Sinh viên trường ĐH Lạc Hồng sáng chế ra loại xe tiết kiệm xăng.
Khởi nghiệp từ Dự án “rau tử tế” với hoài bão lớn lao là tạo ra nguồn rau sạch cho người tiêu dùng, đến thời điểm này, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Anh Đào Co.op Nguyễn Công Thừa đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, để trụ vững là điều không đơn giản. Bởi rau sạch, bẩn lẫn lộn trên thị trường rất khó phân biệt. Trong khi để cho ra đời những lứa rau sạch mất rất nhiều công sức, nhưng với giá cả không cạnh tranh, loại rau do Anh Đào Co.op sản xuất ra đã từng phải bán rẻ như cho tại các chợ.
Trả lời câu hỏi vì sao lại là dự án liên quan đến rau sạch mà không phải là việc làm khác anh Thừa cho biết, mình vốn là một nhà nông chính hiệu, lớn lên ở Lâm Đồng. Chứng kiến việc làm nông manh mún, phập phồng nên sau khi “nâng cấp” tấm bằng cử nhân kinh tế, học hỏi kinh nghiệm ở xứ người, anh đã quyết định về quê lập nghiệp với 3 người bạn. Trời chẳng phụ lòng người, sau bao khó nhọc, từ một hợp tác xã yếu kém chỉ có vốn 100 triệu đồng được thành lập từ năm 2003, đến nay vốn điều lệ đã hơn 90 tỷ và doanh thu hàng năm đạt 220 tỷ đồng/năm. Giờ đây, Anh Đào Co.op đã “bắt tay” với hàng trăm nông hộ, mở rộng diện tích sản xuất rau tiêu chuẩn VietGAP lên 270 ha. Trả lời câu hỏi, là một người trẻ anh nghĩ gì về Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Giọng anh Thừa chắc nịch, mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, phải sống sao cho có ý nghĩa. Muốn cuộc đời có ý nghĩa tất nhiên bạn phải cháy hết mình.
Trả lời câu hỏi bạn nghĩ thế nào về lòng yêu nước trong thời đại công nghiệp 4.0, TS Nguyễn Bá Hải (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh) khẳng định: Phải đam mê sáng tạo để phụng sự cộng đồng. Muốn làm được điều này thì các bạn trẻ bớt than thở, bớt đòi hỏi hãy bắt tay vào hành động. Hẳn mọi người chưa quên TS Nguyễn Bá Hải là tác giả của những sáng chế như kính mắt thần dành cho người khiếm thị, robot sinh học, máy pha cà phê “Made in Vietnam”...
Cũng giống suy nghĩ của Nguyễn Bá Hải, đối với những người trẻ, thi đua yêu nước không phải là cái gì đó lớn lao. Yêu nước là phải trau dồi đủ kiến thức cho mình khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để trở thành công dân toàn cầu có thể lĩnh hội, tiếp thu khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại áp dụng vào thực tiễn khi đất nước hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế giúp Việt Nam “hóa rồng”, “hóa hổ”, đó là chia sẻ của Phạm Chí Chung, công nhân Công ty cổ phần Prime Đại Việt.
Trong khi nỗi lo lớn nhất của các trường ĐH và sinh viên chính là việc làm sau khi ra trường thì có 1 trường ĐH ở Đồng Nai từng tuyên bố, sinh viên của trường không lo thất nghiệp sau khi ra trường. Vì sao họ lại có tuyên bố hùng hồn đến vậy, bởi những gì mái trường này đào tạo cho sinh viên của họ không chỉ là những kiến thức sách vở, nặng về lý thuyết mà họ đã trang bị cho sinh viên của họ đầy đủ kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành để khi sv ra trường họ có thể tự tin hành nghề đã học. Đó là Trường ĐH Lạc Hồng.
Ông Lâm Thành Hiển - Hiệu phó Đại học Lạc Hồng cho biết, để truyền cảm hứng cho sinh viên điều quan trọng nhất với nhà trường chính là luôn tạo điều kiện máy móc thiết bị, cơ sở thực hành cho sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo, nghiên cứu. Những mô hình sáng chế có thể ứng dụng vào đời sống sẽ được giảng viên hướng dẫn tận tình để phát huy. Đặc biệt phải thổi vào thế hệ trẻ sự sáng tạo, tìm tòi để họ thấy trách nhiệm đưa đất nước tiến vào công nghiệp 4.0 là việc chính của họ. Lớp trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sẽ là những người đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới này.
Lục Bình
Sáng chế cưa tự động, xuất sang châu Phi
Những ngày cuối tháng 5, anh Phạm Hồng Thắm (41 tuổi, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang) đang tất bật
cùng các công nhân của mình làm việc cật lực để kịp thời gian hoàn thành lô hàng giao cho khách.
Anh Thắm (phải) cùng công nhân của mình chế tạo một bộ phận trong chiếc máy cưa CD tự động - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Miệt mài bên chiếc máy cưa CD tự động chuyên dùng để xẻ gỗ, anh Thắm cho biết đây là một trong những chiếc máy
sẽ xuất qua châu Phi sau khi hoàn thành. "Riêng thị trường này, dự kiến mỗi năm tôi xuất khoảng 100 máy cưa CD tự
động" - anh Thắm nói.
"Điều quan trọng là dám ước mơ và đủ kiên trì theo đuổi. Thành công nhất định sẽ đến dù sớm hay muộn"
Anh PHẠM HỒNG THẮM
Cạnh tranh với nước ngoài
"Cơ bản chiếc máy cưa CD tự động giống chiếc máy truyền thống nhưng có nhiều ưu điểm vượt trội hơn như được thiết kế hoạt động dưới hai chế độ: tự động và bán tự động; giảm chi phí cưa xẻ và đảm bảo an toàn cho người điều khiển" - anh Thắm giới thiệu về sản phẩm của mình với ánh mắt đầy đam mê.
Đáng chú ý, bộ điều khiển của máy cưa CD tự động có khả năng điều chỉnh nâng hạ lưỡi cưa nhằm điều chỉnh độ dày của miếng ván hoặc thanh gỗ cưa theo ý muốn. Việc căng lưỡi cưa được thực hiện bằng hệ thống thủy lực có trang bị đồng hồ áp suất chỉ lực căng nên đảm bảo lực căng ổn định, giảm tối thiểu sự cố đứt lưỡi cưa.
Sản phẩm này đã xuất sắc giành giải nhất trong Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang năm 2016. Kỹ sư Phạm Việt Hồng, phó ban thường trực ban giám khảo hội thi này, cho biết: "Sáng kiến của anh Thắm gần như thay thế toàn bộ những khiếm khuyết của máy cưa thủ công lâu nay vốn có năng suất thấp, chi phí cao, thiếu an toàn.
Nhờ được tự động hóa bằng lập trình của mình, máy cưa do anh Thắm sáng chế có tính tự động cao, dễ sử dụng, giá thành hạ nên có thể cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập trong khi chất lượng vẫn đảm bảo, thậm chí vượt trội".
Chọn đến nhà máy
Người dân địa phương gọi Thắm là "kỹ sư Hai Lúa" và kể về sự ham học hỏi của anh. Sinh ra trong gia đình nghèo khó ở huyện Tân Phú Đông, một huyện cù lao nghèo lọt thỏm giữa hai con sông Cửa Đại và Cửa Tiểu thuộc tỉnh Tiền Giang, anh Thắm đã sớm ý thức chỉ có con đường học mới thoát được nghèo.
Nhà đông anh em, được người anh lớn nhường "suất học", Thắm theo học ngành cơ khí của Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM). Với niềm đam mê cơ khí chế tạo từ nhỏ, ngoài giờ học trên lớp, anh đến những xưởng cơ khí nhỏ xin học thực tế.
Và anh chọn thực tập tại Nhà máy đóng tàu Ba Son (TP.HCM). "Tại đây, tôi đã học tập được nhiều kiến thức bổ ích nhưng chỉ làm ở một công đoạn nên sau khi ra trường tôi tiếp tục xin vào các xưởng đóng tàu khác để tìm tòi" - anh Thắm cho biết.
Sau thời gian làm ở TP.HCM, anh về lại quê Tiền Giang và đảm trách công đoạn cân chỉnh máy cho các xưởng đóng tàu tại thành phố Mỹ Tho, sau đó nhận thêm công việc tại các xưởng xẻ gỗ ở miền Tây.
Nhận thấy các nhược điểm của máy xẻ gỗ truyền thống, anh Thắm rẽ sang con đường mới là nghiên cứu khắc phục các điểm yếu của máy cưa.
Đến năm 2010 anh cho ra đời máy cưa gỗ CD tự động đầu tiên và năm 2012 anh Thắm cùng em trai của mình là Phạm Hồng Thơm (34 tuổi) thành lập Công ty TNHH MTV cơ khí và tự động hóa Tân Phước Đông ở quê nhà Tân Phú Đông.
Công ty vừa mở thêm một xưởng sản xuất ngay tại TP Mỹ Tho để tiện giao dịch và giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Anh Nguyễn Minh Cẩm, tốt nghiệp Trường cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng, hiện là công nhân tại công ty này với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng cho biết: "Mức lương này ở quê có dư dả do không tốn chi phí thuê trọ, vật giá thấp, lại được gần nhà lo cho gia đình".
Nhiều sản phẩm sáng tạo
Máy cưa CD tự động của công ty anh Thắm có mặt ở khắp các tỉnh như Bến Tre, Vũng Tàu, Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai... Cộng thêm việc xuất khẩu sang thị trường châu Phi, mỗi năm công ty thu về khoảng 6 tỉ đồng.
Ngoài sản phẩm cưa CD tự động, anh Thắm còn sáng chế "Máy bấm me lưỡi cưa CD" và máy mài CD tự động. Tất cả những sản phẩm này đều được bán rộng rãi khắp nước và trên thế giới. Sắp tới đây, anh dự định cho ra sản phẩm lưỡi cưa có gắn thép gió để tăng độ bền và cắt gọt tốt hơn.
MẬU TRƯỜNG - THANH TÚ
Nguồn: daidoanket.vn; tuoitre.vn