Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 3, 23/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Đơn vị trực thuộc hội

PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN THÀNH, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BÍ THƯ THÀNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND THÀNH PHỐ (tại Đại hội thành lập Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng)

PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN VĂN THÀNH, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, BÍ THƯ THÀNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND THÀNH PHỐ (tại Đại hội thành lập Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng)
Thưa các đồng chí !
Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng ra đời vào thời điểm cơ ý nghĩa rất quan trọng. Đảng bộ và nhân dân thành phố đang ra sức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ thành phố và Đại hội XI của Đảng, bước vào thời kỳ mới, với quyết tâm động viên mọi nguồn lực, phát huy lợi thế thành phố Cảng, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng phát triển thành phố nhanh và bền vững; đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của cả nước. Nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang đó rất cần sự nỗ lực đống góp của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có năng lực đóng góp và quan tâm đến sự nghiệp khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho thành phố Hải Phòng.
 
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành.
 
Những kết quả về phát triển nguồn nhân lực: những thành tựu lao động thành phố đang có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH - HĐH chuyển nhanh sang các ngành nghề; kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, điện tử viễn thông, cơ khí chế tạo, đóng tầu, công nghệ vật liệu mới, công nghệ biển, kinh tế biển, logistic...
 
Trong suốt 10 năm qua, lực lượng lao động của Hải Phòng đã có sự tăng đáng kể. Số người trong lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 1.19 triệu người lên 1.47 triệu người năm 2010, bằng 22.5%. Điều này vừa giúp thành phố bổ sung lực lượng lao động nhưng cũng gây sức ép về việc làm và các vấn đề an sinh xã hội.
 
Số người qua đào tạo có chiều hướng tăng nhanh, có cấu đào tạo ngày càng hợp lý, chất lượng nhân lực và trình độ đào tạo được nâng lên dần đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, năng suất lao động có xu hướng tăng.
 
Hải Phòng có hệ thống giáo dục phát triển hơn các địa phương lân cận, hạ tầng cơ sở xã hội tốt, thành phố Hải Phòng có chỉ số giáo dục đứng thứ 3 toàn quốc với 4 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 26 trường trung cấp chuyên nghiệp, trường Đại học Hàng Hải là trường đáu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ISO 9001-2000, là trường duy nhất tại Việt Nam có bằng cấp công nhận tại tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ người biết chữ đạt 97.6%, cao nhất cả nước. Hoàn thành phổ cập bậc Trung học cơ sở từ năm 2001, bậc Trung học và nghề từ năm 2008.
 
Những hạn chế về phát triển nguồn nhân lực: số có bằng cấp chứng chỉ nghề thấp so với tổng số lao động qua đào tạo, theo WB chất lượng lao động đạt 3.79 điểm xếp thứ 11/12 nước ở Châu Á; nhân lực đào tạo hàng năm tăng nhưng thiếu chuyên gia trình độ cao, thiếu công nhân lành nghề chỉ số kinh tế tri thức (KEI) đạt 3.02 điểm xếp 102/133 quốc gia phân loại; chất lượng nhân lực còn yếu kém, năng suất lao động thấp so với các nước trong khu vực, năng suất lao động Trung Quốc gấp 2.5 lần, Malaysia 10 lần, Hàn Quốc 26 lần, đáng chú ý là năng suất lao động của nước ta tăng chậm so với các nước đang phát triển trong khu vực. Khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin làm công cụ làm việc của đội ngũ nhân lực thành phố hạn chế.
 
Về cơ bản, nguồn nhân lực Hải Phòng có chất lượng chưa cao, kỹ năng nghề nghiệp còn thấp, còn thiếu kinh nghiệm thực tế, khả năng cạnh tranh còn hạn chế, chưa sẵn sàng cho hội nhập quốc tế, dễ tổn thương trước những biến động của kinh tế quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên chưa cao và có dấu hiệu giảm dần (5,4% năm 2000 xuống còn 4,6% năm 2010), lao động phổ thông và lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp còn phổ biến (chiếm 81,6%). Thể hiện sự mất cân đối rõ nét, phản ánh tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ".
Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật giảm từ 83,6% (năm 2000) còn 76% năm 2010, tuy nhiên giai đoạn 2005-2010 hầu như không đổi(74,5% năm 2005 và 76% năm 2010).
 
Đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng kinh tế Hải Phòng giảm dần và mạnh, năm 2001 góp 3.05% trong tốc độ tăng trưởng 10.38% GDP, đến năm 2010 chỉ còn 0.26% trong mức tăng 10.96% GDP năm 2010. Nguyên nhân chính là năng suất lao động thấp và lực lượng lao động tăng chậm.
Trong số lao động có việc làm và được đào tạo có chuyên môn, tỷ lệ lao động có bằng đại học và trên đại học gia tăng nhanh nhất, trong đó tỷ lệ có bằng đại học tăng 6.8% trong giai đoạn 200-2010 (từ 4.4% lên 11.2%), đó tỷ lệ có bằng trên đại học tăng 03%( từ 0.1% lên 0.4%).
 
Đánh giá tỏng quát hiện nay về phần phát triển nguồn nhân lực của thành phố là sự bất cập của nguồn nhân lực chất lượng cao: cán bộ lãnh đạo, quản lý tuy đông nhưng chưa mạnh; sự am hiểu về pháp luật, hành chính, kinh tế, trình độ ngoại ngữ, tin học... còn hạn chế; cơ cấu, trình độ, độ tuổi còn mất cân đối. Nhân lực khoa học công nghệ cong mỏng và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nghiên cứu một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao; mất cân đối về ngành nghề đào tạo, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa-hiện đại hóa với yêu cầu phát triển và yếu tố đặc thù của thành phố như những ngành, lĩnh vực: công nghệ biển, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ sinh học... Còn thiếu cán bộ đầu đàn ở một số lĩnh vực khoa học, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Chất lượng nghiên cứu, hiệu quả thực tế từ các đề tài nghiên cứu còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm lực, chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học; lĩnh vực hoạt động còn hẹp. Việc chuẩn bị nhân lực khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp chưa đầy đủ; năng lực làm chủ, vận hành, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu...
 
Nguyên nhân: Chưa thực hiện nhất quán chính sách bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực nhân tài, và các nhóm nhân lực trình độ cao; đào tạo chưa tính toán cụ thể nhu cầu của xã hội; chính sách tuyển dụng, sử dụng, thu hút nhân tài, nhân lực trong cơ quan QLNN bộc lộ những bất cập; việc giáo dục nhân cách, đạo đức ý thức trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, đối vớ thành phố còn hạn chế.
 
Nhân tài, là người có tài năng ở trình độ cao và cấp độ rộng lớn hơn, thường là của một vùng, một ngành hay một quốc gia trở lên. Bằng cấp chỉ là tiêu chí phân biệt cấp độ của học vấn, chứ chưa phải là nhân tài.
 
Nhân tài là người thông tuệ, giàu tính sáng tạo, có tâm trong sáng và có một số phẩm chất nổi bật: giàu nghị lực, kiên trì tự học tự đào tạo, biết phát hiện ra vấn đề mới, đam mê dũng cảm tìm cách giải quyết ván đề một cách sáng tạo (mà trong thực tiễn chưa có), từ đó, có cống hiến nổi bật (xuất sắc) cho nhân dân, cho xã hội, được cộng đồng thừa nhận, suy tôn.
 
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp" bởi vậy các bậc vua tài giỏi đời xưa, chẳng có khi nào lại không chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo nhân tài bồi thêm nguyên khí" nhà bác học Lê Quý Đôn (1926-1784) viết cách đây 200 năm: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng".
 
Như vậy bằng cấp cao, chức danh cao, cấp bậc cao và tài năng là hai thuật ngữ có liên quan với nhau, trong những người có học vấn cao và cấp bậc cao có tần xuất nhân tài lớn hơn ở các nhóm người khác, nhưng cần thấy chỗ khác nhau giữa chúng. Muốn trở thành nhân tài, cần nhiều yếu tố, như thông ming, sáng tạo. Tóm lại, nhân tài khác người thường ở mức độ và khả năng sáng tạo. Nhân tài là người có động cơ vì lợi ích xã hội, cộng đồng, sử dụng tiềm năng và khả năng một cách sáng tạo nhất, tối đa và tối ưu, thích hợp nhất vào công việc được nêu ra và giải quyết công việc đó một cách độc đáo, có kết quả và hiệu quả cao trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, có đóng góp to lớn, nổi bật, kiệt xuất cho xã hội.
 
Đối với nhân tài lãnh đạo, quản lý, ngoài các tiêu chí chung, cần phải có những tiêu chí quan trọng khác, đó là: Bản lĩnh chính trị vững vàng; Hiểu biết rộng; Khả năng dự báo, tầm nhìn chiến lược tốt; Khả năng giải quyết tốt các quan hệ người - người, các quan hệ xã hội.v.v... Đoàn kết được những người trong phạm vi mình lãnh đạo, quản lý; Khả năng quyết đoán, kiên quyết hành động...; có uy tín.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Đại hội XIV Đảng bộ thành phố khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm, của sự phát triển nội dung này trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2012 là: "phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao" là một trong 3 khâu đột phá để đưa Việt Nam đến năm 2010 cở bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; đối với Hải Phòng đề ra mục tiêu phấn đấu đưa Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp, dịch vụ cảng theo hướng văn minh, hiện đại vào năm 2015, phát triển ở trình độ cao hơn để góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
 
Quá trình thực hiện mục tiêu trên diễn ra trong bối cảnh đất nước, thành phố vừa đứng trước những thời cơ phát triển lớn, vừa phải đối mặt và vượt qua những thách thức lớn. Kinh tế Hải Phòng có độ mở lớn trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nghị quyết Đại hội cũng đã khẳng định 1 trong 3 khâu đột phá là: "ưu tiên tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững."
 
Nghị quyết số 02 của Thành ủy về công tác cá bộ cũng đạt ra yêu cầu cao về xây dựng đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực chất lượng cao; đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện, đồng bộ về tư duy, cách thức lãnh đạo và thực hiện về công tác cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; chỉ ra mục tiêu chung đến năm 2015, 2020 và một số chỉ tiêu cụ thể khá cao; chỉ ra 11 nhiệm vụ, giải pháp lớn và đặc biệt chỉ ra 19 chương trình, nhiệm vụ trọng tâm, đề án lớn phải hoàn thành đến năm 2013 là rất khó khăn...
Tập trung vào các nhóm ngành, lĩnh vực: (1) nông, lâm, ngư nghiệp; (2) công nghiệp xây dựng, (3) nhân lực các ngành dịch vụ, (4) nhân lực các ngành giao thông vận tải, (5) nhân lực các ngành dịch vụ, (6) nhân lực các ngành tài nguyên môi trường, (7) nhân lực ngành du lịch, (8) nhân lực ngành tài chính, ngân hàng, (9) nhân lực CNTT, (10) nhân lực đi làm ở nước ngoài;
 
Đồng thời căn cứ theo chủ thể để tính toán nhu cầu phát triển lớn gồm: (1) nhân lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, (2) nhân lực đội ngũ công nhân viên chức, (3) đội ngũ doanh nhân, (4) đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, (5) đội ngũ giáo viên, (6) đội ngũ cán bộ y tế, (7) nhân lực ngành văn hóa thể thao, (8) nhân lực ngành tư pháp, (9) nhân lực ngành tòa án, (10) nhân lực ngành kinh tế biển, (11) nhân lực ngành quốc phòng an ninh.
 
Trong điều kiện lực lượng cán bộ, công chức các cơ quan liên quan làm nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất còn mỏng và chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc thêm lực lượng tham gia nghiên cứu, tư vấn, phản biện về lý luận, thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, nhân tài theo hướng đa chiều, sâu sắc và xã hội hóa là rất cần thiết.
 
Chính từ những yêu cầu mang tính khách quan nêu trên, đồng thời đáp ứng nguyện vọng tham gia các hoạt động của các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, tổ chức và mọi công dân Việt Nam quan tâm đến sự nghiệp khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng, hôm nay, Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng được thành lập. Đây thực sự là tin vui đỗi với đội ngũ các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân, tổ chức và các công dân Việt Nam quan tâm đến sự nghiêp khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố cho thành phố Hải Phòng mà là tin vui của cả Đảng bộ và nhân dân thành phố.
 
Để Hội hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, điều lệ Hội, tôi đề nghị các đồng chí cần thực hiện tốt việc tuyên truyền kết quả Đại hội hôm nay; tập trung hoạch định những công việc phải làm ngay sau Đại hội để triển khai có hiệu quả phương hướng, nhiệm vụ hoạt động đã được Đại hội nhất trí thông qua. Mối quan hệ của Hội đối với hội viên phải thật sự chặt chẽ, hữu cơ trên cơ sở tôn chỉ, mục đích và điều lệ Hội. Hội và các hội viên bằng khả năng và uy tín của mình cần tăng cường đẩy mạnh mối quan hệ với các cấp các ngành, quan hệ giữu trung ương và địa phương để tạo ra chỗ đứng cho mình. Hội cần có những hoạt động cụ thể thiết thực, trước hết là để phục vụ, sau là điều kiện hoạt động cho mình.
 
Với tinh thần đó, thay mặt Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, tôi nhiệt liệt chúc mừng sự ra đời của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực, nhân tài thành phố Hải Phòng và tin tưởng Hội sẽ thực hiện có hiệu quả phương hướng hoạt động của mình, qua đó đóng góp nhiều ý kiến tư vấn, phản biện với lãnh đạo thành phố về các chủ trương, quyết sách thực hiện một trong 3 khâu đột phá là "ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nhân tài chất lượng cao...", góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIV Đảng bộ thành phố đề ra.
Chúc Đại hội thành công!
Chúc các đồng chí và các đại biểu dòi dào sức khỏe!
Xin trân trọng cảm ơn!
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 1 Trung bình: 4
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển