Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 6, 03/01/2025

Đang duyệt: Trang chủ Công tác hội

NHÂN TÀI TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH

Chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng như nhiều nước thời Trung cổ đều có Luật, Lệ cấm không cho con nhà thương nhân được đi học, đi thi, không được làm quan. Đến tận gần cuối thế kỷ XIX, khi các giáo sỹ và thương nhân Tây phương đã đến Việt Nam được gần 400 năm thì lần đầu tiên vào năm Tân Tỵ
Kính thưa Quý vị,
 
Lịch sử loài người từ khi có tiền và giai cấp thì Người kinh doanh rất quan trọng vì sức lao động, tài nguyên chỉ trở thành hàng hóa nếu có doanh nhân. Từ xưa, dân gian vẫn gọi chung là Thương nhân và ít có phân biệt giữa buôn bán và sản xuất. Do chuyện mua rẻ, bán đắt hay biến bán thành phẩm như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu gỗ, đá, đồng, sắt, . . . thành sản phẩm có lãi nên trong gần hết chiều dài lịch sử xã hội loài người đều coi khinh Doanh nhân cho họ là xảo trá, tham ác là loại người thấp kém nhất trong xã hội.
 
Chế độ phong kiến ở Việt Nam cũng như nhiều nước thời Trung cổ đều có Luật, Lệ cấm không cho con nhà thương nhân được đi học, đi thi, không được làm quan. Đến tận gần cuối thế kỷ XIX, khi các giáo sỹ và thương nhân Tây phương đã đến Việt Nam được gần 400 năm thì lần đầu tiên vào năm Tân Tỵ (1881 - Tự Đức thứ 34) có Quan Lê Đĩnh đi sứ ở Hương Cảng (Hongkong) về tâu: "Các nước Thái Tây mà phú cường là chỉ cốt ở việc binh và việc buôn bán. Lấy binh lính mà bênh vực buôn bán, lấy việc buôn bán mà nuôi binh lính. Nước ta, người khôn ngoan, lại có lắm sản vật, nên người ta mà làm thì cũng có thể giữ được quyền độc lập của nước nhà".
 
Vua Tự Đức nghe xong nói:" Được" rồi giao cho các quan bàn.
Hàn Lâm Viện Phan Liêm viết sớ tâu : "Cho mở rộng sự buôn bán, sự chung vốn lập hội, cho người đi học nghề khai mỏ,..." Vua Tự Đức giao cho đình thần xét thì các quan bàn việc buôn bán không tiện (!) Vua Dực Tông ( Tự Đức) khuyên các quan nghĩ cho kỹ, nên làm cho tiến bộ, ... Chiếu ban ra viết:" Xét lời ấy thì không phải Vua không muốn thay đổi. Chỉ vì Vua ở trong cung điện, việc đời không biết rõ, phải lấy các quan làm tai làm mắt, mà các quan thì lại số người biết thì ít, số người không biết thì nhiều,... Lại có lắm người tự nghĩ mình đã có quyền cả ngôi cao, thì tất giỏi hơn người, chứ không hiểu rằng cái tài giỏi không cần phải nhiều tuổi, sự khôn ngoan không phải là làm quan to hay quan nhỏ. Cái phẩm giá con người cốt ở tư tưởng, học thức, chứ không phải ở tiền của hay là ở quyền tước".
 
Nhưng cũng không ai thi hành, sau thời gian này lần đầu tiên trong sử sách nước có xếp hạng dân là “ Sỹ, Nông, Công, Thương”. Như vậy doanh nhân vẫn là dân loại bét. Sau khi xếp hạng dân, lệ Vua ban ra cứ 3 năm thi Hương, các quan từ Kinh đi ra coi thi có dương biển đề lên phía trước: "Phụng chỉ cầu Hiền". Mới thấy ý nghĩa của thi cử ngày trước khác bây giờ, nhưng rút cục con nhà Thương nhân vẫn không được thi!
 
Sự hạn chế lịch sử này giải thích một sự việc trước đó, năm Mậu Thìn (1868 - Tự Đức thứ 21) có Đinh văn Điền người Ninh Bình dâng sớ tâu Vua Tự Đức cần:" mở doanh điền, khai thác mỏ vàng, làm tầu hỏa, cho người Tây vào buôn bán để luyện tập sỹ tốt, thêm lương thực, bớt sưu dịch cho dân, thưởng người có công, nuôi người bị thương, người tàn tật,..." vua giao cho đình thần xét, cho là không đúng, bác bỏ đi!
 
(Việt Nam sử lược, Đại Nam Thực lục chính biên - sách đã dẫn )
Tại các nước phương Tây, sau Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, Thương nhân và Doanh nhân được coi là động lực quốc gia. Ở Việt Nam, thời kỳ phong kiến kéo dài đến tận hiện đại, vì thế sự định kiến cố hữu Doanh nhân từ thời phong kiến vẫn còn đến tận ngày nay lấy nền tảng cho Quốc gia chỉ có " Công - Nông - Trí". Sau Đổi Mới 1986, định kiến này mới dần được chỉnh sửa với chính sách cho phép 5 thành phần kinh tế cạnh tranh bình đẳng, tuy nhiên khi áp dụng thực tiễn lại bị sai lệch dẫn bởi đặc quyền, đặc lợi dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng hiện nay.
 
Nguyên nhân sâu xa là sự phân biệt đối xử, cho đến nay một bộ phận quản lý vẫn coi Doanh nghiệp Tư nhân là một bộ phận thấp kém trong xã hội. Sau 26 năm cải cách thì hơn 600 doanh nghiệp này vẫn bị coi là: "Tư Thương, Doanh nghiệp ngoài Quốc Doanh, Tư nhân,...". Chính sách vẫn duy trì chế độ 2 giá về Tín dụng, đất đai, thuế giữa doanh nhiệp Quốc doanh và Tư nhân.
 
Ở đây, quan điểm NHÂN DÂN chưa được xác nhận rõ ngay cả từ vấn đề câu chữ, chúng ta không thấy trong ngôn ngữ tiếng Việt chữ “ Tư Nhân” là chỉ một thực thể người trong cộng đồng một dân tộc, vì vậy tư nhân là bao gồm nhiều người là NHÂN DÂN. Vậy thì sự phân biệt Doanh nghiệp Nhà Nước với Doanh nghiệp Tư Nhân thành ra đối lập, không thể kinh doanh nếu không có Nhân Dân!
 
Chính sách phân biệt đối xử trong kinh tế giữa các thành phần kinh tế là xa rời Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lý tưởng Cộng sản. Tại Hồ Chí Minh tuyển tập có ghi: "Tháng 2/1951, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của Dân tộc Việt Nam”. Và đến nay trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng khoá X ghi “Đảng CSVN là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc”.
 
Như vậy đã có lúc trong thực hiện quyền hành pháp chúng ta đã xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh hơn 50 năm? Vấn đề lớn như vậy đã gây không ít những bất bình xã hội trong mấy năm gần đây.
 
Sự kỳ thị này còn gây nhiều bức xúc khi mà các Doanh nghiệp Nhà Nước được ưu đãi vốn kinh doanh từ Ngân sách – nghĩa là lấy tiền Nhân Dân nộp thuế để làm vốn, kinh doanh độc quyền bằng tiền “Người khác” thì quá dễ! Với sự quản lý vốn của Dân lại không có cơ chế công khai, minh bạch, tay trái kinh doanh, tay phải kiểm tra đến nay cơ chế này gây ra tham nhũng khủng khiếp, là nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái nghiêm trọng nhất từ 1986 đến nay. Trên đây chúng ta sơ lược những vấn đề lịch sử xã hội dẫn đến hạn chế Nhân tài - Doanh Nhân trong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
Vậy thế nào là Doanh nhân – là Người Tài trong sản xuất kinh doanh ở hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam không coi trọng doanh nhân?
 
Trước hết nói về Người Tài – Nhân Tài, đây là phạm trù rộng, đã và đang gây tranh cãi trong suốt lịch sử loài người khi có giai cấp đến nay. Tuy nhiên có thể cùng có chung một điểm là: “Người có năng lực vượt lên trên những người trong một nhóm, một cộng đồng hay trong một xã hội tại một không gian, thời gian nhất định” – Nếu với khái niệm này, người Tài bao hàm cả Thiện và Ác, Tốt và Xấu.
Người Tài dù là thứ hạng nào về bản chất phải có hai điều kiện Cần và Đủ:
 
Một là điều kiện Cần : Thứ nhất là trí thông minh và ý chí bẩm sinh do di truyền của Cha Mẹ hoặc thậm trí là gien trội về thông minh từ đời ông bà, tổ tiên Nội, Ngoại truyền qua Cha Mẹ thì lặn, đến con cháu mới trội. Trí thông minh thì không bồi dưỡng đào tạo được, đây là một bí ẩn của Tạo hóa vì ngay trong những gia đình được xã hội tôn vinh là DANH GIA VỌNG TỘC thì mỗi đời, thậm chí mấy đời mới có một vài người được xã hội coi là Nhân Tài. Ngạn ngữ Việt nam có nhiều câu đúc kết như:
" Con Dòng,Cháu Giống,
Lấy vợ kén Tông, Lấy chồng kén Giống,
Con nhà Tông không giống Lông cũng giống Cánh"
 
Hai là điều kiện Đủ: Thứ hai là phải có sự tự rèn luyện, thậm chí là khổ luyện. Tố chất thứ hai này có sự khởi đầu là ở Gia phong , người xưa có nói
"Sống để Đức cho con cháu” là nói đến Gia phong. Thực tế lịch sử xã hội cho thấy những gia đình nề nếp, gia giáo - có GIA PHONG, không cứ là giầu nghèo, sang hèn (Ở đây là nghĩa Hán Việt .Chữ SANG là chỉ người có địa vị, chữ HÈN chỉ người Dân không có địa vị, không phải theo nghĩa là hèn hạ, hèn nhát ).... thì con cháu đều thành đạt cấp độ có khác nhau nhưng ít nhiều đều ở một trong các thứ hạng của Nhân Tài. Sự thành đạt còn ẩn chứa cả di truyền và trong hoàn cảnh sống mà thường là khó khăn nhưng có nếp nhà là “Đói cho sạch, Rách cho thơm” và “Giấy rách thì giữ lấy lề” dù trong cảnh bần hàn không bị biến chất.
Cổ nhân còn có câu "Mới hay Loạn Thế xuất Anh hùng” hoàn cảnh sống chính là thử thách để phân định Người đó có là Người Tài hay không, lại có câu ca dao:
 
Gừng già, Gừng rụi, Gừng cay,
Anh Hùng càng cực, càng dày nghĩa Nhân.
 
Sự rèn luyện tự học hỏi là yếu tố Đủ để trở thành Tài. Không có rèn luyện thì dù có thông minh mấy thì cục thép tốt cũng như cục gang. Có khổ luyện thép mới trở nên sắc bén, sáng bóng. Còn gang thì ngược lại, càng rèn giũa càng nứt gẫy,càng đen xấu, rèn quá mức còn tan vỡ - Đây chính là tố chất di truyền ẩn sâu bên trong của Nhân Tài.
Tôi cho rằng trong sản xuất kinh doanh của lĩnh vực kinh tế nên dùng danh xưng cho những người này là DOANH NHÂN có lẽ dễ hiểu hơn. Nếu như chúng ta tạm đưa ra một khái niệm Doanh Nhân là: "Người sống hưởng lợi từ vốn năng lực kinh doanh của mình”, cũng như Người Tài, Doanh nhân sẽ có thiện ác, tốt xấu.
 
Thực sự người tài hay doanh nhân trong sản xuất kinh doanh mới được coi trọng từ sau công cuộc Đổi Mới 1986 do Đảng khởi xướng đến nay. Khi mà môi trường xã hội chưa hoàn thiện về lối sống " Dở Tây, dở Tầu" , pháp luật chồng chéo, chưa thi hành nghiêm túc, sản xuất chủ yếu là khai thác xuất khẩu nguyên liệu thô không qua chế biến, gia công nguyên liệu bán thành phẩm, . . . lẽ dĩ nhiên người giả, hàng giả chưa thể chấn chỉnh trong một sớm một chiều. Hệ lụy sinh ra cả mấy thế hệ sinh ra những Người Tài có trí thông minh của con vẹt với kiến thức nghe nhìn, khéo rào trước đón sau, dối trên, lừa dưới, to cao bóng mượt chải chuốt đi xe sang, nhà lầu, có thư ký " Hoa hậu", có vệ sỹ,.... quảng cáo bằng nhiều cách với mục đích gọi vốn và lừa gạt. Khi cháy nhà ra mặt chuột toàn loại Đại gia bù nhìn rửa tiền, ăn cắp,... Trong nước ta cũng có một số không nhiều Doanh nhân chân chính, lao động khổ mình, nhọc sức cả đời có tiền của, họ có cuộc sống cá nhân đơn giản, uyên thâm trải đời qua nhiều gian nan nên giấu mình. Thực những người này không khác mấy những Tỷ Phú Dolars trên thế giới như nhân định của tạp chí FORBES - Mỹ: " Nếu hỏi họ là ai thì ở ngay chính quê hương không ai biết họ là tỷ phú".
Phim ảnh, các tiểu thuyết, phóng sự, báo chí, . . . với mục đích lỳ kỳ,giật gân để kiếm tiền đã từ một vài tỷ phú xa hoa dựng thành một hình ảnh tiêu biểu, méo mó cho tất cả doanh nhân.
 
Theo báo cáo của Bộ Tài Chính, tính đến hết tháng 7/2012, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.857 doanh nghiệp nhà nước và bộ phận doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hoá 3.952 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 67,4% tổng số doanh nghiệp nhà nước (khối Trung ương là 1.658 doanh nghiệp, khối địa phương 2.294 doanh nghiệp). Doanh nghiệp Nhà nước hiện chiếm giữ 40% tổng giá trị tài sản xã hội, 65% ~ 70% tín dụng ưu đãi. Nhưng do cơ chế quản lý không minh bạch nên hiệu quả kinh tế rất thấp.
 
Ngày 30/05/2012, Bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo đó, với mức nợ là 450.000 tỷ đồng và thua lỗ trên 216.000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Bộ Tài chính đề nghị giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Thống kê cung cấp thông tin về mức nợ của doanh nghiệp nhà nước cho biết: tính đến tháng 9/2011 các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện còn nợ ngân hàng 415.347 tỷ đồng. Trong số đó, 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước nợ 218.738 tỷ đồng, tương đương với 8,76% tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu trong số các tập đoàn vay nợ nhiều nhất gồm có tập đoàn tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam (với 72.300 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực (với 62.800 tỷ đồng) và tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản TKV (với 20.500 tỷ đồng). Một điều đáng lo ngại khác là tại Việt Nam hiện có tới gần 1/3 các tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn sở hữu. Mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty cao hơn gấp 12 lần so với các doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước. Đáng lưu ý, có 30/85 tập đoàn, tổng Cty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trên 3 lần, đặc biệt có 10 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ trên 10 lần (Tập đoàn Xây dựng Công nghiệp, Tổng Cty Xây dựng công trình giao thông 5, 8 và 1; Tổng Cty Xăng dầu Quân đội, Tổng Cty Thành An, Tổng Cty Phát triển đường cao tốc).
Đối với Doanh nghiệp Nhà nước có ba chức năng chính:
1/ Chức năng sở hữu tài sản.
2/ Chức năng quản trị kinh doanh.
3/ Giám sát.
Cả 3 chức năng đều do Nhà nước thực hiện vì thế khó mà quản lý được.
Có một phương thức không mới đã được áp dụng rất hiệu quả từ hàng trăm năm nay là thuê những Công ty chuyên nghiệp quản lý ( Khoán quản lý) như các khách sạn 4 sao, 5 sao của Sheraton, Sofitel, Arco,.... Vấn đề là có thực hiện hay còn vì đặc lợi, đặc quyền ?
 
Tôi xin trích một đoạn ngắn trong Lời giới thiệu cuốn sách “ Honda sự thành công trên đất Mỹ ” xuất bản năm 1993 của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia mà tôi cho rằng rất hay:
“ Thực tế cuộc sống cho thấy rằng, kinh doanh không phải là thứ có sẵn trời cho, càng không phải ai cũng biết kinh doanh. Kinh doanh đã trở thành một nghề có tính công nghệ và nghệ thuật cao. Vì vậy, để có thể thành công trong nghề kinh doanh không phải là một việc đơn giản. Nó đòi hỏi phải dày công khổ luyện và học hỏi, phải lăn lộn vất vả trong trường đời, đôi khi còn phải kiên nhẫn gánh chịu thất bại, đắng cay trong buổi ban đầu dựng nghiệp”.
 
NHÂN TÀI là chữ đã Việt hóa bao hàm tất cả, dễ viết, dễ hiểu. Nhân thì ai ai cũng biết là Người - xin nhắc lại lời của Cụ Hồ trong Hồ Chí Minh tuyển tập:
"Suy cho cùng mọi sự ở Đời là Sống và làm Người"
Ngữ ngôn chữ Việt rất ác, Người - Ngợm, Con - Người,.... Vì vậy LÀM NGƯỜI không dễ, hãy trở lại quan điểm đánh giá phẩm giá làm Người của Vua Tự Đức:
"Cái phẩm giá con người cốt ở tư tưởng, học thức, chứ không phải ở tiền của hay là ở quyền tước" rồi hãy nói đến trọng dụng Nhân Tài.
 
Ở Mỹ, trong Toà nhà Quốc Hội ở Washington có tượng các nhà Tỷ phú đã có công đáng kể vào xât dựng sự hùng cường của nền kinh tế Mỹ.
Tôi hy vọng rồi đây tại Việt Nam sẽ có tượng những Doanh nhân chân chính đã đóng góp xứng đáng vào kỳ tích xây dựng và phát triển công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá Nước nhà. Nhân Tài và sự xét đoán, nghiên cứu và phát triển nguồn Nhân Tài là câu chuyện của nghìn vạn năm, trước sau không bao giờ hết. Trên đây tôi cũng xin mạo muội góp một số thiển ý để tham gia Hội thảo.
 
Vũ Ngọc Phương
Chủ Tịch
TW Hội Khoa Học phát triển
nguồn Nhân lực - Nhân Tài Việt Nam
 
 
 
 
 
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 2 Trung bình: 2,5
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển