1. Dinh Độc Lập (Số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh)
Địa điểm đầu tiên và cũng là một trong những địa điểm không thể bỏ qua nhất trong ngày lễ 30/4. Dinh Độc Lập - nơi chứng kiến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chiến thắng của quân ta. “Nhân chứng” lịch sử cho hai miền nam - bắc thống nhất.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, vào ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng đã húc nghiêng cổng phụ Dinh Độc Lập.
Còn xe tăng mang số hiệu 390 húc tung cửa chính thẳng tiến vào, kéo lá cờ mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam lên. Đánh dấu kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ của dân tộc.
2. Địa đạo Củ Chi (Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách TP.HCM 70km về phía Tây Bắc)
Địa điểm tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua trong dịp lễ 30/4 chính là địa đạo Củ Chi. Nơi tập kết vũ khí và lực lượng quan trọng của đoàn quân Tây Bắc trong những ngày kháng chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến công giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Toàn bộ hệ thống địa đạo nằm dưới lồng đất, bao gồm bệnh xá, phòng ở, phòng làm việc, nhà bếp,.... Đặt chân vào địa đạo, bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về cuộc sống, hoạt động của các chiến sĩ cách mạng trong công cuộc đấu tranh giành giải phóng đất nước. Cảm nhận được tinh thần yêu nước luôn sục sôi trong mỗi tấc đất. Thấu hiểu những gian khổ, hy sinh của những người anh hùng dân tộc đã ngã giống vì màu xanh đất nước.
3. Bảo tàng chứng tích chiến tranh (Số 28 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP.HCM)
Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một trong những điểm đến nổi tiếng bậc nhất với việc lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh phục vụ nhu cầu tham quan của người dân.
Đây cũng là nơi lưu giữ và trưng bày những tư liệu về sự tàn ác của những cuộc chiến phi nghĩa; hình ảnh miêu tả hành vi man rợ của quân đội Mỹ khi chà đạp quyền bình đẳng con người như bắt bớ, tra tấn, bắn giết dân thường.
4. Nhà tù Côn Đảo (Địa chỉ: Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam bộ, một huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nằm cách thành phố Vũng Tàu khoảng 97 hải lý theo đường biển)
Hệ thống nhà tù Côn Đảo được người Pháp xây dựng để giam và đày ải gần 20.000 chiến sĩ cách mạng kiên trung. Đây cũng là một trong những di tích lịch sử gắn liền với sự kiện 30/4 mà bạn nên bỏ qua khi tìm về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công lao của những vị chiến sĩ đã ngã xuống vì màu xanh Tổ Quốc.
Vào lúc 12h ngày 30/4, rạng sáng ngày 1/5 năm 1975, Nhà tù Côn Đảo là nơi nổi dậy đầu tiên của các tù nhân chính trị, chiếm được nhà tù Côn Đảo. Chính thức chấm dứt hoạt động của nhà từ sau 113 năm.
5. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (Số 2 Hùng Vương, Điện Bàn, Ba Đình, Hà Nội)
Đối với người dân Hà Nội, không có điều kiện ghé thăm các địa điểm lịch sử trên trong dịp 30/4 này thì bạn có thể ghé thăm Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và cũng là tiền đề để hướng đến mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
6. Trụ sở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP.HCM (số 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM)
Đây là một trong những địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử 30/4 của dân tộc. Hình ảnh hỗn loạn, tháo chạy nhốn nháo trên nóc Tòa đại sứ khi đó báo hiệu cho sự sụp đổ vĩnh viễn của chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam lúc bấy giờ, kết thúc những năm chiên tranh ròng rã.
Hình ảnh Trụ sở Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ngày nay đã có sự thay đổi so với tòa nhà cũ. Được xây dựng lại vào năm 1998 trên khu đất cũ, tòa Lãnh sự quán Hoa Kỳ mới được xây dựng thấp hơn và kín đáo hơn. Dù tòa Lãnh sự quán đã có nhiều thay đổi nhưng đối với không ít người dân Sài Gòn nói riêng và người dân cả nước nói chung thì nơi đây vẫn mãi là chứng nhân lịch sử để người dân cả nước tự hào mỗi khi nhắc về chiến thắng hào hùng của dân tộc.
7. Sân bay Tân Sơn Nhất (Đường Trường Sa, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM. Sân bay cách trung tâm thành phố khoảng 8km)
Trong sự kiện 30/4 nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất được coi là nhiệm vụ quan trọng của đội quân giải phóng phía Tây Bắc. Vì việc chiếm đóng được sân bay Tân Sơn Nhất cũng đồng nghĩa với việc chúng ta tiêu diệt được lực lượng không quân của quân đội Sài Gòn.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước đây còn được gọi là Phi trường Tân Sơn Nhất. Được xây dựng vào năm 1930 thuộc quận Gò Vấp, TP.HCM. Đây là sân bay quốc tế có diện tích lớn nhất tại Việt Nam với tổng diện tích là 850ha.
Trong chiến tranh sân bay Tân Sơn Nhất vừa phục vụ cho hoạt động quân sự, vừa phục vụ cho hoạt động dân sự quan trọng. Sau khi chiến tranh kết thúc, nơi đây tiếp tục đươc mở rộng, phát triển và ngày càng khai thác nhiều hơn các chặng bay trong và ngoài nước.
8. Đài Truyền hình TP. HCM (Số 14, Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM)
Đây là nơi phát ra lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc bấy giờ – Tổng thống Dương Văn Minh, xác nhận sự sụp đổ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Vào ngày 30/4/1975 đài được đổi tên thành Đài Truyền hình Sài Gòn Giải Phóng. Sau chiến thắng vang dội 30/4 hình ảnh lá cờ Giải phóng miền Nam bay phấp phới trên màn hình trong bài hát Giải Phóng Miền Nam và đến nay hình ảnh đó vẫn thường được phát lại trong những dịp kỷ niệm ngày Giải Phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Phương Thảo - TH
Nguồn: nguonluc.com.vn