Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 7, 20/04/2024

Đang duyệt: Trang chủ Nhân lực - nhân tài

NHÂN TÀI NGOẢNH MẶT, LỖI Ở ĐÂU?

Đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố Đà Nẵng gặp phải trở ngại khi nhiều “nhân tài” đã không về làm việc, 93 người xin rút khỏi đề án và 40 người xin thôi việc.
Bị kiện, mất tiền tỷ vẫn chấp nhận?

Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao TP.Đà Nẵng (trực thuộc Sở Nội vụ TP.Đà Nẵng) cho biết, hiện thành phố đã cử 647 lượt học viên đi học theo Đề án 922.

Hiện đã có 460 lượt học viên đã tốt nghiệp và bố trí công tác, 93 người đã rút khỏi đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đà Nẵng. Số lượng đang thực công tác tại các cơ quan, đơn vị của thành phố là 375 người, cụ thể 147 học viên được bố trí tại các cơ quan hành chính, 219 học viên được bố trí tại các đơn vị sự nghiệp, 9 học viên được bố trí tại các cơ quan khối đảng và đoàn thể.  Đáng chú ý, dù được bố trí việc làm phù hợp, 40 người đã xin thôi việc với các lý do đoàn tụ gia đình, sức khỏe không tốt, hoặc muốn tìm công việc khác.

 nhan tai ngoanh mat, loi o dau? hinh anh 1

  Qua tìm hiểu, nhiều “nhân tài” Đà Nẵng thôi việc vì nhiều  lý do do lương, công việc không phù hợp…  Ảnh:K.O

"Cần thấy không tận dụng chất xám cũng là làm thất thoát chất xám, bởi vậy người sử dụng lao động cũng phải nhìn lại chính mình. Nhiều học viên của đề án mới ra trường chưa quen với công việc hành chính sự vụ nhưng hoàn toàn không có nghĩa là họ không thể làm. Ngược lại nếu người sử dụng lao động cứ nhằm vào những bỡ ngỡ ban đầu để dè bỉu họ, rằng chất lượng cao gì, rằng du học gì mà một cái công văn không thảo nổi… Cho nên cần thấy hết nguyên nhân từ phía người lao động và phía người sử dụng lao động trong câu chuyện chảy chất xám này”.

Ông Bùi Văn Tiếng –
nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng

Đến nay, trung tâm đã nộp đơn khởi kiện ra tòa 32 học viên, trong đó 8 đang trong quá trình xét xử tại TAND các cấp; 10 đã chuyển sang giai đoạn thi hành án; 3 đã bồi hoàn xong sau phiên xét xử sơ thẩm; 11 rút đơn khởi kiện do học viên hoàn thành việc bồi hoàn trước khi vụ án đưa ra xét xử.

Đại diện Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Đà Nẵng cho biết, khi học viên có nguyện vọng xin ra khỏi đề án, cơ quan quản lý đều mời học viên và phụ huynh đến làm việc để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, tìm cách giải quyết các vướng mắc cũng như động viên công chức tiếp tục công tác. Trung tâm cũng đồng thời thông báo cụ thể đến học viên và phụ huynh tất cả thủ tục, quy định liên quan việc bồi hoàn kinh phí trong trường hợp xin ra khỏi đề án…

Tâm tư của “nhân tài”

Đa số lý do 40 “nhân tài” xin nghỉ việc vì sức khỏe, điều kiện gia đình hoặc một số người muốn tìm công việc mới bên ngoài. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, không ít người tham gia đề án này nghỉ việc vì công việc chưa ổn định, nhiều năm nay vẫn làm với dạng hợp đồng lao động, lương thấp, và một số thấy công việc không phù hợp với bản thân…

Một nữ học viên chuẩn bị thôi việc chia sẻ: “Số phận học viên đang làm việc dưới dạng hợp đồng cũng lay lắt vì theo quy định đơn vị hành chính phải chấm dứt với trường hợp hợp đồng. Học viên có thể được chuyển về đơn vị sự nghiệp. Ngay cả khi về đơn vị sự nghiệp, các bạn cũng không chắc có biên chế để thi vào. Học viên bị đẩy vào tình thế như vậy, muốn cống hiến cũng không được".

Chị Đ.H - một học viên Đề án 922 cho biết, chị tham gia vào đề án năm 2005, đi học tại Pháp. Ba năm sau được bố trí về làm tại một sở, công việc phù hợp với chuyên ngành, môi trường làm việc cũng không quá nhàm chán.

Sau khi thực hiện xong cam kết với thành phố vài năm, chị đã nghỉ việc tại sở này và chuyển tới làm việc ở một thành phố khác. “Lúc mới vào hợp đồng, lương nhà nước, rất thấp, lúc đó chỉ 1,7 triệu đồng/tháng. Suốt 7 năm làm việc mức lương của tôi nhận được cũng chỉ loanh quanh ở con số 4 triệu đồng…”- chị nói.

Anh P.L, một học viên tham gia đề án và đang công tác tại một sở cho hay, không phủ nhận tính hiệu quả của dự án. “Yếu tố "lương" không phải là nguyên nhân chính khiến người ta xin nghỉ bởi họ đòi hỏi lương phải cao ngất ngưởng. Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khác như khả năng thăng tiến, môi trường làm việc, tư tưởng lãnh đạo, bản chất công việc...”.

Giải quyết phần gốc!

Chị H.T.L- một học viên đề án 922, vừa xin nghỉ việc cho biết, về công tác quản lý nhà nước mình cảm thấy không phù hợp với bản thân, nên sau khi hết 7 năm hợp đồng với thành phố, mình đã xin nghỉ để tìm công việc phù hợp hơn. Đề án thành phố như dạng cấp một học bổng cho học sinh đi học thì rất tốt, còn việc đầu tư để về làm lại tại một cơ quan nhà nước chỉ phù hợp với một số ngành, còn có nhiều ngành học ra vào cơ quan nhà nước lại không phát huy hay phù hợp với công việc quản lý nhà nước.

Ông Trần Văn Lĩnh- Chủ tịch Công ty CP Thủy sản Thuận Phước Đà Nẵng cũng cho rằng, chính sách rất tốt, nhưng cách làm từ đầu chưa phù hợp. Khi đào tạo một thế hệ kế tục phải xuất phát từ nhu cầu cần thiết trong tương lai, phải có tiêu chuẩn cán bộ như thế nào, cần bao nhiêu… Đồng thời, phải tuyển chọn ở bậc đại học vì bậc này đào tạo theo chuyên môn. Vì thế phải biết cần tuyển bao nhiêu người để đào tạo và đào tạo cái gì; phải chọn trường cho các em, chương trình đào tạo phù hợp  trong tương lai.

 “Chúng ta không làm theo cách đó, chúng ta cứ để những người học giỏi, họ tự thi vào một trường nào đó, rồi cấp một món tiền và chúng ta đặt họ là “nhân tài”. Họ tự học, đào tạo về, khi họ về xuất trình bằng cấp thì đưa vào một phòng, ban, sở nào đó; làm việc thì cán bộ sở ở đó thờ ơ, bản thân họ cảm thấy không hội nhập được, không quen biết và thấy thừa thãi. Có nhiều cán bộ được đào tạo về gọi là “nhân tài” nhưng chẳng ai dùng, thậm chí làm những việc trời ơi, họ chán, nghỉ là đương nhiên.

Vấn đề là biết sử dụng người và kế hoạch sử dụng người, cái này phải có từ 2 phía. Tất nhiên, các em khi đi học, sử dụng tiền của nhân dân, nhưng sự choáng ngợp ở bên ngoài sẽ làm các em không muốn về nữa, điều này là có. Tuy nhiên, phần lớn là do mình sử dụng, nên chăng cần có một quy trình đào tạo, có một hội đồng cho biết thành phố cần cái gì, cần chuyên gia gì, trường nào trên thế giới đào tạo nên những ngành đó và thành phố phải chọn trường cho các em, chọn theo các tiêu chí của các em rồi mới đào tạo, trong quá trình đào tạo cần theo dõi các ngành học. Phải có chương trình hậu đào tạo, đặt ra tiêu chuẩn rèn luyện phù hợp, vị trí tương xứng với tài năng, công việc.

Chứ đào tạo xong về sở này không nhận, chuyển qua sở khác, học ngành này nhưng bố trí công việc khác, rồi có sự đố kỵ về sẽ thay thế mình, sao phát triển được” – ông Lĩnh tâm tư.

Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân: Phải bố trí đúng người, đúng việc

Chính sách trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta rất rõ. Yếu tố rất quan trọng là chúng ta phải bố trí đúng người, đúng việc chứ không phải những người học giỏi, những người có trình độ, có bằng cấp là có thể bố trí bất cứ một lĩnh vực nào, cần phải bố trí một cách phù hợp với điều kiện vị trí việc làm.
Cần phải tạo cho những nhân tài có môi trường làm việc thuận lợi để họ phát huy năng lực, sở trường. Vấn đề nữa là không ngừng theo dõi, luôn tạo điều kiện hỗ trợ và giúp đỡ nhân tài. Và cuối cùng là chúng ta phải có chính sách, trong đó là có chính sách tạo điều kiện, chính sách đề bạt, bổ nhiệm, thậm chí cả chính sách về lương, thu nhập…

GS –TSKH Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội: Không chỉ là vấn đề đãi ngộ
Hiện chúng ta chưa có chính sách đồng bộ về việc trọng dụng nhân tài. Trọng dụng không có nghĩa chỉ có chế độ đãi ngộ mà còn phải tạo điều kiện cho nhân tài phát triển. Hầu hết các dự án liên quan đến thu hút nhân tài của các địa phương mới chỉ nghiêng về chuyện chế độ đãi ngộ như cho đất, cho tiền… nhưng lại không sử dụng nhân tài đúng để tạo điều kiện cho họ phát triển, cống hiến. Nếu vẫn theo cách làm này sẽ mang tính chạy theo hình thức, không đạt được đúng mục tiêu trong sử dụng nhân tài.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau): Cần có luật trọng dụng nhân tài
Câu chuyện ở Đà Nẵng mới đây hay câu chuyện ở Hà Nội trước kia rồi một số địa phương, ngành phát hiện ra một số nhân vật được coi là nhân tài, sau đó cử họ đi học, có nơi bằng nguồn ngân sách, có nơi bằng nguồn tự túc rồi đưa họ về sử dụng. Thế nhưng do thiếu các quy định có tính chất cam kết để cống hiến cho nên nhân tài có thể thoái lui bất cứ lúc nào. Ở đây trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu, anh không đánh giá được năng lực của nhân tài nên dùng sai, như vậy gây lãng phí nguồn lực.

Lương Kết (ghi)

Kim Oanh

Nguồn: danviet.vn

Số lượt đọc: 11085 Trở lại Bản in Về đầu trang

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển