Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 26/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tản mạn đó đây

Những ông bố tuyệt nhất thế giới động vật

Cũng như loài người, nhiệm vụ nuôi dưỡng con trong thế giới động vật thường thuộc về những bà mẹ. Tuy nhiên, ở một số loài động vật, nhiệm vụ chăm sóc con cái lại được giao cho các ông bố. Hãy cùng tạp chí National Geographic điểm mặt những ông bố tuyệt vời nhất trong vương quốc động vật.
1. Cá ngựa
Cá ngựa là một trong số những loài cá mà con đực phải “mang thai”. Cá ngựa mẹ đẻ trứng trong túi của cá ngựa bố. Cá ngựa bố thụ tinh cho trứng và sau đó cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho trứng phát triển. Cá ngựa đực có thể mang được 2.000 trứng trong suốt 10 đến 25 ngày trước khi những quả trứng này nở thành cá ngựa con.
 
“Cá ngựa đực là những ông bố tuyệt vời”, tiến sĩ Mark Pagel, một nhà nghiên cứu về sinh vật học tiến hóa tại trường Đại học Reading (Anh), cho biết. “Trong thế giới động vật, con đực thường nhường nhiệm vụ nuôi dưỡng con cho những con cái vì chúng thường giao phối với nhiều con cái khác nhau”.
 
2. Rệp nước
 
Sau khi giao phối, con rệp nước cái sẽ đẻ trứng đã thụ tinh lên lưng của con đực. Những quả trứng này được gắn vào lưng của rệp đực bằng một lớp keo dính đặc biệt. Rệp đực sẽ phải mang 150 quả trứng trên lưng trong vòng 3 tuần trước khi trứng nở thành rệp con.
 
“Những con rệp đực là những ông bố rất có nghĩa vụ. Chúng bảo vệ trứng rất cẩn thận và thường xuyên phơi trứng trong không khí để tránh bị ẩm mốc”, tiến sĩ Scott Forbes, nhà sinh vật học thuộc trường Đại học Winnipeg (Canada), đánh giá.
 
 
3. Khỉ đuôi sóc
 
Khỉ đuôi sóc bố ở Nam Phi không chỉ chăm sóc và cho khỉ con ăn, chúng còn đóng vai trò là một "hộ lý" trong khi khỉ đuôi sóc mẹ sinh con. Khỉ đuôi sóc mẹ thường đẻ sinh đôi hai lần trong một năm, nên công công việc của khỉ bố là chăm sóc cho khỉ con mới đẻ cho đến khi khỉ mẹ phục hồi sau khi sinh.
 
Ngoài ra, khỉ đuôi sóc bố cũng tham gia nuôi con cùng với khỉ mẹ cho tới khi chúng trưởng thành và có thể sống tự lập.
 
4. Đà điểu Rhea
 
Đối với phần lớn các loài chim, nhiệm vụ chăm sóc con thường thuộc về con mái, nhưng điều này không đúng với loài đà điểu Rhea ở Nam Mỹ. Đà điểu Rhea mái giao phối với nhiều con trống trong mùa sinh sản và nó sẽ đẻ trứng vào tổ của một một con đà điểu trống. Sau đó, con trống sẽ ấp trứng trong vòng 6 tuần và chăm sóc những con đà điểu con sau khi nở.
 
Đà điểu Rhea trống thường trở nên hung dữ hơn trong thời kỳ nuôi con. Chúng có thể tấn công bất cứ động vật nào, kể cả đà điểu mái, có ý định tiếp cận những con đà điểu mới nở.
 
5. Ếch sủa
 
Loài ếch có tiếng kêu như tiếng chó sủa này thường sống ở các khu rừng ở miền tây nam nước Mỹ. Những con ếch đực được giao nhiệm vụ bảo vệ trứng sau khi con cái đẻ trứng dưới các tảng đá hay thân cây khô. Ếch đực phải bảo vệ trứng trong một vài tuần và phải giữ ẩm cho trứng bằng nước tiểu của nó nhằm tránh cho trứng bị khô.
 
Ở một số loài ếch khác, con đực cũng được giao nhiệm vụ bảo vệ ếch con mới nở. Ếch đực thường cõng những ấu trùng nòng nọc trên lưng hay nuốt chúng vào trong miệng. Đây là các cách bảo vệ an toàn nhất đối với ếch con mới nở.
 
6. Gián
 
Gián là một loài côn trùng bạn có thể ghét cay ghét đắng, nhưng các con gián đực lại là những ông bố tuyệt vời nhất trong thế giới động vật. Gián bố thường giúp đỡ gián mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng gián con. Ngoài ra, gián đực cũng được giao nhiệm vụ dọn vệ sinh tổ và bảo vệ gia đình.
 
7. Chim cánh cụt hoàng đế
 
Sau khi chim cánh cụt mẹ đẻ một quả trứng duy nhất, chim cánh cụt bố sẽ giữ quả trứng trên đôi chân và che quả trứng bằng lớp màng ở bàn chân để giữ ấm. Trong suốt 4 tháng ấp trứng, chim hoàng đế bố rất ít di chuyển, trong khi chim cánh cụt mẹ đi kiếm ăn và trở về sau khi chim cánh cụt con chui ra khỏi trứng.
 
“Bạn có thể nghĩ rằng lớp da bọc ở chân chim cánh cụt hoàng đế bố như là một dạ con”, tiến sĩ Mark Pagel, một nhà nghiên cứu về sinh vật học tiến hóa tại trường Đại học Reading (Anh), cho biết. “Về khía cạnh nào đó chúng cũng giống như loài cá ngựa”.
Theo Vnexpress.net
 
 
 
 
Số lượt đọc: 11931 Trở lại Bản in Về đầu trang

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển