Để chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN sau vấn đề cải cách kế hoạch hóa, tất yếu phải tiếp tục cải cách các công cụ đòn bẩy, mà vấn đề cốt lõi nhất là “Giá – Lương – Tiền” theo định hướng Nghị Quyết TW5 khóa V của Đảng
Cải cách Giá - Lương – Tiền có nghĩa từng bước xóa bỏ chế độ bao cấp vào các lĩnh vực ấy để hình thành giá trị thực của chúng như từng bước nâng giá sao cho phù hợp giá trị hàng hóa, đồng thời nâng lương bằng chỉ số nâng giá để bảo đảm phù hợp giá trị sức lao động. Kế tiếp là phát hành phá giá đồng tiền để trở về giá trị thực của chúng nhằm cân bằng Tiền – Hàng trong lưu thông và tạo nguồn thu ngân sách để chi phí đầu vào của sản xuất, chỉ nâng tiền lương theo chỉ số nâng giá nhằm phù hợp giá trị sức lao động.
Cuối năm 1986 giá cả hàng hóa đã nâng lên 723%, mà chuẩn giá thị trường lúc bấy giờ là 800% so với giá bao cấp. Do tư duy của cán bộ tham mưu cấp vĩ mô bị xơ cứng cho là lạm phát ba con số nên không nâng lương theo chỉ số nâng giá và không phát hành phá giá đồng tiền bao cấp, đã tự đánh mất nhiều nghìn tỷ ngân sách, nên thiếu tiền chi phí đầu vào sản xuất làm cho hàng loạt xí nghiệp bị suy thoái, công nhân thất nghiệp, không có tiền chi nâng lương theo chỉ số nâng giá.
Trong báo cáo 20 năm tổng kết quá trình dổi mới còn xác định cuối năm 1986 đã lạm phát ba con số, gần đây có vị tiến sĩ giáo sư còn viết bài đăng trên tạp chí vẫn nhắc lại ở Việt Nam cuối năm 1986 đã lạm phát ba con số. Do vậy gần ba mươi năm đổi mới tiền lương của người làm việc hưởng lương chỉ xấp xỉ 60% giá trị sức lao động, mặc dù đã nhiều lần nâng lương tối thiểu chỉ bù trượt giá sau khi thực hiện Nghị Quyết TW5 khóa V về cải cách Giá – Lương – Tiền. Nhà nước và các chủ doanh nghiệp vẫn còn nợ của người lao động 40% giá trị sức lao động do thực hiện sai NQTW5 khóa V (nợ khó đòi).
Nghị Quyết TW6 khóa XI của Đảng đã xác định “Thực hiện cải cách cơ bản chế độ tiền lương là chính sách đầu tư cho con người, phát triển kinh tế - xã hội và là giải pháp hạn chế cơ bản nạn tiêu cực xã hội, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ”.
Tiền lương trong nền kinh tế thị trường không chỉ thể hiện đơn thuần thu nhập của người lao động, mà còn là đòn bẩy kinh tế là động lực để người lao động tạo ra năng, hiệu xuất và chất lượng sản phẩm cao hơn. Mặt khác nó còn thể hiện sức mua của xã hội là động lực trực tiếp thúc đẩy sản suất phát triển. Tiền lương hiện nay làm triệt tiêu các động lực và đánh mất vai trò điều tiết của một công cụ trong hệ thống quản lý, đồng thời làm cạn kiệt sức lao động của người làm việc hưởng lương, không phù hợp NQTW 6 khóa XI của Đảng.
Để khắc phục sai lầm nêu trên cần có lộ trình nâng dần tiền lương từ năm 2014 đến 2017 đảm bảo tiền lương phù hợp với giá trị sức lao động, người lao động sống được bằng mức lương tối thiểu, với các giải pháp là mỗi năm đưa vào mức nâng lương gồm hai phần giá trị:
-
Phần nâng lương
-
Phần bù trượt giá hàng năm.
Bằng nhiều nguồn thu như giảm đầu tư công, khuyến khích đầu tư xã hội, nguồn thu chống lãng phí, tham nhũng, giảm biên chế thừa và các nguồn thu khác v.v…
Thực hiện các giải pháp nêu trên người lao động mới thực sống bằng mức lương tối thiểu.
KS. NGUYỄN KIM ĐĨNH
Nguyên CVCC Ban Tổ Chức Trung ương
Phó Chủ tịch Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân lực - Nhân tài Việt Nam