Trong quá trình hình thành đời sống xã hội của Nhân loại từ Nguyên thủy đến Văn minh Nhân loại ngày nay đã hình thành nhiều phong tục rất đa dạng. Một trong những phát minh vĩ đại nhất của Nhân loại là chữ viết và chữ số. Có tới hàng vạn ngôn ngữ bộ lạc, dân tộc khác nhau, biến đổi và thay thế nhau trong suốt hàng triệu năm hình thành, phát triển, hoàn thiện Con Người. Về đại thể thường chia ra hai loại hình Văn minh phương Đông và Văn minh phương Tây. Có một hiện tượng thường được lưu truyền một cách vô thức về sự kiêng kỵ số 4 (Bốn) ở nhiều dân tộc Phương Đông và số 13 (Mười ba) ở nhiều dân tộc Phương Tây. Từ thế kỷ 11 sau Công nguyên, các cuộc Thập tự chinh và phát triển buôn bán bằng đường bộ, đường biển giữa Đông và Tây địa cầu đã đem theo những quan niệm về hai con số 4 và 13 hòa trộn vào đời sống Nhân loại.
Nhiều học giả Đông – Tây và quan niệm Dân gian đã bàn luận tới mấy nghìn năm về hai con số 4 và 13, tuy nhiên sự tồn tại kiêng kỵ và không kiêng kỵ hai số này thường bất phân thắng bại. Sở dĩ tác giả tham gia vào sự lạm bàn tạm gọi là có dẫn chứng khoa học vì hy vọng trên nền kỹ thuật công nghệ
Thông tin sẽ lan truyền rộng hơn cho rộng đường dư luận. Cần phải thấy sự kiêng kỵ số 4 và số 13 trong đời sống hàng ngày gây không ít rắc rối cho sự vận hành quy luật sống. Bài viết này cũng là sự sưu tầm, khảo cứu nhiều tài liệu đã có để góp thêm ý kiến về các quan niệm này.
Trước hết xin hãy khảo cứu số 4.
Gần hết trong cuộc sống thường ngày các dân tộc sống ở vùng Đông Châu Á đền kỵ số 4. Sự kỵ số 4 xuất phát từ câu ngạn ngữ của người Trung Hoa là “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Như vậy Chết là ở vị trí số 4. Chữ số 4 được âm Hán – Việt đọc là Tứ còn đọc trại đi thì gần giống chữ Tử. Có Học giả ghi là Nhà Phong thủy có bài viết, xin lược trích như sau: “Về số 4 (quẻ “Tốn”, trong phong thủy): Tứ Lục Văn Khúc, hay sao Văn Xương, Ngũ hành thuộc Mộc, đại diện quẻ Tốn (4). Quẻ Tốn tượng trưng cho phương đông nam, tượng trưng Mộc trong ngũ hành, tượng trưng về người là trưởng nữ trong nhà, đạo sỹ, quả phụ, tăng ni,… Ý thứ hai về số 4 (quẻ 4 trong dịch: “Sơn thủy Mông”: Trên Cấn dưới Khảm, non yếu và mù mờ, còn u tối cần hướng dẫn), . . thứ ba về số 4 (trong 60 Hoa Giáp: “Đinh Mão”, Thiên can: Đinh hỏa, Địa chi: Mão mộc) trên dưới một lòng, có tôn ti trật tự, dưới phục tùng trên. Việc nó tốt hay xấu tùy từng sự việc, thời mà luận đoán, không có khái niệm chung chung được,…chẳng hạn: một người sinh vào ngày “Tân Dậu” sẽ gặp thiên khắc địa xung, Đinh khắc Tân, Mão xung - khắc Dậu, nhưng có khi trên mệnh cục đây là hỷ, dụng thần của người này thì nó vẫn là tốt, điều đó có nghĩa là thấy xung - khắc không phải lúc nào cũng xấu”. Kinh Dịch là một cuốn sách rất đặc biệt có nguồn gốc chỉ là vạch liền và vạch đứt, tương truyền là của Lão Tử. Sử ký Tư Mã Thiên có ghi thiên “ Truyện Lão Tử’ : “ Lão tử người làng Khúc Nhân, Hương Lệ, huyện Khổ, nước Sở, họ Lý, tên Nhĩ, tên tự là Bá Dương, tên thụy là Đam,…Rồi Lão Tử bèn làm sách gồm hai thiên thượng, hạ nói về ý nghĩa “ĐẠO” và “ĐỨC” hơn năm nghìn chữ. Đoạn ra đi không ai biết chết như thế nào”. Năm xuất hiện sách Kinh Dịch cách ngày nay khoảng hơn 2,500 năm. Ngay về nhân thân Lão Tử, Tư Mã Thiên là một Nhà Sử học vĩ đại của Nhân loại, sống sau Lão Tử gần 400 năm, đã từng đến tận quê hương Lão Tử để sưu tầm sử liệu cũng phải nhận định rằng: “Đời không biết là ai nói phải, ai nói không phải”. Sách Kinh Dịch truyền ra thiên hạ ngay ở Trung Quốc có đến mấy trăm loại khách nhau. Kinh Dịch vào đất Lạc Việt khoảng năm 250 Tr.CN do các Nho sỹ chạy nạn đốt sách, giết Nhà Nho từ thời Tần Thủy Hoàng và Thừa tướng Lý Tư. Đến thời cận đại, sau khi có chữ Quốc Ngữ, bản dịch đầu tiên Kinh Dịch là của Danh Nhân Ngô Tất Tố -1943 gồm 938 trang, có các Thiên: Chu Dịch Thượng Kinh (31 mục) và Chu Dịch Hạ Kinh. Sau Ngô Tất Tố đã có thêm nhiều tác giả dịch quốc ngữ Kinh Dịch, khi đọc có phần thiếu ngữ, nghĩa và sâu sắc như bảo dịch Ngô Tất Tố.
Theo tài liệu khảo cổ Trung Quốc năm 1971 thế kỷ 20 có thông báo về việc bất ngờ khai quật được ngôi mộ Đời Hán Mã Vương Đôi ở Trường Sa miền Nam Trung Quốc có hơn 5,000 Kg hiện vật và xác ướp phụ nữ được bảo quản tốt. Trong hàng nghìn hiện vật tìm được có một số sách cổ viết trên lụa, thẻ tre về thuốc và Kinh Dịch (?) được coi là nguyên tác cổ nhất. Thông tin kết luận: “ Mộ Đời Hán Mã Vương Đôi còn khai quật ra hàng loạt văn vật quý hiếm với chủng loại đầy đủ , bảo tồn hoàn chỉnh và rất có giá trị , xứng đáng là của quý của Nước văn minh cổ kính Trung Hoa” – Ngày nay, các chứng cứ sử liệu, khảo cổ học đã được công bố trên các thư viện lưu trữ ở Châu Âu và Hoa kỳ cho thấy nước Sở trước Công Nguyên là của Người Việt, và Văn minh Trung Hoa chỉ là sự tổng hợp Văn minh của nhiều dân tộc khác, trong đó nền Văn minh Lạc Việt là cơ bản hình thành Văn minh Trung Hoa. Trong bài viết này, chúng tôi không phân tích dẫn chứng sâu về Lão Tử là Người Việt cổ như hàng trăm nghiên cứu của nhiều Học giả đã công bố mà sự dẫn giải này chỉ để thấy các bản Kinh Dịch hiện đang lưu hành tại Trung Quốc và Việt Nam khó xác định được nguyên tác, vì vậy số 4 với cách phát âm, diễn giải là Tứ đồng nghĩa và có biến đổi về chất là Tử là không có căn cứ khoa học.
Về sự phát âm: Ở các nước ảnh hưởng Nho học của Trung Quốc thì phát âm số 4 (Tứ) suy diễn giống Tử. Nhật Bản đọc cách đọc đồng âm với từ “tử” (死/し/shi) nghĩa là “chết”, 24 là “nishi”, có nghĩa là “chết cặp” 二死 hay hai người cùng chết, 42 là “shini” , trong tiếng Nhật “shinigami” có nghĩa là “thần chết”. Từ 敷く phát âm là “shiku” có nghĩa là “nằm xuống”, a.k.a chết. 45 là “shigo” (死後) nghĩa là “sau cái chết” (chắc là địa ngục). 42-19 đọc giống “shini iku” (死に行く), có nghĩa là “ chết đi”. Trung Quốc có nhiều dân tộc, mỗi địa phương ngữ âm đều khác nên Trung Quốc ngày nay phải lấy tiếng Bắc Kinh làm chuẩn. Tuy nhiên đối với số 4 tiếng Quan Thoại (四 số 4) đọc là sì, đồng âm với sǐ nghĩa là chết 死 . tiếng Quảng Đông đọc là sei, đồng âm với Chết cũng đọc là Sei. Tiếng Thượng Hải phát âm số 4 là Sy, Chết cũng là Sy. Tiếng Triều Tiên (Gồm cả hai miền Nam, Bắc – Hiện gọi phía Bắc là Triều Tiên, phía Nam là Hàn Quốc) phát âm số 4 là Sa, phát âm Chết cũng là Sa. Hiện chưa sưu tầm được nguồn gốc danh từ TETRAPHOBIA của Hy lạp xuất hiện thời kỳ nào, đây là một từ ghép gồm có TETRAS là 4 và PHOBOS là Sợ. Tâm lý sợ số 4 lan rộng trong đời sống các nước từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,….Nhiều thang máy không có số 4 hoặc số ghép với 4 như 14, 24, 34, 44,…Hàn quốc ghi tầng 4 bằng chữ F. Sự kiêng kỵ số 4 đến mức xe oto của Châu Âu xuất sang khu vực các nước Đông Á và Đông Nam Á bị ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc đều phải bỏ các số Seri xe, máy có số 4.
Để sự phân tích được thuyết phục cho sự đáng sợ số 4, có tác giả dẫn chứng: “Theo một báo cáo của Tạp chí Y khoa Anh quốc nghiên cứu về ảnh hưởng của tâm lý đến thời điểm tử vong tại Hoa Kì trong vòng 25 năm cho thấy, người Trung Quốc và người Nhật có tỉ lệ tử vong vì trụy tim vào ngày mùng 4 hằng tháng cao hơn 13% so với ngày thường. Riêng tại bang California, người Trung Quốc và người Nhật có tỉ lệ này lên đến 27 %”. Hiện tra cứu các tạp chí Y khoa Anh quốc đã được tác giả dẫn chứng trên vẫn chưa tìm được thời gian và số tạp chí Y Khoa nào tại Vương quốc Anh có “ Báo cáo” trên (?), có thể tác giả dẫn chứng cho “Vui” thêm sự mê tín số 4 chăng?
Chữ và nghĩa của số 4
Như đã có một số dẫn liệu về sự đồng âm khi nói, đọc số 4. Về bản chất ý nghĩa lại rất khác, Học giả Vương Trung Hiếu có viết bài “ Khổng tử và nghĩa chữ Tử” đăng trên Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 409 xin lược trích như sau: “Khi bàn về Học viện Khổng Tử thành lập ở Đại học Hà Nội, có người giải thích Khổng Tử như sau: Khổng là họ, còn Tử là tên. Chúng tôi thật sự bất ngờ trước cách giải thích này, bởi vì rất nhiều người biết Khổng Tử có nghĩa là “thầy Khổng”, còn tên họ thật của Khổng Tử là Khổng Khâu. Chữ tử 子 ở đây (thuộc bộ Tử) là một cách mỹ xưng, dùng để chỉ người thầy, người đàn ông có học vấn và đạo đức. Cách gọi Khổng Tử 孔子 (thầy Khổng) cũng giống như gọi Mạnh Tử 孟子 (thầy Mạnh) vậy. Chú ý: Lão Tử 老子 không phải là thầy Lão, từ này có nghĩa là bậc thầy cao tuổi. Đây là cách gọi một triết gia chính yếu của triết học Trung Quốc, tên thật của ông ta có thể là Lý Nhĩ 李耳. Chữ tử 子 ở trên có nhiều nghĩa khác nhau, chúng tôi xin phép mở rộng để hầu chuyện cùng bạn đọc. Tử 子 còn là cách xưng hô tôn quý trong những trường hợp khác. Con cháu gọi người trước là tiên tử 先子; vợ gọi chồng là ngoại tử 外子; chồng gọi vợ là nội tử 內子. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chữ tử 子 được dùng trong cách xưng hô bình thường: chu tử 舟子 (chú lái đò), sĩ tử 士子 (chú học trò)… hoặc dùng để gọi người ít tuổi, vai vế thấp hơn: tử đệ 子弟 (con em). Xét về danh từ, tử 子 còn có nghĩa là con (trai hoặc gái), thí dụ: phụ tử 父子 (cha con) hoặc có nghĩa là con trai (tứ tử nhị nữ 四子二女 : bốn con trai, hai con gái). Tử 子 có nghĩa là thế hệ sau, con cháu. TD: Ngã bổn Vương gia tử 我本王家子 (Ta vốn là con cháu nhà họ Vương). Tử 子 cũng còn có nghĩa là chim thú còn nhỏ. TD: bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử 不入虎穴, 焉得虎子 (không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con). TD: ngư tử 魚子 (giống cá), tàm tử 蠶子 (giống tằm), đào tử 桃子 (giống đào), lý tử 李子 (giống mận). Dĩ nhiên khi xét về động từ, tính từ hay phó từ thì chữ tử 子 còn có những nghĩa khác. Nếu xét tổng thể về âm Hán Việt, ngoài chữ tử 子 nêu trên, chúng ta còn thấy nhiều chữ tử khác nữa: tử 呰 (bộ Khẩu), tử 死 (bộ Ngạt), tử 紫 (bộ Mịch), tử 籽 (bộ Mễ), tử 仔 (bộ Nhân) và tử 梓 (bộ Mộc).” – Vương Trung Hiếu là một Học giả uyên thâm nhiều ngoại ngữ, nhất là Hán văn, vì thế sự phân tích của ông rất đáng để suy ngẫm. Nếu cứ suy diễn như Tử là Chết hẳn ta phải đọc và giải nghĩa Khổng Tử là Khổng Chết, Quân tử là Quân Chết, Nội tử là Nội Chết,… Nhưng sự rắc rối ấy lại chính từ Hán học của Trung Quốc.
Tra cứu tự điển Hán Việt chữ Tử có 12 kết quả: 仔 tử • 呰 tử • 啙 tử • 子 tử • 梓 tử • 死 tử • 秄 tử • 籽 tử • 紫 tử • 醑 tử • 釨 tử • 鋅 tử .
Trích dẫn một số chú giải chữ Tử như sau:
Tử (tể) chữ có 5 nét, bộ nhân 人 + 3 nét. Từ điển phổ thông: 1. gánh vác. 2. kỹ lưỡng
Từ điển trích dẫn: 1. (Động) Gách vác, đảm nhậm, “tử kiên” 仔肩 gánh lấy trách nhiệm.
2. (Danh) Hạt giống thực vật, “thái tử” 菜仔 hạt giống rau, “mạch tử” 麥仔 hạt giống lúa.
3. (Phó) Kĩ lưỡng, cẩn thận, tỉ mỉ, “tử tế” 仔細 kĩ lưỡng.Tây du kí 西遊記: “Định liễu thần, tử tế tái khán” 定了神, 仔細再看 (Đệ nhất hồi) Định thần nhìn lại kĩ càng. 4/ Một âm là “tể”. (Danh) Dùng chỉ cái gì nhỏ, bé, non (tiếng Quảng Đông). “trư tể” 豬仔 heo con, “kê tể” 雞仔 gà con.
Từ điển Thiều Chửu: 1/ Gách vác, như tử kiên 仔肩 gánh lấy trách nhiệm. 2/ Kĩ, như tử tế 仔細 kĩ lưỡng. 3/ Một âm là tể, nghĩa là nhỏ bé (tiếng Quảng Đông hay dùng).
Từ điển Trần Văn Chánh: 1/ Con, non: 仔豬 Lợn con. 2/ Kĩ lưỡng, cẩn thận. Xem 仔 (zi), 崽 (zăi).
Từ điển Trần Văn Chánh: Gánh vác 仔肩, tử kiên (zijian - văn) Trách nhiệm, gánh vác. Xem 崽 (ăi), 仔 (zê).
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Gánh vác.
Tự hình sau đây:
子. Từ ghép: tử tế 仔細 • tử tế 仔细. Chữ 呰tử - tổng 9 nét, bộ khẩu 口 + 6 nét. Từ điển trích dẫn:
1/ (Động) Phỉ báng, chê bai, “hủy tử” 毀呰 chê bai. 2/ Tính “Tử dũ” 呰窳 bệnh hoạn, uể oải, biếng nhác.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng:
Dùng lời nói mà chê bai — Cái vết. Cái sẹo. Dị thể 些啙訾齜
tử [tỳ] tổng 12 nét, bộ khẩu 口 + 9 nét. Từ điển phổ thông: kém, yếu, bại hoại
Từ điển Trần Văn Chánh (văn) 1/ Kém, yếu, bại hoại. 2/ 啙窳 tử dũ [zêyư] Lười nhác, cẩu thả.
Từ điển Nguyễn Quốc Hùng: Ngắn. Yếu kém — Một âm là Tì. Xem Tì. Chữ tử (tý, tí) tổng 3 nét, bộ tử 子 + 0 nét. Từ điển phổ thông:
1/con 2/ cái
Từ điển trích dẫn: 1/ (Danh) Con trai, “tứ tử nhị nữ” 四子二女 bốn con trai hai con gái, “phụ tử” 父子 cha con. § Ghi chú: Ngày xưa, bất luận trai gái đều gọi là “tử”. Luận Ngữ 論語: “Khổng Tử dĩ kì huynh chi tử thế chi” 孔子以其兄之子妻之 (Tiên tiến 先進) Khổng Tử đem con gái của anh mình gả (cho ông Nam Dung). “Chu tử” 舟子 chú lái đò, “sĩ tử” 士子 chú học trò. “tử kê” 子雞 gà giò, “tử khương” 子薑 gừng non, “tử trư” 子豬 heo sữa.
Sử Kí 史記: “Tử diệc tri tử chi tiện ư vương hồ?” 子亦知子之賤於王乎 (Trương Nghi truyện 張儀傳) Phu nhân cũng biết là phu nhân sẽ không được nhà vua yêu quý không?
|
|
Từ điển Thiều Chửu:
1/ Con. Bất luận trai gái đều gọi là tử.
2/ Nhà thầy, đàn ông nào có đức hạnh học vấn đều gọi là tử cả, như Khổng-tử 孔子, Mạnh-tử 孟子, v.v. Con cháu gọi người trước cũng gọi là tiên tử 先子, vợ gọi chồng là ngoại tử 外子, chồng gọi vợ là nội tử 內子 đều là tiếng xưng hô tôn quý cả.
3/ Gã, dùng để gọi các kẻ tầm thường, như chu tử 舟子 chú lái đò, sĩ tử 士子 chú học trò, v.v.
4/ Tước tử, tước thứ tư trong năm tước.
5/ Mầm giống các loài động vật thực vật cũng gọi là tử, như ngư tử 魚子 giống cá, tàm tử 蠶子 giống tằm, đào tử 桃子 giống đào, lí tử 李子 giống mận, v.v.
6/ Số lẻ, đối với số nguyên mà nói, như phần mẫu 分母, phần tử 分子. Phần vốn là mẫu tài 母財, tiền lãi là tử kim 子金, v.v.
7/ Tiếng giúp lời, như tập tử 摺子 cái cặp, cháp tử 劄子 cái thẻ, v.v.
Từ điển Trần Văn Chánh:
1/ Con, trẻ con: 子不教,父之過 Con không dạy dỗ là lỗi của cha (Tam tự kinh); 獨生子Con một; 百子圖 Bức tranh trăm đứa trẻ; 男子 Con trai; 女子 Con gái;
2/ (văn) Ông, bác (đại từ nhân xưng ngôi thứ hai): 我非子,固不知子矣 Tôi không phải là bác, thì hẳn là không biết bác rồi (Trang tử);
3/ Tử, thầy (thời xưa tôn xưng những người có học thức): 荀子 Tuân tử; 韓非子 Hàn Phi tử;
4/ Hạt (giống): 種子 Hạt giống; 菜子 Hạt cải; 桃子 Hạt đào; 李子 Hạt mận;
5/ Trứng: 魚子 Trứng cá; 雞子 Trứng gà;
6/ Non, con (chỉ sinh vật nhỏ): 子雞 Gà con; 子姜 Gừng non;
7/ Tí (ngôi đầu của mười hai chi): 子年 Năm tí; 子時 Giờ tí;
8/ Tử (tước phong thứ tư trong năm tước chư hầu của chế độ phong kiến, trên tước nam): 子爵 Tước tử, tử tước;
9/ Cái, người, chú, kẻ, đám, lũ (từ đặt sau một số danh từ và loại từ để chỉ người hay vật): 舟子 Chú lái đò; 士子 Chú học trò; 胖子 Người mập (béo); 壞份子 Kẻ gian; 桌子Cái bàn; 帽子 Cái mũ; 一伙子人 Cả lũ, cả một đám người;
10 Số lẻ (đối với số nguyên), tử số (đối với mẫu số), phần lãi: 子金 Tiền lãi;
Từ ghép
á tử 亞子 • á tử cật hoàng liên 啞子吃黃連 • ác tử 惡子 • ai tử 哀子 • an tử 安子 • ấm tử 蔭子 • ẩm tử 飲子 • ẩn quân tử 隱君子 • bá tử 靶子 • bác sĩ đệ tử 博士弟子 • bạch phụ tử 白附子 • bại tử 敗子 • bán điếu tử 半弔子 • bán tử 半子 • bảng tử 牓子 • bàng tử 膀子 • bào quyết tử 尥蹶子 • bao tử 包子 • bào tử 孢子 • bào tử 胞子 • bào tử trùng 胞子蟲 • bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử 不入虎穴焉得虎子 • bỉ tử 佊子 • biệt tử 別子 • biểu tử 婊子 • biểu tử 表子 • bồ đề tử 菩提子 • bồ oa tử 蒲窩子 • bối tử 貝子 • cá tử 个子 • cá tử 個子 • can tử 乾子 • cao lương chi tử 膏粱之子 • cao lương tử đệ 膏粱子弟 • cảo tử 稿子 • châu tử 珠子 • chi tử 支子 • chi tử 梔子 • chu tử 舟子 • chuế tử 贅子 • chủng tử 種子 • chử đồng tử 渚童子 • chư tử 諸子 • cô ai tử 孤哀子• cô tử 姑子 • cô tử 孤子 • công tử 公子 • cốt tử 骨子 • cúc tử 鞠子 • cùng tử 窮子 • cự tử 巨子 • cử tử 舉子 • cự tử 鉅子 • cữu tử 舅子 • dạng tử 樣子 • dao tử 窯子 • di phúc tử 遺腹子 • di tử 姨子 • di tử 胰子 • diệp tử 葉子 • do tử 猶子 • du tử 油子 • du tử 游子 • du tử 遊子 • dụng tử 用子 • dư tử 餘子 • dưỡng tử 養子 • đà tử 駝子 • đạn tử 撣子 • đãng tử 蕩子 • đào tử 桃子 • đẳng tử 戥子 • đầu tử 骰子 • đầu tử tiền 頭子錢 • đệ bát tài tử hoa tiên diễn âm 第八才子花箋演音 • đệ tử 弟子 • đích tử 嫡子 • điện tử 電子 • điện tử bưu kiện 電子郵件 • điếu bàng tử 弔膀子 • điếu tảng tử 吊嗓子 • đồng tử 瞳子 • đồng tử 童子 • giả tử 假子 • giảo tử 餃子 • giới tử 芥子 • hạ bối tử 下輩子 • hạch tử 核子 • hài tử 孩子 • hàm tử 菡子 • hán tử 漢子 • háo tử 耗子 • hạt tử 瞎子 • hí tử 戲子 • hiếu tử 孝子 • hoa tử 划子 • hoa tử 花子 • hoàng thái tử 皇太子 • hoàng tử 皇子 • hồ đồi tử 胡頹子 • hồ đồi tử 胡颓子 • hữu lưỡng hạ tử 有兩下子 • kế tử 繼子 • kê tử 雞子 • khoái tử 筷子 • khổ luyện tử 苦楝子 • khổng tử 孔子 • khuyển tử 犬子 • khương tử nha 姜子牙 • kiện tử 毽子 • kim linh tử 金鈴子• kim linh tử 金铃子 • lãng tử 浪子 • lão du tử 老油子 • lão tử 老子 • lê ngưu chi tử 犁牛之子 • liên tử 蓮子 • liệu quệ tử 尥蹶子 • lợi tử 利子 • luyến tử 㝈子 • mãn tử 滿子 • mạnh tử 孟子 • mặc tử 墨子 • mẫu tử 母子 • mị tử 媚子 • nam tử 男子 • não tử 腦子 • nạp tử 衲子 • nghĩa tử 义子 • nghĩa tử 義子 • nghịch tử 逆子 • nghiệp tử 孼子 • ngoại tử 外子 • ngũ vị tử 五味子 • nguỵ quân tử 偽君子 • nguyên tử 元子 • nguyên tử 原子 • nguyên tử năng 原子能 • ngư tử 魚子 • nhân diện tử 人面子 • nhân diện tử 人靣子 • nhân tử 因子 • nhất bối tử 一輩子 • nhi tử 儿子 • nhi tử 兒子 • nhụ tử 孺子 • nhưỡng tử 壤子 • nội tử 內子 • nữ tử 女子 • nương tử 娘子 • ốc tử 屋子 • phân tử 分子 • phật tử 佛子 • phỉ tử 榧子 • phiến tử 騙子 • phong tử 烽子 • phu tử 夫子 • phụ tử 父子 • phụ tử 附子 • quá phòng tử 過房子 • quách tử nghi phú 唬子儀賦 • quan tử 冠子 • quản tử 管子 • quang đầu tử 光頭子 • quát tử 聒子 • quân tử 君子 • quân tử hoa 君子花 • quật lỗi tử 窟儡子 • quốc tử 國子 • quốc tử giám 國子監 • quốc tử tế tửu 國子祭酒 • quốc tử tư nghiệp 國子司業 • quỷ cốc tử 鬼谷子 • quý tử 季子 • quý tử 貴子 • quỷ tử 鬼子 • quy tử 龜子 • sa tử 痧子 • sá tử 耍子 • sam tử 衫子 • sáo tử 哨子 • sao tử 梢子 • sát tử 察子 • sĩ quân tử 士君子 • sĩ tử 士子 • sơn tra tử 山查子 • sử quân tử 史君子 • sư tử 狮子 • sư tử 獅子 • sư tử hống 獅子吼 • tài tử 才子 • tang tử 桑子 • táo tử 臊子 • tắc tử 稷子 • tặc tử 賊子 • tây tử 西子 • tế tử 壻子 • thái tử 太子 • thám tử 探子 • thần tử 臣子 • thế tử 世子 • thê tử 妻子 • thích tử 釋子 • thiên tiên tử 天仙子 • thiên tử 天子 • thuỷ kê tử 水雞子 • thuỷ kê tử 水鸡子 • thứ tử 庶子 • tiên tử 仙子 • tiên tử 先子 • tiết tử 楔子 • tòng tử 從子 • tôn tử 孙子 • tôn tử 孫子 • trác tử 桌子 • trang hoảng tử 裝幌子 • trần cốc tử lạn chi ma 陳穀子爛芝麻 • trĩ tử 稚子 • trọng tử 仲子 • trung tử 中子 • trủng tử 冢子 • trưởng tử 長子 • tục tử 俗子 • tử âm 子音 • tử cung 子宮 • tử đệ 子弟 • tử kim 子金 • tử nữ 子女 • tử phòng 子房 • tử quy 子規 • tử quy 子规 • tử số 子數 • tử tằng 子层 • tử tằng 子層 • tử tôn 子孙 • tử tôn 子孫 • tử tức 子媳 • vĩ quân tử 尾君子 • vị tử 位子 • viện tử 院子 • xích tử 赤子 • xoát tử 刷子 • ỷ tử 椅子 • yến tử 燕子 • yểu tử 殀子 • yêu tử 腰子
Trên đây là trích dẫn nguyên văn một phần nghĩa của Chữ Tử. Sự phức tạp của chữ Hán cổ (Phồn thể) có nhiều nghĩa, viết thừa, thiếu một nét là thành chữ khác, nghĩa khác,… vậy nên Hán văn cổ còn có cách triết tự, không dễ mấy Nhà Hán học uyên thâm hiểu được. Có nhiều từ, câu, ngữ nghĩa đã được các học giả Trung Hoa bàn luận hơn 2,000 năm bất phân thắng bại.
Chúng ta hãy xét đến Chữ Tứ - Nghĩa là 4. Trong Văn học, Triết học Phương Đông đều có dùng các danh từ Tứ Trụ - Nghĩa là 4 ngôi vị cao quý quan trọng bậc nhất của một Nhà nước, chưa thấy có tam trụ hay ngũ trụ. Trong giáo lý có Tứ Đức, đối với phương hướng chính có Tứ (Bốn) phương Đông – Tây – Nam – Bắc, trong Kinh Dịch có câu về quy luật vũ trụ: “ Nhất Nguyên sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến hóa vô cùng” như vậy Tứ (4) Tượng là yếu tố cơ bản hình thành Vũ trụ. Ở Trung Quốc, thời Nhà Tùy (581–619 sau CN), vua Tùy Dạng Đế đã vâng lời giáo huấn của Đại sư Trí Khải mà xây một ngôi bảo tháp bằng gạch tại chùa Quốc Thanh, núi Thiên Thai. Ngôi tháp này hình lục giác, gồm 4 tầng cao 74m, nay vẫn còn,.… có thể dẫn ra hàng nghìn danh từ có số 4 trong đời sống, ngôn ngữ Phương Đông. Sự kiêng số Bốn (Tứ) do suy diễn là Chết (Tử) có lẽ xuất phát nhiều từ sự mê tín truyền kỳ? Qua một số dẫn giải còn sơ lược đã cho chúng ta thấy số 4, chữ và âm Tử tuyệt đối không phải là xấu, chính sự kiêng kỵ, áp đặt một chiều mê tín đã hình thành một “ Phong trào” truyền miệng một cách vô thức đã làm phức tạp thêm quan hệ sống, nhân sinh quan của Con Người.
Số 13, cũng có sự suy diễn vô căn cứ như kiểu đánh bạc bằng cách tách số 1 và số 3 rồi cộng lại thành 4 để quy chụp cho rằng xấu vì Tư nghĩa là Tử. Cứ theo cách u mê như vậy hẳn những Học giả chuyên nghiên cứu Kinh Dịch và Hán học cũng phải bỏ nghiệp. Tra cứu số 13 từ các nguồn gốc triết học và tôn giáo Kito hiện không xác nhận được. Có tác giả viện dẫn trong 13 Tông đồ của Đức Chúa Jessu thì Kẻ phản Chúa là Tông đồ thứ 13 – Jiuda. Đối chiếu với các điển tích cũng như các bức bích họa nổi tiếng của Vatican cho ta thấy bức họa nổi tiếng nhất là “Bữa tối cuối cùng” – The last Supper của Danh họa Leonardo Da Vinci vẽ vào khoảng năm 1495 sau CN đến 1498 sau CN . Bức tranh nổi tiếng không chỉ vì sự tinh xảo hay giá trị nghệ thuật trong bức tranh. Cũng không phải vì hình ảnh chúa Jesus và 12 vị tông đồ được thể hiện rõ nét cảm xúc Leonardo Da Vinci đã phải mất 7 năm để hoàn thành bức tranh. Trong khoảng thời gian đó, Leonardo Da Vinci lần lượt hoàn thành hình ảnh của 11 vị tông đồ trong bức tranh. Tuy nhiên, còn 1 người cuối cùng (Số 12) vẫn chưa được vẽ. Đó chính là kẻ phản bội: Judas Iscariot. Như vậy số 13 Tông đồ của Chúa hoàn toàn không có trong
Các nước theo Phật giáo có tổng số tín đồ được Liên hiệp quốc thống kê không đầy đủ năm 2010 là 487, 540,000 người đều xây có bảo tháp có số tầng là 3 / 5/ 7/ 9/13. Sách Tỳ Nại Da Tạp sự quyển 18 (Đ.24, tr.291c) qui định thì số lượng các tầng tướng luân hoặc là 1,2,3,4 cho đến 13 tầng là tối đa. Phật Quang đại từ điển, Lạc Dương già tam ký quyển 1, Đại Đường Tây Vực ký quyển 2, Lương Cao Tăng truyện quyển 1, Quảng Hoằng Minh tập quyển 15, 17 đều có ghi dẫn về ý nghĩa của các tầng bảo tháp. Số 13 là số Tôn Quý nhất. Tuy vậy, trên thực tế vẫn còn một số tháp nhiều tầng nổi tiếng, như tại chùa Tung Nhạc, núi Tung Sơn - Trung Quốc, có ngôi tháp gạch cao 15 tầng. Ở chùa Tiến Phúc, tại Tây An có ngôi tháp Tiểu Nhạn cao 15 tầng; và chùa Hương Tích, tại Tây An có ngôi tháp gạch cao 13 tầng. Tại Ấn độ, tỉnh Ba Hách Đặc (Bharhut) có một ngôi tháp di tích, thân tháp đã huỷ hoại hết, nhưng còn nền tháp và những tảng đá. Thời gian xây tháp này khoảng 200 năm trước Tây lịch, trong sách cổ chữ Phạn Phật tích có ghi tháp cao 13 tầng. Các bảo tháp tại Bồ Đề Đạo Tràng kiến tạo khoảng 100 năm Tr.CN đều có số tầng lẻ, cao nhất là 13 tầng. Thế kỷ I Tr.CN, vua Ca Nị Sắc Ca (kaniska) nước Kiền Đà La thuộc Bắc Ấn Độ đã cho xây một ngôi tháp gồm 13 tầng, cao 32m dưới núi Tuyết Sơn, sách Lạch Dương Già ký quyển 5 thì đây là ngôi tháp đặc sắc nhất trong những ngôi tháp tại Tây Vực.
Trên đây là sơ lược dẫn liệu để chú giải sự mê tín vô thức kiêng kỵ số 4 và số 13 được truyền tụng trong dân gian hàng nghìn năm qua. Tại Việt Nam, sau những kết quả thành công vang dội chưa từng có trong lịch sử của Đại hội Đảng toàn quốc khóa XII /2016, lần đầu tiên từ thời Dựng Nước, công cuộc chống Tham nhũng đã có những kết quả đầu tiên, cơ bản, đã hạn chế tình trạng Tham nhũng rất nghiêm trọng trước đó. Lần đầu tiên trong Lịch sử Việt Nam, kinh tế Tư nhân được chính thức công nhận là một Động lực của nền kinh tế. Kinh tế Việt Nam từ kinh doanh phần ngọn như khai thác xuất khẩu thô khoáng sản, nông nghiệp, lắp ráp linh kiện xe máy có sẵn,… sang kinh tế sản xuất, chế tạo, Nông Nghiệp được cơ giới hóa, chế biến xuất khẩu, xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao,…Trước sự thành công, bước đầu phát triển vững chắc của Việt Nam đã có không ít các thế lực chống phá trong nước và nước ngoài lợi dụng số 13 để huyên truyền xuyên tạc khoa học lịch sử gắn với số 13 về Đại hội Đảng toàn quốc 13 sẽ khai mạc đầu năm 2021. Lý giải theo triết học Phương Đông thì số 13 là tuyệt quý – với sự tin tưởng Đại hội Đảng 13/2021 sẽ quyết định cho sự phát triển thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Việt Nam trở thành Cường quốc như Tổ tiên Lạc Việt đã từng thực hiện thời kỳ Văn hóa Đông Sơn cách ngày nay từ hơn 4,000 năm đến 2,500 năm.
Hà nội, ngày 26 tháng 09 năm 2018
Vũ Ngọc Phương
Chủ Tịch Trung ương Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt Nam.