Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Phát triển kinh tế ven biển: Cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Nhằm thúc đẩy phát triển nhân lực vùng ven biển gắn với phát triển kinh tế biển bền vững, ngày 26/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực – nhân tài Việt Nam tổ chức hội thảo quốc tế lần thứ nhất: “Phát triển nhân lực vùng ven biển Việt Nam trong biến đổi khí hậu”.
Toàn cảnh hội thảo
 
Hầu hết các chuyên gia tham dự hội thảo đều khẳng định, phát triển nguồn nhân lực đối với vùng ven biển gắn với phát triển kinh tế biển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đều nhận định, phát triển kinh tế biển Việt Nam hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và việc đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực này chưa được quan tâm sâu sắc, không ít nơi vẫn còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững. Do đó, để phát triển nhân lực vùng ven biển cần có một hệ thống giải pháp mang tính tổng thể bao gồm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực, từ giáo dục đến văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe người dân đến các vấn đề phát hiện và trọng dụng nhân tài, xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, bảo đảm chủ quyền biển vùng biển đảo và nhất là có đội ngũ nhân tài đúng tầm với yêu cầu phát triển bền vững.
 
Theo ông Vũ Ngọc Phương, Chủ tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực – nhân tài Việt Nam: Việt Nam là một “quốc gia biển” với 28 tỉnh, thành phố ven biển đảo, 29 triệu dân (trong tổng số 86 triệu dân cả nước). Kinh tế biển và vùng ven biển đóng góp khoảng 48 – 49% GDP cả nước, riêng kinh tế thuần biển đóng góp 22% GDP. Do vậy, cần có một tư duy mới với những giải pháp hữu hiệu để khai thác tài nguyên biển, góp phần vào sự phát triển bền vững đất nước.
 
Vậy làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực vùng ven biển? Ông Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam nhấn mạnh: Tại các vùng biển, hải đảo, cần đào tạo, bồi dưỡng đủ các loại nhân lực, từ người lao động có tay nghề, bảo đảm năng suất lao động cao, đồng thời có đội ngũ cán bộ quản lý, công chức hành chính đủ tầm đảm đương nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, cần tập trung vào những cán bộ, công chức trong bộ máy chính quyền các cấp vùng biển đảo; các cán bộ, chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, những nghệ nhân trong các ngành nghề; đặc biệt cần quan tâm đến đội ngũ các doanh nhân…
 
Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km, 28 tỉnh, thành phố có biển, kinh tế biển và vùng ven biển đã đóng góp khoảng gần 50% GDP cả nước. Tuy nhiên, ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra. Mong rằng với những nỗ lực không ngừng của các cấp, các ngành, đặc biệt là các tỉnh, thành ven biển, trong thời gian tới, công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực các vùng biển đảo sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương./.
 
 
Theo dangcongsan.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển