Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 26/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nghiên cứu trao đổi

PHẢI LÀM GÌ ĐỂ KÍCH HOẠT SỨC MẠNH TIỀM ẨN TRONG GIỚI NỮ

Giới nữ Việt Nam ngày nay đã trở thành người bạn đồng hành cùng nam giới trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, y học, thông tin truyền thông, thương mại, du lịch, đối ngoại, nhất là trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Giới nữ Việt Nam có hơn 45 triệu người, chiếm trên 50% dân số cả nước và hơn 47% lực lượng lao động xã hội. Hình ảnh của giới nữ Việt Nam không chỉ được tôn vinh bởi giá trị “công dung ngôn hạnh” mà đã trở thành người bạn đồng hành cùng nam giới trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, y học, thông tin truyền thông, thương mại, du lịch, đối ngoại,…

Đặc biệt họ đã đóng góp quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh tế: Trên 50% giới nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; hơn 60% tham gia quản lý điều hành kinh tế hộ gia đình; 70% lao động trong các ngành công nghiệp dệt may, da giầy; 80% tham gia sản xuất chế biến thủy hải sản và thực phẩm; 50% tham gia lĩnh vực tài chính ngân hàng, thông tin truyền thông, thương mại du lịch.

Với hơn 2/3 doanh nghiệp do giới nữ làm chủ trong các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp nhỏ và vừa,… đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Qua số liệu trên cho thấy giới nữ  đã tham gia vào tái cơ cấu nền kinh tế với số lượng lớn về lực lượng lao động và giữ vai trò lãnh đạo trong các lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp gia công chế biến,…

Trong những năm gần đây thế hệ nữ doanh nhân trên 30 tuổi tăng nhanh, giữ vị trí ngày càng quan trọng trong lực lượng lao động xã hội. Họ trở thành chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau, nhất là đối với những ngành cần nhiều sự kiên nhẫn,… Họ hòa nhập và thích ứng rất nhanh trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và hội nhập quốc tế, vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống, mọi định kiến trong xã hội, vươn lên làm chủ kiến thức, công nghệ mới, không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực điều hành,…

Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) đã đánh giá doanh nghiệp nữ Việt Nam ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo ra một phong cách kinh doanh độc đáo, mềm dẻo, linh hoạt rất có hiệu quả. Việt Nam trở thành một nước có tỷ trọng giới nữ tham gia hoạt động kinh tế cao so với các nước trong khu vực. Ở cuộc tọa đàm “Phụ nữ lãnh đạo trong kinh doanh: sự vươn lên của các nữ CEO Việt Nam” ngày 15/4/2014 tại Hà Nội đã có nhận xét: Việt Nam nằm trong tốp 10 nước trên toàn thế giới có tỷ lệ công ty có nữ CEO cao nhất (33%).

Nhiều công trình nghiên cứu về giới nữ trên toàn cầu cho thấy: khả năng lãnh đạo của giới nữ doanh nhân có những mặt tốt hơn so với nam giới. Các nhà khoa học trường Đại học Harvard và Đại học California Hoa Kỳ đã kết luận: nữ lãnh đạo có khả năng truyền nhiệt huyết của mình cho nhân viên, nhằm hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp tốt hơn nam giới, trong khi nam giới lãnh đạo thường có khuynh hướng sử dụng quyền lực dựa trên địa vị, phân chia rõ ràng việc khen thưởng hay trừng phạt cấp dưới được gọi là quyền lực theo cấu trúc (structural power). Đối với giới nữ tạo lập quyền lực dựa vào việc gây lòng tin, chia sẻ thành tích, và các mối quan hệ xã hội, được gọi là quyền lực mang tính cá nhân (personal power), tính cách của lãnh đạo nữ là sự phân quyền, sẵn sàng chia sẻ quyền lực của họ cho nhân viên để đạt được mục tiêu chung hay nói cách khác giới nữ điều hành công việc bằng sức mạnh mềm,…

Trong thực tế cuộc sống, giới nữ đảm nhiệm và làm nhiều việc hơn nam giới, bởi vì họ vừa là người công dân, người lao động, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.

Từ phân tích trên đặt ra cho cả hệ thống chính trị có nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phải làm gì và làm như thế nào để “kích hoạt” sức mạnh “tiềm ẩn” trong giới nữ để đất nước ta có nhiều lãnh đạo nữ, nhiều doanh nhân nữ tài ba và nhiều lao động nữ làm việc có năng suất lao động cao hội nhập với khu vực và quốc tế…

Để làm được điều đó việc làm đầu tiên của cả hệ thống chính trị là tập trung thực hiện 8 mục tiêu trong Bản tuyên ngôn thiên niên kỷ đã được Đại hội đồng LHQ công bố năm 2007. Một trong những mục tiêu quan trọng đó chính là: thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, Đảng, nhà nước, địa phương, các ngành, các cấp cần rà soát, bổ sung và đề ra các chính sách về bình đẳng giới, về an sinh xã hội, có chính sách, chế độ ưu tiên cho giới nữ, đồng thời có kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho giới nữ trước mắt và lâu dài từ thế hệ học trò đến lực lượng tham gia thị trường lao động phù hợp với từng đối tượng nữ ở các địa phương và vùng miền trong cả nước.

Hi vọng với sự nỗ lực của hơn 47% lực lượng lao động giới nữ sẽ khắc phục những nhược điểm, tồn tại, vượt qua khó khăn, thách thức, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

TS. Hồ Văn Hoành

Phó Chủ tịch TW Hội Khoa học phát triển

nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam

 

Theo Báo Điện tử Chính phủ

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển