Thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh việc phát hiện, lựa chọn nhân tài và biết sử dụng người tài là vấn đề có tính quyết định đến sự suy thịnh cuẩ đất nước, sự thành bại của cách mạng. Do đó nhân tài là yếu tố cốt tử đối với một chính thể, khi yếu tố này mạnh thì đất nước phát triển, phồn vinh, ngược lại khi yếu tố này kém, thì đất nước bị suy thoái. Ðất nước thinh vượng tất ở việc cử hiền. Người làm vua thiên hạ phải lo công việc đó trước tiên (Chiếu cầu hiền của vua Lê năm 1424).
Trong phạm vi bài tham luận này tôi xin tham gia 2 ý kiến:
1. Nghiên cứu về nhân tài
2. Ðào tạo nguồn nhân lực
A. Nghiên cứu về nhân tài
I. Nghiên cứu những tiêu chí xác định là người có tài
Ðể nghiên cứu về nhân tài, trước hết phải làm rõ quan điểm và nhận thức;
I.1 Nhân tài và nghiên cứu nhân tài là khoa học
I.2 Nhân tài là nguồn lực và lực lượng sản xuất mạnh nhất, nhân tài không chỉ là “nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì nước thịnh, nguyên khí yếu thì nước yếu, vì thế nhân tài là nguồn nhân lực mũi nhọn, nguồn nhân lực sáng tạo, là lực lượng sản xuất mạnh nhất của phát triển. Không có tài năng, thì không có phát triển đột biến và vững chắc.
I.3 Ðào tạo và sử dụng nhân tài phải trở thành một hệ thống, một quan điểm trong chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, đào tạo nhân tài phải có kế hoạch có dự án mang tầm cỡ chiến lược quốc gia.
I.4 Ðào tạo nhân tài là yếu tố vô cùng quan trọng. Ðất nước có nhiều nhân tài chắc chắn sẽ tìm ra đường tắt trong phát triển kinh tế, vừa rút ngắn được khoảng cách, vừa tạo ra tốc độ phát triển cao, vừa tránh tụt hậu.
Ðể nghiên cứu về khoa học nhân tài, xác định được những tiêu chí thế nào là người tài, chúng ta có thể tạm đưa ra một mẫu hình về người tài:
Nhân tài là người có trí tuệ, có bản lĩnh, có nhân cách, có phẩm chất, biết giải quyết thành công và thành công cao hơn bình thường những vấn đề mới, khác thường, là người phát triển đột phá trong lĩnh vực nhất định, thúc đẩy lĩnh vực đó tiến lên về chất được xã hội công nhận
Vậy tiêu chí thế nào là người có tài?
Câu trả lời đang chờ các nhà khoa học nghiên cứu xác định làm rõ những tiêu chí về người tài và phát hiện người tài? Ðể đề xuất với Ðảng và Nhà nước trọng dụng.
II. Nghiên cứu những tiêu chuẩn để tuyển chọn người có tài
Khi đã xác định được tiêu chí thế nào là người tài, bước tiếp theo cần nghiên cứu phương pháp phát hiện người tài, tiếp cận thử thách người tài và thể chế tuyển chọn người tài đứng đầu các tổ chức. Vì người tài đứng đầu các tổ chức có vị trí quan trọng đặc biệt, là người quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức, vì thế tuyển chọn người đứng đầu tổ chức sao cho chuẩn xác phù hợp với nhiệm vụ và khả năng, để đảm bảo sự bền vững và phát triển của tổ chức. Do đó phải xác định được tiêu chuẩn thống nhất tuyển chọn người tài cho hệ thống từ thấp đến cao, từ địa phương đến trung ương, không để từng cấp xây dựng một cách tuỳ tiện theo địa phương.
Về bản lĩnh và nhân cách người đứng đàu tổ chức phải được đánh giá qua kết quả hoạt động thực tiễn trong từng giai đoạn để khẳng định thực chất là người có tài. Vậy tuyển chọn người tài bằng cơ chế nào? theo quy luật nào?
Về phương pháp tuyển chọn, cần:
II.1 Lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu tài năng của cán bộ.
II.2 Có phương pháp khoa học, khách quan công tâm, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộ.
II.3 Khi tuyển chọn, tránh tình trạng cục bộ, địa phương, tránh định kiến, không tuyển chọn người thân quen, người xu nịnh, người cơ hội, cần tuyển chọn công khai, dân chủ.
II.4 Tuyển chọn người tài cũng cần có sự cạnh tranh như trong kinh doanh và trong đấu thầu khoa học. Người được tuyển chọn có thể qua thi cử, qua phỏng vấn, thử thách qua thực tiễn, tranh cử bằng chương trình hành động, qua bình xét của hội đồng tư vấn.
III. Nghiên cứu đề xuất các chủ trương chính sách để phát hiện và sử dụng nhân tài
Nhân tài không phải là sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu. Nhiều tài năng có thể bị mai một, nếu không được phát hiện và sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Vấn đề phát hiện và sử dụng người tài hiện nay còn có những tồn tại. Sự bất cập xuất hiện ở tất cả các khâu phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài.
Vì vậy, cần nghiên cứu về cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ thoả đáng cho người thực sự có tài sẽ là động lực giúp đội ngũ nhân tài trong lãnh đạo, quản lý điều hành tổ chức, vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân.
B. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Mục tiêu của giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ kinh tế thị trường, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hoà nhập quốc tế. Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một quốc gia, một địa phương; là nguồn lao động được đào tạo, được chuẩn bị sẵn sàng đảm nhiệm một công việc lao động nào đó, tức là nguồn lao động có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có trí thức, có trình độ chuyên môn kỹ thuật là hết sức quan trọng. Ðó là một nguồn lực có tính quyết định đến phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở cho việc phát triển bền vững, là động lực hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Thực trạng lực lượng lao động của nước ta trong nhiều năm qua tuy nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tình hình chung là trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp, tay nghề chưa cao, cơ cấu các loại trình độ chưa hợp lý, cơ cấu ngành nghề phân phối cũng chưa cân đối, có nhiều ngành nghề đào tạo ra không sử dụng hết, song lại có nhiều ngành nghề quá nhiều, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật hầu như thiếu hụt ở hầu hết các ngành và các khu vực kinh tế, hiện tượng ?thừa thầy thiếu thợ? là phổ biến. Ðiều đó đã phần nào làm cản trở đến quá trình chuyển đổi và phát triển xã hội.
I. Ðào tạo dạy nghề cho người lao động
I.1 Ðào tạo dạy nghề khối kỹ thuật công nghiệp
Thực trạng của việc dạy nghề hiện nay và khả năng đào tạo dạy nghề hàng năm của các trường và các Trung tâm dạy nghề chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy Hội ta cần tích cực tham gia vào khâu đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động bằng mở rộng các loại hình đào tạo nghề nghiệp ngắn hạn, dài hạn, mở lớp ngay tại địa phương, từng bước phổ cập nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng, thành thạo tay nghề cho mọi người lao động.
+ Ðào tạo lực lượng lao động tại các thành phố, các Trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp.
+ Ðào tạo đội ngũ công nhân trong các ngành công nghiệp, các ngành có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, tin học, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác, chế biến nông , lâm , thuỷ , hải sản.
+ Ngành công nghiệp dệt may, da giầy do được đầu tư công nghệ và thiết bị mới nên phát triển với tốc độ rất nhanh sẽ thu hút được lực lượng lao động đáng kể. Vì vậy nên đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cho ngành công nghiệp dệt may, da giầy là yêu cầu rất cần thiết.
+ Ngành công nghiệp xây dựng hiện nay đang phát triển mạnh, nên cần một đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay ngề cao để thu hút lực lượng lớn lao động có kỹ thuật. Nếu không chuẩn bị sẽ dẫn đến thiếu hụt đội ngũ kỹ thuật này.
+ Ðào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề 3/7 cho các nhà máy và khu công nghiệp chế xuất; đồng thời bổ túc tay nghề nâng bậc thợ cho công nhân hiện có để nhanh chóng có đội ngũ tay nghề bậc cao.
I.2 Ðào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Cần trang bị ngoại ngữ, kiến thức về pháp luật, xã hội và nâng cao trình độ tay nghề, trang bị kỹ năng làm việc cơ bản cho người lao động, trước khi họ ra nước ngoài làm việc.
I.3 Ðào tạo dạy nghề khối kỹ thuật nông nghiệp
Thực trạng người lao động ở nông thôn có tới 2/3 là không có tay nghề, không qua đào tạo mà chỉ lao động đơn thuần theo kinh nghiệm nghề nông. Do đó vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động ở nông thôn là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Nó quyết định trực tiếp đến quá trình chuyển đổi cơ câu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Lực lượng lao động chủ yếu ở nông thôn hiện nay là thanh niên chiếm tới 60%; đa số họ có trình độ văn hoá hết cấp 2, nên họ có khả năng tiếp thu nhanh những kiến thức về Khoa học kỹ thuật nông nghiệp và những tiến bộ về khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Ða số trong họ có khát vọng vươn lên làm giàu chính trên mảnh đất quê hương họ. Vì vậy phương pháp đào tạo:
+ Cần tập hợp lực lượng nòng cốt này để mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày cung cấp cho họ những kiến thức về kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp như kỹ thuật nhân giống cây trồng, vật nuôi, thú y, sử dụng giống mới, chăm sóc, nuôi dưỡng, thâm canh, tăng vụ, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, quản lý hợp tác xã, bảo quản, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thuỷ hải sản.
+ Tuỳ theo từng điều kiện và hoàn cảnh của từng địa phương mà tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho hợp lý, phù hợp với điều kiện và thời gian của người nông dân, với mục đích nâng cao trình độ kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
+ Hình thức đào tạo: đào tạo theo tính chất thời vụ, theo thời gian nông nhàn của người nông dân, đào tạo ngay tại địa phương, đào tạo ngắn ngày theo hình thức tại chức, tại chỗ, kết hợp với bổ túc kiến thức cho kỹ thuật viên vốn có của địa phương.
Nội dung đào tạo gồm:
- Ðào tạo và bồi dưỡng các chủ trang trại và gia trại.
- Ðào tạo, huấn luyện kỹ thuật viên, kỹ thuật sơ cấp cho các hợp tác xã nông nghiệp.
- Ðào tạo khuyến nông viên, khuyến lâm viên cơ sở. Chính lực lượng này trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho bà bà con xã viên.
- Ðào tạo cán bộ sơ cấp, trung cấp nông nghiệp thuộc các lĩnh vực chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, kinh tế hợp tác xã, quản lý hoạch toán kinh tế nông nghiệp, nông thôn, quản lý ruộng đất
II. Ðào tạo nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp
Ðào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp hiện nay là vấn đề bức thiết đòi hỏi phải thiết thực để có được một đội ngũ quản lý doanh nghiệp có kiến thức khoa học kỹ thuật, có trình độ kỹ năng quản lý, có năng lực quản trị kinh doanh, có kiến thức tiếp thu những thành tựu mới của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới, hiểu biết về pháp luật và biết ứng dụng vào thực tế điều kiện của nước ta, biết tổ chức sản xuất và thực hiện kinh doanh đa dạng, linh hoạt và năng động.
Ðể đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp cần trang bị kiến thức cơ bản để nâng dần trình độ kỹ năng quản lý đáp ứng nhu cầu quản lý doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy, nội dung bao gồm:
+ Những kiến thức khoa học về quản lý để giúp họ giải quyết những vấn đề thực tiễn của hoạt động quản lý doanh nghiệp.
+ Những tình huống cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động.
+ Những kiến thức chung về hệ thống chính sách và pháp luật trong và ngoài nước về sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế.
+ Những kiến thức chuyên môn bao gồm các kỹ năng, phương pháp thực hành trong quản lý doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh thị trường, Marketing và các kiến thức quản lý chuyên ngành.
+ Những kiến thức bổ trợ như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện là nhu cầu quan trọng giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công việc.
+ Gắn đào tạo với sử dụng, có quy chế buộc nhân viên ở các chức danh khác nhau phải có trình độ đào tạo hoặc chứng chỉ đào tạo phù hợp.
Hình thức đào tạo: phối hợp nhiều hình thức đào tạo như đào tạo tập trung, khảo sát, tham quan, học tập môi trường quản lý của các doanh nghiệp thành đạt, tổ chức hội thi, báo cáo chuyên đề, thực hiện đào tạo theo địa chỉ.
III. Ðào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cấp cơ sở
Ðội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ cở là người gần dân nhất, tiếp xúc với dân thường xuyên, mọi chỉ thị nghị quyết, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước được triển khai tới dân thông qua lực lượng cán bộ nòng cốt này. Vì vậy trình độ năng lực tổ chức, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ chủ chốt này sẽ ảnh hưởng và quyết định sự vững mạnh của tổ chức cơ sở Ðảng và bộ máy quản lý Nhà nước cũng như chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng. Do đó, cần được:
+ Bồi dưỡng về trình độ học vấn vì đa số cán bộ cấp cơ sở có trình độ văn hoá còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Vì vậy cần đào tạo bồi dưỡng thêm về trình độ văn hoá mới có thể đảm nhận được công việc ở cấp cơ sở.
+ Bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị: Kết quả nghiên cứu của Chương trình KX 05, đề tài KX 05.11 ?Về cơ cấu tiêu chuẩn của cán bộ chủ chốt cấp quận, huyện, phường, xã? cho thấy đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, năng lực rất hạn chế, không phát huy được quyền chủ động sáng tạo. Với trình độ học vấn và lý luận chính trị như vậy rõ ràng không thể không ảnh hưởng tới việc chỉ đạo hoạt động của công tác Ðảng tại cơ sở. Do đó, cần được sớm bổ túc thêm trình độ lý luận chính trị, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cơ sở.
+ Nội dung cần bồi dưỡng:
- Công tác chính trị tư tưởng.
- Công tác tổ chức và công tác cán bộ.
- Công tác dân vận.
- Vai trò lãnh đạo của Ðảng về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội trong phạm vi địa phương mình.
+ Phương pháp đào tạo:
- Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao nhận thức, bồi dưỡng quan điểm lập trường, đạo đức công chức, ý thức phục vụ và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực tiễn.
- Kết hợp chặt chẽ công tác đào tạo với công tác quy hoạch cán bộ.
- Kết hợp đào tạo dài hạn, cơ bản với đào tạo bồi dưỡng cán bộ đang tại chức, đào tạo ngắn hạn, kết hợp với bổ túc nghiệp vụ chuyên môn, chính trị và lãnh đạo.
- Kết hợp đào tạo bồi dưỡng theo quy hoạch cán bộ với việc mở rộng giáo dục lý luận chính trị theo yêu cầu xã hội.
- Ðào tạo lại, đào tạo mới cán bộ công chức; nhất là cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ kế cận. Chú ý đào tạo bồi dưỡng về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị, quản lý doanh nghiệp.
- Ðào tạo tại chỗ theo địa chỉ, kết hợp vừa đào tạo vừa làm việc.
IV. Ðào tạo bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ
Không thể nói đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong thời đại văn minh trí tuệ, thời đại cách mạng và công nghệ mà lại thiếu đội ngũ cán bộ khoa học giỏi. Vì vậy, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, bổ túc kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cho cán bộ, sinh viên là việc làm không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay và cả trong tương lai. Cần chú trọng các ngành khoa học sau: Ðào tạo đội ngũ cán bộ trong các ngành công nghiệp, các ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao như: điện tử, tin học, công nghệ sinh học, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, quản trị kinh doanh, ngoại ngữ, chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản.
Tóm lại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cần thực hiện:
Loại hình đào tạo: đa năng, đa cấp, đa hệ, đa ngành.
Thời gian đào tạo: ngắn hạn đến dài hạn.
Lĩnh vực đào tạo: mọi lĩnh vực ngành nghề thiết thực phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương và cả nước, phục vụ cho sự gnhiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hướng đào tạo: chú trọng thực hành nghề nghiệp, đào tạo cán bộ thực hành.
Phương châm đào tạo: đào tạo theo yêu cầu, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ.
Cuối cùng, tôi xin chúc Ðại hội thành công!