Dự án VP6 Linh Đàm Chung cư VP6 Linh Đàm

Thứ 5, 26/12/2024

Đang duyệt: Trang chủ Sự kiện

Nguồn nhân lực Việt Nam phát triển mất cân đối

VN có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động (LĐ) dồi dào. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của VN còn thấp. Thực trạng này cần được cải thiện càng sớm càng tốt.
Chất lượng nguồn nhân lực VN cần được cải thiện trong thời gian tới (ảnh minh hoạ)
 
 
Chất lượng nguồn nhân lực thấp
 
Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu LĐ đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu LĐ đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cấp. Nhân lực đào tạo các bậc hàng năm vẫn tăng, nhưng đội ngũ nhân lực chất lượng cao vẫn rất thiếu so với nhu cầu xã hội. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng thừa, thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu LĐ như: Kinh doanh tài chính, ngân hàng, kiểm toán, CNTT, điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo...
 
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, VN đang rất thiếu LĐ có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Chất lượng nguồn nhân lực VN thấp so với các nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của VN chỉ đạt 3,79 điểm - xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới; trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Nguồn nhân lực có chất lượng thấp có nguyên nhân chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế.
 
Với hơn 50 triệu người ở độ tuổi LĐ, nhưng số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, mới chiếm 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỉ lệ: ĐH và trên ĐH là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và CNKT là 0,92; trong khi trên thế giới, tỉ lệ này là 1-4-10. Cơ cấu ngành nghề cũng mất cân đối: Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp còn ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao.
 
Giải pháp nâng cao nhân lực
 
Tại hội thảo “Đào tạo nhân lực - những thuận lợi và trở ngại” do Hội Khoa học phát triển nhân lực, nhân tài VN tổ chức cuối tuần qua tại Hà Nội cho thấy, nhiều đại biểu đánh giá cao về tiềm năng của LĐ VN, nhưng bày tỏ lo ngại về chất lượng nguồn nhân lực, nhân tài hiện nay. Nguồn nhân lực VN hiện mất cân đối còn nhân tài thì một số nơi không được trọng dụng, hoặc không được đánh giá cao, trả công xứng đáng. Điều này khiến nhiều người có năng lực chán nản và không muốn cống hiến.
 
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề VN Vũ Quốc Tuấn nhận định: “Công tác phát triển nhân sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mỗi cơ quan, DN. Trong đó, nhân tài cần được phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng. Hoạt động này để minh bạch cần có cơ chế giám sát”.
 
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tập trung vào công tác đào tạo. Theo TS Phạm Văn Sơn - GĐ Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ GDĐT): Cần đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ở hai cấp THCS, THPT và tư vấn hướng nghiệp cho SV.
 
Trong công tác đào tạo ở bậc ĐH, CĐ phải đào tạo theo nhu cầu xã hội... PGS-TS Bùi Ngọc Oánh (Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển năng lực và tài năng) cho rằng: “Cần có chiến lược phát triển và đào tạo nhân lực một cách hợp lý; có chính sách tuyển dụng, giữ chân người tài, ngăn chặn kịp thời việc chảy máu chất xám”
Theo laodong.com.vn
 

Đánh giá của bạn về bài viết

Tổng số: 0 Trung bình: NaN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC TRUNG ƯƠNG HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM NHIỆM KỲ III (2022 - 2027)HỘI NGHỊ, GIAO LƯU BAN LÃNH ĐẠO TW HỘI KHOA HỌC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC - NHÂN TÀI VIỆT NAM VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC VÀ BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP THÀNH HỘI NHÂN LỰC - NHÂN TÀI HÀ NỘI
VIETNET-ICTYVS VietnamViện Nghiên cứu phát triển Lãnh đạo chiến lược Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranhViện Khoa học đào tạo phát triển nhân lựcTrung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữTrung tâm Giáo dục và phát triển