngày cũng là một cách rút ngắn thời gian, trong khi ở ta hiện nay phần lớn sinh viên học nửa ngày.

Giải thích về thời gian học ĐH chỉ còn 3 năm, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga cho biết đây là cách tiệm cận dần khung thời gian đào tạo được nhiều nước áp dụng. Hiện nay, tiến trình Bologna về cải cách giáo dục ĐH châu Âu đang được các nước trong cộng đồng khu vực này thực hiện. Cụ thể, thời gian đào tạo bậc ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ lần lượt là 3 năm, 5 năm, 8 năm, tính từ khi học sinh tốt nghiệp THPT. Từ đây cho thấy, thời gian đào tạo ĐH của chúng ta 4 - 6 năm là quá dài so với khung chung các nước.

Theo ông Bùi Văn Ga, rút ngắn khung thời gian đào tạo ĐH không đồng nghĩa cắt bớt chương trình và chất lượng đào tạo giảm. Ngược lại, khối lượng kiến thức và kỹ năng của các chương trình cần được bổ sung để đáp ứng yêu cầu khung trình độ quốc gia. Phương pháp đào tạo của người thầy và cách học của sinh viên cũng phải thay đổi. Hiện nay, nhiều sinh viên trong 3 năm học đã đủ số tín chỉ để tốt nghiệp, điều này khẳng định, việc rút ngắn thời gian học trên giảng đường xuống còn 3 năm là có cơ sở và khả thi.

Hoàng Chi

Theo laodong.com.vn

 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển