Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 28/03/2024

Đang duyệt: Trang chủ Tin tức - sự kiện

Nhiều băn khoăn về phạm vi dự án Luật Phòng, chống rửa tiền

Hôm nay (14/12), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật phòng, chống rửa tiền, dự án Luật bảo hiểm tiền gửi và một số Pháp lệnh.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì 1 phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.
 
Hai dự án luật là Luật phòng, chống rửa tiền, dự án Luật bảo hiểm tiền gửi đã được Quốc hội thảo luận ở tổ tại kỳ họp thứ 2. Nhưng do còn nhiều ý kiến khác nhau nên cả 2 dự luật đã được bổ sung, chỉnh sửa theo ý kiến của đại biểu Quốc hội.
 
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần thiết ban hành Luật phòng, chống rửa tiền để thực hiện theo cam kết quốc tế, đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, cũng như hạn chế kinh tế ngầm và mọi giao dịch thanh toán phải thông qua các Tổ chức tín dụng.
 
Tuy nhiên, khái niệm về rửa tiền trong dự thảo Luật chưa đầy đủ, cũng như quy định trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước hay ngành công an chưa rõ nên cần điều chỉnh, bổ sung.
 
Về vấn đề này, Thứ Trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cho rằng, Cơ quan phòng chống rửa tiền nên đặt trong Bộ Công an để có tính chuyên sâu, thống nhất.
 
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, không nên đi sâu vào chức năng nhiệm vụ điều chỉnh của dự án Luật này và không cần thành lập cơ quan phòng chống rửa tiền, mà cần quy định rõ trách nhiệm, chức năng của các cơ quan, Bộ ngành trong Luật.
 
Về khái niệm “cá nhân có ảnh hưởng chính trị”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, khái niệm này không có gì nhạy cảm mà quy định rõ đối với các cá nhân là người nước ngoài.
 
Về dự án Luật bảo hiểm tiền, gửi có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng được tham gia bảo hiểm tiền gửi đối với các loại hình doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng ngân sách Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội. Về mô hình tổ chức bảo hiểm tiền gửi, có ý kiến đề nghị tổ chức bảo hiểm tiền gửi là doanh nghiệp hoạt động công ích, không vì mục tiêu lợi nhuận. Ông Trần Minh Tuấn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng nên chọn mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng.
 
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất là bảo hiểm tiền gửi là tiền Việt Nam, mức phí bảo hiểm tiền và hạn mức trả tiền bảo hiểm gửi do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với từng thời kỳ.
 
Cũng trong phiên họp hôm nay, các thành viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự án Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật và Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. Qua thảo luận, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật.
 
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị nên sáp nhập Pháp lệnh này với Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật vì cho rằng, khi đã thực hiện được pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thì không còn cần thiết phải thực hiện hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật nữa./.
 
Theo vov.vn

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển